Giáo Hội Công Giáo xét xử giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em
Hỏi: Truyền thông loan tin về những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ em ở khắp nơi. Lạm dụng tính dục trẻ em là gì? Khi nào thì một hành vi bị coi là lạm dụng tình dục trẻ em?
Trả lời: Theo tử điển bách khoa về tâm lý, lạm dụng tình dục được định nghĩa là một hành vi tình dục không ước muốn. Lạm dụng tình dục trẻ em là hành vi tình dục giữa người lớn và trẻ em dưới tuổi trưởng thành. Thông thường, tuổi 18 được coi là tuổi trường thành, Tuy nhiên, mỗi quốc gia qui định tuổi trường thành khác nhau. Người lạm dụng dùng sức mạnh hoặc dùng đe dọa hoặc lạm dụng nạn nhân không đủ khả năng đồng ý. Trong đa số trường hợp, người lạm dụng và người bị lạm dụng biết nhau. Tất cả những hành vi tình dục qua việc đụng chạm giữa người lớn và trẻ em được coi là một sự lạm dụng tình dục. Cũng nên biết rằng, hành vi lạm dụng tình dục không tất yếu có liên quan đến việc cương cứng chỗ kín, dùng sức lực, gây đau đớn hoặc sờ mó. Nếu người lớn liên hệ với trẻ em với thái độ ước muốn tình dục qua việc ngắm nhìn, bầy tỏ hoặc sờ mó để thỏa mãn ước muốn hoặc nhu cầu tình dục, đó là lạm dụng tình dục.
Hỏi: Giáo sĩ là ai trong Giáo Hội Công Giáo?
Trả lời: Giáo sĩ là những thừa tác viên đã lãnh nhận chức thánh được Thiên Chúa thiết định trong Giáo Hội (CIC điều 207) để chăn dắt đoàn dân Chúa nhân danh Chúa Kitô (đ. 1008). Các chức thánh là chức Giám Mục, chức Linh mục và chức Phó tế (đ. 1009 §1). Giáo sĩ (cleric) gồm Phó tế (vĩnh viễn hay chuyển tiếp), Linh mục và Giám mục (gồm cả Hồng Y, đ. 351).
Hỏi: Giáo Hội Công Giáo bắt đầu chú ý đến vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em từ khi nào? Giáo Hội có đưa ra những qui tắc để xét xử những vụ lạm dụng không?
Trả lời: Giáo Hội Công Giáo đã xứ lý vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em cách kín đáo và riêng tư theo từng trường hợp. Bộ Giáo Luật 1917 đã có biện pháp kỷ luật về vấn đề này (đ. 2359 §2). Bộ Giáo Luật 1983 qui định về vấn đề lạm dụng tình dục như sau: Giáo sĩ nào thực hiện một tội phạm nghịch giới răn thứ sáu của thập giới…với một vị thành niên dưới mười sáu tuổi, thì phải chịu một hình phạt thích đáng, kể cả việc sa thải khỏi bậc giáo sĩ, nếu trường hợp đòi hỏi điều đó (đ.1395 §2).
Ngày 30 tháng 4 năm 2001, ĐGH Gioan Phaolô 2 công bố tự sắc Sacramentorum sanctitatis tutela [SST], trong đó qui định rằng việc giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên dưới 18 tuổi được xếp vào danh sách những tội ác nghiêm trọng (more grave crimes) dành riêng cho Bộ Giáo lý đức tin xét xử. Tội ác này được xét xử trong thời gian 10 năm kể từ ngày sinh nhật 18 tuổi của nạn nhân. Qui tắc của tự sắc này áp dụng cho giáo sĩ Giáo Hội La tinh và giáo sĩ Đông Phương, giáo sĩ giáo phận và giáo sĩ dòng tu. Vào năm 2003, ĐHY Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin nhận được năng quyền đặc biệt của ĐGH Gioan Phaolô 2 để thi hành tố tụng hình sự về những tội ác nghiêm trọng. Về những trường hợp nghiêm trọng, Bộ có thể cho phép áp dụng tố tụng hình sự hành chính và Bộ có thể yêu cầu ĐGH sa thải giáo sĩ phạm tội ra khỏi bậc giáo sĩ. ĐGH Benedict 16 cập nhật Sacramentorum sanctitatis tutela trong tự sắc ngày 21 tháng 5 năm 2010. Ngài thêm vào hai chỉ thị mới, đó là kéo dài thời gian hồi tố đến 20 năm kể từ ngày sinh nhật 18 tuổi của nạn nhân và việc sở hữu hoặc phân phát những hình ảnh thiếu niên bị xét là tội hình (delict).
Hỏi: Quá trình xét xử bao gồm những giai đoạn nào?
Trả lời: Quá trình xét xử gồm 3 giai đoạn: 1/ Giám mục giáo phận điều tra sơ bộ: 2/ Giám mục giáo phận trình hồ sơ lên Bộ Giáo lý đức tin để xin phép tiến hành thủ tục tố tụng tư pháp; 3/ Biện pháp kỷ luật đối với người phạm tội.
Hỏi: Khi nào bắt đầu quá trình xét xử giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên?
Trả lời: Quá trình giải quyết cáo buộc giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên bắt đầu sau khi Giám mục giáo phận nhận được một khiếu nại (complaint) về một vi phạm có thể đã xẩy ra (điều 1717 §1). Có một số nguồn có thể liên quan đến việc khiếu nại như: a/ cáo buộc (allegation) được trình lên do chính nạn nhân; b/cuộc buộc được trình lên do cha mẹ, người giám hộ, bạn bè, nhân viên xã hội hoặc tôn giáo; c/ cáo buộc do người dấu tên; d/ tin đồn hoặc tin rò rỉ về một vi phạm do báo chí hoặc các phương tiện truyền thông tung ra. Trong mọi trường hợp, mỗi khiếu nại sẽ được Giáo Hội xử lý kịp thời và nghiêm túc.
Hỏi: Ai là người có trách nhiệm giải quyết vấn đề này?
Trả lời: Giám mục giáo phận hoặc Bề trên cấp cao của dòng tu (Major Superiors) có trách nhiệm giải quyết những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục vị thành niên. Khi một khiếu nại hoặc tố cáo (accusation) xem ra có thật thì Giám mục giáo phận hoặc Bề trên cấp cao, hoặc người thừa ủy thi hành việc điều tra sơ bộ (preliminary investigation) theo điều 1717 và SST art: 16).
Hỏi: Nhiệm vụ của Giám mục giáo phận thế nào trong giai đoạn điều tra sơ bộ?
Trả lời: 1/ Giám mục giáo phận phải đích thân hoặc nhờ người nào khác có khả năng điều tra về những sự kiện, những hoàn cảnh và việc quy trách nhiệm liên quan đến vi phạm, trừ khi việc điều tra đó được xem là hoàn toàn thừa thãi. (đ. 1717 § 1); 2/ Giám mục giáo phận phải liệu sao đừng để việc điều tra này làm hại thanh danh của bất cứ người nào (đ. 1717 § 2); 3/ Giám mục giáo phận có thể bổ nhiệm một điều tra viên (investigator) có những quyền lợi và những nghĩa vụ như một dự thẩm (auditor) trong vụ tố tụng; nếu sau đó việc tố tụng tư pháp (judicial process) được xúc tiến, thì điều tra viên sẽ không được làm thẩm phán (đ. 1717 §3).Theo sự khôn ngoan, Giám mục giáo phận hoặc điều tra viên sẽ cho bị cáo biết những thông tin về lời cáo buộc trong thời gian điều tra sơ bộ để bị cáo có cơ hội trả lời; 4/ Sau khi thu thập đầy đủ các yếu tố liên quan đến việc khiếu nại, Giám mục địa phận có thể gặp Hội Đồng Xét Duyệt Địa Phận (Diocesan Review Board) để bàn về việc tiến hành tố tụng tư pháp hay không; 5/ Sau khi thấy việc khiếu nại xem ra có thật hoặc có nền tảng, Giám mục giáo phận chuyển toàn bộ hồ sơ lên Bộ Giáo lý đức tin với ý kiến riêng của mình về việc áp dụng quá trình tố tụng dài hạn hoặc ngắn hạn; 6/ Giám mục giáo phận cũng phải tuân giữ việc báo cáo với thẩm quyền dân sự về việc khiếu nại và cộng tác với họ trong việc điều tra; 7/ Trong mọi hoàn cảnh, Giám mục giáo phận sẽ cố vấn và cổ võ người bị lạm dụng quyền báo cáo với chình quyền (EN 11)
Hỏi: Làm sao Giám mục địa phận có thể nhận định được khiếu nại, tố cáo hay cáo buộc đáng tin hay không?
Trả lời: Giám mục giáo phận cần phải tham khảo với những người chuyên môn và đặc biệt là Hội Đồng Xét Duyệt Địa Phận (Diocesan Review Board) để nhận định về khiếu nại, tố cáo hoặc cáo buộc có đáng tin (credible) hay không. Thẩm định sơ khởi không phải là tìm cách chống đối hay bênh vực người tố cáo hoặc người bị cáo. Mục đích chính là cứu xét chính việc khiếu nại hay tố cáo xem có xác thật hoặc có chút xác thật không. Giám mục hoặc điều tra viên phải chú ý đến những dữ kiện, những hoàn cảnh liên quan đến việc vi phạm, uy tín của người tố cáo, tính cách thống nhất và chính xác của việc khiếu nại. Những chi tiết về khiếu nại có liên đới với nhau hay trái ngược nhau. Người khiếu nại nêu lên những lời buộc tội mơ hồ hay có những bằng chứng và nhân chứng kèm theo.
Hỏi: Giám mục giáo phận có thể ra sắc lệnh áp chế bị cáo không?
Trả lời: Vì mục đích phòng ngừa gương xấu, để bảo vệ tự do của các nhân chứng và để bảo đảm sự lưu hành của công lý, thì sau khi hội ý với công tố viên và chính bị cáo, Giám mục giáo phận có thể cấm bị cáo thi hành thừa tác vụ thánh, một chức vụ hoặc một nhiệm vụ nào trong Giáo Hội. Giám mục giáo phận cũng có thể buộc hoặc cấm bị cáo cư ngụ ở một nơi nào, và cũng có thể cấm người đó không được công khai tham dự Thánh Thể. Tất cả các biện pháp này phải được thu hồi khi không còn lý do và đương nhiên chấm dứt khi việc tố tụng hình sự kết thúc (Điều 1722)
Hỏi: Giám mục giáo phận làm gì để bảo vệ cộng đồng?
Trả lời: Trong giai đoạn điều tra sơ khởi cho đến khi kết thúc vụ án, Giám mục giáo phận phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ cộng đồng, bao gồm bảo vệ các nạn nhân. Giám mục địa phương thi hành quyền lực để bảo vệ trẻ em bằng cách hạn chế các hoạt động của bất kỳ linh mục nào trong địa phận bị tố cáo. Đây là một phần của thẩm quyền thông thường được khuyến khích thực hiện ở bất kỳ mức độ nào cần thiết để đảm bảo rằng trẻ em không bị thiệt hại. Giám mục thi hành quyền lực này trước, trong và sau bất kỳ thủ tục tố tụng nào.
Hỏi: Sau khi Bộ Giáo lý đức tin nghiên cứu về hồ sơ do Giám mục giáo phận trình lên. Bộ Giáo lý đức tin sẽ giải quyết thế nào?
Trả lời: Bộ Giáo lý đức tin có 3 chọn lựa: 1/ Bộ có thể ủy quyền cho Giám mục địa phương tiến hành xét xử hình sự tư pháp tại tòa án của Giáo phận. 2/ Bộ trực tiếp trình các trường hợp lên Đức Thánh Cha; 3/ Bộ đưa ra các biện pháp kỷ luật đối với người phạm tội.
Hỏi: Quy trình xét xử hình sự tiến hành như thế nào?
Trả lời: Quy trình xử lý hình sự tiến hành như sau: Bộ Giáo lý đức tin có thể ủy quyền cho Giám mục địa phương tiến hành một quy trình xử phạt hành chính trước một đại biểu của giám mục địa phương cùng với hai dự thẩm. Bị cáo được gọi để trả lời các cáo buộc và xem xét các bằng chứng. Đồng thời, Bộ Giáo lý đức tin sẽ chỉ đạo để áp dụng qui trình đúng cách, nghĩa lá bảo vệ quyền tự vệ của bị cáo và của nạn nhân cũng như công ích của Giáo Hội. Giám mục giáo phận phải đối chiếu với Bộ Giáo lý đức tin để phán quyết về tội hình của giáo sĩ và về việc giáo sĩ không thích hợp với mục vụ, cũng như việc áp chế một hình phạt vĩnh viễn (SST art. 21 § 2) Theo điều 1342, Bản Quyền không thể ban hành sắc lệnh về hình phạt vĩnh viễn ngoài tư pháp.
Hỏi: Bị cáo có quyền khiếu nại với Bộ Giáo lý đức tin không?
Trả lời: Bị cáo có quyền trình thượng cầu hành chính lên Bộ Giáo lý đức tin để chống lại những sắc lệnh cũng như hình phạt của Giám mục giáo phận. Bộ Giáo lý đức tin sẽ chỉ thị những điều cần làm cho toà phúc thẩm. Quyết định của các thành viên Hồng Y của Bộ Giáo lý đức tin là quyết định cuối cùng của tòa án tối cao về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em. Nếu giáo sĩ bị xét xử có tội, cả hai quá trình xử phạt tư pháp và hành chính đều có thể kết án một giáo sĩ với một số hình phạt theo giáo luật, trong đó nghiêm trọng nhất là sa thải khỏi bậc giáo sĩ. Vấn đề người bị cáo phải trả chi phí tòa án cũng như bồi thường thiệt hại cho người tố cáo cũng có thể được giải quyết trực tiếp trong giai đoạn này.
Hỏi: Các trường hợp nào được Bộ Giáo lý đức tin trực tiếp trình lên Đức Thánh Cha?
Trả lời: Về những trường hợp nghiêm trọng mà một phiên tòa dân sự về tội hình đã tuyên bố giáo sĩ phạm tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên hoặc có khi bằng chứng rõ ràng, Bộ Giáo lý đức tin có thể trực tiếp trình lên Đức Thánh Cha với yêu cầu ban hành sắc lệnh trục xuất bị cáo khỏi bậc giáo sĩ. Không có biện pháp giáo luật nào có thể chống lại một sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng như vậy. Bộ Giáo lý đức tin cũng có thể trình lên Đức Thánh Cha những thỉnh cầu của các giảo sĩ đã nhìn nhận tội phạm của họ, xin được miễn chuẩn những nghĩa vụ linh mục và muốn trở về bậc giáo dân. Đức Thánh Cha chấp thuận những yêu cầu này vì lợi ích của Giáo hội (pro bono Ecclesiae).
Hỏi: Giáo Hội còn có những biện pháp kỷ luật nào khác cho bị cáo nhận tội?
Trả lời: Về trường hợp linh mục bị cáo đã thừa nhận tội ác của mình và chấp nhận sống một cuộc đời cầu nguyện và đền tội, Bộ Giáo lý đức tin ủy quyền cho Giám mục địa phương ban hành một sắc lệnh cấm hoặc hạn chế đời sống công khai của một linh mục đó. Các sắc lệnh như vậy được áp đặt kèm theo một hình phạt theo giáo luật. Giáo sĩ vi phạm các điều kiện của sắc lệ sẽ bị phạt, bao gồm việc bị sa thải khỏi bậc giáo sĩ.
Hỏi: Giáo Hội sẽ đối xử thế nào với giáo sĩ không có tội?
Trả lời: Ơ bất cứ cấp bậc toà án và giai đoạn nào của vụ tố tụng hình sự, nếu thấy rõ bị cáo đã không thực hiện tội phạm, thẩm phán phải tuyên bố điều đó bằng một bản án và tha bổng bị cáo, ngay cả khi quá trình tố tụng đã chấm dứt cùng lúc. (Điều 1726)
Linh mục Nguyễn Tất Thắng, O.P.
Hỏi: Truyền thông loan tin về những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ em ở khắp nơi. Lạm dụng tính dục trẻ em là gì? Khi nào thì một hành vi bị coi là lạm dụng tình dục trẻ em?
Trả lời: Theo tử điển bách khoa về tâm lý, lạm dụng tình dục được định nghĩa là một hành vi tình dục không ước muốn. Lạm dụng tình dục trẻ em là hành vi tình dục giữa người lớn và trẻ em dưới tuổi trưởng thành. Thông thường, tuổi 18 được coi là tuổi trường thành, Tuy nhiên, mỗi quốc gia qui định tuổi trường thành khác nhau. Người lạm dụng dùng sức mạnh hoặc dùng đe dọa hoặc lạm dụng nạn nhân không đủ khả năng đồng ý. Trong đa số trường hợp, người lạm dụng và người bị lạm dụng biết nhau. Tất cả những hành vi tình dục qua việc đụng chạm giữa người lớn và trẻ em được coi là một sự lạm dụng tình dục. Cũng nên biết rằng, hành vi lạm dụng tình dục không tất yếu có liên quan đến việc cương cứng chỗ kín, dùng sức lực, gây đau đớn hoặc sờ mó. Nếu người lớn liên hệ với trẻ em với thái độ ước muốn tình dục qua việc ngắm nhìn, bầy tỏ hoặc sờ mó để thỏa mãn ước muốn hoặc nhu cầu tình dục, đó là lạm dụng tình dục.
Hỏi: Giáo sĩ là ai trong Giáo Hội Công Giáo?
Trả lời: Giáo sĩ là những thừa tác viên đã lãnh nhận chức thánh được Thiên Chúa thiết định trong Giáo Hội (CIC điều 207) để chăn dắt đoàn dân Chúa nhân danh Chúa Kitô (đ. 1008). Các chức thánh là chức Giám Mục, chức Linh mục và chức Phó tế (đ. 1009 §1). Giáo sĩ (cleric) gồm Phó tế (vĩnh viễn hay chuyển tiếp), Linh mục và Giám mục (gồm cả Hồng Y, đ. 351).
Hỏi: Giáo Hội Công Giáo bắt đầu chú ý đến vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em từ khi nào? Giáo Hội có đưa ra những qui tắc để xét xử những vụ lạm dụng không?
Trả lời: Giáo Hội Công Giáo đã xứ lý vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em cách kín đáo và riêng tư theo từng trường hợp. Bộ Giáo Luật 1917 đã có biện pháp kỷ luật về vấn đề này (đ. 2359 §2). Bộ Giáo Luật 1983 qui định về vấn đề lạm dụng tình dục như sau: Giáo sĩ nào thực hiện một tội phạm nghịch giới răn thứ sáu của thập giới…với một vị thành niên dưới mười sáu tuổi, thì phải chịu một hình phạt thích đáng, kể cả việc sa thải khỏi bậc giáo sĩ, nếu trường hợp đòi hỏi điều đó (đ.1395 §2).
Ngày 30 tháng 4 năm 2001, ĐGH Gioan Phaolô 2 công bố tự sắc Sacramentorum sanctitatis tutela [SST], trong đó qui định rằng việc giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên dưới 18 tuổi được xếp vào danh sách những tội ác nghiêm trọng (more grave crimes) dành riêng cho Bộ Giáo lý đức tin xét xử. Tội ác này được xét xử trong thời gian 10 năm kể từ ngày sinh nhật 18 tuổi của nạn nhân. Qui tắc của tự sắc này áp dụng cho giáo sĩ Giáo Hội La tinh và giáo sĩ Đông Phương, giáo sĩ giáo phận và giáo sĩ dòng tu. Vào năm 2003, ĐHY Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin nhận được năng quyền đặc biệt của ĐGH Gioan Phaolô 2 để thi hành tố tụng hình sự về những tội ác nghiêm trọng. Về những trường hợp nghiêm trọng, Bộ có thể cho phép áp dụng tố tụng hình sự hành chính và Bộ có thể yêu cầu ĐGH sa thải giáo sĩ phạm tội ra khỏi bậc giáo sĩ. ĐGH Benedict 16 cập nhật Sacramentorum sanctitatis tutela trong tự sắc ngày 21 tháng 5 năm 2010. Ngài thêm vào hai chỉ thị mới, đó là kéo dài thời gian hồi tố đến 20 năm kể từ ngày sinh nhật 18 tuổi của nạn nhân và việc sở hữu hoặc phân phát những hình ảnh thiếu niên bị xét là tội hình (delict).
Hỏi: Quá trình xét xử bao gồm những giai đoạn nào?
Trả lời: Quá trình xét xử gồm 3 giai đoạn: 1/ Giám mục giáo phận điều tra sơ bộ: 2/ Giám mục giáo phận trình hồ sơ lên Bộ Giáo lý đức tin để xin phép tiến hành thủ tục tố tụng tư pháp; 3/ Biện pháp kỷ luật đối với người phạm tội.
Hỏi: Khi nào bắt đầu quá trình xét xử giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên?
Trả lời: Quá trình giải quyết cáo buộc giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên bắt đầu sau khi Giám mục giáo phận nhận được một khiếu nại (complaint) về một vi phạm có thể đã xẩy ra (điều 1717 §1). Có một số nguồn có thể liên quan đến việc khiếu nại như: a/ cáo buộc (allegation) được trình lên do chính nạn nhân; b/cuộc buộc được trình lên do cha mẹ, người giám hộ, bạn bè, nhân viên xã hội hoặc tôn giáo; c/ cáo buộc do người dấu tên; d/ tin đồn hoặc tin rò rỉ về một vi phạm do báo chí hoặc các phương tiện truyền thông tung ra. Trong mọi trường hợp, mỗi khiếu nại sẽ được Giáo Hội xử lý kịp thời và nghiêm túc.
Hỏi: Ai là người có trách nhiệm giải quyết vấn đề này?
Trả lời: Giám mục giáo phận hoặc Bề trên cấp cao của dòng tu (Major Superiors) có trách nhiệm giải quyết những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục vị thành niên. Khi một khiếu nại hoặc tố cáo (accusation) xem ra có thật thì Giám mục giáo phận hoặc Bề trên cấp cao, hoặc người thừa ủy thi hành việc điều tra sơ bộ (preliminary investigation) theo điều 1717 và SST art: 16).
Hỏi: Nhiệm vụ của Giám mục giáo phận thế nào trong giai đoạn điều tra sơ bộ?
Trả lời: 1/ Giám mục giáo phận phải đích thân hoặc nhờ người nào khác có khả năng điều tra về những sự kiện, những hoàn cảnh và việc quy trách nhiệm liên quan đến vi phạm, trừ khi việc điều tra đó được xem là hoàn toàn thừa thãi. (đ. 1717 § 1); 2/ Giám mục giáo phận phải liệu sao đừng để việc điều tra này làm hại thanh danh của bất cứ người nào (đ. 1717 § 2); 3/ Giám mục giáo phận có thể bổ nhiệm một điều tra viên (investigator) có những quyền lợi và những nghĩa vụ như một dự thẩm (auditor) trong vụ tố tụng; nếu sau đó việc tố tụng tư pháp (judicial process) được xúc tiến, thì điều tra viên sẽ không được làm thẩm phán (đ. 1717 §3).Theo sự khôn ngoan, Giám mục giáo phận hoặc điều tra viên sẽ cho bị cáo biết những thông tin về lời cáo buộc trong thời gian điều tra sơ bộ để bị cáo có cơ hội trả lời; 4/ Sau khi thu thập đầy đủ các yếu tố liên quan đến việc khiếu nại, Giám mục địa phận có thể gặp Hội Đồng Xét Duyệt Địa Phận (Diocesan Review Board) để bàn về việc tiến hành tố tụng tư pháp hay không; 5/ Sau khi thấy việc khiếu nại xem ra có thật hoặc có nền tảng, Giám mục giáo phận chuyển toàn bộ hồ sơ lên Bộ Giáo lý đức tin với ý kiến riêng của mình về việc áp dụng quá trình tố tụng dài hạn hoặc ngắn hạn; 6/ Giám mục giáo phận cũng phải tuân giữ việc báo cáo với thẩm quyền dân sự về việc khiếu nại và cộng tác với họ trong việc điều tra; 7/ Trong mọi hoàn cảnh, Giám mục giáo phận sẽ cố vấn và cổ võ người bị lạm dụng quyền báo cáo với chình quyền (EN 11)
Hỏi: Làm sao Giám mục địa phận có thể nhận định được khiếu nại, tố cáo hay cáo buộc đáng tin hay không?
Trả lời: Giám mục giáo phận cần phải tham khảo với những người chuyên môn và đặc biệt là Hội Đồng Xét Duyệt Địa Phận (Diocesan Review Board) để nhận định về khiếu nại, tố cáo hoặc cáo buộc có đáng tin (credible) hay không. Thẩm định sơ khởi không phải là tìm cách chống đối hay bênh vực người tố cáo hoặc người bị cáo. Mục đích chính là cứu xét chính việc khiếu nại hay tố cáo xem có xác thật hoặc có chút xác thật không. Giám mục hoặc điều tra viên phải chú ý đến những dữ kiện, những hoàn cảnh liên quan đến việc vi phạm, uy tín của người tố cáo, tính cách thống nhất và chính xác của việc khiếu nại. Những chi tiết về khiếu nại có liên đới với nhau hay trái ngược nhau. Người khiếu nại nêu lên những lời buộc tội mơ hồ hay có những bằng chứng và nhân chứng kèm theo.
Hỏi: Giám mục giáo phận có thể ra sắc lệnh áp chế bị cáo không?
Trả lời: Vì mục đích phòng ngừa gương xấu, để bảo vệ tự do của các nhân chứng và để bảo đảm sự lưu hành của công lý, thì sau khi hội ý với công tố viên và chính bị cáo, Giám mục giáo phận có thể cấm bị cáo thi hành thừa tác vụ thánh, một chức vụ hoặc một nhiệm vụ nào trong Giáo Hội. Giám mục giáo phận cũng có thể buộc hoặc cấm bị cáo cư ngụ ở một nơi nào, và cũng có thể cấm người đó không được công khai tham dự Thánh Thể. Tất cả các biện pháp này phải được thu hồi khi không còn lý do và đương nhiên chấm dứt khi việc tố tụng hình sự kết thúc (Điều 1722)
Hỏi: Giám mục giáo phận làm gì để bảo vệ cộng đồng?
Trả lời: Trong giai đoạn điều tra sơ khởi cho đến khi kết thúc vụ án, Giám mục giáo phận phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ cộng đồng, bao gồm bảo vệ các nạn nhân. Giám mục địa phương thi hành quyền lực để bảo vệ trẻ em bằng cách hạn chế các hoạt động của bất kỳ linh mục nào trong địa phận bị tố cáo. Đây là một phần của thẩm quyền thông thường được khuyến khích thực hiện ở bất kỳ mức độ nào cần thiết để đảm bảo rằng trẻ em không bị thiệt hại. Giám mục thi hành quyền lực này trước, trong và sau bất kỳ thủ tục tố tụng nào.
Hỏi: Sau khi Bộ Giáo lý đức tin nghiên cứu về hồ sơ do Giám mục giáo phận trình lên. Bộ Giáo lý đức tin sẽ giải quyết thế nào?
Trả lời: Bộ Giáo lý đức tin có 3 chọn lựa: 1/ Bộ có thể ủy quyền cho Giám mục địa phương tiến hành xét xử hình sự tư pháp tại tòa án của Giáo phận. 2/ Bộ trực tiếp trình các trường hợp lên Đức Thánh Cha; 3/ Bộ đưa ra các biện pháp kỷ luật đối với người phạm tội.
Hỏi: Quy trình xét xử hình sự tiến hành như thế nào?
Trả lời: Quy trình xử lý hình sự tiến hành như sau: Bộ Giáo lý đức tin có thể ủy quyền cho Giám mục địa phương tiến hành một quy trình xử phạt hành chính trước một đại biểu của giám mục địa phương cùng với hai dự thẩm. Bị cáo được gọi để trả lời các cáo buộc và xem xét các bằng chứng. Đồng thời, Bộ Giáo lý đức tin sẽ chỉ đạo để áp dụng qui trình đúng cách, nghĩa lá bảo vệ quyền tự vệ của bị cáo và của nạn nhân cũng như công ích của Giáo Hội. Giám mục giáo phận phải đối chiếu với Bộ Giáo lý đức tin để phán quyết về tội hình của giáo sĩ và về việc giáo sĩ không thích hợp với mục vụ, cũng như việc áp chế một hình phạt vĩnh viễn (SST art. 21 § 2) Theo điều 1342, Bản Quyền không thể ban hành sắc lệnh về hình phạt vĩnh viễn ngoài tư pháp.
Hỏi: Bị cáo có quyền khiếu nại với Bộ Giáo lý đức tin không?
Trả lời: Bị cáo có quyền trình thượng cầu hành chính lên Bộ Giáo lý đức tin để chống lại những sắc lệnh cũng như hình phạt của Giám mục giáo phận. Bộ Giáo lý đức tin sẽ chỉ thị những điều cần làm cho toà phúc thẩm. Quyết định của các thành viên Hồng Y của Bộ Giáo lý đức tin là quyết định cuối cùng của tòa án tối cao về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em. Nếu giáo sĩ bị xét xử có tội, cả hai quá trình xử phạt tư pháp và hành chính đều có thể kết án một giáo sĩ với một số hình phạt theo giáo luật, trong đó nghiêm trọng nhất là sa thải khỏi bậc giáo sĩ. Vấn đề người bị cáo phải trả chi phí tòa án cũng như bồi thường thiệt hại cho người tố cáo cũng có thể được giải quyết trực tiếp trong giai đoạn này.
Hỏi: Các trường hợp nào được Bộ Giáo lý đức tin trực tiếp trình lên Đức Thánh Cha?
Trả lời: Về những trường hợp nghiêm trọng mà một phiên tòa dân sự về tội hình đã tuyên bố giáo sĩ phạm tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên hoặc có khi bằng chứng rõ ràng, Bộ Giáo lý đức tin có thể trực tiếp trình lên Đức Thánh Cha với yêu cầu ban hành sắc lệnh trục xuất bị cáo khỏi bậc giáo sĩ. Không có biện pháp giáo luật nào có thể chống lại một sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng như vậy. Bộ Giáo lý đức tin cũng có thể trình lên Đức Thánh Cha những thỉnh cầu của các giảo sĩ đã nhìn nhận tội phạm của họ, xin được miễn chuẩn những nghĩa vụ linh mục và muốn trở về bậc giáo dân. Đức Thánh Cha chấp thuận những yêu cầu này vì lợi ích của Giáo hội (pro bono Ecclesiae).
Hỏi: Giáo Hội còn có những biện pháp kỷ luật nào khác cho bị cáo nhận tội?
Trả lời: Về trường hợp linh mục bị cáo đã thừa nhận tội ác của mình và chấp nhận sống một cuộc đời cầu nguyện và đền tội, Bộ Giáo lý đức tin ủy quyền cho Giám mục địa phương ban hành một sắc lệnh cấm hoặc hạn chế đời sống công khai của một linh mục đó. Các sắc lệnh như vậy được áp đặt kèm theo một hình phạt theo giáo luật. Giáo sĩ vi phạm các điều kiện của sắc lệ sẽ bị phạt, bao gồm việc bị sa thải khỏi bậc giáo sĩ.
Hỏi: Giáo Hội sẽ đối xử thế nào với giáo sĩ không có tội?
Trả lời: Ơ bất cứ cấp bậc toà án và giai đoạn nào của vụ tố tụng hình sự, nếu thấy rõ bị cáo đã không thực hiện tội phạm, thẩm phán phải tuyên bố điều đó bằng một bản án và tha bổng bị cáo, ngay cả khi quá trình tố tụng đã chấm dứt cùng lúc. (Điều 1726)
Linh mục Nguyễn Tất Thắng, O.P.