Thoạt đầu là tuyên bố của ngoại trưởng Đài Loan. Theo AFP ngày 13 tháng 9, vị ngoại trưởng này cho biết thỏa thuận lịch sử giữa Trung Hoa và Vatican có thể xẩy ra nay mai, nhưng ông hy vọng động thái này không đem lại hậu quả kết liễu liên minh ngoại giao duy nhất của nước ông tại Âu Châu.
Tuy nhiên, ông cho hay tin trên ông nhận được từ “một số nguồn khác nhau” và thoả thuận này chỉ có tính tôn giáo, phần chắc sẽ được ký vào tháng 9 hay tháng 10.
Trong khi ấy, tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Geng Shuang, chỉ cho hay Trung Quốc vốn đã “thực hiện nhiều cố gắng” để cải thiện các liên hệ với Tòa Thánh, nhưng không nói thêm chi tiết nào khác.
AFP cũng cho hay đầu tháng này, báo chí Công Giáo ở Hồng Kông tường trình rằng người ta đang chờ vòng đàm phán mới giữa Trung Hoa và Vatican trong tháng 9 và một thỏa thuận có thể được ký vào tháng 10.
Có khoảng 12 triệu người Công Giáo tại Trung Hoa, phân chia giữa hiệp hội do nhà nước quản trị và một giáo hội không được nhà nước thừa nhận nhưng trung thành với Vatican.
Tòa Thánh không có liên hệ ngoại giao với Trung Quốc từ năm 1951, 2 năm sau khi Cộng Sản chiếm trọn Trung Hoa.
Các cố gắng trước đây để tái lập liên hệ đã bị đình trệ do việc Bắc Kinh nằng nặc đòi Vatican phải thôi không được công nhận Đài Loan và hứa không can thiệp vào các vấn đề tôn giáo ở Trung Hoa.
Sau đó, ngày 14 tháng 9, Ban Chủ Biên của nhật báo Wall Street Journal của Hoa Kỳ, trong bài “Hội Chứng Trung Hoa của Vatican”, cho rằng “Rome dành cho Bắc Kinh quyền chọn danh sách ứng viên giám mục của mình”.
Tờ báo đưa ra một giả định “nực cười” về một viễn ảnh Donald Trump đòi quyền chọn các giám mục Công Giáo. Nhưng chuyện nực cười ấy có thể xẩy ra nay mai giữa Vatican và Trung Quốc. Tại sao chuyện nực cười này nực cười với Donald Trump mà lại không nực cười với Tập Cẩn Bình. Tờ báo tự hỏi.
Tờ báo sau đó tường thuật như chuyện đã xẩy ra thực sự rồi: “đó là nhượng bộ chủ chốt của Công Giáo trong một thoả thuận sâu rộng giữa Rome và Vatican được loan báo hôm thứ Sáu. Vatican đã thỏa thuận thừa nhận là hợp pháp 7 linh mục Trung Hoa từng bị Rome tuyệt thông vì đã nhận mũ giám mục mà không có sự thoả thuận của Vatican. Hai giám mục luôn trung thành với Rome sẽ hưu trí để nhường chỗ cho hai giám mục được lòng Chủ Tịch Trung Hoa Tập Cẩn Bình hơn. Đổi lại, Bắc Kinh sẽ chính thức nhìn nhận Đức Giáo Hoàng là vị đứng đầu của Giáo Họi Công Giáo tại Trung Hoa, một điều họ vẫn chống lại trong nhiều thập niên”.
Tờ báo nhận định thêm rằng “phải nhận Trung Hoa thật khôn lanh. Nó hiểu các giám mục vốn nằm ở tâm điểm phẩm trật Công Giáo như là những người kế vị các tông đồ tiên khởi. Trong lịch sử của mình, giáo hội đôi khi buộc phải ký các thoả thuận dành cho các chính phủ quyền phủ quyết đối với việc cử nhiệm một giám mục đặc thù, nhưng để một chế độ thù nghịch đụng đến toàn bộ danh sách ứng viên quả đã đặt Rome vào vai trò thứ yếu. Rome có phủ quyết một trong các chọn lựa của Trung Hoa đi nữa, thì chỉ có chuyện trống tòa. Trung Hoa nào có bận tâm chi?”
Chưa hết, Ban Biên Tập của Wall Street Journal còn cho biết: “thoả thuận này từng đã trải qua một thời gian lâu trong diễn trình hoàn thành và diễn ra giữa lúc Ông Tập đang thẳng tay trừng trị Kitô Giáo và các tôn giáo có tổ chức khác và đang đóng cửa hoặc triệt hạ các nhà thờ và đền thờ Hồi Giáo. Có lẽ Vatican tính toán rằng với việc đàn áp đang trở nên tồi tệ hơn, dù một thỏa thuận xấu cũng có thể khoét được một chỗ thở nào đó cho các tín hữu của mình ở Trung Hoa lục địa”.
Giống như ngoại trưởng Đài Loan, Ban Biên Tập của Wall Street Journal cho hay: “Thỏa thuận, ít nhất, không bao gồm việc tái lập các liên hệ ngoại giao, và do đó, không đòi Vatican phải cắt đứt liên hệ của mình với Đài Loan. Nhưng điều này có thể chỉ là chuyện thời gian. Để có bất cứ khả tín tính nào với hàng ngũ giáo dân Công Giáo, Giáo Hội buộc phải giải quyết các tranh chấp tôn giáo của mình với Bắc Kinh trước khi ban cấp ân huệ thừa nhận ngoại giao”.
Giọng điệu chắc nịch của Ban Biên Tập Wall Street Journal trên đây có khác với giọng tường trình cùng ngày của hai ký giả tờ này: Francis X. Rocca ở Rome và Eva Dou ở Bắc Kinh, một tường trình được họ mô tả là “theo hai người quen thuộc với vấn đề”.
Nhân cơ hội này, hai ký giả trên cho hay phản ứng trước nguồn tin này bị phân chia: nhiều người chào mừng động thái này như một cú ngoại giao của Vatican nhằm kéo Trung Hoa lại gần Tây Phương hơn. Nhưng không thiếu người cho rằng đây là một thất bại quan trọng đối với nguyên tắc tự do tôn giáo.
Họ cũng cho rằng thoả thuận này có thể thông qua mà cũng có thể bị đình hoãn bởi các biến cố bất ngờ. Nhưng nó “có thể khuấy lên làn sóng phê phán Đức Giáo Hoàng, người vốn đang bị bắn phá từ bên trong lẫn từ bên ngoài giáo hội vì việc xử lý vụ các giáo sĩ lạm dụng tình dục”.
Hai ký giả tường trình thêm “thoả thuận này minh nhiên có tính tạm thời, nghĩa là nó cho phép khả năng tái duyệt sau 1 hay 2 năm nếu một bên thấy cần. Hai bên thỏa thuận rằng bản văn của thỏa hiệp sẽ không được công bố cả sau khi đã được ký thự, một trong hai nguồn nói thế”.
Họ cho biết: “Các người phê phán thỏa thuận có thể có này coi nó như một thứ đầu hàng của Vatican. Đức Hồng Y Joseph Zen, cựu tổng giám mục Hồng Kông, phát biểu “tôi muốn vẽ một hí họa diễn tả Đức Giáo Hoàng qùi gối và dâng chìa khóa nước trời mà nói, ‘giờ đây, xin ngài nhìn nhận tôi là giáo hoàng’... Các cố vấn của ngài đang cho ngài lời khuyên nên từ bỏ thẩm quyền của ngài”.
Nữ ký giả Olivia Enos của tờ Forbes thì nhận định rằng “hoàn tất một thỏa hiệp vào lúc này là gửi đi thông điệp nói rằng Vatican sẵn lòng bỏ qua không nhìn tới các đe dọa tự do tôn giáo của Trung Hoa, kể cả việc bách hại người Công Giáo”.
Để chứng minh, cô đưa ra các phát hiện của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong Phúc Trình Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế năm 2017: phá sập nhiều nhà thờ Công Giáo, bắt cóc Cha Lu Danhua, giam giữ và bỏ tù nhiều giáo dân Công Giáo.
Tuy nhiên, ông cho hay tin trên ông nhận được từ “một số nguồn khác nhau” và thoả thuận này chỉ có tính tôn giáo, phần chắc sẽ được ký vào tháng 9 hay tháng 10.
Trong khi ấy, tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Geng Shuang, chỉ cho hay Trung Quốc vốn đã “thực hiện nhiều cố gắng” để cải thiện các liên hệ với Tòa Thánh, nhưng không nói thêm chi tiết nào khác.
AFP cũng cho hay đầu tháng này, báo chí Công Giáo ở Hồng Kông tường trình rằng người ta đang chờ vòng đàm phán mới giữa Trung Hoa và Vatican trong tháng 9 và một thỏa thuận có thể được ký vào tháng 10.
Có khoảng 12 triệu người Công Giáo tại Trung Hoa, phân chia giữa hiệp hội do nhà nước quản trị và một giáo hội không được nhà nước thừa nhận nhưng trung thành với Vatican.
Tòa Thánh không có liên hệ ngoại giao với Trung Quốc từ năm 1951, 2 năm sau khi Cộng Sản chiếm trọn Trung Hoa.
Các cố gắng trước đây để tái lập liên hệ đã bị đình trệ do việc Bắc Kinh nằng nặc đòi Vatican phải thôi không được công nhận Đài Loan và hứa không can thiệp vào các vấn đề tôn giáo ở Trung Hoa.
Sau đó, ngày 14 tháng 9, Ban Chủ Biên của nhật báo Wall Street Journal của Hoa Kỳ, trong bài “Hội Chứng Trung Hoa của Vatican”, cho rằng “Rome dành cho Bắc Kinh quyền chọn danh sách ứng viên giám mục của mình”.
Tờ báo đưa ra một giả định “nực cười” về một viễn ảnh Donald Trump đòi quyền chọn các giám mục Công Giáo. Nhưng chuyện nực cười ấy có thể xẩy ra nay mai giữa Vatican và Trung Quốc. Tại sao chuyện nực cười này nực cười với Donald Trump mà lại không nực cười với Tập Cẩn Bình. Tờ báo tự hỏi.
Tờ báo sau đó tường thuật như chuyện đã xẩy ra thực sự rồi: “đó là nhượng bộ chủ chốt của Công Giáo trong một thoả thuận sâu rộng giữa Rome và Vatican được loan báo hôm thứ Sáu. Vatican đã thỏa thuận thừa nhận là hợp pháp 7 linh mục Trung Hoa từng bị Rome tuyệt thông vì đã nhận mũ giám mục mà không có sự thoả thuận của Vatican. Hai giám mục luôn trung thành với Rome sẽ hưu trí để nhường chỗ cho hai giám mục được lòng Chủ Tịch Trung Hoa Tập Cẩn Bình hơn. Đổi lại, Bắc Kinh sẽ chính thức nhìn nhận Đức Giáo Hoàng là vị đứng đầu của Giáo Họi Công Giáo tại Trung Hoa, một điều họ vẫn chống lại trong nhiều thập niên”.
Tờ báo nhận định thêm rằng “phải nhận Trung Hoa thật khôn lanh. Nó hiểu các giám mục vốn nằm ở tâm điểm phẩm trật Công Giáo như là những người kế vị các tông đồ tiên khởi. Trong lịch sử của mình, giáo hội đôi khi buộc phải ký các thoả thuận dành cho các chính phủ quyền phủ quyết đối với việc cử nhiệm một giám mục đặc thù, nhưng để một chế độ thù nghịch đụng đến toàn bộ danh sách ứng viên quả đã đặt Rome vào vai trò thứ yếu. Rome có phủ quyết một trong các chọn lựa của Trung Hoa đi nữa, thì chỉ có chuyện trống tòa. Trung Hoa nào có bận tâm chi?”
Chưa hết, Ban Biên Tập của Wall Street Journal còn cho biết: “thoả thuận này từng đã trải qua một thời gian lâu trong diễn trình hoàn thành và diễn ra giữa lúc Ông Tập đang thẳng tay trừng trị Kitô Giáo và các tôn giáo có tổ chức khác và đang đóng cửa hoặc triệt hạ các nhà thờ và đền thờ Hồi Giáo. Có lẽ Vatican tính toán rằng với việc đàn áp đang trở nên tồi tệ hơn, dù một thỏa thuận xấu cũng có thể khoét được một chỗ thở nào đó cho các tín hữu của mình ở Trung Hoa lục địa”.
Giống như ngoại trưởng Đài Loan, Ban Biên Tập của Wall Street Journal cho hay: “Thỏa thuận, ít nhất, không bao gồm việc tái lập các liên hệ ngoại giao, và do đó, không đòi Vatican phải cắt đứt liên hệ của mình với Đài Loan. Nhưng điều này có thể chỉ là chuyện thời gian. Để có bất cứ khả tín tính nào với hàng ngũ giáo dân Công Giáo, Giáo Hội buộc phải giải quyết các tranh chấp tôn giáo của mình với Bắc Kinh trước khi ban cấp ân huệ thừa nhận ngoại giao”.
Giọng điệu chắc nịch của Ban Biên Tập Wall Street Journal trên đây có khác với giọng tường trình cùng ngày của hai ký giả tờ này: Francis X. Rocca ở Rome và Eva Dou ở Bắc Kinh, một tường trình được họ mô tả là “theo hai người quen thuộc với vấn đề”.
Nhân cơ hội này, hai ký giả trên cho hay phản ứng trước nguồn tin này bị phân chia: nhiều người chào mừng động thái này như một cú ngoại giao của Vatican nhằm kéo Trung Hoa lại gần Tây Phương hơn. Nhưng không thiếu người cho rằng đây là một thất bại quan trọng đối với nguyên tắc tự do tôn giáo.
Họ cũng cho rằng thoả thuận này có thể thông qua mà cũng có thể bị đình hoãn bởi các biến cố bất ngờ. Nhưng nó “có thể khuấy lên làn sóng phê phán Đức Giáo Hoàng, người vốn đang bị bắn phá từ bên trong lẫn từ bên ngoài giáo hội vì việc xử lý vụ các giáo sĩ lạm dụng tình dục”.
Hai ký giả tường trình thêm “thoả thuận này minh nhiên có tính tạm thời, nghĩa là nó cho phép khả năng tái duyệt sau 1 hay 2 năm nếu một bên thấy cần. Hai bên thỏa thuận rằng bản văn của thỏa hiệp sẽ không được công bố cả sau khi đã được ký thự, một trong hai nguồn nói thế”.
Họ cho biết: “Các người phê phán thỏa thuận có thể có này coi nó như một thứ đầu hàng của Vatican. Đức Hồng Y Joseph Zen, cựu tổng giám mục Hồng Kông, phát biểu “tôi muốn vẽ một hí họa diễn tả Đức Giáo Hoàng qùi gối và dâng chìa khóa nước trời mà nói, ‘giờ đây, xin ngài nhìn nhận tôi là giáo hoàng’... Các cố vấn của ngài đang cho ngài lời khuyên nên từ bỏ thẩm quyền của ngài”.
Nữ ký giả Olivia Enos của tờ Forbes thì nhận định rằng “hoàn tất một thỏa hiệp vào lúc này là gửi đi thông điệp nói rằng Vatican sẵn lòng bỏ qua không nhìn tới các đe dọa tự do tôn giáo của Trung Hoa, kể cả việc bách hại người Công Giáo”.
Để chứng minh, cô đưa ra các phát hiện của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong Phúc Trình Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế năm 2017: phá sập nhiều nhà thờ Công Giáo, bắt cóc Cha Lu Danhua, giam giữ và bỏ tù nhiều giáo dân Công Giáo.