Tòa Thánh và Hoa Kỳ không phải vấn đề nào cũng nhìn vào mắt nhau, nhưng cả hai đều hiểu vai trò quan trọng được mỗi bên thủ diễn trong thế giới sự vụ.
Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington khởi đầu mối liên hệ Hoa Kỳ - Vatican bằng cách trả lời một câu hỏi của Đức Giáo Hoàng lúc ấy: Ngài có quan tâm nếu chúng tôi bổ nhiệm một giám mục cho tân xứ sở của ngài không, và cách riêng, ngài có quan tâm nếu vị giám mục đó là linh mục Dòng Tên John Carroll không?
Năm ấy là năm 1788, lúc chỉ mới có 50,000 người Công Giáo khắp Hoa Kỳ, và rất ít linh mục.
Thư trả lời của Washington, gửi qua Benjamin Franklin, lúc đó là Đại Sứ Hoa Kỳ ở Pháp, đã gieo hạt giống cho việc hợp tác giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh trong thế kỷ 20: Ngài cứ bổ nhiệm người nào ngài muốn!
Vị tổng thống đầu tiên có thể đơn giản nói: Có! Carroll vốn là một người bạn và đang phụ trách mối liên lạc của Washington với cộng đồng Công Giáo bé nhỏ của đất nước.
Bằng lời không hay có, Tổng Thống Washington đã đặt Hoa Kỳ vào con đường thực sự cách mạng trong việc cổ vũ tự do tôn giáo. Nó cũng hé cho Vatican lần đầu tiên thấy các lợi ích có thể phát sinh do việc tách mình ra khỏi mô thức “ngai vàng và bàn thờ” mà nó đã dùng hàng nhiều thế kỷ trong các mối liên hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước.
Washington vốn đang chiến đấu chống khuynh hướng phản Công Giáo trong nước kể từ cuộc Chiến Tranh Cách Mạng. Ông ra lệnh cấm cử hành Ngày Guy Fawkes, mà yếu tố chính là đốt hình nộp giáo hoàng, lúc đó vẫn còn rất thịnh hành ở Anh.
Trong tư cách tổng thống, Washington cũng đã viết một lá thư cho cộng đồng Công Giáo trong nước, ca ngợi họ đã tham gia vào cuộc Cách Mạng, và đã thiết lập các liên hệ lãnh sự với Các Lãnh Thổ Giáo Hoàng, tức một khu vực lớn ở miền Trung Nước Ý được Đức Giáo Hoàng cai trị như một vị vua.
Tuy nhiên, sau khi Washington rời chức vụ, các liên hệ xấu đi vì nhiều lý do ở cả Hoa Kỳ lẫn ở Âu Châu.
Bầu khí chống Công Giáo lên cao tại Hoa Kỳ, và sự việc không cải thiện chút nào với số lượng di dân Công Giáo nghèo đông đảo tràn vào nước Mỹ.
Tại Âu Châu, trật tự cũ đang bị lật nhào bởi các cuộc cách mạng mà bản chất thường rất phản giáo sĩ. Dân chủ, chủ nghĩa cộng hòa, và cả các hiến pháp thành văn bị Vatican nhìn bằng con mắt không thiện cảm, khiến cho mối liên hệ với Hoa Kỳ trở thành nghi vực lẫn nhau.
Hoa Kỳ rút lãnh sự của mình về năm 1868 và thông qua đạo luật ngăn cấm việc tài trợ cho một sứ bộ cạnh Vatican. Việc kết liễu các lãnh thổ Giáo Hoàng vào hai năm sau đã cắt đứt các liên hệ ngoại giao trong hơn một thế kỷ tiếp theo.
Hoa Kỳ và Vatican từ từ khởi sự việc xây dựng lại mối liên hệ song phương trong thế kỷ 20, và Tổng Thống Woodrow Wilson còn hội kiến với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV ở Rôma năm 1919.
Từ thời Franklin Roosevelt, các tổng thống Mỹ bắt đầu gửi “đặc sứ” của mình tới Vatican.
Tòa Thánh và Hoa Kỳ cộng tác với nhau trong việc phân phối viện trợ nhân đạo sau Thế Chiến II, và chủ nghĩa phản Cộng Sản sau đó đã đem hai bên lại gần nhau hơn.
Hai biến cố trong thập niên 1960 đã dọn đường cho các liên hệ chính thức: việc bầu John F. Kennedy làm tổng thống Công Giáo đầu tiên, và Công Đồng Vatican II, trong đó, Giáo Hội ủng hộ chủ trương tự do tôn giáo, một chủ trương vốn do Tổng Thống Washington đưa ra năm 1788 và bác bỏ vĩnh viễn mô thức “ngai vàng và bàn thờ”.
Các liên hệ ngoại giao chính thức chỉ được thiết lập năm 1984, thời Tổng Thống Ronald Reagan.
Tổng Thống Reagan và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã xây đắp một mối liên hệ mạnh mẽ, và cùng nhau kết liễu chủ nghĩa Cộng Sản tại Đông Âu.
Tuy nhiên, các liên hệ với các chính phủ kế tiếp căng thẳng nhiều hơn.
George H. W. Bush ít có liên lạc với Vatican và bị chống đối bởi Đức Gioan Phaolô II vì cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, khởi đầu với cuộc xâm lăng Kuwait. Vatican cũng bị thương tổn vì đã không được mời tham dự hội nghị Madrid đa phương để giải quyết cuộc tranh chấp Do Thái – Palestine.
Mối liên hệ của Đức Gioan Phaolô II với Bill Clinton cũng khá căng thẳng, do lập trường phò phá thai mạnh mẽ của Tổng Thống Dân Chủ này. Năm 1993, khi các vị gặp nhau, Đức Gioan Phaolô II mạnh mẽ bênh vực quyền sống, và Vatican đụng nhau với Hoa Kỳ vào năm sau tại Hội Nghị Quốc Tế về Dân Số và Phát Triển ở Cairo. Thậm chí, Clinton còn từ chối, không chịu nghe điện thoại của Đức Giáo Hoàng muốn thảo luận về hội nghị này.
Tổng Thống George W. Bush cũng đụng độ với Đức Gioan Phaolô II, và giống thân phụ, ông cũng đụng độ về cuộc chiến tranh ở Iraq. Ngài vốn chống cuộc chiến tranh thứ nhất ở vùng Vịnh, nhưng đối với cuộc chiến tranh năm 2003 ở Iraq, ngài còn chống đối dữ dội hơn nữa.
Tuy nhiên, trong các vấn đề về tự do tôn giáo, Ông Bush hợp tác với Vatican, và các giới chức Vatican đánh giá các lưu tâm của ông đối với Châu Phi.
Mối liên hệ được cải thiện nhiều thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, và Tổng Thống Bush đã mời ngài viếng thăm Hoa Kỳ năm 2008.
Giống Clinton, Barack Obama có nhiều tranh chấp với Vatican về phá thai và tự do tôn giáo, và khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô viếng thăm Hoa Kỳ năm 2015, ngài đã cố tình tới thăm các Tiểu Muội Người Nghèo, một hội dòng đang có kiện cáo về chỉ thị ngừa thai trong đạo luật chăm sóc sức khỏe của Obama.
Đức Phanxicô cũng đã lãnh đạo phong trào quốc tế chống lại các cuộc không kích dự trù đánh vào Syria năm 2013. Cuối cùng, Obama phải rút lui.
Đức Phanxicô và Ông Obama tìm được thỏa thuận rộng rãi đối với các vấn đề di dân và môi trường, và hai bên đã yểm trợ lẫn nhau tại Hội Nghị Paris về Khí Hậu năm 2015. Phương thức nhẹ nhàng hơn của Đức Phanxicô đối với các vấn đề xã hội cũng được chính phủ Obama đánh giá cao.
Nói chung, trong ít thập niên qua, đã có sự hiểu biết lẫn nhau ở cả hai bên. Và trong một thế kỷ qua, không một tổng thống nào thấy có ích lợi chi trong việc tranh đấu với Đức Giáo Hoàng. Dù có bất đồng, các vị tổng thống luôn nói tích cực về vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo.
Tuy nghi ngại trước quyền lực của Hoa Kỳ, Tòa Thánh thừa nhận rằng trong phạm vi đa phương, ít có điều gì thực hiện được nếu không có sự đóng góp của nước này. Ngay trong thế giới của “quyền lực mềm”, chính phủ Hoa Kỳ cũng cung cấp nhiều trợ giúp đáng kể, như các phúc trình hàng năm về bách hại tôn giáo.
Điều này đem chúng ta tới mối liên hệ giữa Đức Phanxicô và Ông Trump.
Cả hai đều là những nhân cách khó lường xưa nay đã đảm nhiệm các chức vụ liên hệ.
Có lẽ Đức Giáo Hoàng nghĩ Ông Trump sẽ không bao giờ thắng được cuộc bầu cử khi ngài nói rằng ông ta “không phải là Kitô hữu” lúc được hỏi về lời cam kết của ông lúc đang tranh cử rằng ông sẽ xây một bức tường giữa Hoa Kỳ và Mexico. Tòa Thánh, sau đó, nói rằng ngài không đích danh nói tới ông Trump, dù câu hỏi được đặt ra về chính ông ta.
Và năm 2013, khi chưa chính thức là một ứng cử viên, Ông Trump đã “hót” rằng Đức Phanxicô chẳng giáo hoàng chút nào khi đích thân đi trả tiền phòng sau khi đã được bầu.
Dù nhiều người đã rõ hai vị sẽ đồng ý và bất đồng về những vấn đề nào, cuộc hội kiến ngắn ngủi vào ngày 24 tháng này vẫn sẽ viết lên một chương mới trong lịch sử liên hệ giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh.
Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington khởi đầu mối liên hệ Hoa Kỳ - Vatican bằng cách trả lời một câu hỏi của Đức Giáo Hoàng lúc ấy: Ngài có quan tâm nếu chúng tôi bổ nhiệm một giám mục cho tân xứ sở của ngài không, và cách riêng, ngài có quan tâm nếu vị giám mục đó là linh mục Dòng Tên John Carroll không?
Năm ấy là năm 1788, lúc chỉ mới có 50,000 người Công Giáo khắp Hoa Kỳ, và rất ít linh mục.
Thư trả lời của Washington, gửi qua Benjamin Franklin, lúc đó là Đại Sứ Hoa Kỳ ở Pháp, đã gieo hạt giống cho việc hợp tác giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh trong thế kỷ 20: Ngài cứ bổ nhiệm người nào ngài muốn!
Vị tổng thống đầu tiên có thể đơn giản nói: Có! Carroll vốn là một người bạn và đang phụ trách mối liên lạc của Washington với cộng đồng Công Giáo bé nhỏ của đất nước.
Bằng lời không hay có, Tổng Thống Washington đã đặt Hoa Kỳ vào con đường thực sự cách mạng trong việc cổ vũ tự do tôn giáo. Nó cũng hé cho Vatican lần đầu tiên thấy các lợi ích có thể phát sinh do việc tách mình ra khỏi mô thức “ngai vàng và bàn thờ” mà nó đã dùng hàng nhiều thế kỷ trong các mối liên hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước.
Washington vốn đang chiến đấu chống khuynh hướng phản Công Giáo trong nước kể từ cuộc Chiến Tranh Cách Mạng. Ông ra lệnh cấm cử hành Ngày Guy Fawkes, mà yếu tố chính là đốt hình nộp giáo hoàng, lúc đó vẫn còn rất thịnh hành ở Anh.
Trong tư cách tổng thống, Washington cũng đã viết một lá thư cho cộng đồng Công Giáo trong nước, ca ngợi họ đã tham gia vào cuộc Cách Mạng, và đã thiết lập các liên hệ lãnh sự với Các Lãnh Thổ Giáo Hoàng, tức một khu vực lớn ở miền Trung Nước Ý được Đức Giáo Hoàng cai trị như một vị vua.
Tuy nhiên, sau khi Washington rời chức vụ, các liên hệ xấu đi vì nhiều lý do ở cả Hoa Kỳ lẫn ở Âu Châu.
Bầu khí chống Công Giáo lên cao tại Hoa Kỳ, và sự việc không cải thiện chút nào với số lượng di dân Công Giáo nghèo đông đảo tràn vào nước Mỹ.
Tại Âu Châu, trật tự cũ đang bị lật nhào bởi các cuộc cách mạng mà bản chất thường rất phản giáo sĩ. Dân chủ, chủ nghĩa cộng hòa, và cả các hiến pháp thành văn bị Vatican nhìn bằng con mắt không thiện cảm, khiến cho mối liên hệ với Hoa Kỳ trở thành nghi vực lẫn nhau.
Hoa Kỳ rút lãnh sự của mình về năm 1868 và thông qua đạo luật ngăn cấm việc tài trợ cho một sứ bộ cạnh Vatican. Việc kết liễu các lãnh thổ Giáo Hoàng vào hai năm sau đã cắt đứt các liên hệ ngoại giao trong hơn một thế kỷ tiếp theo.
Hoa Kỳ và Vatican từ từ khởi sự việc xây dựng lại mối liên hệ song phương trong thế kỷ 20, và Tổng Thống Woodrow Wilson còn hội kiến với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV ở Rôma năm 1919.
Từ thời Franklin Roosevelt, các tổng thống Mỹ bắt đầu gửi “đặc sứ” của mình tới Vatican.
Tòa Thánh và Hoa Kỳ cộng tác với nhau trong việc phân phối viện trợ nhân đạo sau Thế Chiến II, và chủ nghĩa phản Cộng Sản sau đó đã đem hai bên lại gần nhau hơn.
Hai biến cố trong thập niên 1960 đã dọn đường cho các liên hệ chính thức: việc bầu John F. Kennedy làm tổng thống Công Giáo đầu tiên, và Công Đồng Vatican II, trong đó, Giáo Hội ủng hộ chủ trương tự do tôn giáo, một chủ trương vốn do Tổng Thống Washington đưa ra năm 1788 và bác bỏ vĩnh viễn mô thức “ngai vàng và bàn thờ”.
Các liên hệ ngoại giao chính thức chỉ được thiết lập năm 1984, thời Tổng Thống Ronald Reagan.
Tổng Thống Reagan và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã xây đắp một mối liên hệ mạnh mẽ, và cùng nhau kết liễu chủ nghĩa Cộng Sản tại Đông Âu.
Tuy nhiên, các liên hệ với các chính phủ kế tiếp căng thẳng nhiều hơn.
George H. W. Bush ít có liên lạc với Vatican và bị chống đối bởi Đức Gioan Phaolô II vì cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, khởi đầu với cuộc xâm lăng Kuwait. Vatican cũng bị thương tổn vì đã không được mời tham dự hội nghị Madrid đa phương để giải quyết cuộc tranh chấp Do Thái – Palestine.
Mối liên hệ của Đức Gioan Phaolô II với Bill Clinton cũng khá căng thẳng, do lập trường phò phá thai mạnh mẽ của Tổng Thống Dân Chủ này. Năm 1993, khi các vị gặp nhau, Đức Gioan Phaolô II mạnh mẽ bênh vực quyền sống, và Vatican đụng nhau với Hoa Kỳ vào năm sau tại Hội Nghị Quốc Tế về Dân Số và Phát Triển ở Cairo. Thậm chí, Clinton còn từ chối, không chịu nghe điện thoại của Đức Giáo Hoàng muốn thảo luận về hội nghị này.
Tổng Thống George W. Bush cũng đụng độ với Đức Gioan Phaolô II, và giống thân phụ, ông cũng đụng độ về cuộc chiến tranh ở Iraq. Ngài vốn chống cuộc chiến tranh thứ nhất ở vùng Vịnh, nhưng đối với cuộc chiến tranh năm 2003 ở Iraq, ngài còn chống đối dữ dội hơn nữa.
Tuy nhiên, trong các vấn đề về tự do tôn giáo, Ông Bush hợp tác với Vatican, và các giới chức Vatican đánh giá các lưu tâm của ông đối với Châu Phi.
Mối liên hệ được cải thiện nhiều thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, và Tổng Thống Bush đã mời ngài viếng thăm Hoa Kỳ năm 2008.
Giống Clinton, Barack Obama có nhiều tranh chấp với Vatican về phá thai và tự do tôn giáo, và khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô viếng thăm Hoa Kỳ năm 2015, ngài đã cố tình tới thăm các Tiểu Muội Người Nghèo, một hội dòng đang có kiện cáo về chỉ thị ngừa thai trong đạo luật chăm sóc sức khỏe của Obama.
Đức Phanxicô cũng đã lãnh đạo phong trào quốc tế chống lại các cuộc không kích dự trù đánh vào Syria năm 2013. Cuối cùng, Obama phải rút lui.
Đức Phanxicô và Ông Obama tìm được thỏa thuận rộng rãi đối với các vấn đề di dân và môi trường, và hai bên đã yểm trợ lẫn nhau tại Hội Nghị Paris về Khí Hậu năm 2015. Phương thức nhẹ nhàng hơn của Đức Phanxicô đối với các vấn đề xã hội cũng được chính phủ Obama đánh giá cao.
Nói chung, trong ít thập niên qua, đã có sự hiểu biết lẫn nhau ở cả hai bên. Và trong một thế kỷ qua, không một tổng thống nào thấy có ích lợi chi trong việc tranh đấu với Đức Giáo Hoàng. Dù có bất đồng, các vị tổng thống luôn nói tích cực về vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo.
Tuy nghi ngại trước quyền lực của Hoa Kỳ, Tòa Thánh thừa nhận rằng trong phạm vi đa phương, ít có điều gì thực hiện được nếu không có sự đóng góp của nước này. Ngay trong thế giới của “quyền lực mềm”, chính phủ Hoa Kỳ cũng cung cấp nhiều trợ giúp đáng kể, như các phúc trình hàng năm về bách hại tôn giáo.
Điều này đem chúng ta tới mối liên hệ giữa Đức Phanxicô và Ông Trump.
Cả hai đều là những nhân cách khó lường xưa nay đã đảm nhiệm các chức vụ liên hệ.
Có lẽ Đức Giáo Hoàng nghĩ Ông Trump sẽ không bao giờ thắng được cuộc bầu cử khi ngài nói rằng ông ta “không phải là Kitô hữu” lúc được hỏi về lời cam kết của ông lúc đang tranh cử rằng ông sẽ xây một bức tường giữa Hoa Kỳ và Mexico. Tòa Thánh, sau đó, nói rằng ngài không đích danh nói tới ông Trump, dù câu hỏi được đặt ra về chính ông ta.
Và năm 2013, khi chưa chính thức là một ứng cử viên, Ông Trump đã “hót” rằng Đức Phanxicô chẳng giáo hoàng chút nào khi đích thân đi trả tiền phòng sau khi đã được bầu.
Dù nhiều người đã rõ hai vị sẽ đồng ý và bất đồng về những vấn đề nào, cuộc hội kiến ngắn ngủi vào ngày 24 tháng này vẫn sẽ viết lên một chương mới trong lịch sử liên hệ giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh.