Có một thứ tội làm bại hoại tim con người, làm cho “con người sống trong sự buồn tẻ” và làm cho họ quên lãng đi niềm vui”. Đó là tội “lười biếng”, thái độ này dẫn con người đến tình trạng “không chịu tiến tới”, và như những cây có rễ khô héo”. “Đối với những người này, lời của Chúa Giê su làm họ thức tĩnh: “Hãy chổi dậy!”. Đó là lời mà Đức Giáo Hoàng đã lập lai nhiều lần trong bài giảng trong thánh lễ tại nhà Nguyện thánh Mát ta trong buổi sáng ngày 28 tháng Ba.
Tất cả mọi suy tư của Đức Thánh Cha đều ở trong sách Phụng vụ ngày hôm ấy (Ezechiel 47,1-9,12), nói về trong những dấu hiệu rất quan trọng: đó là nước .
Trong sách Phúc Âm của thánh Gioan cũng nói về điều này (5,1-16), họ đã bắt gặp được nước . Đó là hồ nước ở Bethesda, một hồ nước có năm cửa đến. Dưới những của này có nhiều người bệnh tật, người đui mù, người què quặt, người bất toại”. Theo tục truyền, mỗi người lần lượt khi có thiên thần xuống thì cơn nước dấy lên và kẻ nào xuống nước lúc đó sẽ được chữa lành bệnh. Những người này luôn chờ đợi và xin ơn được chữa lành”.
Trong đám bệnh nhân đó, có một con bệnh đã chờ đợi trong hơn ba mươi tám năm. Và Chúa Giê su, biết trong tâm tư người bệnh này” và biết người này đã ở trong tình trạng này khá lâu dài và hỏi người này : “Ngươi có muốn chữa lành không?”.
Đứng trước một câu hỏi như vậy, Dức Phan xi cô nói tiếp,”mọi người khác đang ở đó, nhũng người bệnh tật, những kẻ đui mù, người bất toại, sẽ phải nói :”Lạy Ngài, xin chữa chúng con!”. Trái lại chỉ có một người tuồng như là một người ngoại đáp lại lời Chúa Giê su :”Thưa Ngài, tôi không có ai để đưa tôi xuống nước khi nước khuấy động, và khi đó đã có một người khác xuống trước tôi rồi”.Câu trả lời của anh ta như một lời trách móc :Thưa Ngài, cuộc đời thật là khó khăn, bất công, mọi người đều được may mắn chỉ riêng tôi dã chờ đợi hơn ba mươi tám năm, nhưng . . .”
Đây là “tội lười biếng”, một tội lỗi xấu xa”. Người này, đang bị bệnh “không phải bệnh bất toại, mà bệnh lười biếng, còn xấu xa hơn là có một con tim lạnh nhạt”.’Sự lười biếng”, là một lối sống cần phải sống, là tôi không được như những kẻ khác, họ đều lành mạnh chỉ có một mình tôi, không có ý hướng tiến về phía trước, không có một ước muốn làm một điều gì tốt đẹp trong đời sống”: đó là làm mất đi niềm vui trong cuộc sống”. Như vậy “người lười biếng” này không hề biết thế nào là niềm vui ,Vì anh ta đã đánh mất đi niềm vui của đời sống”.
Đúc Giáo Hoàng nói, đó la một căn bệnh xấu xa”, dẫn đến những biện minh như là: “Vì tôi được sinh ra như vậy, và tôi đã quen thói như vậy”. . .Như đời sống đã bất công đối với tôi . . .”Như vậy đàng sau những câu than phiền “người ta cảm thấy sự hối tiếc, sự chua xót của con tim này”. Bởi vậy Chúa Giê su không quở mắng họ”, ngài chỉ nhìn họ và nói:”Hãy đứng dậy vác giường của ngươi và bước đi”.Và người đó đã vác giường của mình mà bước đi.
Sự lười biếng là một tính nết xấu xa. Tội này nhiều người mắc phạm :”Đó là một tội lỗi làm cho con người trở thành bất toại, và không còn tiến bước được nữa”. Và chúng ta cũng vậy, Chúa Giê su hôm nay phán bảo: Hãy trổi dậy, vác lấy đời sống của ngươi, tốt đẹp hay khốn khổ, hay vác lấy nó và tiến bước. Đừng sợ hãi, hãy vác giường của ngươi và tiến bước”.
Câu hỏi đầu tiên mà Chúa hỏi hôm nay là như vầy : “Ngươi có muốn chữa lành không?” Nếu chúng ta đáp: “Vâng, con muốn được chũa lành. Xin Chúa giúp con, con muốn trổi dậy”. và như vậy chúng ta sẽ có được niềm vui ơn cứu độ”.