Chúa Nhật II PHỤC SINH
Tin Mừng: Ga 20, 19-31.
“Tám ngày sau, Đức Giê-su đến.”
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã sống lại rồi và đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ của mình. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Chúa Giê-su lại hiện ra với các môn đệ, và ưu ái bày tỏ tình thương của Ngài khi chúc và ban bình an cho các ông, trong tâm tình ấy, tôi xin chia sẻ với bạn sự bình an của Chúa và bình an của con người, rồi bạn và tôi sẽ cố gắng tìm kiếm sự bình an thật trong cuộc sống của mình.
1. Bình an của Đức Chúa Giê-su.
Nỗi kinh hoàng khi chứng kiến thầy mình bị tử hình trên thập giá vẫn chưa làm cho các tông đồ hết sợ, và sự thất vọng vẫn còn trên nét mặt của các ông thì Đức Chúa Giê-su hiện đến, Ngài đến như dấu chỉ của yêu thương, như một sự an ủi, và củng cố niềm tin cho các môn đệ của mình sau những đau thương của Ngài mà các ông đã chứng kiến.
Liên tiếp nhiều lần hiện ra cho các môn đệ, Đức Chúa Giê-su đều nhấn mạnh đến sự bình an, chỉ có bình an của Ngài mới thật sự đánh tan nỗi sợ hãi nơi các môn đệ; chỉ có bình an của Đức Chúa Giê-su ban cho thì các tông đồ mới mạnh dạn ra đi rao giảng và làm chứng cho Đức Chúa Giê-su phục sinh; chỉ có bình an thật sự trong tâm hồn mà Đức Chúa Giê-su ban cho, thì các tông đồ mới trở thành những chứng nhân sống động không sợ hãi, không nhát gan, không ươn lười để rao giảng về Đấng Phục Sinh mà mình đã tin theo.
2. Bình an của loài người.
Quan niệm của con người là hể có tiền, có vật chất, có quyền có thế, có người hầu hạ, có xe hơi nhà cao cửa rộng là có bình an và hạnh phúc, nhưng trong thực tế thì có những ông tổng thống bị giam tù, có những vị tỷ phú bị vợ bỏ, có những ca sĩ nổi tiếng tự tử, và có những người giàu có khác sống không có bình an và hạnh phúc, bởi vì bình an bởi tiền tài vật chất là bình an giả tạo, bình an do quyền lực mang lại là bình an không bền, bởi vì không có tình yêu thương.
Đức Chúa Giê-su chịu đau khổ nơi thân mình và trong tâm hồn là vì sự bình an giả tạo của quan Phi-la-tô; Ngài bị đóng đinh trên thập giá là bởi hạnh phúc giả dối của các thầy thượng tế, pha-ri-siêu và các kinh sư cũng như của những người Do Thái khác, bình an và hạnh phúc của họ chỉ là những đau khồ và nước mắt của người khác, cho nên không được bền lâu, và thay vì tận hưởng bình an mà họ tạo ra, thì tâm hồn của họ luôn áy náy, lo âu và phiền muộn...
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã sống lại thật rồi, và Ngài vẫn còn ở lại với chúng ta mỗi ngày trong bí tích Thánh Thể, chính sự ở lại này mà Giáo Hội cho dù gặp nhiều phong ba bão táp thì vẫn cứ bình yên giữa biển đời, chính sự ở lại của Ngài trong bí tích Thánh Thể mà bạn và tôi luôn cảm thấy bình an trong tâm hồn, không chùn bước trước những đau khổ và thử thách, bởi vì chính những đau khổ và thử thách ấy Ngài đã cam chịu vì yêu thương chúng ta.
Bình an là món quà phục sinh mà Đức Chúa Giê-su trao ban cho các môn đệ của Ngài sau khi Ngài sống lại từ cõi chết, ngày hôm nay, Ngài cũng ban sự bình an ấy cho chúng ta, nếu chúng ta biết cầu xin và dám “chết” cho cái tôi của mình, cũng như dám xác tín bình an của Chúa là lâu dài, để đánh đổi những cám dỗ của ma quỷ và những lạc thú của thế gian, đó là những bình an giả tạo của con người.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Mừng: Ga 20, 19-31.
“Tám ngày sau, Đức Giê-su đến.”
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã sống lại rồi và đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ của mình. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Chúa Giê-su lại hiện ra với các môn đệ, và ưu ái bày tỏ tình thương của Ngài khi chúc và ban bình an cho các ông, trong tâm tình ấy, tôi xin chia sẻ với bạn sự bình an của Chúa và bình an của con người, rồi bạn và tôi sẽ cố gắng tìm kiếm sự bình an thật trong cuộc sống của mình.
1. Bình an của Đức Chúa Giê-su.
Nỗi kinh hoàng khi chứng kiến thầy mình bị tử hình trên thập giá vẫn chưa làm cho các tông đồ hết sợ, và sự thất vọng vẫn còn trên nét mặt của các ông thì Đức Chúa Giê-su hiện đến, Ngài đến như dấu chỉ của yêu thương, như một sự an ủi, và củng cố niềm tin cho các môn đệ của mình sau những đau thương của Ngài mà các ông đã chứng kiến.
Liên tiếp nhiều lần hiện ra cho các môn đệ, Đức Chúa Giê-su đều nhấn mạnh đến sự bình an, chỉ có bình an của Ngài mới thật sự đánh tan nỗi sợ hãi nơi các môn đệ; chỉ có bình an của Đức Chúa Giê-su ban cho thì các tông đồ mới mạnh dạn ra đi rao giảng và làm chứng cho Đức Chúa Giê-su phục sinh; chỉ có bình an thật sự trong tâm hồn mà Đức Chúa Giê-su ban cho, thì các tông đồ mới trở thành những chứng nhân sống động không sợ hãi, không nhát gan, không ươn lười để rao giảng về Đấng Phục Sinh mà mình đã tin theo.
2. Bình an của loài người.
Quan niệm của con người là hể có tiền, có vật chất, có quyền có thế, có người hầu hạ, có xe hơi nhà cao cửa rộng là có bình an và hạnh phúc, nhưng trong thực tế thì có những ông tổng thống bị giam tù, có những vị tỷ phú bị vợ bỏ, có những ca sĩ nổi tiếng tự tử, và có những người giàu có khác sống không có bình an và hạnh phúc, bởi vì bình an bởi tiền tài vật chất là bình an giả tạo, bình an do quyền lực mang lại là bình an không bền, bởi vì không có tình yêu thương.
Đức Chúa Giê-su chịu đau khổ nơi thân mình và trong tâm hồn là vì sự bình an giả tạo của quan Phi-la-tô; Ngài bị đóng đinh trên thập giá là bởi hạnh phúc giả dối của các thầy thượng tế, pha-ri-siêu và các kinh sư cũng như của những người Do Thái khác, bình an và hạnh phúc của họ chỉ là những đau khồ và nước mắt của người khác, cho nên không được bền lâu, và thay vì tận hưởng bình an mà họ tạo ra, thì tâm hồn của họ luôn áy náy, lo âu và phiền muộn...
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã sống lại thật rồi, và Ngài vẫn còn ở lại với chúng ta mỗi ngày trong bí tích Thánh Thể, chính sự ở lại này mà Giáo Hội cho dù gặp nhiều phong ba bão táp thì vẫn cứ bình yên giữa biển đời, chính sự ở lại của Ngài trong bí tích Thánh Thể mà bạn và tôi luôn cảm thấy bình an trong tâm hồn, không chùn bước trước những đau khổ và thử thách, bởi vì chính những đau khổ và thử thách ấy Ngài đã cam chịu vì yêu thương chúng ta.
Bình an là món quà phục sinh mà Đức Chúa Giê-su trao ban cho các môn đệ của Ngài sau khi Ngài sống lại từ cõi chết, ngày hôm nay, Ngài cũng ban sự bình an ấy cho chúng ta, nếu chúng ta biết cầu xin và dám “chết” cho cái tôi của mình, cũng như dám xác tín bình an của Chúa là lâu dài, để đánh đổi những cám dỗ của ma quỷ và những lạc thú của thế gian, đó là những bình an giả tạo của con người.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info