Hôm qua chúng tôi có đưa tin: dù bị cử tri Hoa Kỳ bác bỏ, các nhóm phò phá thai vẫn muốn giương oai qua việc phá phách các cơ sở phò sự sống. Thực ra, họ hành động không hẳn để giương oai mà là do hoảng hốt.
Thực vậy, theo tin của Hãng Catholic News Agency ngày 13 tháng Mười Hai, trong bối cảnh thay đổi chính trị tại Hoa Kỳ, các nhóm trên đã khởi đơn kiện các luật chống phá thai của 3 tiểu bang. Jennifer Dalven, Giám Đốc ACLU, một dự án phò phá thai, cho hay đây là “đợt sóng đầu” trong các cố gắng của họ. Theo Marjorie Dannenfelsor của tổ chức phò sự sống Susan B. Anthony List, việc bầu Ông Trump lên làm tổng thống đã gây hoảng hốt cho các nhóm phò phá thai.
Cô bảo: “Họ thua lớn tại thùng phiếu, nên nay phải trông chờ tòa án tháo bỏ ý chí của các cơ quan lập pháp tiểu bang. Họ nhận ra cảm thức khẩn trương phải chạy tới các tòa án, vì biết rằng khung cảnh tư pháp sẽ thay đổi dưới thời phò sự sống của Tổng Thống Trump”.
Tổng giám đốc của Planned Parenthood, Bác Sĩ Raegan McDonald-Mosley, cho rằng các biến cố chính trị gần đây cộng lại đã tạo nên đe dọa lớn nhất chưa từng thấy trong lịch sử cung cấp phá thai xưa nay.
Các đơn kiện đã được Planned Parenthood, Liên Minh Tự Do Dân Quyền Mỹ, và Trung Tâm Quyền Dinh Sản đệ nạp. Các luật sư của hai nhóm sau tuyên bố tại một cuộc họp báo ngày 30 tháng Mười Một rằng các đơn kiện này nhằm theo dõi việc năm 2016, Tối Cao Pháp Viện đã bãi bỏ các hạn chế phá thai ở Texas.
Đơn kiện Tiểu Bang Missouri chống lại các quy định tương tự như luật của Texas đòi các bệnh xá phá thai phải hội đủ các tiêu chuẩn vật chất của một bệnh xá mổ xẻ phá thai và phải có các bác sĩ có đặc ân nhận bệnh nhân tại các bệnh viện lân cận.
Theo Hãng Tin Associated Press, chỉ còn môt bệnh xá phá thai có phép ở St Louis, bang Missouri. Việc này là nhờ vào việc đóng cửa một số bệnh xá phá thai.
Ở Alaska, các nhóm tranh đấu cho quyền phá thai thách thức các qui định đã kéo dài 40 năm ngăn cấm việc phá thai ở các trung tâm y tế ngoại trú sau tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Họ nói rằng các qui định này buộc các phụ nữ muốn phá thai phải ra ngoài tiểu bang.
Planned Parenthood nói rằng hàng năm, họ đã gửi khoảng 30 phụ nữ như thế ra ngoài tiểu bang.
Ở Bắc Carolina, luật chỉ cho phép các bác sĩ thực hành các vụ phá thai sau 20 tuần của thai kỳ trong các trường hợp thực sự cần cấp cứu tức khắc về y khoa. Tổ chức ACLU phản đối rằng qui định này ngăn cản việc phá thai cho các phụ nữ mang thai với nguy cơ lớn phải đợi tới khi gần chết hay có nguy hại lớn về sức khỏe mới được phá.
Vì Đảng Cộng Hòa kiểm soát cả Hạ Viện, Thượng Viện và chức tổng thống, nên tổ chức Planned Parenthood phải đương đầu với nguy cơ bị mất hơn 500 triệu dollars tiền tài trợ hàng năm của Liên Bang.
Người ta cũng đang thảo luận xem có nên biến Tu Chính Án Hyde thành vĩnh viễn không. Tu Chính Án này ngăn cấm việc dùng tiền liên bang tài trợ trực tiếp các vụ phá thai trong nước và ngoại quốc.
Thực vậy, theo tin của Hãng Catholic News Agency ngày 13 tháng Mười Hai, trong bối cảnh thay đổi chính trị tại Hoa Kỳ, các nhóm trên đã khởi đơn kiện các luật chống phá thai của 3 tiểu bang. Jennifer Dalven, Giám Đốc ACLU, một dự án phò phá thai, cho hay đây là “đợt sóng đầu” trong các cố gắng của họ. Theo Marjorie Dannenfelsor của tổ chức phò sự sống Susan B. Anthony List, việc bầu Ông Trump lên làm tổng thống đã gây hoảng hốt cho các nhóm phò phá thai.
Cô bảo: “Họ thua lớn tại thùng phiếu, nên nay phải trông chờ tòa án tháo bỏ ý chí của các cơ quan lập pháp tiểu bang. Họ nhận ra cảm thức khẩn trương phải chạy tới các tòa án, vì biết rằng khung cảnh tư pháp sẽ thay đổi dưới thời phò sự sống của Tổng Thống Trump”.
Tổng giám đốc của Planned Parenthood, Bác Sĩ Raegan McDonald-Mosley, cho rằng các biến cố chính trị gần đây cộng lại đã tạo nên đe dọa lớn nhất chưa từng thấy trong lịch sử cung cấp phá thai xưa nay.
Các đơn kiện đã được Planned Parenthood, Liên Minh Tự Do Dân Quyền Mỹ, và Trung Tâm Quyền Dinh Sản đệ nạp. Các luật sư của hai nhóm sau tuyên bố tại một cuộc họp báo ngày 30 tháng Mười Một rằng các đơn kiện này nhằm theo dõi việc năm 2016, Tối Cao Pháp Viện đã bãi bỏ các hạn chế phá thai ở Texas.
Đơn kiện Tiểu Bang Missouri chống lại các quy định tương tự như luật của Texas đòi các bệnh xá phá thai phải hội đủ các tiêu chuẩn vật chất của một bệnh xá mổ xẻ phá thai và phải có các bác sĩ có đặc ân nhận bệnh nhân tại các bệnh viện lân cận.
Theo Hãng Tin Associated Press, chỉ còn môt bệnh xá phá thai có phép ở St Louis, bang Missouri. Việc này là nhờ vào việc đóng cửa một số bệnh xá phá thai.
Ở Alaska, các nhóm tranh đấu cho quyền phá thai thách thức các qui định đã kéo dài 40 năm ngăn cấm việc phá thai ở các trung tâm y tế ngoại trú sau tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Họ nói rằng các qui định này buộc các phụ nữ muốn phá thai phải ra ngoài tiểu bang.
Planned Parenthood nói rằng hàng năm, họ đã gửi khoảng 30 phụ nữ như thế ra ngoài tiểu bang.
Ở Bắc Carolina, luật chỉ cho phép các bác sĩ thực hành các vụ phá thai sau 20 tuần của thai kỳ trong các trường hợp thực sự cần cấp cứu tức khắc về y khoa. Tổ chức ACLU phản đối rằng qui định này ngăn cản việc phá thai cho các phụ nữ mang thai với nguy cơ lớn phải đợi tới khi gần chết hay có nguy hại lớn về sức khỏe mới được phá.
Vì Đảng Cộng Hòa kiểm soát cả Hạ Viện, Thượng Viện và chức tổng thống, nên tổ chức Planned Parenthood phải đương đầu với nguy cơ bị mất hơn 500 triệu dollars tiền tài trợ hàng năm của Liên Bang.
Người ta cũng đang thảo luận xem có nên biến Tu Chính Án Hyde thành vĩnh viễn không. Tu Chính Án này ngăn cấm việc dùng tiền liên bang tài trợ trực tiếp các vụ phá thai trong nước và ngoại quốc.