Trong bài “What Happens in Germany” - “Điều gì đang xảy ra ở Đức”, đăng trên First Things ngày 23 tháng 5, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia cảnh cáo rằng
“95 luận điểm của Luther được tung ra tại Đức vào tháng Giêng năm 1518. Ông ta đã viết ‘Những hướng dẫn về việc Xưng Tội’ và ‘Bài giảng về việc chuẩn bị tâm hồn để rước lễ’ vào mùa Xuân năm đó. Đặc biệt, cuốn Bài giảng chứa đựng những hạt giống đầu tiên của cuộc tấn công toàn diện của Luther vào thần học bí tích của Công Giáo. Đó là một điều mà Đức Hồng Y Thomas Cajetan đã cảm nhận được khi ngài triệu tập Luther và ép ông này rút lại những quan điểm sai lầm tại Augsburg vào tháng 10 năm 1518.
Luther từ chối. Phần còn lại của câu chuyện này ai cũng biết.” Đó là cuộc đại ly giáo hình thành ra giáo hội Tin Lành.
“Chính xác 500 năm sau Bài giảng của Luther, bí tích Thánh Thể lại là vấn đề tranh luận ở Đức một lần nữa. Nhưng lần này những người gây ra các vụ tranh cãi lại chính là các giám mục,” chứ không phải là các thần học gia kiêu ngạo và ương ngạnh.
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput cảnh cáo rằng khi chính những người được Giáo Hội ủy thác cho trách nhiệm bảo vệ đức tin tinh tuyền và sự hiệp nhất trong Giáo Hội lại liên tục đặt hết vấn đề này sang vấn đề khác, gieo rắc những hoang mang nghi ngờ trong lòng người giáo dân, nguy cơ lạc giáo, và tối hậu là ly giáo trầm trọng hơn bao giờ từ sau cuộc đại ly giáo của Tin Lành.
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng Giám Mục Köln cũng có những lo lắng như thế. Trong bài giảng thánh lễ Corpus Christi – tức là lễ Mình Máu Thánh Chúa, hôm 31 tháng 5, trước một cộng đoàn đông đảo, ngài đã dùng dịp này để trình bày ý kiến của ngài và 6 vị Giám Mục khác chống lại đề nghị của Đức Hồng Y Reinhard Marx và một số đông các Giám Mục Đức muốn cho người Tin Lành được rước lễ. Ngài nói:
“Đã có rất nhiều những tranh luận sôi nổi về bí tích Thánh Thể trong những tuần gần đây. Một số người nói ‘Chuyện này là gì? Thật là vô nghĩa!’. Những người khác thậm chí còn nói ‘Lại là một vở hát chèo tào lao hai vợ chồng Punch và Judy cãi cọ với nhau!’. Còn tôi, tôi nói với anh chị em - đây là một vấn đề sinh tử. .. Đây là một vấn đề hệ trọng! Và đó là lý do tại sao chúng ta nên chiến đấu và tìm ra đường ngay nẻo chính. Không phải sao cũng được, nhưng phải theo đường lối của Chúa.”
Đức Hồng Y đã đề cao tầm quan trọng của Thánh Thể trong việc phản ảnh và đề cao tín lý tinh tuyền và sự hiệp nhất trong Giáo Hội.
Những người muốn nhận Thánh Thể phải “xem xét thật kỹ xem mình có thể nói ‘vâng và amen’ đối với các tín lý của Giáo Hội Công Giáo chẳng hạn như việc cầu nguyện cho kẻ chết, tín điều các thánh Thông Công và ‘cấu trúc thánh thiện của Giáo Hội’ vì bất cứ ai đón nhận bí tích Thánh Thể thì đều tháp nhập vào nhiệm thể Chúa Kitô, trở thành một chi thể trong nhiệm thể Ngài và là một thành viên trong Giáo Hội cụ thể được đại diện bởi Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục”
Bài phát biểu của Đức Hồng Y Woelki cũng vang vọng những lời chỉ trích quốc tế ngày càng tăng đối với Giáo Hội tại Đức. Đó là khuynh hướng cúi đầu tùng phục những đòi hỏi của chủ nghĩa thế tục khi phải đối mặt với những thay đổi trong quan điểm của xã hội.
Đức Hồng Y Woelki nói:
“Một lần nữa, chúng ta ở Đức này không sống trên ‘một hòn đảo của các Chân Phước’, chúng ta không phải là một Giáo hội quốc gia. Chúng ta là một phần của Giáo hội Hoàn vũ vĩ đại và tất cả các giáo phận Đức là thành viên của một Giáo Hội phổ quát trên toàn thế giới, hiệp nhất dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha.”
Đức Hồng Y Woelki đã cố gắng thuyết phục một giai điệu hòa giải, nhấn mạnh rằng Giáo Hội luôn cần phải “ở bên nhau và với nhau”. Những nhận xét của ngài đã được cộng đoàn chào đón nồng nhiệt.
Source: - Catholic Herald Cardinal Woelki’s powerful speech on the Eucharist
“95 luận điểm của Luther được tung ra tại Đức vào tháng Giêng năm 1518. Ông ta đã viết ‘Những hướng dẫn về việc Xưng Tội’ và ‘Bài giảng về việc chuẩn bị tâm hồn để rước lễ’ vào mùa Xuân năm đó. Đặc biệt, cuốn Bài giảng chứa đựng những hạt giống đầu tiên của cuộc tấn công toàn diện của Luther vào thần học bí tích của Công Giáo. Đó là một điều mà Đức Hồng Y Thomas Cajetan đã cảm nhận được khi ngài triệu tập Luther và ép ông này rút lại những quan điểm sai lầm tại Augsburg vào tháng 10 năm 1518.
Luther từ chối. Phần còn lại của câu chuyện này ai cũng biết.” Đó là cuộc đại ly giáo hình thành ra giáo hội Tin Lành.
“Chính xác 500 năm sau Bài giảng của Luther, bí tích Thánh Thể lại là vấn đề tranh luận ở Đức một lần nữa. Nhưng lần này những người gây ra các vụ tranh cãi lại chính là các giám mục,” chứ không phải là các thần học gia kiêu ngạo và ương ngạnh.
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput cảnh cáo rằng khi chính những người được Giáo Hội ủy thác cho trách nhiệm bảo vệ đức tin tinh tuyền và sự hiệp nhất trong Giáo Hội lại liên tục đặt hết vấn đề này sang vấn đề khác, gieo rắc những hoang mang nghi ngờ trong lòng người giáo dân, nguy cơ lạc giáo, và tối hậu là ly giáo trầm trọng hơn bao giờ từ sau cuộc đại ly giáo của Tin Lành.
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng Giám Mục Köln cũng có những lo lắng như thế. Trong bài giảng thánh lễ Corpus Christi – tức là lễ Mình Máu Thánh Chúa, hôm 31 tháng 5, trước một cộng đoàn đông đảo, ngài đã dùng dịp này để trình bày ý kiến của ngài và 6 vị Giám Mục khác chống lại đề nghị của Đức Hồng Y Reinhard Marx và một số đông các Giám Mục Đức muốn cho người Tin Lành được rước lễ. Ngài nói:
“Đã có rất nhiều những tranh luận sôi nổi về bí tích Thánh Thể trong những tuần gần đây. Một số người nói ‘Chuyện này là gì? Thật là vô nghĩa!’. Những người khác thậm chí còn nói ‘Lại là một vở hát chèo tào lao hai vợ chồng Punch và Judy cãi cọ với nhau!’. Còn tôi, tôi nói với anh chị em - đây là một vấn đề sinh tử. .. Đây là một vấn đề hệ trọng! Và đó là lý do tại sao chúng ta nên chiến đấu và tìm ra đường ngay nẻo chính. Không phải sao cũng được, nhưng phải theo đường lối của Chúa.”
Đức Hồng Y đã đề cao tầm quan trọng của Thánh Thể trong việc phản ảnh và đề cao tín lý tinh tuyền và sự hiệp nhất trong Giáo Hội.
Những người muốn nhận Thánh Thể phải “xem xét thật kỹ xem mình có thể nói ‘vâng và amen’ đối với các tín lý của Giáo Hội Công Giáo chẳng hạn như việc cầu nguyện cho kẻ chết, tín điều các thánh Thông Công và ‘cấu trúc thánh thiện của Giáo Hội’ vì bất cứ ai đón nhận bí tích Thánh Thể thì đều tháp nhập vào nhiệm thể Chúa Kitô, trở thành một chi thể trong nhiệm thể Ngài và là một thành viên trong Giáo Hội cụ thể được đại diện bởi Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục”
Bài phát biểu của Đức Hồng Y Woelki cũng vang vọng những lời chỉ trích quốc tế ngày càng tăng đối với Giáo Hội tại Đức. Đó là khuynh hướng cúi đầu tùng phục những đòi hỏi của chủ nghĩa thế tục khi phải đối mặt với những thay đổi trong quan điểm của xã hội.
Đức Hồng Y Woelki nói:
“Một lần nữa, chúng ta ở Đức này không sống trên ‘một hòn đảo của các Chân Phước’, chúng ta không phải là một Giáo hội quốc gia. Chúng ta là một phần của Giáo hội Hoàn vũ vĩ đại và tất cả các giáo phận Đức là thành viên của một Giáo Hội phổ quát trên toàn thế giới, hiệp nhất dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha.”
Đức Hồng Y Woelki đã cố gắng thuyết phục một giai điệu hòa giải, nhấn mạnh rằng Giáo Hội luôn cần phải “ở bên nhau và với nhau”. Những nhận xét của ngài đã được cộng đoàn chào đón nồng nhiệt.
Source: - Catholic Herald Cardinal Woelki’s powerful speech on the Eucharist