Xem hình ảnh
Cuối buổi lễ Truyền Chức Linh Mục cho thày Dominic Đạt Phùng Mai Lượng, OSB, do Đức Giám Mục Dallas là ĐC Edward Burns, D.D. chủ tế, một sự kiện đã xảy ra trong chớp nhoáng mà có lẽ nếu không nhờ anh phó nhòm Nguyễn Hoàng (Don Nguyen) nhanh tay chụp được thì có lẽ sẽ chẳng có ai để ý tới.
Người ta thường nói ‘một bức ảnh bằng ngàn lời nói’, vậy thì một vài hàng chú giải sau đây chắc chắn sẽ chỉ là những ý tưởng thô thiển trong một cố gắng diễn tả ra những điều đáng phải nói mà thôi.
Hoàn cảnh lúc đó là lúc ban phép lành cuối lễ, ĐC Edward Burns cho biết ngài sẽ ‘steal’ (cưóp lấy) cái phép lành đầu tiên có ơn toàn xá cuả vị tân linh mục về riêng cho mình, và ngài đã làm y như vậy, là quì gối xuộng trước vị tân linh mục mà xin ban phép lành.
Ai đã từng tham dự những lễ truyền chức LM thì đều biết rằng sự kiện vị ‘Giám Mục truyền chức’ ‘cướp lấy’ phần quà ‘có một không hai này’ là chuyện bình thường. Tuy nhiên những gì xảy ra trong khoảng khắc sau đó, bộc lộ ra hai nhân cánh thánh thiện cuả hai vị tân linh mục và giám mục.
Đức Giám Mục Edward Burns sau khi nhận phép lành, vẫn trong tư thế quì, đã nắm lấy tay vị tân linh mục và cúi hôn một cách tôn kính.
Điều bình thường là người ta hôn nhẫn các giám mục để tỏ lòng qui phục chức vụ ‘mục tử thánh’, nhưng chưa bao giờ thấy một vị giám mục lại hôn tay ‘thuộc hạ’ cuả mình cả, ngoại trừ việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có lần hôn tay Đức cố Hồng Y Phạm Minh Mẫn một cách thân mến.
Như vậy thì sự việc ĐGM Dallas hôn tay vị tân linh mục VN, Cha Lượng, có thể diễn giải ra rằng ngài yêu mến ơn gọi tận hiến và cảm kích trước một tấm gương ‘anh hùng’ tiếp tục dấn thân vào chức vụ linh mục, đi ngược với giòng trào lưu mới cuả xã hội là tìm đủ mọi cách để lăng mạ thánh chức này.
Hoặc là trong bối cảnh và tâm tình cuả lúc đó, tức là một buổi lễ cảm động và thân mật với một cộng đoàn người Việt, ngài muốn biểu lộ sự quí mến người Việt Nam một cách đặc biệt.
Thực ra chỉ có ngài mới có thể cho biết tâm tình thực sự lúc đó là gì, tuy nhiên một nghiã cử khiệm nhu như thế, phát ra từ một vị mục tử cuả một địa phận có thế giá cuả nước Hoa Kỳ, thì quả là một làn gió mát được thổi vào cái bầu không khí nóng bỏng cuả những ‘xì căng đan’ đang liên quan tới các vị chủ chăn cuả Giáo Hội Hoa Kỳ vào lúc này.
Đối lại với cử chỉ bất ngờ cuả ĐGM Edward Burns, Cha Dominic Đạt Phùng Mai Lượng cũng đã phản ứng một cách khiêm nhu không kém.
Rõ ràng ngạc nhiên trước cử chỉ cuả Đức Giám Mục, Cha Lượng đã vội rút tay lại và khi biết không thể làm được thì đã phục cả mình xuống, thấp hơn, để hôn tay vị giám mục.
Một phong cách lễ nghiã rất là Á Đông, rất là Việt Nam. Và cái sự khiêm tốn bộc phát ra trong lúc bất ngờ ấy, đối với những ai đã từng quen biết với Cha Lượng, thì rõ ràng là rất tự nhiên, rất thật lòng.
Cho nên sự việc có những tấm hình để ‘chứng minh’ không có nghĩa là nhờ đó mà người ta biết thêm về một nhân đức cuả một vị linh mục, nó chỉ có nghiã là nhờ đó mà người ta ‘nhớ lại’, ‘nghĩ lại’ mà thôi.
Mà việc ‘nhớ lại nghĩ lại’ như thế có lẽ là cần thiết mà chúng ta phải làm cho tất cả các linh mục vào thời điểm này, khi mà ơn gọi linh mục đã không còn được khuyến khích như xưa.
Người ta thường nói ‘một bức ảnh bằng ngàn lời nói’, vậy thì một vài hàng chú giải sau đây chắc chắn sẽ chỉ là những ý tưởng thô thiển trong một cố gắng diễn tả ra những điều đáng phải nói mà thôi.
Hoàn cảnh lúc đó là lúc ban phép lành cuối lễ, ĐC Edward Burns cho biết ngài sẽ ‘steal’ (cưóp lấy) cái phép lành đầu tiên có ơn toàn xá cuả vị tân linh mục về riêng cho mình, và ngài đã làm y như vậy, là quì gối xuộng trước vị tân linh mục mà xin ban phép lành.
Ai đã từng tham dự những lễ truyền chức LM thì đều biết rằng sự kiện vị ‘Giám Mục truyền chức’ ‘cướp lấy’ phần quà ‘có một không hai này’ là chuyện bình thường. Tuy nhiên những gì xảy ra trong khoảng khắc sau đó, bộc lộ ra hai nhân cánh thánh thiện cuả hai vị tân linh mục và giám mục.
Đức Giám Mục Edward Burns sau khi nhận phép lành, vẫn trong tư thế quì, đã nắm lấy tay vị tân linh mục và cúi hôn một cách tôn kính.
Điều bình thường là người ta hôn nhẫn các giám mục để tỏ lòng qui phục chức vụ ‘mục tử thánh’, nhưng chưa bao giờ thấy một vị giám mục lại hôn tay ‘thuộc hạ’ cuả mình cả, ngoại trừ việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có lần hôn tay Đức cố Hồng Y Phạm Minh Mẫn một cách thân mến.
Như vậy thì sự việc ĐGM Dallas hôn tay vị tân linh mục VN, Cha Lượng, có thể diễn giải ra rằng ngài yêu mến ơn gọi tận hiến và cảm kích trước một tấm gương ‘anh hùng’ tiếp tục dấn thân vào chức vụ linh mục, đi ngược với giòng trào lưu mới cuả xã hội là tìm đủ mọi cách để lăng mạ thánh chức này.
Hoặc là trong bối cảnh và tâm tình cuả lúc đó, tức là một buổi lễ cảm động và thân mật với một cộng đoàn người Việt, ngài muốn biểu lộ sự quí mến người Việt Nam một cách đặc biệt.
Thực ra chỉ có ngài mới có thể cho biết tâm tình thực sự lúc đó là gì, tuy nhiên một nghiã cử khiệm nhu như thế, phát ra từ một vị mục tử cuả một địa phận có thế giá cuả nước Hoa Kỳ, thì quả là một làn gió mát được thổi vào cái bầu không khí nóng bỏng cuả những ‘xì căng đan’ đang liên quan tới các vị chủ chăn cuả Giáo Hội Hoa Kỳ vào lúc này.
Đối lại với cử chỉ bất ngờ cuả ĐGM Edward Burns, Cha Dominic Đạt Phùng Mai Lượng cũng đã phản ứng một cách khiêm nhu không kém.
Rõ ràng ngạc nhiên trước cử chỉ cuả Đức Giám Mục, Cha Lượng đã vội rút tay lại và khi biết không thể làm được thì đã phục cả mình xuống, thấp hơn, để hôn tay vị giám mục.
Một phong cách lễ nghiã rất là Á Đông, rất là Việt Nam. Và cái sự khiêm tốn bộc phát ra trong lúc bất ngờ ấy, đối với những ai đã từng quen biết với Cha Lượng, thì rõ ràng là rất tự nhiên, rất thật lòng.
Cho nên sự việc có những tấm hình để ‘chứng minh’ không có nghĩa là nhờ đó mà người ta biết thêm về một nhân đức cuả một vị linh mục, nó chỉ có nghiã là nhờ đó mà người ta ‘nhớ lại’, ‘nghĩ lại’ mà thôi.
Mà việc ‘nhớ lại nghĩ lại’ như thế có lẽ là cần thiết mà chúng ta phải làm cho tất cả các linh mục vào thời điểm này, khi mà ơn gọi linh mục đã không còn được khuyến khích như xưa.