Theo tin của Zenit ngày 26 tháng Năm, Đức Cha Michel Sabbah, nguyên Thượng Phụ Latinh của Giêrusalem và hiện là chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Các Vị Bản Quyền Công Giáo tại Đất Thánh, vừa dành cho hãng thông tấn Công Giáo này một cuộc phỏng vấn. Trong đó, ngài cho rằng “Tòa Thánh có thể đóng một vai trò độc đáo trong việc hòa giải tại Đất Thánh giữa người Do Thái và người Palestine. Cả hai phía đều nhìn nhận Tòa Thánh. Tòa Thánh đứng trên các bên… Nó là một thực thể độc đáo có thể đứng làm trung gian”.
Ngài nói như trên trong khi “một số người, cũng sống tại đây, tại xứ sở này, nhưng xem ra đã quen sống với bi kịch, với cái chết hàng ngày và hận thù lẫn nhau”.
Được hỏi Tòa Thánh có thể giúp được gì trong cuộc đối thoại Do Thái – Palestine, Đức Cha trả lời: “tôi tin Tòa Thánh có thể đóng một vai trò độc đáo trong việc hòa giải tại Đất Thánh giữa người Do Thái và người Palestine. Cả hai phía đều nhìn nhận Tòa Thánh. Tòa Thánh đứng trên các bên. Tòa Thánh có các giá trị Tin Mừng để trình bày với thế giới, mà không bị vướng vào các nan đề của thế giới. Bởi thế, tôi tin Tòa Thánh là một thực thể độc đáo có thể đứng làm trung gian, nhất là vào lúc này và trong thế bế tắc này của tình hình hiện nay. Không còn gì khác ngoài Tòa Thánh. Ở Do Thái và trong thế giới Do Thái Giáo, có số người rất đông muốn thấy bi kịch đang diễn ra ở Đất Thánh này kết thúc. Tôi hy vọng Tòa Thánh có thể thực sự đem lại cho Đất Thánh nền hòa bình mà Chúa Kitô đã đem đến cho toàn thể thế giới và cho nơi ấy, nơi Người sinh hạ, tức Giêrusalem và toàn cõi Đất Thánh".
Ủy Ban do Đức Cha Sabbah làm chủ tịch cũng vừa phát hành một thông cáo báo chí về việc bình thường hóa để phản ảnh tình thế hiện nay. Theo ngài, tình thế tranh chấp giữa người Palestine và người Do Thái, "bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, cho đến nay, chưa bao giờ kết thúc. Đã có nhiều cuộc chiến tranh và đụng độ giữa hai bên, mà không làm sao kết thúc các thù nghịch lẫn nhau. Trong tình thế tranh chấp này, tình thế gây tổn thương tác hoác này, hàng ngày không biết bao nhiêu người đàn ông, đàn bà và trẻ em phải đau khổ hoặc chết chóc.
Dường như họ bị bỏ quên. Một số người, cũng sống ở xứ sở này, nhưng xem ra đã quen sống với bi kịch, với cái chết hàng ngày và hận thù lẫn nhau. Điều này cũng đúng đối với nhiều du khách, chính trị gia, chức sắc Giáo Hội, khách hành hương, hình như đến rồi về nhà, coi tình hình ở đây dường như bình thường, như không có tranh chấp, không có bất công chi để mà chỉnh sửa, chẳng có cuộc chiếm đóng quân sự nào để kết liễu, tóm lại, chẳng hề có hai dân tộc nào để mà giảng hòa. Một cuộc đối thoại được thể hiện ở đây nên có một ưu tư, một lời cầu nguyện cho thực tại đang sống, để cuộc tranh chấp kết thúc và hai dân tộc cuối cùng có thể được hòa giải và thực sự khởi đầu một tình thế bình thường".
Đức Cha nhận định thêm rằng: hiện nay, "một bên ý thức được việc cơn bệnh hiện tại cần được chữa lành; còn bên kia thì sợ bị phỏng tay hoặc nghĩ rằng bất cứ sự can thiệp nào cũng vô dụng và vấn đề hoàn toàn có tính cách chính trị, chứ không có một chiều kích nhân bản nào cần được họ chú ý, yêu thương và hành động. Chúng tôi không kêu gọi nổi loạn, nhưng hoàn tất lời cầu nguyện trong nhà Chúa bằng cách nhìn vào những gì đang diễn ra ở đường phố, và bằng cách yêu thương quan tâm tới những con người nhân bản đang đau khổ và yêu thương tìm cách giúp hàn gắn các vết thương của rất nhiều người đau khổ".
Đức Cha Sabbah cho rằng "về phía các nhà cầm quyền chính trị cũng như cơ cấu của Giáo Hội, tình hình gọi là “chính trị” ở đây đang bị coi như một cấm kỵ đối với Giáo Hội. Trong khi thực ra, tình hình không phải chỉ có tính cách chính trị, nó là một tình hình “nhân bản” trong đó, con người nam nữ đang chịu đau khổ, mà ta phải giúp đỡ, và điều hết sức thiết yếu là phải ý thức được sự hiện hữu và các đau khổ của họ, chứ không nên có thái độ của người nhà giầu trong dụ ngôn của Tin Mừng, người thiếu khả năng nhìn thấy người nghèo Ladarô nằm ở cổng nhà mình. Tóm lại, đây không phải chuyện tham gia chính trị mà là nhìn thấy “con người nhân bản” đang chịu đau khổ. Đối với Giáo Hội, đối với mọi Kitô Hữu, đối với Chúa Giêsu Kitô, mọi sự có tính nhân bản đều có liên quan với chúng ta. Và những gì đang diễn ra hôm nay ở Do Thái-Palestine đơn giản chỉ là một tình huống nhân bản hết sức bệnh hoạn mà ta cần phải ý thức được để có thể và phải có can đảm yêu thương và nói lời gì đó để chữa lành".
Ngài nói như trên trong khi “một số người, cũng sống tại đây, tại xứ sở này, nhưng xem ra đã quen sống với bi kịch, với cái chết hàng ngày và hận thù lẫn nhau”.
Được hỏi Tòa Thánh có thể giúp được gì trong cuộc đối thoại Do Thái – Palestine, Đức Cha trả lời: “tôi tin Tòa Thánh có thể đóng một vai trò độc đáo trong việc hòa giải tại Đất Thánh giữa người Do Thái và người Palestine. Cả hai phía đều nhìn nhận Tòa Thánh. Tòa Thánh đứng trên các bên. Tòa Thánh có các giá trị Tin Mừng để trình bày với thế giới, mà không bị vướng vào các nan đề của thế giới. Bởi thế, tôi tin Tòa Thánh là một thực thể độc đáo có thể đứng làm trung gian, nhất là vào lúc này và trong thế bế tắc này của tình hình hiện nay. Không còn gì khác ngoài Tòa Thánh. Ở Do Thái và trong thế giới Do Thái Giáo, có số người rất đông muốn thấy bi kịch đang diễn ra ở Đất Thánh này kết thúc. Tôi hy vọng Tòa Thánh có thể thực sự đem lại cho Đất Thánh nền hòa bình mà Chúa Kitô đã đem đến cho toàn thể thế giới và cho nơi ấy, nơi Người sinh hạ, tức Giêrusalem và toàn cõi Đất Thánh".
Ủy Ban do Đức Cha Sabbah làm chủ tịch cũng vừa phát hành một thông cáo báo chí về việc bình thường hóa để phản ảnh tình thế hiện nay. Theo ngài, tình thế tranh chấp giữa người Palestine và người Do Thái, "bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, cho đến nay, chưa bao giờ kết thúc. Đã có nhiều cuộc chiến tranh và đụng độ giữa hai bên, mà không làm sao kết thúc các thù nghịch lẫn nhau. Trong tình thế tranh chấp này, tình thế gây tổn thương tác hoác này, hàng ngày không biết bao nhiêu người đàn ông, đàn bà và trẻ em phải đau khổ hoặc chết chóc.
Dường như họ bị bỏ quên. Một số người, cũng sống ở xứ sở này, nhưng xem ra đã quen sống với bi kịch, với cái chết hàng ngày và hận thù lẫn nhau. Điều này cũng đúng đối với nhiều du khách, chính trị gia, chức sắc Giáo Hội, khách hành hương, hình như đến rồi về nhà, coi tình hình ở đây dường như bình thường, như không có tranh chấp, không có bất công chi để mà chỉnh sửa, chẳng có cuộc chiếm đóng quân sự nào để kết liễu, tóm lại, chẳng hề có hai dân tộc nào để mà giảng hòa. Một cuộc đối thoại được thể hiện ở đây nên có một ưu tư, một lời cầu nguyện cho thực tại đang sống, để cuộc tranh chấp kết thúc và hai dân tộc cuối cùng có thể được hòa giải và thực sự khởi đầu một tình thế bình thường".
Đức Cha nhận định thêm rằng: hiện nay, "một bên ý thức được việc cơn bệnh hiện tại cần được chữa lành; còn bên kia thì sợ bị phỏng tay hoặc nghĩ rằng bất cứ sự can thiệp nào cũng vô dụng và vấn đề hoàn toàn có tính cách chính trị, chứ không có một chiều kích nhân bản nào cần được họ chú ý, yêu thương và hành động. Chúng tôi không kêu gọi nổi loạn, nhưng hoàn tất lời cầu nguyện trong nhà Chúa bằng cách nhìn vào những gì đang diễn ra ở đường phố, và bằng cách yêu thương quan tâm tới những con người nhân bản đang đau khổ và yêu thương tìm cách giúp hàn gắn các vết thương của rất nhiều người đau khổ".
Đức Cha Sabbah cho rằng "về phía các nhà cầm quyền chính trị cũng như cơ cấu của Giáo Hội, tình hình gọi là “chính trị” ở đây đang bị coi như một cấm kỵ đối với Giáo Hội. Trong khi thực ra, tình hình không phải chỉ có tính cách chính trị, nó là một tình hình “nhân bản” trong đó, con người nam nữ đang chịu đau khổ, mà ta phải giúp đỡ, và điều hết sức thiết yếu là phải ý thức được sự hiện hữu và các đau khổ của họ, chứ không nên có thái độ của người nhà giầu trong dụ ngôn của Tin Mừng, người thiếu khả năng nhìn thấy người nghèo Ladarô nằm ở cổng nhà mình. Tóm lại, đây không phải chuyện tham gia chính trị mà là nhìn thấy “con người nhân bản” đang chịu đau khổ. Đối với Giáo Hội, đối với mọi Kitô Hữu, đối với Chúa Giêsu Kitô, mọi sự có tính nhân bản đều có liên quan với chúng ta. Và những gì đang diễn ra hôm nay ở Do Thái-Palestine đơn giản chỉ là một tình huống nhân bản hết sức bệnh hoạn mà ta cần phải ý thức được để có thể và phải có can đảm yêu thương và nói lời gì đó để chữa lành".