Chút tâm tình của Chó ngày đầu năm mới
Mùa Xuân năm mới xin chào các Bạn bốn phương!
Các Bạn theo phong tục nếp sống văn hóa Á Châu vùng trời Việt Nam vào những ngày cuối năm âm lịch Đinh Dậu trong không khí rộn ràng sửa soạn đón mừng mùa Xuân năm mới sắp tới.
Các Bạn có biết mùa Xuân năm mới âm lịch lần này lấy loài Chó chúng tôi làm biểu hiệu, gọi là năm Mậu Tuất không?
Lai lịch làm sao lại lấy loài Chó làm biểu hiệu cho năm nay. Ðiều này liên quan nhiều đến nguồn gốc lịch sử văn hóa từ hàng bao thế kỷ không những dài mà còn phức tạp nữa, nói sao cho hết được. Nhưng theo vòng luân chuyển của niên lịch theo chu kỳ mặt Trăng, cứ cách quãng 12 năm loài Chó chúng tôi lại xuất hiện được đưa ra để đại diện cho cả năm đó.
Mùa Xuân năm mới sắp tới loài Chó chúng tôi được cất tiếng sủa Wao wao gâu gâu vang trời, ba chân bốn cẳng chạy đứng ra làm biểu hiệu cho cả năm với tên Mậu Tuất.
Lần này, chúng tôi loài Chó muốn nói với các Bạn về chuyện nếp sống của loài chó, nhưng mang chút mầu sắc hương vị khác. Xin mời các Bạn cùng theo dõi.
Loài người các Bạn chăm sóc nuôi chúng tôi như thú vật trong nhà. Ðiều đó tốt. Nhưng nhiều khi họ lại đem chúng tôi ra ca ví để mắng nhiếc chửi nhau: Ngu như chó! Quân chó má! Hay đời đen như mõm chó!...
Có thật chúng tôi như thế không đấy?
Tôi nghĩ là chúng tôi không đến nỗi tệ như thế đâu. Chúng tôi là loài thú vật nuôi trong nhà của con người lâu đời nhất hơn các loài thú vật khác. Nuôi chúng tôi cho vui cửa nhà cùng cho việc dọn vệ sinh nữa, nhất là nhà nào có em bé còn nhỏ tuổi! Nhưng bây giờ ở các xã hội văn minh không còn cảnh loài Chó chúng tôi làm việc dọn vệ sinh như ngày xưa nữa đâu!
Chúng tôi không chỉ có khả năng cứu người bị lạc trong vùng thũng lũng hay đồi núi rừng rậm. Chúng tôi được Trời ban cho có một khứu gíac, thính gíac, thị gíac, đôi lỗ mũi, lỗ tai, con mắt rất thính nhậy, ngửi nghe cảm nhận, khám phá những mùi vị chôn dấu sâu kín, hay từ đàng xa bay thoảng qua trong không khí.
Người ta dùng chúng tôi đi tìm ngửi khám phá người hay vật có sự sống bị chôn vùi dưới đống đất gạch vụn đổ nát, nơi nhà đổ, nơi vùng bị động đất. Với lỗ mũi, đôi tai thính nhậy và đôi mắt tinh sáng chúng tôi có thể cảm thấy trước sự gì nguy hiểm vào ban đêm tối trời có thể xảy ra. Vì thế người ta gán cho chúng tôi tên gọi „ chó nghiệp vụ! “
Và bằng tiếng sủa ầm vang báo cho loài người các Bạn nguy cơ tai biến xảy tới mà tránh. Tôi muốn nói đến nhiệm vụ tỉnh thức chăm chỉ cần mẫn canh cửa giữ nhà cho con người.
Khoa học khám nghiệm bảo dưới lòng bàn chân, cùng nơi bụng chúng tôi có một loại “sensor” cực nhậy, có thể nghe bắt được làn những sóng âm vang trong lòng đất, trong không khí từ xa vọng đến.
Ngoài ra loài chó chúng tôi là loài thú vật gia đình sống có tình nghĩa trung thành. Người ta còn ca tụng chúng tôi có lòng biết ơn cao độ, cùng mang niềm vui đến cho chủ nhà và nhất là trẻ em bạn trẻ nhiều lắm!
Bên vùng trời Á châu người ta nuôi chúng tôi còn có mục đích kinh tế nữa đấy. Họ buôn bán chúng tôi khi còn thơ nhỏ, cũng như khi đã lớn.
Kinh tế lợi nhuận còn ở chỗ thân xác xương thịt, cỗ dồi ruột chúng tôi là thức ăn hương vị thơm ngon cho loài người các bạn đấy. Người ta bảo thịt chó chúng tôi vừa rẻ lại vừa ngon, ít mỡ và chỉ cần củ riềng, nắm xả với lá mơ, nước dừa, mắm tôm…là có thể làm được nhiều món ăn ngon miệng lắm!
Ngày nay khoa học đang thí nghiệm nhân giống, biến chế thay đổi theo ý muốn, nói theo ngôn ngữ phòng thí nghiệm là “clowning”, loài chó chúng tôi ra nhiều, không theo phương pháp tự nhiên cha sinh mẹ đẻ.
Ðiều tiến bộ khoa học này hay cùng hấp dẫn, có thể có lợi về phương diện y khoa, và sản xuất kinh tế hàng loạt. Nhưng nó như con dao hai lưỡi, có thể sinh lợi và cũng có thể sinh tai họa cho con người các Bạn đấy!
Tôi không biết xa hơn nhiều, chỉ nghĩ rằng: sự gì nhân tạo biến đổi thì không thiên nhiên, không “ Bio - Genetic” đâu. Và có khi còn gỉa tạo nữa! Mà đã gỉa tạo thì làm sao lành mạnh được!
Hơn nữa, nếu một trăm con chó nhân giống ra đời ở phòng thí nghiệm, con nào cũng giống y hệt con nào, thì làm sao có thể nói là đẹp được? Ðâu còn gì là vẻ đẹp thiên nhiên trăm hoa đua nở nữa?
Rồi loài người còn dùng xương và thịt Chó chúng tôi làm thức ăn lương thực khoái khẩu nữa. Trong khi đó loài chó “Clowning” được bào chế pha trộn có thuốc hóa học làm sao lành mạnh tự nhiên được! Ðiều này có hại, nguy hiểm cho sức khoẻ loài người đấy!
Ngược dòng lịch sử văn hóa loài người xưa nay, người Ai cập thời cổ đại xa xưa tôn vinh loài Chó chúng tôi là quan tòa thẩm phán của người chết và là người cùng đồng hành ở bên kia thế giới!
Triết lý của Hylạp tìm cách cắt nghĩa về bản thể sự sống khác biệt của loài Chó chúng tôi.
Người Roma tiến xa hơn tìm phương pháp nhân trộn giống chó chúng tôi thành nhiều chủng loại khác nhau cho mục đích săn đuổi, mục đích chiến đấu, mục đích xuất cảng những chú chó xinh đẹp, và mục đích cho công việc kéo xe trong nông nghiệp.
Dần dần trong dòng lịch sử đời sống văn minh con người, loài Chó chúng tôi được nhìn với khía cạnh khác, Loài Chó chúng tôi có chỗ đứng khác trong đời sống con người, lẽ dĩ nhiên không phải tất cả mọi chú Chó. Loài chó chúng tôi dần được công nhân trở thành biểu tượng về nhân cách như lòng trung thành, sự tỉnh thức và lòng can đảm. Nhiều người trong cơn nguy khấn bị tấn công, gặp nguy hiểm, Chó chúng tôi đã xông pha cứu khỏi nguy hiểm họ trong đường tơ kẽ tóc.
Nhiều vị vua chúa, hoàng hậu, những người giầu sang địa vị nuôi chúng tôi như một người con yêu cưng và họ rất hãnh diện với „ chú Chó cưng“.
Và càng ngày lòai Chó chúng tôi càng chiếm được cảm tình yêu mến của nhiều người. Chúng tôi trở nên người bạn sống đống rất thân thiết của đời sống họ. Họ săn sóc cưng chiều chúng tôi. Và khi chúng tôi chết người ta chôn cất chúng tôi như một người qua đời.
Nhìều gia đình nuôi Chó chúng tôi coi như người con hay người bạn của đời họ. Chúng tôi không nói không hiểu được tiếng nói của loài người, nhưng con người yêu mến chúng tôi vô điều kiện. Vì chúng tôi mang lại cho họ niềm vui, sự sống động, nhất là sự trung thành gắn bó và lòng biết ơn.
À, trong Kinh thánh nói thuật về quang cảnh hang đá Chúa Giêsu giáng sinh có Cừu, Lừa, Bò, Ba Vua với Lạc đà, nhưng không có con Chó nào. Chúng tôi buồn giận lắm! Các Bạn biết không, chính hài nhi Giêsu sau này khi đi rao giảng nước Thiên Chúa đã luôn nói” Hãy cảnh giác tỉnh thức!”. Về chuyện này có lẽ loài Chó chúng tôi đoạt giải hơn hẳn rồi đấy. Vì ai tỉnh thức chịu khó canh nhà, canh đàn súc vật hơn loài Chó? Thế mà họ lại bỏ quên không nói gì đến chúng tôi!
Dẫu vậy vẫn còn một niềm an ủi cho chúng tôi. Các Mục đồng kéo về hang đá thăm hài nhi Giêsu mới sinh ra, biết đâu lại chẳng đem theo một hai chú Chó cùng đi theo. Vì trong đêm thánh hòa bình đó, loài thú dữ có bà con xa gần với loài chó chúng tôi, chú chó Sói, săn mồi bắt chiên ăn thịt, cũng trở nên hiền hòa thuần thục. Nên Chó chúng tôi không phải canh giữ đoàn súc vật nữa. Và có lẽ cũng nghĩ như thế, nên ngày nay nơi nhiều hang đá giáng sinh, người ta đặt một hai con Chó chen lẫn giữa những con chiên cừu bên cạnh haì nhi Giêsu.
Chắc các Bạn còn nhớ cảnh anh nghèo hèn Ladarô đói khát trong Kinh Thánh (Lc16,21) nằm ăn mày trước của nhà người giầu có sang trọng. Nhưng người giầu có dư thừa của cài thức ăn mà lại nghèo tấm lòng thương xót với người nghèo. Loài Chó chúng tôi quanh quẩn nơi đó lại có nghĩa cử thương cảm với anh nghèo Ladaro. Chó đến liếm sạch những vết thương máu mủ đau đớn nơi thân thể anh ta.
Có lẽ Bạn sẽ nghĩ, như thế làm đau đớn Ladaro chăng! Không đâu, Chó chúng tôi không cắn anh ta, nhưng dùng lưỡi mềm liếm chỗ vết thương thôi. Nước bọt loài Chó chúng tôi tiết ra rửa sạch và khử trùng, tựa như một loại thuốc tốt, làm dịu cơn đau chữa lành vết thương anh ăn mày Ladaro.
Trong Kinh Thánh Chúa Giêsu cũng nói đến người bỏ nhà đi sống hoang đàng vấp vào cuộc sống khổ sở nghèo đói như một con chó! Nhưng vì biết ăn năn hối hận, anh ta lên đường trở về nhà với cha mình. Người cha không xét gì đến qúa khứ. Trái lại ông vui mừng đón anh ta trở về nhà.( Lc 15,20) Như thế, Tình thương yêu của Thiên Chúa dành cho hết mọi người.
Loài Chó chúng tôi được sinh ra có nhiệm vụ tỉnh thức canh chừng, sủa wao wao gâu gâu báo động mách chỉ. Tiếng sủa có thể làm chói tai nhiều người. Nhưng có lẽ không làm chói tai Thiên Chúa đâu. Vì Ngài dựng nên chúng tôi như thế, và chúng tôi sống với tấm lòng chân thành hết cả tâm can.
Chúa Giêsu đến trần gian mang ân đức cứu chuộc cho hết mọi người, kể cả những người nghèo hèn khổ cực, kém cỏi bị ví coi khinh như loài chó!
Ðã có người thắc mắc: Phải chăng cả loài vật như Chó cũng được Chúa cứu chuộc ? Tôi không biết điều đó. Nhưng thiển nghĩ: chúng tôi cũng là loài thụ tạo được Thiên Chúa dựng nên trong công trình tạo dựng của Ngài mà!
Nguyên điều này đã làm chúng tôi vui rồi và phấn khởi hy vọng nhiều!
Chúc mừng năm mới Mậu Tuất!
Lm. Ðaminh Nguyễn ngọc Long
Mùa Xuân năm mới xin chào các Bạn bốn phương!
Các Bạn theo phong tục nếp sống văn hóa Á Châu vùng trời Việt Nam vào những ngày cuối năm âm lịch Đinh Dậu trong không khí rộn ràng sửa soạn đón mừng mùa Xuân năm mới sắp tới.
Các Bạn có biết mùa Xuân năm mới âm lịch lần này lấy loài Chó chúng tôi làm biểu hiệu, gọi là năm Mậu Tuất không?
Lai lịch làm sao lại lấy loài Chó làm biểu hiệu cho năm nay. Ðiều này liên quan nhiều đến nguồn gốc lịch sử văn hóa từ hàng bao thế kỷ không những dài mà còn phức tạp nữa, nói sao cho hết được. Nhưng theo vòng luân chuyển của niên lịch theo chu kỳ mặt Trăng, cứ cách quãng 12 năm loài Chó chúng tôi lại xuất hiện được đưa ra để đại diện cho cả năm đó.
Mùa Xuân năm mới sắp tới loài Chó chúng tôi được cất tiếng sủa Wao wao gâu gâu vang trời, ba chân bốn cẳng chạy đứng ra làm biểu hiệu cho cả năm với tên Mậu Tuất.
Lần này, chúng tôi loài Chó muốn nói với các Bạn về chuyện nếp sống của loài chó, nhưng mang chút mầu sắc hương vị khác. Xin mời các Bạn cùng theo dõi.
Loài người các Bạn chăm sóc nuôi chúng tôi như thú vật trong nhà. Ðiều đó tốt. Nhưng nhiều khi họ lại đem chúng tôi ra ca ví để mắng nhiếc chửi nhau: Ngu như chó! Quân chó má! Hay đời đen như mõm chó!...
Có thật chúng tôi như thế không đấy?
Tôi nghĩ là chúng tôi không đến nỗi tệ như thế đâu. Chúng tôi là loài thú vật nuôi trong nhà của con người lâu đời nhất hơn các loài thú vật khác. Nuôi chúng tôi cho vui cửa nhà cùng cho việc dọn vệ sinh nữa, nhất là nhà nào có em bé còn nhỏ tuổi! Nhưng bây giờ ở các xã hội văn minh không còn cảnh loài Chó chúng tôi làm việc dọn vệ sinh như ngày xưa nữa đâu!
Chúng tôi không chỉ có khả năng cứu người bị lạc trong vùng thũng lũng hay đồi núi rừng rậm. Chúng tôi được Trời ban cho có một khứu gíac, thính gíac, thị gíac, đôi lỗ mũi, lỗ tai, con mắt rất thính nhậy, ngửi nghe cảm nhận, khám phá những mùi vị chôn dấu sâu kín, hay từ đàng xa bay thoảng qua trong không khí.
Người ta dùng chúng tôi đi tìm ngửi khám phá người hay vật có sự sống bị chôn vùi dưới đống đất gạch vụn đổ nát, nơi nhà đổ, nơi vùng bị động đất. Với lỗ mũi, đôi tai thính nhậy và đôi mắt tinh sáng chúng tôi có thể cảm thấy trước sự gì nguy hiểm vào ban đêm tối trời có thể xảy ra. Vì thế người ta gán cho chúng tôi tên gọi „ chó nghiệp vụ! “
Và bằng tiếng sủa ầm vang báo cho loài người các Bạn nguy cơ tai biến xảy tới mà tránh. Tôi muốn nói đến nhiệm vụ tỉnh thức chăm chỉ cần mẫn canh cửa giữ nhà cho con người.
Khoa học khám nghiệm bảo dưới lòng bàn chân, cùng nơi bụng chúng tôi có một loại “sensor” cực nhậy, có thể nghe bắt được làn những sóng âm vang trong lòng đất, trong không khí từ xa vọng đến.
Ngoài ra loài chó chúng tôi là loài thú vật gia đình sống có tình nghĩa trung thành. Người ta còn ca tụng chúng tôi có lòng biết ơn cao độ, cùng mang niềm vui đến cho chủ nhà và nhất là trẻ em bạn trẻ nhiều lắm!
Bên vùng trời Á châu người ta nuôi chúng tôi còn có mục đích kinh tế nữa đấy. Họ buôn bán chúng tôi khi còn thơ nhỏ, cũng như khi đã lớn.
Kinh tế lợi nhuận còn ở chỗ thân xác xương thịt, cỗ dồi ruột chúng tôi là thức ăn hương vị thơm ngon cho loài người các bạn đấy. Người ta bảo thịt chó chúng tôi vừa rẻ lại vừa ngon, ít mỡ và chỉ cần củ riềng, nắm xả với lá mơ, nước dừa, mắm tôm…là có thể làm được nhiều món ăn ngon miệng lắm!
Ngày nay khoa học đang thí nghiệm nhân giống, biến chế thay đổi theo ý muốn, nói theo ngôn ngữ phòng thí nghiệm là “clowning”, loài chó chúng tôi ra nhiều, không theo phương pháp tự nhiên cha sinh mẹ đẻ.
Ðiều tiến bộ khoa học này hay cùng hấp dẫn, có thể có lợi về phương diện y khoa, và sản xuất kinh tế hàng loạt. Nhưng nó như con dao hai lưỡi, có thể sinh lợi và cũng có thể sinh tai họa cho con người các Bạn đấy!
Tôi không biết xa hơn nhiều, chỉ nghĩ rằng: sự gì nhân tạo biến đổi thì không thiên nhiên, không “ Bio - Genetic” đâu. Và có khi còn gỉa tạo nữa! Mà đã gỉa tạo thì làm sao lành mạnh được!
Hơn nữa, nếu một trăm con chó nhân giống ra đời ở phòng thí nghiệm, con nào cũng giống y hệt con nào, thì làm sao có thể nói là đẹp được? Ðâu còn gì là vẻ đẹp thiên nhiên trăm hoa đua nở nữa?
Rồi loài người còn dùng xương và thịt Chó chúng tôi làm thức ăn lương thực khoái khẩu nữa. Trong khi đó loài chó “Clowning” được bào chế pha trộn có thuốc hóa học làm sao lành mạnh tự nhiên được! Ðiều này có hại, nguy hiểm cho sức khoẻ loài người đấy!
Ngược dòng lịch sử văn hóa loài người xưa nay, người Ai cập thời cổ đại xa xưa tôn vinh loài Chó chúng tôi là quan tòa thẩm phán của người chết và là người cùng đồng hành ở bên kia thế giới!
Triết lý của Hylạp tìm cách cắt nghĩa về bản thể sự sống khác biệt của loài Chó chúng tôi.
Người Roma tiến xa hơn tìm phương pháp nhân trộn giống chó chúng tôi thành nhiều chủng loại khác nhau cho mục đích săn đuổi, mục đích chiến đấu, mục đích xuất cảng những chú chó xinh đẹp, và mục đích cho công việc kéo xe trong nông nghiệp.
Dần dần trong dòng lịch sử đời sống văn minh con người, loài Chó chúng tôi được nhìn với khía cạnh khác, Loài Chó chúng tôi có chỗ đứng khác trong đời sống con người, lẽ dĩ nhiên không phải tất cả mọi chú Chó. Loài chó chúng tôi dần được công nhân trở thành biểu tượng về nhân cách như lòng trung thành, sự tỉnh thức và lòng can đảm. Nhiều người trong cơn nguy khấn bị tấn công, gặp nguy hiểm, Chó chúng tôi đã xông pha cứu khỏi nguy hiểm họ trong đường tơ kẽ tóc.
Nhiều vị vua chúa, hoàng hậu, những người giầu sang địa vị nuôi chúng tôi như một người con yêu cưng và họ rất hãnh diện với „ chú Chó cưng“.
Và càng ngày lòai Chó chúng tôi càng chiếm được cảm tình yêu mến của nhiều người. Chúng tôi trở nên người bạn sống đống rất thân thiết của đời sống họ. Họ săn sóc cưng chiều chúng tôi. Và khi chúng tôi chết người ta chôn cất chúng tôi như một người qua đời.
Nhìều gia đình nuôi Chó chúng tôi coi như người con hay người bạn của đời họ. Chúng tôi không nói không hiểu được tiếng nói của loài người, nhưng con người yêu mến chúng tôi vô điều kiện. Vì chúng tôi mang lại cho họ niềm vui, sự sống động, nhất là sự trung thành gắn bó và lòng biết ơn.
À, trong Kinh thánh nói thuật về quang cảnh hang đá Chúa Giêsu giáng sinh có Cừu, Lừa, Bò, Ba Vua với Lạc đà, nhưng không có con Chó nào. Chúng tôi buồn giận lắm! Các Bạn biết không, chính hài nhi Giêsu sau này khi đi rao giảng nước Thiên Chúa đã luôn nói” Hãy cảnh giác tỉnh thức!”. Về chuyện này có lẽ loài Chó chúng tôi đoạt giải hơn hẳn rồi đấy. Vì ai tỉnh thức chịu khó canh nhà, canh đàn súc vật hơn loài Chó? Thế mà họ lại bỏ quên không nói gì đến chúng tôi!
Dẫu vậy vẫn còn một niềm an ủi cho chúng tôi. Các Mục đồng kéo về hang đá thăm hài nhi Giêsu mới sinh ra, biết đâu lại chẳng đem theo một hai chú Chó cùng đi theo. Vì trong đêm thánh hòa bình đó, loài thú dữ có bà con xa gần với loài chó chúng tôi, chú chó Sói, săn mồi bắt chiên ăn thịt, cũng trở nên hiền hòa thuần thục. Nên Chó chúng tôi không phải canh giữ đoàn súc vật nữa. Và có lẽ cũng nghĩ như thế, nên ngày nay nơi nhiều hang đá giáng sinh, người ta đặt một hai con Chó chen lẫn giữa những con chiên cừu bên cạnh haì nhi Giêsu.
Chắc các Bạn còn nhớ cảnh anh nghèo hèn Ladarô đói khát trong Kinh Thánh (Lc16,21) nằm ăn mày trước của nhà người giầu có sang trọng. Nhưng người giầu có dư thừa của cài thức ăn mà lại nghèo tấm lòng thương xót với người nghèo. Loài Chó chúng tôi quanh quẩn nơi đó lại có nghĩa cử thương cảm với anh nghèo Ladaro. Chó đến liếm sạch những vết thương máu mủ đau đớn nơi thân thể anh ta.
Có lẽ Bạn sẽ nghĩ, như thế làm đau đớn Ladaro chăng! Không đâu, Chó chúng tôi không cắn anh ta, nhưng dùng lưỡi mềm liếm chỗ vết thương thôi. Nước bọt loài Chó chúng tôi tiết ra rửa sạch và khử trùng, tựa như một loại thuốc tốt, làm dịu cơn đau chữa lành vết thương anh ăn mày Ladaro.
Trong Kinh Thánh Chúa Giêsu cũng nói đến người bỏ nhà đi sống hoang đàng vấp vào cuộc sống khổ sở nghèo đói như một con chó! Nhưng vì biết ăn năn hối hận, anh ta lên đường trở về nhà với cha mình. Người cha không xét gì đến qúa khứ. Trái lại ông vui mừng đón anh ta trở về nhà.( Lc 15,20) Như thế, Tình thương yêu của Thiên Chúa dành cho hết mọi người.
Loài Chó chúng tôi được sinh ra có nhiệm vụ tỉnh thức canh chừng, sủa wao wao gâu gâu báo động mách chỉ. Tiếng sủa có thể làm chói tai nhiều người. Nhưng có lẽ không làm chói tai Thiên Chúa đâu. Vì Ngài dựng nên chúng tôi như thế, và chúng tôi sống với tấm lòng chân thành hết cả tâm can.
Chúa Giêsu đến trần gian mang ân đức cứu chuộc cho hết mọi người, kể cả những người nghèo hèn khổ cực, kém cỏi bị ví coi khinh như loài chó!
Ðã có người thắc mắc: Phải chăng cả loài vật như Chó cũng được Chúa cứu chuộc ? Tôi không biết điều đó. Nhưng thiển nghĩ: chúng tôi cũng là loài thụ tạo được Thiên Chúa dựng nên trong công trình tạo dựng của Ngài mà!
Nguyên điều này đã làm chúng tôi vui rồi và phấn khởi hy vọng nhiều!
Chúc mừng năm mới Mậu Tuất!
Lm. Ðaminh Nguyễn ngọc Long