Trong các ngày lễ tôn kính Đức Mẹ Maria: ngày Lễ Truyền Tin được ấn định vào ngày 25 tháng 3, Lễ Đức Mẹ Lên Trời vào ngày 15 tháng 8, Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ vào ngày 8 tháng 9 và Lễ Kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày 8 tháng 12. Đặc biệt năm nay là Lễ Kỷ niệm 150 năm ngày tuyên bố tín điều về Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Hai tín điều và hai ngày lễ quan trọng về Đức Mẹ Maria :
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ngày 15 tháng 8.
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tôn kính sự chết và sự sống lại vinh quang cùng việc hồn xác được đưa lên trời vinh hiển. Đức Mẹ được Thiên Chúa ban một ân huệ đặt biệt là được đưa cả hồn xác về trời trong vinh quang kết hợp cùng sự Phục Sinh của Chúa Kitô mà không phải chờ đợi đến ngày phán xét cuối cùng.
Ngày lễ này được tôn kính kể từ Công Đồng Ephese (431) và được nhìn nhận Đức Mẹ Maria là “Mẹ Thiên Chúa”, “Theotokos”. Đến năm 1950 thì Đức Giáo Hoàng Pius XII tuyên bố thành một giáo điều cho toàn thể Giáo Hội hoàn vũ.
Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, ngày 8 tháng 12.
Trước khi được tuyên bố là một giáo điều thì việc tin tưởng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội rất phổ thông trong Giáo Hội. Đến thế kỳ thứ II thì các giáo phụ như thánh Justin và thánh Irênê ở Lyon đã phổ biến lòng tôn sùng đặc biệt Đức Mẹ Maria. Các Giáo Hội Đông Phương đã tôn sùng lễ này từ thế kỷ thứ VII tiếp đến là các Giáo Hội Tây Phương.
Công Đồng Bâle năm 1432 nhìn nhận mầu nhiệm Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội như một niềm tin. Qua nhiều thế kỷ Giáo Hội suy nghĩ cùng bàn cải nhiều về niềm tin này.
Vào thế kỷ XIX, sau những cuộc hiện ra của Đức Mẹ với thánh Catherine de Labouré vào năm 1830 tại Paris, trong nhà nguyện của Nữ Tu Dòng Bác Ái ở Rue du Bac và do lời yêu cầu của nhiều Giám Mục nên Đức Giáo Hoàng Pius IX đã long trọng tuyên bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Các biến cố khác cũng đã xẩy ra ở Lộ Đức, một lần nữa tín điều trên được xác nhận vì có một “Bà Áo Trắng” hiện ra ở nơi động Massabielle. Đức Trinh Nữ Maria, đã nói với Bernadette Soubirous như vầy: “Que soy era Immaculada Counceptiou” có nghĩa là “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.”
Việc thụ thai đồng trinh Đức Giêsu Kitô là một công trình của Thánh Thần Thiên Chúa trong lòng Đức Trinh Nữ Maria.
Và Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ Maria có nghĩa là sự kết hợp giữa thánh Ana và Gioankim có được một ơn sủng đặt biệt là việc thụ thai Đức Mẹ được bảo toàn khỏi tội Tổ tông vì Đức Mẹ là Đấng được hưởng những ân sủng đặc biệt của cuộc khổ nạn, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Đấng mà Đức Mẹ sẽ cưu mang trong lòng.
Người nhận phép Thánh Tẩy cũng được sạch tội Tổ tông nhờ vào những công trạng của Chúa Kitô. Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là nguồn hy vọng là Đấng chỉ dẫn con đường cứu độ của Chúa Kitô.
Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời là nguồn hy vọng cho kẻ sống và kẻ chết là gương mẫu cho nhân loại được mời gọi đi vào trong ơn cứu độ của Chúa Kitô hòng đi đến sự vinh quang vĩnh cữu trong Nước Trời.
Hai tín điều và hai ngày lễ quan trọng về Đức Mẹ Maria :
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ngày 15 tháng 8.
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tôn kính sự chết và sự sống lại vinh quang cùng việc hồn xác được đưa lên trời vinh hiển. Đức Mẹ được Thiên Chúa ban một ân huệ đặt biệt là được đưa cả hồn xác về trời trong vinh quang kết hợp cùng sự Phục Sinh của Chúa Kitô mà không phải chờ đợi đến ngày phán xét cuối cùng.
Ngày lễ này được tôn kính kể từ Công Đồng Ephese (431) và được nhìn nhận Đức Mẹ Maria là “Mẹ Thiên Chúa”, “Theotokos”. Đến năm 1950 thì Đức Giáo Hoàng Pius XII tuyên bố thành một giáo điều cho toàn thể Giáo Hội hoàn vũ.
Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, ngày 8 tháng 12.
Trước khi được tuyên bố là một giáo điều thì việc tin tưởng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội rất phổ thông trong Giáo Hội. Đến thế kỳ thứ II thì các giáo phụ như thánh Justin và thánh Irênê ở Lyon đã phổ biến lòng tôn sùng đặc biệt Đức Mẹ Maria. Các Giáo Hội Đông Phương đã tôn sùng lễ này từ thế kỷ thứ VII tiếp đến là các Giáo Hội Tây Phương.
Công Đồng Bâle năm 1432 nhìn nhận mầu nhiệm Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội như một niềm tin. Qua nhiều thế kỷ Giáo Hội suy nghĩ cùng bàn cải nhiều về niềm tin này.
Vào thế kỷ XIX, sau những cuộc hiện ra của Đức Mẹ với thánh Catherine de Labouré vào năm 1830 tại Paris, trong nhà nguyện của Nữ Tu Dòng Bác Ái ở Rue du Bac và do lời yêu cầu của nhiều Giám Mục nên Đức Giáo Hoàng Pius IX đã long trọng tuyên bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Các biến cố khác cũng đã xẩy ra ở Lộ Đức, một lần nữa tín điều trên được xác nhận vì có một “Bà Áo Trắng” hiện ra ở nơi động Massabielle. Đức Trinh Nữ Maria, đã nói với Bernadette Soubirous như vầy: “Que soy era Immaculada Counceptiou” có nghĩa là “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.”
Việc thụ thai đồng trinh Đức Giêsu Kitô là một công trình của Thánh Thần Thiên Chúa trong lòng Đức Trinh Nữ Maria.
Và Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ Maria có nghĩa là sự kết hợp giữa thánh Ana và Gioankim có được một ơn sủng đặt biệt là việc thụ thai Đức Mẹ được bảo toàn khỏi tội Tổ tông vì Đức Mẹ là Đấng được hưởng những ân sủng đặc biệt của cuộc khổ nạn, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Đấng mà Đức Mẹ sẽ cưu mang trong lòng.
Người nhận phép Thánh Tẩy cũng được sạch tội Tổ tông nhờ vào những công trạng của Chúa Kitô. Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là nguồn hy vọng là Đấng chỉ dẫn con đường cứu độ của Chúa Kitô.
Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời là nguồn hy vọng cho kẻ sống và kẻ chết là gương mẫu cho nhân loại được mời gọi đi vào trong ơn cứu độ của Chúa Kitô hòng đi đến sự vinh quang vĩnh cữu trong Nước Trời.