Mỗi ngày chúng ta đi qua biết bao nhiêu loại cửa khác nhau và thường khi chúng ta không để í đến chúng. Cửa trở thành một phần của cuộc sống, một phần của đời người. Chúng ta cần cửa để được an toàn. Cửa che mưa, chắn nắng, giữ ấm nhiệt độ trong phòng. Chúng ta cần cửa để có chút riêng tư như cửa phòng ngủ, cửa phòng tắm nhà vệ sinh. Có loại cửa chúng ta tự do ra vào, không ai xét hỏi như của các công viên, cửa thương xá. Có loại cửa dành riêng cho thành viên mà không cho công cộng như cửa trường học, cửa các hội đoàn. Các trung tâm giải trí có cửa để kiểm soát số lượng người ra vào, kiểm soát an toàn và ngăn cản người vào cửa mà không mua vé.
Hầu hết các cửa chúng ta tự quyết định khi nào ra, khi nào vào. Tuy nhiên có những cửa chúng ta không muốn đến nhưng bắt buộc phải đến. Cửa bệnh viện mang đủ các cảm giác vui buồn, lo lắng, hồi hộp, thở phào nhẹ nhõm hay khóc thầm giấu mặt trong tay. Có một loại cửa mang lại an ủi, bình an cho tâm hồn đó là cửa thánh đường. Trong thánh đường còn có một cửa nhỏ hơn và những ai tìm đến cửa này khi bước vào mặt mũi sầu thảm, lo lắng nhưng khi bước ra tâm tư bình an, tinh thần sảng khoái, tấm lòng nhẹ nhàng, thơ thới hân hoan đó chính là cửa phòng giải tội. Cuộc sống rất cần loại cửa này, hữu dụng cho mọi thứ bậc, tầng lớp trong xã hội. Cửa nghĩa trang biểu tượng của chia lìa, xa cách, cắt đứt ruột gan người thân thương. Một số cho đó là cánh cửa cuối cùng trong đời. Đức Kitô Phục Sinh phá tan cánh cửa đó, tảng đá làm cửa bị lăn sang một bên. Đức Kitô sống lại từ cõi chết phá tan ngục tối. Nấm mồ trở thành mộ trống cho những ai có lòng tin nơi Đức Kitô. Nấm mộ trở thành nơi tạm gởi thân xác, chờ ngày sống lại hưởng vinh quang phục sinh với Đức Kitô. Hưởng vinh quang phục sinh ít hay nhiều là do cộng tác ít hay nhiều vào cuộc tử nạn và sống lại của Đức Kitô. Cộng tác bằng cách học nghe đáp trả lại tiếng nói của Ngài. Cộng tác bằng cách nhìn nhận tất cả mọi người đều là anh chị em trong Đức Kitô, tất cả đều mang hình ảnh Đức Kitô. Cộng tác bằng cách tin Ngài đã sống lại từ cõi chết. Cộng tác bằng cách rao truyền những lần Đức Kitô hiện ra với các môn đệ và các người phụ nữ.
Sau khi sống lại từ cõi chết Đức Kitô hoàn toàn không bị lệ thuộc, ảnh hưởng bởi điều kiện vật chất. Ngài không gặp trở ngại khi đi qua cửa then cài Gn 20,19 và 20,26. Ngài hiện diện cùng lúc tại nhiều địa điểm xa cách nhau. Ngài biến khỏi mà mắt người ngồi đối diện không nhận ra. Ngài cùng đồng hành nhưng người nhìn mà không biết Lc 24,34. Khi còn tại thế Đức Kitô ban sự sống lại cho anh Lazaro và Ngài nói với mọi người cởi trói, bỏ khăn liệm cho anh để anh được tự do Gn 11,44. Với con lừa Ngài sai các môn đệ cởi giây thừng cho nó Lc 19,30. Với mộ phần tảng đá chắn lối được lăn ra, với khăn liệm che mặt, vải quấn thân được cởi bỏ, xếp gấp gọn gàng. Cởi bỏ khăn liệm, tháo giây quấn quanh người; tảng đá lớn lấp của mồ được đời đi là dấu chỉ cho các môn đệ và các người phụ nữ biết họ chỉ nhìn thấy nơi Ngài đã nằm, còn Ngài không còn ở đó nữa bởi Ngài đã sống lại. Không tên trộm nào thừa hơi đi ăn cắp còn ở lại gấp khăn liệm gọn gang trước khi đảo tẩu. Nơi mộ Ngài không bị trộm cắp như tin đồn mà được coi sóc cẩn thận, ngay cả khăn liệm dính máu khô cũng được xếp gọn ghẽ. Những dấu chỉ này cho biết Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết. Chúng ta được mời gọi chia sẻ vinh quang Phục Sinh của Đức Kitô. Chia sẻ nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ dấn thân của ta, mức độ thác tín của ta trong trong cuộc tử nạn và Phục Sinh của Ngài.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Hầu hết các cửa chúng ta tự quyết định khi nào ra, khi nào vào. Tuy nhiên có những cửa chúng ta không muốn đến nhưng bắt buộc phải đến. Cửa bệnh viện mang đủ các cảm giác vui buồn, lo lắng, hồi hộp, thở phào nhẹ nhõm hay khóc thầm giấu mặt trong tay. Có một loại cửa mang lại an ủi, bình an cho tâm hồn đó là cửa thánh đường. Trong thánh đường còn có một cửa nhỏ hơn và những ai tìm đến cửa này khi bước vào mặt mũi sầu thảm, lo lắng nhưng khi bước ra tâm tư bình an, tinh thần sảng khoái, tấm lòng nhẹ nhàng, thơ thới hân hoan đó chính là cửa phòng giải tội. Cuộc sống rất cần loại cửa này, hữu dụng cho mọi thứ bậc, tầng lớp trong xã hội. Cửa nghĩa trang biểu tượng của chia lìa, xa cách, cắt đứt ruột gan người thân thương. Một số cho đó là cánh cửa cuối cùng trong đời. Đức Kitô Phục Sinh phá tan cánh cửa đó, tảng đá làm cửa bị lăn sang một bên. Đức Kitô sống lại từ cõi chết phá tan ngục tối. Nấm mồ trở thành mộ trống cho những ai có lòng tin nơi Đức Kitô. Nấm mộ trở thành nơi tạm gởi thân xác, chờ ngày sống lại hưởng vinh quang phục sinh với Đức Kitô. Hưởng vinh quang phục sinh ít hay nhiều là do cộng tác ít hay nhiều vào cuộc tử nạn và sống lại của Đức Kitô. Cộng tác bằng cách học nghe đáp trả lại tiếng nói của Ngài. Cộng tác bằng cách nhìn nhận tất cả mọi người đều là anh chị em trong Đức Kitô, tất cả đều mang hình ảnh Đức Kitô. Cộng tác bằng cách tin Ngài đã sống lại từ cõi chết. Cộng tác bằng cách rao truyền những lần Đức Kitô hiện ra với các môn đệ và các người phụ nữ.
Sau khi sống lại từ cõi chết Đức Kitô hoàn toàn không bị lệ thuộc, ảnh hưởng bởi điều kiện vật chất. Ngài không gặp trở ngại khi đi qua cửa then cài Gn 20,19 và 20,26. Ngài hiện diện cùng lúc tại nhiều địa điểm xa cách nhau. Ngài biến khỏi mà mắt người ngồi đối diện không nhận ra. Ngài cùng đồng hành nhưng người nhìn mà không biết Lc 24,34. Khi còn tại thế Đức Kitô ban sự sống lại cho anh Lazaro và Ngài nói với mọi người cởi trói, bỏ khăn liệm cho anh để anh được tự do Gn 11,44. Với con lừa Ngài sai các môn đệ cởi giây thừng cho nó Lc 19,30. Với mộ phần tảng đá chắn lối được lăn ra, với khăn liệm che mặt, vải quấn thân được cởi bỏ, xếp gấp gọn gàng. Cởi bỏ khăn liệm, tháo giây quấn quanh người; tảng đá lớn lấp của mồ được đời đi là dấu chỉ cho các môn đệ và các người phụ nữ biết họ chỉ nhìn thấy nơi Ngài đã nằm, còn Ngài không còn ở đó nữa bởi Ngài đã sống lại. Không tên trộm nào thừa hơi đi ăn cắp còn ở lại gấp khăn liệm gọn gang trước khi đảo tẩu. Nơi mộ Ngài không bị trộm cắp như tin đồn mà được coi sóc cẩn thận, ngay cả khăn liệm dính máu khô cũng được xếp gọn ghẽ. Những dấu chỉ này cho biết Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết. Chúng ta được mời gọi chia sẻ vinh quang Phục Sinh của Đức Kitô. Chia sẻ nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ dấn thân của ta, mức độ thác tín của ta trong trong cuộc tử nạn và Phục Sinh của Ngài.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org