Càng gần tới ngày tông du 2 nước Nam Mỹ, châu nhà, Đức Phanxicô càng thấy ngài không thể làm ngơ chiều kích chính trị cả ở hai nơi này. Tin mới nhất ngày 14 tháng 1 của A.P. cho hay: Bức Tượng Chúa Kitô của Thái Bình Dương tại Peru, một tặng phẩm của 1 công ty xây dựng dâng tặng đã bị cháy nám vào hôm thứ Bẩy 13 tháng 1 vừa qua. Mặc dù cảnh sát cho hay hệ thống dây điện quá cũ đã gây ra trận hỏa hoạn làm cháy nám lưng pho tượng khổng lồ. Nhưng biến cố này vẫn gây 1 mối nghi ngại nào đó, vì công ty dâng tặng bị coi như dùng bức tượng này làm bình phong cho những làm ăn bất chính của họ.
Trong khi đó, tại Chile, nơi Đức Phanxicô sẽ khởi đầu chuyến tông du vào ngày mai, 15 tháng 1, trong mấy ngày qua, người đã chứng kiến nhiều nhà thờ ở thủ đô Santiago bị bom lửa với nhiều truyền đơn để lại đe dọa cả Đức Giáo Hoàng “Những trái bom kế tiếp sẽ nổ trong áo dòng của ngài.” Những truyền đơn này cổ vũ quyền lợi của người bản địa Mapuche, những người đang đấu tranh đòi lại chủ quyền đất đai của tổ tiên và nhiều quyền lợi khác.
Thành thử ký giả Inés San Martin, người đồng hương của Đức Phanxicô, cho rằng: cả ở Chile lẫn Peru, chính trị đủ loại có thể quấy rầy chuyến đi của Đức Giáo Hoàng.
Tại Chile
Thực vậy, tại Chile, Tổng Thống Michelle Bachellet và Đức Phanxicô sẽ có một số chuyện để nói với nhau, trong đó, có vấn đề gần như hợp pháp hóa phá thai và các đề xuất về hôn nhân đồng tính cũng như việc Đức Giáo Hoàng cử nhiệm một vị giám mục có liên hệ với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục vị thành niên.
Tuy nhiên, Bachellet sắp sửa mãn nhiệm vì vừa thua Sebastian Pinera trong cuộc tuyển cử vừa qua. Tuy không có cuộc gặp gỡ tư riêng nào với tổng thống sắp nhậm chức, nhưng chắc chắn hai vị sẽ có dịp chào thăm nhau.
Theo Đức Cha Cristian Roncagliolo, phụ tá giám mục Santiago, cuộc bầu cử tổng thống vừa qua đã tạo nên “một môi trường trong đó có nhiều cách nhìn đen-và-trắng, vốn bị cường điệu hóa và do đó, càng làm phân hóa xã hội, với sự tham chiến của giới truyền thông và của các phương tiện truyền thông xã hội càng làm cho cuộc tranh chấp thêm trầm trọng.”
Ngài hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ như “dầu cù là” giúp người ta hướng tới việc “nhìn nhận người khác là anh em, chứ không phải kẻ thù”.
Tại Peru
Peru cũng cho người ta một viễn ảnh tương tự, do vụ ân xá cựu tổng thống Alberto Fujimori của Tổng Thống đương nhiệm Pedro Pablo Kuczynski gây ra. Fujimori bị ngồi tù vì vi phạm nhân quyền do các đội hành quyết quân sự của ông thi hành trong chiến dịch bài khủng bố trong thập niên 1990.
Vấn đề trên vốn chia rẽ xã hội Peru, với nhiều người nghĩ rằng ân xá là một trao đổi chính trị. Nó xẩy ra 3 ngày sau khi con trai của Fujimori từ chối không cho kẻ thù của dương kim tổng thống đa số phiếu để loại ông khỏi chức vụ vì các cáo buộc tham nhũng.
Peru cũng đang lao đao về tai tiếng lạm dụng tình dục của Giáo Hội Công Giáo, mặc dù kẻ bị tố cáo là một giáo dân, sáng lập viên của phong trào có tên là Sodalitium Christianae Vitae. Người này, có tên là Luis Fernando Figari, vốn đã bị các viên chức Peru buộc tội “âm mưu vi phạm các cuộc lạm dụng tình dục, thể lý và tâm lý” và một án tù treo đang lơ lửng trên đầu người này.
Đức Cha Ricardo Garcia của giáo phận Yauyos cho hay “Peru vốn bị chia rẽ lâu nay về các vấn đề chính trị, vì [nhóm khủng bố] Sendero Luminoso, chủ nghĩa Mácxít, chủ nghĩa Fujimori, chủ nghĩa bài Fujimori … chúng tôi chống đối nhau liên tục.”
Nhưng theo ngài, “dân chúng ý thức rõ chúng tôi không thể như thế này mãi được. Chúng tôi phải nuôi hy vọng về một sự đoàn kết khả hữu. Chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, người vốn là Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian, hy vọng đem đến cho chúng tôi sự thúc đẩy chúng tôi cần và giúp chúng tôi dịu xuống.”
Thành thử, cả hai quốc gia hiện đang chia rẽ nặng nề, với một Giáo Hội Công Giáo đâm rễ sâu tuy đang phải đương đầu với việc mất uy tín nhưng vẫn còn hiện diện trên nhiều trận tuyến, một điều đương nhiên Đức Giáo sẽ đề cập tới, căn cứ cả vào hai khẩu hiệu của chuyến đi là “Bình an của Ta ban cho các con” (Chile) và “Hợp nhất trong hy vọng” (Peru).
Kỳ vọng người dân địa phương
Ấy là chưa kể kỳ vọng của người dân địa phương, mong Đức Giáo Hoàng có “giải pháp ma thuật cho mọi vấn đề”. Ít nhất thì đó là kỳ vọng của Valeria Lopez, một luật sự giáo luật đồng hương của Đức Phanxicô, người từng làm việc cho giáo phận Santiago nhiều năm và hiện là thành viên của nhóm Tiếng Nói Công Giáo, một nhóm chuyên giúp người Công Giáo dấn thân trong các vấn đề truyền thông.
Bà cho rằng một đàng, tín hữu địa phương mong Đức Giáo Hoàng “củng cố chúng tôi trong đức tin và đem lại cho chúng tôi một thúc đẩy trong tư cách Giáo Hội.” Mặt khác, họ cũng mong ngài sẽ “động viên các người không tin nhìn người khác với lòng xót thương”.
Bà nói tiếp: “ngoài việc trình bầy sứ điệp Tin Mừng, Đức Giáo Hoàng còn có một sứ điệp xã hội, nhân bản nữa để tác động mọi người chúng tôi.”
Theo giáo dân Javier Peralta, người tổ chức chuyến viếng thăm ở Chile, chương trình ở Santiago phối hợp nhiều yếu tố vốn có đặc tính thực tại quốc gia. Ông nhấn mạnh sự kiện Đức Giáo Hoàng sẽ viếng 1 nhà tù nữ, rất hiếm đối với 1 vị giáo hoàng, dù không phải là chưa có tiền lệ, vì Đức Phanxicô vốn đã thăm 1 nhà tù nữ ở Ý vào năm ngoái.
Peralty cho biết thêm: “sự kiện ngài viếng thăm một nhà tù nữ, nơi các phụ nữ bị tước mất tự do, bị tách ly khỏi gia đình, con cái họ cũng bị cách ly, phần lớn là chủ gia đình và ngồi tù vì các tội liên quan tới buôn bán ma túy, sẽ giúp Đức Giáo Hoàng có dịp đề cập tới nhiều vấn đề cùng một lúc.”
Trên đây có nhắc đến người bản địa Mapuche. Ngày thứ ba của chuyến đi, Đức Phanxicô sẽ tới thăm họ tại thành phố phía nam là Temuco, thuộc vùng La Araucania. Họ chiếm tới 23 phần trăm dân số ở đây. Đây là vùng nghèo nhất Chile.
La Araucanía vốn bị khốn khổ bởi cuộc tranh chấp đất đai có tính lịch sử của người Mapuche với sự ủng hộ của Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên, một nhóm nhỏ của họ đã dùng bạo lực để đấu tranh, thậm chí đốt cả nhà thờ để gây tiếng vang. Ít nhất 17 nhà thờ Kitô Giáo, phần lớn là Công Giáo, đã bị tấn công trong mấy năm qua.
Tại đây, Đức Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ gọi là “Thánh Lễ Vì Tiến Bộ của Các Dân Tộc”. Khoảng 23 người Mapuche sẽ tham dự nghi lễ và dâng lời cầu nguyện bằng tiếng Mapudungun. Sau đó, ngài sẽ dùng bữa trưa với 8 thành viên của cộng đồng này.
Peralta tin rằng quyết định của Đức Giáo Hoàng thăm vùng này giống như việc ngài tới thăm Đảo Lampedusa của Ý, cửa ngõ cho hàng ngàn di dân tới Âu Châu hàng ngày, hay Miến Điện, để rõi sáng vấn đề người Rohingya, nhóm thiểu số bị bách hại nhiều nhất trên thế giới.
Hôm sau, ngài sẽ tới thành phố cảng Iquique, nơi cư trú của hàng ngàn di dân từ các nước lân cận, trốn nghèo đói tới đây tìm cơ may. Tại đây, ngài cũng sẽ gặp 2 nạn nhân của chế độ độc tài Pinochet. Cuộc tranh chấp lâu dài giữa Chile và Bolivia về đường ra biển cũng có thể được nêu lên tại Iquique này vì đây là một con voi ở trong phòng, không ai lại không thấy.
Từ đó, ngài sẽ qua thẳng Lima, thủ đô Peru. Sáng 19, ngài sẽ “đội mũ giáo hoàng xanh” bay tới Puerto Maldonado, thành phố rừng rậm để nói về việc phá rừng cũng như một số vấn đề chống nạn buôn người chẳng hạn. Cuộc viếng thăm này có tính biểu tượng cao vì năm tới ngài sẽ triệu tập thượng hội đồng đặc biệt về vùng Amazon
Theo Đức Cha Garcia, một giám mục xuất thân từ Opus Dei, “người bản địa Vùng Amzon là người nghèo nhất ở Peru, và điều quan trọng là Đức Giáo Hoàng rọi sáng hoàn cảnh của họ.”
Ngày 20, ngài sẽ tới Trujillo, nơi xẩy ra trận bão lụt El Nino khiến nhiều người thiệt mạng và hàng ngàn người hiện vẫn còn phải sống trong lều tạm sau khi mất hết mọi sự.
Việc tái thiết thành phố hết sức chậm chạp và người ta từ từ mất hết hy vọng. Đức Cha Garcia cho rằng “Hy vọng cũng có nghĩa có khả năng chờ đợi. Nhưng những người này đã chờ quá lâu rồi,” ngài hy vọng “chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ làm sống lại mối hy vọng này.”
Trong khi đó, tại Chile, nơi Đức Phanxicô sẽ khởi đầu chuyến tông du vào ngày mai, 15 tháng 1, trong mấy ngày qua, người đã chứng kiến nhiều nhà thờ ở thủ đô Santiago bị bom lửa với nhiều truyền đơn để lại đe dọa cả Đức Giáo Hoàng “Những trái bom kế tiếp sẽ nổ trong áo dòng của ngài.” Những truyền đơn này cổ vũ quyền lợi của người bản địa Mapuche, những người đang đấu tranh đòi lại chủ quyền đất đai của tổ tiên và nhiều quyền lợi khác.
Thành thử ký giả Inés San Martin, người đồng hương của Đức Phanxicô, cho rằng: cả ở Chile lẫn Peru, chính trị đủ loại có thể quấy rầy chuyến đi của Đức Giáo Hoàng.
Tại Chile
Thực vậy, tại Chile, Tổng Thống Michelle Bachellet và Đức Phanxicô sẽ có một số chuyện để nói với nhau, trong đó, có vấn đề gần như hợp pháp hóa phá thai và các đề xuất về hôn nhân đồng tính cũng như việc Đức Giáo Hoàng cử nhiệm một vị giám mục có liên hệ với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục vị thành niên.
Tuy nhiên, Bachellet sắp sửa mãn nhiệm vì vừa thua Sebastian Pinera trong cuộc tuyển cử vừa qua. Tuy không có cuộc gặp gỡ tư riêng nào với tổng thống sắp nhậm chức, nhưng chắc chắn hai vị sẽ có dịp chào thăm nhau.
Theo Đức Cha Cristian Roncagliolo, phụ tá giám mục Santiago, cuộc bầu cử tổng thống vừa qua đã tạo nên “một môi trường trong đó có nhiều cách nhìn đen-và-trắng, vốn bị cường điệu hóa và do đó, càng làm phân hóa xã hội, với sự tham chiến của giới truyền thông và của các phương tiện truyền thông xã hội càng làm cho cuộc tranh chấp thêm trầm trọng.”
Ngài hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ như “dầu cù là” giúp người ta hướng tới việc “nhìn nhận người khác là anh em, chứ không phải kẻ thù”.
Tại Peru
Peru cũng cho người ta một viễn ảnh tương tự, do vụ ân xá cựu tổng thống Alberto Fujimori của Tổng Thống đương nhiệm Pedro Pablo Kuczynski gây ra. Fujimori bị ngồi tù vì vi phạm nhân quyền do các đội hành quyết quân sự của ông thi hành trong chiến dịch bài khủng bố trong thập niên 1990.
Vấn đề trên vốn chia rẽ xã hội Peru, với nhiều người nghĩ rằng ân xá là một trao đổi chính trị. Nó xẩy ra 3 ngày sau khi con trai của Fujimori từ chối không cho kẻ thù của dương kim tổng thống đa số phiếu để loại ông khỏi chức vụ vì các cáo buộc tham nhũng.
Peru cũng đang lao đao về tai tiếng lạm dụng tình dục của Giáo Hội Công Giáo, mặc dù kẻ bị tố cáo là một giáo dân, sáng lập viên của phong trào có tên là Sodalitium Christianae Vitae. Người này, có tên là Luis Fernando Figari, vốn đã bị các viên chức Peru buộc tội “âm mưu vi phạm các cuộc lạm dụng tình dục, thể lý và tâm lý” và một án tù treo đang lơ lửng trên đầu người này.
Đức Cha Ricardo Garcia của giáo phận Yauyos cho hay “Peru vốn bị chia rẽ lâu nay về các vấn đề chính trị, vì [nhóm khủng bố] Sendero Luminoso, chủ nghĩa Mácxít, chủ nghĩa Fujimori, chủ nghĩa bài Fujimori … chúng tôi chống đối nhau liên tục.”
Nhưng theo ngài, “dân chúng ý thức rõ chúng tôi không thể như thế này mãi được. Chúng tôi phải nuôi hy vọng về một sự đoàn kết khả hữu. Chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, người vốn là Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian, hy vọng đem đến cho chúng tôi sự thúc đẩy chúng tôi cần và giúp chúng tôi dịu xuống.”
Thành thử, cả hai quốc gia hiện đang chia rẽ nặng nề, với một Giáo Hội Công Giáo đâm rễ sâu tuy đang phải đương đầu với việc mất uy tín nhưng vẫn còn hiện diện trên nhiều trận tuyến, một điều đương nhiên Đức Giáo sẽ đề cập tới, căn cứ cả vào hai khẩu hiệu của chuyến đi là “Bình an của Ta ban cho các con” (Chile) và “Hợp nhất trong hy vọng” (Peru).
Kỳ vọng người dân địa phương
Ấy là chưa kể kỳ vọng của người dân địa phương, mong Đức Giáo Hoàng có “giải pháp ma thuật cho mọi vấn đề”. Ít nhất thì đó là kỳ vọng của Valeria Lopez, một luật sự giáo luật đồng hương của Đức Phanxicô, người từng làm việc cho giáo phận Santiago nhiều năm và hiện là thành viên của nhóm Tiếng Nói Công Giáo, một nhóm chuyên giúp người Công Giáo dấn thân trong các vấn đề truyền thông.
Bà cho rằng một đàng, tín hữu địa phương mong Đức Giáo Hoàng “củng cố chúng tôi trong đức tin và đem lại cho chúng tôi một thúc đẩy trong tư cách Giáo Hội.” Mặt khác, họ cũng mong ngài sẽ “động viên các người không tin nhìn người khác với lòng xót thương”.
Bà nói tiếp: “ngoài việc trình bầy sứ điệp Tin Mừng, Đức Giáo Hoàng còn có một sứ điệp xã hội, nhân bản nữa để tác động mọi người chúng tôi.”
Theo giáo dân Javier Peralta, người tổ chức chuyến viếng thăm ở Chile, chương trình ở Santiago phối hợp nhiều yếu tố vốn có đặc tính thực tại quốc gia. Ông nhấn mạnh sự kiện Đức Giáo Hoàng sẽ viếng 1 nhà tù nữ, rất hiếm đối với 1 vị giáo hoàng, dù không phải là chưa có tiền lệ, vì Đức Phanxicô vốn đã thăm 1 nhà tù nữ ở Ý vào năm ngoái.
Peralty cho biết thêm: “sự kiện ngài viếng thăm một nhà tù nữ, nơi các phụ nữ bị tước mất tự do, bị tách ly khỏi gia đình, con cái họ cũng bị cách ly, phần lớn là chủ gia đình và ngồi tù vì các tội liên quan tới buôn bán ma túy, sẽ giúp Đức Giáo Hoàng có dịp đề cập tới nhiều vấn đề cùng một lúc.”
Trên đây có nhắc đến người bản địa Mapuche. Ngày thứ ba của chuyến đi, Đức Phanxicô sẽ tới thăm họ tại thành phố phía nam là Temuco, thuộc vùng La Araucania. Họ chiếm tới 23 phần trăm dân số ở đây. Đây là vùng nghèo nhất Chile.
La Araucanía vốn bị khốn khổ bởi cuộc tranh chấp đất đai có tính lịch sử của người Mapuche với sự ủng hộ của Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên, một nhóm nhỏ của họ đã dùng bạo lực để đấu tranh, thậm chí đốt cả nhà thờ để gây tiếng vang. Ít nhất 17 nhà thờ Kitô Giáo, phần lớn là Công Giáo, đã bị tấn công trong mấy năm qua.
Tại đây, Đức Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ gọi là “Thánh Lễ Vì Tiến Bộ của Các Dân Tộc”. Khoảng 23 người Mapuche sẽ tham dự nghi lễ và dâng lời cầu nguyện bằng tiếng Mapudungun. Sau đó, ngài sẽ dùng bữa trưa với 8 thành viên của cộng đồng này.
Peralta tin rằng quyết định của Đức Giáo Hoàng thăm vùng này giống như việc ngài tới thăm Đảo Lampedusa của Ý, cửa ngõ cho hàng ngàn di dân tới Âu Châu hàng ngày, hay Miến Điện, để rõi sáng vấn đề người Rohingya, nhóm thiểu số bị bách hại nhiều nhất trên thế giới.
Hôm sau, ngài sẽ tới thành phố cảng Iquique, nơi cư trú của hàng ngàn di dân từ các nước lân cận, trốn nghèo đói tới đây tìm cơ may. Tại đây, ngài cũng sẽ gặp 2 nạn nhân của chế độ độc tài Pinochet. Cuộc tranh chấp lâu dài giữa Chile và Bolivia về đường ra biển cũng có thể được nêu lên tại Iquique này vì đây là một con voi ở trong phòng, không ai lại không thấy.
Từ đó, ngài sẽ qua thẳng Lima, thủ đô Peru. Sáng 19, ngài sẽ “đội mũ giáo hoàng xanh” bay tới Puerto Maldonado, thành phố rừng rậm để nói về việc phá rừng cũng như một số vấn đề chống nạn buôn người chẳng hạn. Cuộc viếng thăm này có tính biểu tượng cao vì năm tới ngài sẽ triệu tập thượng hội đồng đặc biệt về vùng Amazon
Theo Đức Cha Garcia, một giám mục xuất thân từ Opus Dei, “người bản địa Vùng Amzon là người nghèo nhất ở Peru, và điều quan trọng là Đức Giáo Hoàng rọi sáng hoàn cảnh của họ.”
Ngày 20, ngài sẽ tới Trujillo, nơi xẩy ra trận bão lụt El Nino khiến nhiều người thiệt mạng và hàng ngàn người hiện vẫn còn phải sống trong lều tạm sau khi mất hết mọi sự.
Việc tái thiết thành phố hết sức chậm chạp và người ta từ từ mất hết hy vọng. Đức Cha Garcia cho rằng “Hy vọng cũng có nghĩa có khả năng chờ đợi. Nhưng những người này đã chờ quá lâu rồi,” ngài hy vọng “chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ làm sống lại mối hy vọng này.”