GIÁO XỨ MAI KHÔI SAIGON : CHÚA KITÔ TỪ DANH
HỌA CỦA NGUYỄN GIA TRÍ PHỤC SINH KHẢI HOÀN
Nhà thờ Mai Khôi đường Tú Xương Saigon có chiều kích siêu nhiên rộng lớn. Các nghi thức phụng vụ tuy vẫn giữ nguyên ý nghĩa thần học, nhưng đậm nét dân tộc. Chính nơi đây, cộng đoàn hướng cung thánh nhớ lại bức tranh sơn mài Giáng sinh năm xưa của nhà danh họa Nguyễn Gia Trí để cầu nguyện cho Hội thánh, cho đất nước và cho từng nhà. Nhà họa sĩ tài hoa dùng chất liệu sơn mài của mỹ thuật của đất nước để thể hiện Hài Nhi Giáng Sinh trong máng cỏ thôn làng. Thánh cả Giuse, Đức Mẹ, ba thiên thần và các bô lão đến kính viếng đểu mặc quốc phục. Từ liếp tranh che sương khuya, cỏ tranh sưới ấm tâm can còn lóe lên sắc vàng Thiên quốc. Chính từ máng cỏ dân gian, trong lễ canh thức ngày 16/04/2017, Chúa Kitô đã phục sinh khải hoàn.
Sau tiềng cồng bản làng, linh mục chính xứ Trần Thanh Long và các cha đồng tế tiến lên cung thánh. Lời sứ thần trên bức vẽ : Hodie pax vera de celo descendit mang ý nghĩa xuống thế được ca đoàn Mai Khôi chuyển thành lên trời Phục sinh khải hoàn : Hodie resurrexit leo fortis, Christus filius Dei.
Trong bài giảng, linh mục Đỗ Xuân Quế đã diễn giảng ý nghĩa phục sinh, vừa là truyền thống thần học, lại vừa có những luận cứ chứng minh xác đáng, theo tinh thần khoa học.
Nội dung bài giảng của linh mục Đỗ Xuân Quế và cũng là thi nhân như sau :
‘‘Ở Âu Châu, lễ Phục Sinh thường diễn ra vào đầu mùa xuân. Lúc ây cỏ cây bắt đầu đâm hoa trổ lá và tạo nên môt cảnh sắc mới xinh tươi làm cho người ta liên tưởng đến sự sống từ mùa đông ảm đạm đến mùa xuân tưng bừng. Phục Sinh, Chúa sống lại và vạn vật cũng được cùng sống lại với Người.
Tuy ý nghĩa là thế mà sự việc diễn ra chung quanh cuộc sống lại của Chúa xem ra lại quá ư bình thường. Sở dĩ nói được như thế là dựa vào bài tường thuật về biến cố trọng đại này trong bài tường thuật theo Tin Mừng thánh Gioan chúng ta vừa mới nghe, qua khung cảnh và ba nhân vật được nói đến là bà Ma-ri-a Mác-đa-la, Tồng Đồ Trưởng Phê-rô và người môn đệ được Đức Giê-su thương mến.
“Sáng ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đến mộ thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói : “Ngườii ta đã đem Chúa đi khỏi mộ và chúng tôi chẳng biết họ để người ở đâu.” (Ga 20,1)
Ý nghĩ đầu tiên của bà không phải là Chúa đã sống lại, ra khỏi mồ mà là “người ta đã đem Chúa đi”. Người ta ở đây là kiểu nói trống, không chỉ rõ ai, có thể là người của các Trưởng Tế, có thể là lính gác mồ, có thể là ai khác. Trong đầu óc của bà lúc bấy giờ, ý tưởng về Chúa sống lại còn xa lạ. Bà cũng như nhiều người khác, nếu có ai đến, thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ, thì khó mà không nghĩ rằng xác đã được đem đi.
“Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải ở đó, nhưng không vào.” (Ga 20,3)
“Người môn đệ kia”nói ở đây chính là Tông Đồ Gio-an. Ông còn trẻ lại độc thân nên chạy mau hơn ông Phê-rô Nếu để ý, người ta thấy rõ con người của ông trong tình cảnh này. Ông đến trước nhưng không vào, chỉ đứng cúi nhìn và thấy những băng vải còn ở đó. Sở dĩ ông không vào ngay là vì kính nể vị thế của Tông Đồ Phê-rô. Dù sao ông Phê-rô cũng lớn hơn và có quyền hành nơi các Tông Đồ hơn ông. Đàng khác, vì khiêm tốn và không hám danh là người đầu tiên bước vào mộ trống, ông cúi xuống nhìnvà thấy những “băng vải còn ở đó”. Thế nghĩa là gì ? Thưa nghĩa là người mang những băng vải không còn ở đó nữa. Băng vải còn ở đó là một điều lạ khiến người ta phải nghĩ rằng nếu có ai đến đem xác đi, thì chắc phải lén lút và vội vàng chứ đâu có thời giờ để tháo các băng vài ra, để lại rồi mới mang xác đi, như các Thượng Tế xúi bẩy các lính canh khi hứa cho họ một số tiền lớn : “Các anh hãy nói như thế này : Ban đêm, đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác.” (Mt 28,12)
“Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó và khăn phủ đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi.” (Ga 20,6-7)
Đây lại thêm một bằng chứng nữa khiến người ta khó có thể nghĩ rằng kẻ trộm đã đến lấy xác Đức Giê-su đem đi. Trộm thì phải vội, làm sao có đủ thời giờ để xếp đâu vào đấy các băng vải và khăn phủ đầu mà không sợ bị phát giác, nếu không làm cho mau lẹ.
“Bấy giờ. người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng : theo Kinh Thánh, Đức Ki-tô phải trỗi dậy từ cõi chết.” (Ga 20,8-9)
Người “môn đệ kia” đã thấy và đã tin. Ông đã thấy gì ? Thưa trước hết là những băng vài và sau là tấm khăn phủ đầu được cuốn lại và để riêng ra một nơi. Ông đã tin gì ? Thưa tin Đức Giê-su từ trong kẻ chết đã sống lại.
Bài tường thuật ngày Chúa sống lại đơn sơ chỉ có thê, nhưng ý nghĩa thì thật là cao cả và rộng lớn : cao cả vì Chúa đã sống lại hiển vinh, chiến thắng tử thần, và rộng lớn vì nhờ sự sống lại của Người, những ai tin vàoNgười sẽ được sống muôn đời.
Người ta thường dựa vào mồ trống để nói rằng Chúa đã sống lại. Nhung mồ trống không phải là một bằng chứng quyết định về việc Chúa sống lại cho bằng lời Kinh Thánh dạy rằng “Đức Ki-tô phải trỗi dậy từ cõi chết”. Chúa sống lại là tín điều căn bản cho chúng ta dựa vào, để hy vọng được sống muôn đời,như thánh Phao-lô nói : “Nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng.” ….Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người.” (Ga 20, 16-17…18
v
Nhà thờ Mai Khôi nằm giữa khu phố Tú Xương thanh lịch và khu Bàn Cờ, Vườn Chuối dân giã. Trong ngôi thánh đường dòng Đa Minh, nghi thức phụng vụ, phần chia sẻ lời Chúa và các bài thánh ca nói lên nét đặc thù địa lý vừa kể. Tất cả là gạch nối tổng hợp giữa thần học và văn học của các cha dòng Thuyết giáo. Tinh thần đó còn được thể hiện qua bức tranh sơn mài của nhà danh họa Nguyễn Gia Trí đã ngự trên cung thánh nhà thờ Mai Khôi rất lâu, trước khi biệt tích, chỉ để lại hoài niệm một thời vàng son, căn nhà tuy nhỏ mà tình cha con thì lớn lao .
Lê Đình Thông
HỌA CỦA NGUYỄN GIA TRÍ PHỤC SINH KHẢI HOÀN
Sau tiềng cồng bản làng, linh mục chính xứ Trần Thanh Long và các cha đồng tế tiến lên cung thánh. Lời sứ thần trên bức vẽ : Hodie pax vera de celo descendit mang ý nghĩa xuống thế được ca đoàn Mai Khôi chuyển thành lên trời Phục sinh khải hoàn : Hodie resurrexit leo fortis, Christus filius Dei.
Trong bài giảng, linh mục Đỗ Xuân Quế đã diễn giảng ý nghĩa phục sinh, vừa là truyền thống thần học, lại vừa có những luận cứ chứng minh xác đáng, theo tinh thần khoa học.
Nội dung bài giảng của linh mục Đỗ Xuân Quế và cũng là thi nhân như sau :
‘‘Ở Âu Châu, lễ Phục Sinh thường diễn ra vào đầu mùa xuân. Lúc ây cỏ cây bắt đầu đâm hoa trổ lá và tạo nên môt cảnh sắc mới xinh tươi làm cho người ta liên tưởng đến sự sống từ mùa đông ảm đạm đến mùa xuân tưng bừng. Phục Sinh, Chúa sống lại và vạn vật cũng được cùng sống lại với Người.
Tuy ý nghĩa là thế mà sự việc diễn ra chung quanh cuộc sống lại của Chúa xem ra lại quá ư bình thường. Sở dĩ nói được như thế là dựa vào bài tường thuật về biến cố trọng đại này trong bài tường thuật theo Tin Mừng thánh Gioan chúng ta vừa mới nghe, qua khung cảnh và ba nhân vật được nói đến là bà Ma-ri-a Mác-đa-la, Tồng Đồ Trưởng Phê-rô và người môn đệ được Đức Giê-su thương mến.
“Sáng ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đến mộ thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói : “Ngườii ta đã đem Chúa đi khỏi mộ và chúng tôi chẳng biết họ để người ở đâu.” (Ga 20,1)
Ý nghĩ đầu tiên của bà không phải là Chúa đã sống lại, ra khỏi mồ mà là “người ta đã đem Chúa đi”. Người ta ở đây là kiểu nói trống, không chỉ rõ ai, có thể là người của các Trưởng Tế, có thể là lính gác mồ, có thể là ai khác. Trong đầu óc của bà lúc bấy giờ, ý tưởng về Chúa sống lại còn xa lạ. Bà cũng như nhiều người khác, nếu có ai đến, thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ, thì khó mà không nghĩ rằng xác đã được đem đi.
“Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải ở đó, nhưng không vào.” (Ga 20,3)
“Người môn đệ kia”nói ở đây chính là Tông Đồ Gio-an. Ông còn trẻ lại độc thân nên chạy mau hơn ông Phê-rô Nếu để ý, người ta thấy rõ con người của ông trong tình cảnh này. Ông đến trước nhưng không vào, chỉ đứng cúi nhìn và thấy những băng vải còn ở đó. Sở dĩ ông không vào ngay là vì kính nể vị thế của Tông Đồ Phê-rô. Dù sao ông Phê-rô cũng lớn hơn và có quyền hành nơi các Tông Đồ hơn ông. Đàng khác, vì khiêm tốn và không hám danh là người đầu tiên bước vào mộ trống, ông cúi xuống nhìnvà thấy những “băng vải còn ở đó”. Thế nghĩa là gì ? Thưa nghĩa là người mang những băng vải không còn ở đó nữa. Băng vải còn ở đó là một điều lạ khiến người ta phải nghĩ rằng nếu có ai đến đem xác đi, thì chắc phải lén lút và vội vàng chứ đâu có thời giờ để tháo các băng vài ra, để lại rồi mới mang xác đi, như các Thượng Tế xúi bẩy các lính canh khi hứa cho họ một số tiền lớn : “Các anh hãy nói như thế này : Ban đêm, đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác.” (Mt 28,12)
“Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó và khăn phủ đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi.” (Ga 20,6-7)
Đây lại thêm một bằng chứng nữa khiến người ta khó có thể nghĩ rằng kẻ trộm đã đến lấy xác Đức Giê-su đem đi. Trộm thì phải vội, làm sao có đủ thời giờ để xếp đâu vào đấy các băng vải và khăn phủ đầu mà không sợ bị phát giác, nếu không làm cho mau lẹ.
“Bấy giờ. người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng : theo Kinh Thánh, Đức Ki-tô phải trỗi dậy từ cõi chết.” (Ga 20,8-9)
Người “môn đệ kia” đã thấy và đã tin. Ông đã thấy gì ? Thưa trước hết là những băng vài và sau là tấm khăn phủ đầu được cuốn lại và để riêng ra một nơi. Ông đã tin gì ? Thưa tin Đức Giê-su từ trong kẻ chết đã sống lại.
Bài tường thuật ngày Chúa sống lại đơn sơ chỉ có thê, nhưng ý nghĩa thì thật là cao cả và rộng lớn : cao cả vì Chúa đã sống lại hiển vinh, chiến thắng tử thần, và rộng lớn vì nhờ sự sống lại của Người, những ai tin vàoNgười sẽ được sống muôn đời.
Người ta thường dựa vào mồ trống để nói rằng Chúa đã sống lại. Nhung mồ trống không phải là một bằng chứng quyết định về việc Chúa sống lại cho bằng lời Kinh Thánh dạy rằng “Đức Ki-tô phải trỗi dậy từ cõi chết”. Chúa sống lại là tín điều căn bản cho chúng ta dựa vào, để hy vọng được sống muôn đời,như thánh Phao-lô nói : “Nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng.” ….Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người.” (Ga 20, 16-17…18
v
Nhà thờ Mai Khôi nằm giữa khu phố Tú Xương thanh lịch và khu Bàn Cờ, Vườn Chuối dân giã. Trong ngôi thánh đường dòng Đa Minh, nghi thức phụng vụ, phần chia sẻ lời Chúa và các bài thánh ca nói lên nét đặc thù địa lý vừa kể. Tất cả là gạch nối tổng hợp giữa thần học và văn học của các cha dòng Thuyết giáo. Tinh thần đó còn được thể hiện qua bức tranh sơn mài của nhà danh họa Nguyễn Gia Trí đã ngự trên cung thánh nhà thờ Mai Khôi rất lâu, trước khi biệt tích, chỉ để lại hoài niệm một thời vàng son, căn nhà tuy nhỏ mà tình cha con thì lớn lao .
Lê Đình Thông