Mới tuần trước, Tổng Thống Trump thưa với Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng ông sẽ đọc thông điệp Laudato Si’ về môi trường và thay đổi khí hậu của ngài. Nhưng căn cứ vào các biến cố ngày 1 tháng Sáu hôm qua, rõ ràng một là ông chưa đọc thông điệp này, hai là ông không đồng ý với những gì Đức Phanxicô viết trong đó.
Quả thế, ngày 1 tháng 6, tại Vườn Hồng, Ông Trump đã tuyên bố rằng Hiệp Chúng Quốc sẽ rút chân ra khỏi Hiệp Định Khí Hậu Paris, một hiệp định mà hầu như mọi quốc gia trên quả địa cầu này đều đã tham gia để giảm thiểu các hậu quả của việc thay đổi khí hậu. Như thế, Hoa Kỳ cùng với Syria và Nicaraguay là ba nước duy nhất không cam kết đối với các giới hạn tự nguyện ghi trong hiệp định.
Khắp Hoa Kỳ và thế giới, các nhà lãnh đạo Công Giáo nhanh chóng lên tiếng tỏ ý lo ngại. Sau đây, theo tạp chí America, là một số lo ngại này:
Các giám mục Hoa Kỳ
Đức Cha Oscar Cant của Las Cruces, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình Quốc Tế của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã ra một tuyên bố như sau: “Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cùng với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và toàn thể Giáo Hội Công Giáo, vốn nhất quán đề cao hiệp định Paris như bộ máy quốc tế quan trọng để cổ vũ việc quản lý môi trường và khuyến khích giảm thiểu việc thay đổi khí hậu. Quyết định của Tổng Thống không tôn trọng sự cam kết của Hiệp Chúng Quốc đối với hiệp định Paris là điều gây bối rối sâu xa.
“Thánh Kinh khẳng định giá trị của việc săn sóc tạo thế và săn sóc lẫn nhau trong tình liên đới. Hiệp định Paris là một thỏa thuận quốc tế nhằm cổ vũ các giá trị này. Quyết định của Tổng Thống Trump sẽ có hại cho nhân dân Hiệp Chúng Quốc và thế giới, nhất là những người nghèo nhất, những cộng đồng dễ bị thương tổn hơn cả. Các tác động của việc thay đổi khí hậu đã được cảm nghiệm qua việc dâng cao mực nước biển, những vụ tan băng đá, nhiều cơn bão tăng tốc, và nhiều vụ hạn hán thường xuyên hơn.Tôi chỉ có thể hy vọng rằng: Tổng Thống sẽ đề xuất các phương cách cụ thể nhằm giải quyết việc thay đổi khí hậu hoàn cầu và cổ vũ việc quản lý môi trường”.
Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Khoa Học và Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Học Xã Hội
Sáng ngày 1 tháng Sáu, nhật báo Ý la Repubblica cho đăng cuộc phỏng vấn Đức Cha Marcelo Sánchez Sorondo thuộc Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Khoa Học. Ngài gọi hành động của Tổng Thống Trump là một “thảm họa” và là một “cái vả vào mặt” Vatican. Trả lời một câu hỏi về mối liên hệ của Giáo Hội với khoa học, Đức Cha Sorondo nhận định rằng chủ trương coi thế giới không thể nào tiếp tục sống được nếu không dựa vào cácbon và dầu hỏa cũng “giống như nói rằng trái đất không tròn vậy”. Ngài cũng cho rằng việc rút chân ra này là kết quả của việc dựa vào các sắc lệnh tổng thống để chống lại việc thay đổi khí hậu.
Cơ quan Viện Trợ Công Giáo
Bill O’Keefe, phó chủ tịch phụ trách việc cổ vũ và liên hệ với chính phủ của Cơ Quan Viện Trợ Công Giáo, nhận định rằng “Là một cơ quan nhân đạo quốc tế, chúng tôi chạm trán với các thực tại của việc thay đổi khí hậu mỗi ngày và thấy rõ tác động tàn hại đối với sinh mạng con người được chúng tôi phục vụ. Con người trên khắp thế giới, đặc biệt những người góp phần ít nhất vào việc hâm nóng hoàn cầu, sẽ ra tệ hơn do quyết định hôm nay”.
Ông nói thêm: “Chúng ta phải lắng nghe tiếng kêu của người nghèo. Rút chân ra khỏi (Hiệp Định) Paris và cắt giảm ngoại viện là một cú đấm kép đối với hàng triệu người khắp thế giới. Không có sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, dù hết sức bất toàn, các vấn đề sẽ ung thối, người người sẽ đau khổ, và cuối cùng, chúng ta sẽ cảm thấy các hậu quả bất ổn, buộc phải di dân, và tranh chấp”.
Mạng Lưới Hành Động Phan Sinh
Theo một tuyên bố được phổ biến hôm nay của Mạng Lưới Hành Động Phan Sinh, lời công bố của Tổng Thống Trump rút chân Hiệp Chúng Quốc ra khỏi Hiệp Định Khí Hậu Paris năm 2015 là một quyết định “có những hậu quả gây thảm họa cho trái đất và mọi sinh vật”.
Tổng Giám Đốc Mạng Lưới này, Patrick Carolan, nói rằng “Các vấn đề như nghèo đói và di dân có liên hệ với cuộc khủng hoảng khí hậu. Khi không có nước, mùa màng sẽ thất thu và người ta lâm cảnh nghèo. Cảnh nghèo cùng khắp và cảnh hiếm hoi tài nguyên dẫn tới việc di dân ồ ạt. Khi các quốc gia to lớn như Hiệp Chúng Quốc bác bỏ sự có thực của cuộc khủng hoảng khí hậu và rút chân ra khỏi các cam kết đòi chúng ta phải có trách nhiệm góp phần vào việc hạn chế sự gia tăng nhiệt độ khắp hoàn cầu, thì quả chúng ta đang quay lưng đối với người nghèo và người kém thế, môt việc trực tiếp đi ngược lại các giá trị Phan Sinh và Kitô Giáo của chúng tôi”.
Khoa Thần Học Đại Học Notre Dame
J. Matthew Ashley, Giáo Sư Thần Học và Chủ Tịch Phân Khoa Thần Học của Đại Học Notre Dame, hôm qua đã điện thư (e-mailed) một lời tuyên bố dự ứng cho quyết định hôm nay: “Đáp ứng một cách năng nổ và có tính tác động đối với việc thay đổi khí hậu là một nguyên tắc cốt lõi trong thông điệp Laudato Si’ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, không những vì tác động tàn hại của nó đối với các hệ sinh thái tự nhiên, mà còn vì nó gây nên các đau khổ bất tương xứng cho người nghèo, là những người không có tài nguyên tài chánh để tránh được hay giảm thiểu được các hậu quả của nó”.
“Quyết định này, do đó, không những là một việc từ chối quyền lãnh đạo đối với một vấn đề Hiệp Chúng Quốc lâu nay vẫn lãnh đạo, mà còn là một cuộc kình chống trực tiếp với tín lý Công Giáo, như đã được trình bầy trong thông điệp”.
Phong Trào Khí Hậu Hoàn Cầu Công Giáo
Tomás Insua, Tổng Giám Đốc Phong Trào Khí Hậu Hoàn Cầu Công Giáo, vừa đưa ra lời tuyên bố sau đây: “Việc Ông Trump rút chân ra khỏi Hiệp Định Paris là một hành động lạc hậu và vô luân. Người Công Giáo buồn và giận khi Ông Trump không lắng nghe Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau cuộc hội kiến tuần rồi. Tuy nhiên, thế giới vẫn sẽ tiếp tục tăng tốc hành động về khí hậu, bất chấp chủ trương thụt lùi của Bạch Ốc”.
“Là những người có đức tin, chúng ta sẽ tiếp tục hành động bên trong Giáo Hội, và thúc giục các nhà lãnh đạo do dân bầu ở Hiệp Chúng Quốc và khắp nơi trên thế giới thực hiện các thay đổi cần thiết để giữ cho việc hâm nóng hoàn cầu ở mức 1.5 độ bách phân. Quyết định của Ông Trump chỉ làm vững thêm quyết tâm của chúng ta nhất định vận động gia đình hòan cầu gồm 1 tỷ 200 triệu người Công Giáo giảm việc thải khí, làm áp lực để xã hội thay đổi, và phổ biến sứ điệp Laudato Si’ của Đức Giáo Hoàng nhằm bảo vệ căn nhà chung của chúng ta”.
“Chúng ta sẽ mãi lấy hứng từ đức tin, từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và từ Laudato Si’ trong việc làm của ta, ghi nhớ mãi câu này trong thông diệp: ‘Dù trật tự thế giới hiện nay chứng tỏ bất lực trong việc đảm nhận các trách nhiệm của nó, các cá nhân và nhóm ở địa phương có thể tạo nên sự khác biệc có thực chất’ (Laudato Si 179)”.
Thay Đổi Khí Hậu Công Giáo
Các nhà lãnh đạo của 11 tổ chức Công Giáo đã ký một lá thư bày tỏ “sự thất vọng sâu xa” đối với quyết định của Tổng Thống Trump nhằm rút chân Hiệp Chúng Quốc ra khỏi Hiệp Định Paris và ngưng việc đóng góp của nó vào Qũy Khí Hậu Xanh của LHQ nhằm giúp các nước nghèo hơn đương đầu với việc thay đổi khí hậu. Lá thư này, do Giao Ước Khí Hậu Công Giáo đứng ra tổ chức, tiếp theo tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ra ngày hôm nay thúc giục Tổng Thống Trump “tôn trọng Hiệp Định Paris” và việc các giám mục ủng hộ Quỹ Khí Hậu Xanh.
Lá thư bắt đầu bằng việc mô tả việc thay đổi khí hậu đã gây hại như thế nào đối với gia đình nhân loại, nhất là người nghèo và người bị hắt hủi. Sau đó, lá thư nhấn mạnh rằng từ Sứ Điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 1990 của Thánh Gioan Phaolô II trở đi, Giáo Hội Công Giáo luôn nhìn nhận việc thay đổi khí hậu là một vấn đề luân lý để ấn định ra các cam kết chủ chốt cho Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo.
Ngoài ra, lá thư còn nhận định rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, 15,000 người CG Hoa Kỳ, đa số người Hoa Kỳ thuộc mọi tiểu bang, và hàng trăm doanh nghiệp Hoa Kỳ, kể cả các công ty dầu khí lớn, đã ủng hộ hiệp định về thay đổi khí hậu. Rồi lá thư khẩn khoản yêu cầu Tổng Thống Trump xem xét lại quyết định rút chân Hiệp Chúng Quốc ra khỏi Hiệp Định Paris và ngưng các đóng góp của Hoa Kỳ vào Qũy Khí Hậu Xanh của ông.
Các người ký thự vào lá thư này gồm có các đại diện của Giao Ước Khí Hậu Công Giáo, Các Cơ Quan Bác Ái Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu, Hiệp Hội Y Tế Công Giáo và Hội Đồng Lãnh Đạo các Nữ Tu và nhiều tổ chức Công Giáo khác.
Dân Biểu Paul Ryan
Tuy nhiên, không phải mọi người Công Giáo nổi tiếng đều phê phán quyết định của Tổng Thống Trump. Chủ Tịch Hạ Viện, Paul Ryan (R-WI) đưa ra lời tuyên bố sau đây về quyết định này:
“Hiệp Định Khí Hậu Paris đơn giản chỉ là một thương lượng không công bằng (raw deal) đối với Hoa Kỳ. Ký bởi Tổng Thống Obama không có sự chuẩn nhận của Thượng Viện, nó có thể nâng cao giá năng lượng, đánh mạnh nhất các người Hoa Kỳ lương trung bình và lương thấp. Để có thể mở trói cho sức mạnh của nền kinh tề Hoa Kỳ, chính phủ chúng ta phải khuyến khích việc sản xuất ra năng lượng Hoa Kỳ, tôi ca ngợi Tổng Thống Trump đã chu toàn cam kết của ông với nhân dân Hoa Kỳ và rút chân ra khỏi vụ thương lượng tồi tệ này”.
Tòa Thánh và việc thay đổi khí hậu
Ký giả Inés San Martín của tờ Crux, khi tường trình về cuộc phỏng vấn Đức Cha Sorondo, cho biết tại sao ngài nói đây là một cái vả vào mặt Vatican: ngài không biết trong cuộc yết kiến Đức Phanxicô, Ông Trump đã nói gì với Đức Giáo Hoàng, nhưng rõ ràng khi gặp Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh, ông có nói chuyện với Đức Hồng Y về thay đổi khí hậu.
Theo Đức Cha, Tổng Thống Hoa Kỳ, từ lâu, vốn nói tới việc rút khỏi Hiệp Định khí hậu, vì việc này do “nhóm vận động dầu hỏa ở hành lang” xúi bẩy. Đây là một điều phi lý, chỉ vì nhu cầu làm tiền.
Ngài không tha Ông Obama, cho rằng “dù sao cũng phải nói rằng điều bất hạnh là Obama một phần có lỗi đối với tình huống này” vì đã giải quyết nó bằng một sắc lệnh tổng thống, nên đã bị một tổng thống khác lật ngược lại. Không ai giải quyết vấn đề một cách rốt ráo và dài hạn.
Ký giả Martín cũng cho hay: không phải ai trong kỹ nghệ dầu hỏa cũng ủng hộ việc rút chân ra này. Tổng Giám Đốc của Exxon Mobil là Daren W. Woods, mới đây có viết rằng ở lại Hiệp Định là điều khôn ngoan.
Một nhóm các công ty vĩ đại mới đây đăng trên các tờ New York Times, New York Post và The Wall Street Journal trọn một trang quảng cao nhận định rằng “Nhờ mở rộng thị trường vào các kỹ thuật sạch có tính canh tân, Hiệp Định này sẽ sản sinh ra công ăn việc làm và sự phát triển kinh tế. Các công ty Hoa Kỳ đang ở vị trí tốt để dẫn đầu các thị trường này”.
Cũng nên biết Hiệp Định Paris là hiệp định nổi tiếng được hầu hết các quốc gia (195 nước) trên hế giới ký chấp thuận hồi tháng 12 năm 2015. Mục đích là cắt giảm phân nửa việc thải khí cácbon để tránh việc gia tăng nhiệt độ khí hậu khoảng 2 độ bách phân hay 3.6 độ Fahrenheit.
Đó là mức mà các cuộc nghiên cứu khoa học cho là thế giới sẽ bị khóa kín trong các hậu quả thảm hại, trong đó có việc dâng cao mực nước biển, hạn hán và lụt lội nghiêm trọng, thiếu hụt lương thực và nước uống cùng khắp, và rất nhiều trận bão phá hoại hơn nữa.
Hiệp định này một phần có tính trói buộc, một phần có tính tự nguyện, và có hiệu lực vào năm 2020.
Ngay trước khi Hiệp Định được ký kết, Vatican đã là người dẫn đầu về các quan tâm đối với môi trường. Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI, “vị giáo hoàng xanh” khởi thủy, từng cho đặt các tấm thu sức nóng của mặt trời để sản xuất đủ năng lượng cho tiểu quốc của ngài và từ ngày từ nhiệm, vẫn dùng chiếc xe chạy bằng điện.
Các biện pháp trên càng được tăng cường dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô. Vị giáo hoàng này công khai ủng hộ Hiệp Định Khí Hậu Paris, nên đã lo liệu để thông điệp Laudato Si’ về môi trường của ngài được công bố trước hội nghị khí hậu Paris, đủ thì giờ ảnh hưởng tới kết quả của nó.
Và như mọi người biết, khi tiếp Tổng Thống Trump tại Vatican, ngài tặng ông bản sao thông điệp này. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là thông cáo báo chí của Tòa Thánh về cuộc tiếp kiến này đã không nhắc gì tới việc thay đổi khí hậu.
Quả thế, ngày 1 tháng 6, tại Vườn Hồng, Ông Trump đã tuyên bố rằng Hiệp Chúng Quốc sẽ rút chân ra khỏi Hiệp Định Khí Hậu Paris, một hiệp định mà hầu như mọi quốc gia trên quả địa cầu này đều đã tham gia để giảm thiểu các hậu quả của việc thay đổi khí hậu. Như thế, Hoa Kỳ cùng với Syria và Nicaraguay là ba nước duy nhất không cam kết đối với các giới hạn tự nguyện ghi trong hiệp định.
Khắp Hoa Kỳ và thế giới, các nhà lãnh đạo Công Giáo nhanh chóng lên tiếng tỏ ý lo ngại. Sau đây, theo tạp chí America, là một số lo ngại này:
Các giám mục Hoa Kỳ
Đức Cha Oscar Cant của Las Cruces, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình Quốc Tế của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã ra một tuyên bố như sau: “Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cùng với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và toàn thể Giáo Hội Công Giáo, vốn nhất quán đề cao hiệp định Paris như bộ máy quốc tế quan trọng để cổ vũ việc quản lý môi trường và khuyến khích giảm thiểu việc thay đổi khí hậu. Quyết định của Tổng Thống không tôn trọng sự cam kết của Hiệp Chúng Quốc đối với hiệp định Paris là điều gây bối rối sâu xa.
“Thánh Kinh khẳng định giá trị của việc săn sóc tạo thế và săn sóc lẫn nhau trong tình liên đới. Hiệp định Paris là một thỏa thuận quốc tế nhằm cổ vũ các giá trị này. Quyết định của Tổng Thống Trump sẽ có hại cho nhân dân Hiệp Chúng Quốc và thế giới, nhất là những người nghèo nhất, những cộng đồng dễ bị thương tổn hơn cả. Các tác động của việc thay đổi khí hậu đã được cảm nghiệm qua việc dâng cao mực nước biển, những vụ tan băng đá, nhiều cơn bão tăng tốc, và nhiều vụ hạn hán thường xuyên hơn.Tôi chỉ có thể hy vọng rằng: Tổng Thống sẽ đề xuất các phương cách cụ thể nhằm giải quyết việc thay đổi khí hậu hoàn cầu và cổ vũ việc quản lý môi trường”.
Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Khoa Học và Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Học Xã Hội
Sáng ngày 1 tháng Sáu, nhật báo Ý la Repubblica cho đăng cuộc phỏng vấn Đức Cha Marcelo Sánchez Sorondo thuộc Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Khoa Học. Ngài gọi hành động của Tổng Thống Trump là một “thảm họa” và là một “cái vả vào mặt” Vatican. Trả lời một câu hỏi về mối liên hệ của Giáo Hội với khoa học, Đức Cha Sorondo nhận định rằng chủ trương coi thế giới không thể nào tiếp tục sống được nếu không dựa vào cácbon và dầu hỏa cũng “giống như nói rằng trái đất không tròn vậy”. Ngài cũng cho rằng việc rút chân ra này là kết quả của việc dựa vào các sắc lệnh tổng thống để chống lại việc thay đổi khí hậu.
Cơ quan Viện Trợ Công Giáo
Bill O’Keefe, phó chủ tịch phụ trách việc cổ vũ và liên hệ với chính phủ của Cơ Quan Viện Trợ Công Giáo, nhận định rằng “Là một cơ quan nhân đạo quốc tế, chúng tôi chạm trán với các thực tại của việc thay đổi khí hậu mỗi ngày và thấy rõ tác động tàn hại đối với sinh mạng con người được chúng tôi phục vụ. Con người trên khắp thế giới, đặc biệt những người góp phần ít nhất vào việc hâm nóng hoàn cầu, sẽ ra tệ hơn do quyết định hôm nay”.
Ông nói thêm: “Chúng ta phải lắng nghe tiếng kêu của người nghèo. Rút chân ra khỏi (Hiệp Định) Paris và cắt giảm ngoại viện là một cú đấm kép đối với hàng triệu người khắp thế giới. Không có sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, dù hết sức bất toàn, các vấn đề sẽ ung thối, người người sẽ đau khổ, và cuối cùng, chúng ta sẽ cảm thấy các hậu quả bất ổn, buộc phải di dân, và tranh chấp”.
Mạng Lưới Hành Động Phan Sinh
Theo một tuyên bố được phổ biến hôm nay của Mạng Lưới Hành Động Phan Sinh, lời công bố của Tổng Thống Trump rút chân Hiệp Chúng Quốc ra khỏi Hiệp Định Khí Hậu Paris năm 2015 là một quyết định “có những hậu quả gây thảm họa cho trái đất và mọi sinh vật”.
Tổng Giám Đốc Mạng Lưới này, Patrick Carolan, nói rằng “Các vấn đề như nghèo đói và di dân có liên hệ với cuộc khủng hoảng khí hậu. Khi không có nước, mùa màng sẽ thất thu và người ta lâm cảnh nghèo. Cảnh nghèo cùng khắp và cảnh hiếm hoi tài nguyên dẫn tới việc di dân ồ ạt. Khi các quốc gia to lớn như Hiệp Chúng Quốc bác bỏ sự có thực của cuộc khủng hoảng khí hậu và rút chân ra khỏi các cam kết đòi chúng ta phải có trách nhiệm góp phần vào việc hạn chế sự gia tăng nhiệt độ khắp hoàn cầu, thì quả chúng ta đang quay lưng đối với người nghèo và người kém thế, môt việc trực tiếp đi ngược lại các giá trị Phan Sinh và Kitô Giáo của chúng tôi”.
Khoa Thần Học Đại Học Notre Dame
J. Matthew Ashley, Giáo Sư Thần Học và Chủ Tịch Phân Khoa Thần Học của Đại Học Notre Dame, hôm qua đã điện thư (e-mailed) một lời tuyên bố dự ứng cho quyết định hôm nay: “Đáp ứng một cách năng nổ và có tính tác động đối với việc thay đổi khí hậu là một nguyên tắc cốt lõi trong thông điệp Laudato Si’ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, không những vì tác động tàn hại của nó đối với các hệ sinh thái tự nhiên, mà còn vì nó gây nên các đau khổ bất tương xứng cho người nghèo, là những người không có tài nguyên tài chánh để tránh được hay giảm thiểu được các hậu quả của nó”.
“Quyết định này, do đó, không những là một việc từ chối quyền lãnh đạo đối với một vấn đề Hiệp Chúng Quốc lâu nay vẫn lãnh đạo, mà còn là một cuộc kình chống trực tiếp với tín lý Công Giáo, như đã được trình bầy trong thông điệp”.
Phong Trào Khí Hậu Hoàn Cầu Công Giáo
Tomás Insua, Tổng Giám Đốc Phong Trào Khí Hậu Hoàn Cầu Công Giáo, vừa đưa ra lời tuyên bố sau đây: “Việc Ông Trump rút chân ra khỏi Hiệp Định Paris là một hành động lạc hậu và vô luân. Người Công Giáo buồn và giận khi Ông Trump không lắng nghe Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau cuộc hội kiến tuần rồi. Tuy nhiên, thế giới vẫn sẽ tiếp tục tăng tốc hành động về khí hậu, bất chấp chủ trương thụt lùi của Bạch Ốc”.
“Là những người có đức tin, chúng ta sẽ tiếp tục hành động bên trong Giáo Hội, và thúc giục các nhà lãnh đạo do dân bầu ở Hiệp Chúng Quốc và khắp nơi trên thế giới thực hiện các thay đổi cần thiết để giữ cho việc hâm nóng hoàn cầu ở mức 1.5 độ bách phân. Quyết định của Ông Trump chỉ làm vững thêm quyết tâm của chúng ta nhất định vận động gia đình hòan cầu gồm 1 tỷ 200 triệu người Công Giáo giảm việc thải khí, làm áp lực để xã hội thay đổi, và phổ biến sứ điệp Laudato Si’ của Đức Giáo Hoàng nhằm bảo vệ căn nhà chung của chúng ta”.
“Chúng ta sẽ mãi lấy hứng từ đức tin, từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và từ Laudato Si’ trong việc làm của ta, ghi nhớ mãi câu này trong thông diệp: ‘Dù trật tự thế giới hiện nay chứng tỏ bất lực trong việc đảm nhận các trách nhiệm của nó, các cá nhân và nhóm ở địa phương có thể tạo nên sự khác biệc có thực chất’ (Laudato Si 179)”.
Thay Đổi Khí Hậu Công Giáo
Các nhà lãnh đạo của 11 tổ chức Công Giáo đã ký một lá thư bày tỏ “sự thất vọng sâu xa” đối với quyết định của Tổng Thống Trump nhằm rút chân Hiệp Chúng Quốc ra khỏi Hiệp Định Paris và ngưng việc đóng góp của nó vào Qũy Khí Hậu Xanh của LHQ nhằm giúp các nước nghèo hơn đương đầu với việc thay đổi khí hậu. Lá thư này, do Giao Ước Khí Hậu Công Giáo đứng ra tổ chức, tiếp theo tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ra ngày hôm nay thúc giục Tổng Thống Trump “tôn trọng Hiệp Định Paris” và việc các giám mục ủng hộ Quỹ Khí Hậu Xanh.
Lá thư bắt đầu bằng việc mô tả việc thay đổi khí hậu đã gây hại như thế nào đối với gia đình nhân loại, nhất là người nghèo và người bị hắt hủi. Sau đó, lá thư nhấn mạnh rằng từ Sứ Điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 1990 của Thánh Gioan Phaolô II trở đi, Giáo Hội Công Giáo luôn nhìn nhận việc thay đổi khí hậu là một vấn đề luân lý để ấn định ra các cam kết chủ chốt cho Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo.
Ngoài ra, lá thư còn nhận định rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, 15,000 người CG Hoa Kỳ, đa số người Hoa Kỳ thuộc mọi tiểu bang, và hàng trăm doanh nghiệp Hoa Kỳ, kể cả các công ty dầu khí lớn, đã ủng hộ hiệp định về thay đổi khí hậu. Rồi lá thư khẩn khoản yêu cầu Tổng Thống Trump xem xét lại quyết định rút chân Hiệp Chúng Quốc ra khỏi Hiệp Định Paris và ngưng các đóng góp của Hoa Kỳ vào Qũy Khí Hậu Xanh của ông.
Các người ký thự vào lá thư này gồm có các đại diện của Giao Ước Khí Hậu Công Giáo, Các Cơ Quan Bác Ái Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu, Hiệp Hội Y Tế Công Giáo và Hội Đồng Lãnh Đạo các Nữ Tu và nhiều tổ chức Công Giáo khác.
Dân Biểu Paul Ryan
Tuy nhiên, không phải mọi người Công Giáo nổi tiếng đều phê phán quyết định của Tổng Thống Trump. Chủ Tịch Hạ Viện, Paul Ryan (R-WI) đưa ra lời tuyên bố sau đây về quyết định này:
“Hiệp Định Khí Hậu Paris đơn giản chỉ là một thương lượng không công bằng (raw deal) đối với Hoa Kỳ. Ký bởi Tổng Thống Obama không có sự chuẩn nhận của Thượng Viện, nó có thể nâng cao giá năng lượng, đánh mạnh nhất các người Hoa Kỳ lương trung bình và lương thấp. Để có thể mở trói cho sức mạnh của nền kinh tề Hoa Kỳ, chính phủ chúng ta phải khuyến khích việc sản xuất ra năng lượng Hoa Kỳ, tôi ca ngợi Tổng Thống Trump đã chu toàn cam kết của ông với nhân dân Hoa Kỳ và rút chân ra khỏi vụ thương lượng tồi tệ này”.
Tòa Thánh và việc thay đổi khí hậu
Ký giả Inés San Martín của tờ Crux, khi tường trình về cuộc phỏng vấn Đức Cha Sorondo, cho biết tại sao ngài nói đây là một cái vả vào mặt Vatican: ngài không biết trong cuộc yết kiến Đức Phanxicô, Ông Trump đã nói gì với Đức Giáo Hoàng, nhưng rõ ràng khi gặp Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh, ông có nói chuyện với Đức Hồng Y về thay đổi khí hậu.
Theo Đức Cha, Tổng Thống Hoa Kỳ, từ lâu, vốn nói tới việc rút khỏi Hiệp Định khí hậu, vì việc này do “nhóm vận động dầu hỏa ở hành lang” xúi bẩy. Đây là một điều phi lý, chỉ vì nhu cầu làm tiền.
Ngài không tha Ông Obama, cho rằng “dù sao cũng phải nói rằng điều bất hạnh là Obama một phần có lỗi đối với tình huống này” vì đã giải quyết nó bằng một sắc lệnh tổng thống, nên đã bị một tổng thống khác lật ngược lại. Không ai giải quyết vấn đề một cách rốt ráo và dài hạn.
Ký giả Martín cũng cho hay: không phải ai trong kỹ nghệ dầu hỏa cũng ủng hộ việc rút chân ra này. Tổng Giám Đốc của Exxon Mobil là Daren W. Woods, mới đây có viết rằng ở lại Hiệp Định là điều khôn ngoan.
Một nhóm các công ty vĩ đại mới đây đăng trên các tờ New York Times, New York Post và The Wall Street Journal trọn một trang quảng cao nhận định rằng “Nhờ mở rộng thị trường vào các kỹ thuật sạch có tính canh tân, Hiệp Định này sẽ sản sinh ra công ăn việc làm và sự phát triển kinh tế. Các công ty Hoa Kỳ đang ở vị trí tốt để dẫn đầu các thị trường này”.
Cũng nên biết Hiệp Định Paris là hiệp định nổi tiếng được hầu hết các quốc gia (195 nước) trên hế giới ký chấp thuận hồi tháng 12 năm 2015. Mục đích là cắt giảm phân nửa việc thải khí cácbon để tránh việc gia tăng nhiệt độ khí hậu khoảng 2 độ bách phân hay 3.6 độ Fahrenheit.
Đó là mức mà các cuộc nghiên cứu khoa học cho là thế giới sẽ bị khóa kín trong các hậu quả thảm hại, trong đó có việc dâng cao mực nước biển, hạn hán và lụt lội nghiêm trọng, thiếu hụt lương thực và nước uống cùng khắp, và rất nhiều trận bão phá hoại hơn nữa.
Hiệp định này một phần có tính trói buộc, một phần có tính tự nguyện, và có hiệu lực vào năm 2020.
Ngay trước khi Hiệp Định được ký kết, Vatican đã là người dẫn đầu về các quan tâm đối với môi trường. Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI, “vị giáo hoàng xanh” khởi thủy, từng cho đặt các tấm thu sức nóng của mặt trời để sản xuất đủ năng lượng cho tiểu quốc của ngài và từ ngày từ nhiệm, vẫn dùng chiếc xe chạy bằng điện.
Các biện pháp trên càng được tăng cường dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô. Vị giáo hoàng này công khai ủng hộ Hiệp Định Khí Hậu Paris, nên đã lo liệu để thông điệp Laudato Si’ về môi trường của ngài được công bố trước hội nghị khí hậu Paris, đủ thì giờ ảnh hưởng tới kết quả của nó.
Và như mọi người biết, khi tiếp Tổng Thống Trump tại Vatican, ngài tặng ông bản sao thông điệp này. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là thông cáo báo chí của Tòa Thánh về cuộc tiếp kiến này đã không nhắc gì tới việc thay đổi khí hậu.