“HÃY VÀO QUA CỬA HẸP”
Một nhà lãnh đạo, một ông giám đốc, một cô ca sĩ..., sau khi phát biểu, hay biểu diễn, thường muốn lấy ý kiến dân chúng thử xem họ nghĩ gì về bài phát biểu, về cách biểu diễn của mình. Mặc dù hỏi ý kiến, nhưng trong lòng họ, biết đâu đang mong đợi một câu trả lời khen ngợi. Ai đó thẳng thắn nói thật về một khuyết điểm nào đó, chắc chắn sẽ làm họ buồn, bực bội...
Vào thời Chúa Giêsu, người Do thái vẫn mang nặng tâm lý ảo tưởng rằng, ơn cứu độ chỉ dành riêng cho dân tộc của họ mà thôi. Chính vì tâm lý này, không ít lần Thánh Kinh cho thấy, có lúc họ hãnh diện thái quá, đến nỗi sinh ra khinh thường những anh chị em không cùng lý tưởng với mình. Giống như trường hợp của một nhà lãnh đạo, một cô ca sĩ bên trên, đã có sẵn trong đầu suy nghĩ vụ lợi cho riêng mình như thế, câu hỏi mà một người Do thái nào đó đã hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Ngài, những kẻ được cứu thoát thì ít có phải không?”, chắc là muốn Chúa xác định lại quan điểm của chính mình: chỉ có người Do thái được cứu rỗi. Có lẽ người ta cũng sẽ lấy làm bực bội nếu Chúa trả lời ngược lại quan điểm ấy.
Điều lạ là Chúa Giêsu đã không trực tiếp trả lời có hoặc không. Chúa lại dẫn người đối thoại đi sâu hơn vào vấn đề khi đưa ra hình ảnh một cánh cửa hẹp. Để qua được cánh cửa hẹp ấy đòi hỏi sự cố gắng: “Các ngươi hãy cố gắng vào, qua cửa hẹp, vì Ta bảo các ngươi biết: nhiều người sẽ tìm vào mà không vào được...”.
Chúng ta hiểu được thái độ cẩn trọng và khôn ngoan của Chúa Giêsu. Vì nếu xác nhận quan điểm của người Do thái, sẽ càng làm cho họ kiêu căng, tự mãn: Chắc chắn được rỗi linh hồn thì sẽ chẳng có ai cố gắng sống tốt làm gì, vì bất cứ thái độ sống nào, đều không cần thiết, bởi ơn cứu rỗi đã nắm chắc trong tay. Ngược lại, nếu Chúa trả lời rằng, ơn cứu độ mang tính phổ quát, là gia sản của mọi người, không trừ ai, dù là Do thái hoặc bất cứ dân tộc nào, sẽ càng làm cho nhiều người ỷ lại, không cố gắng đã vậy, có khi do sự ỷ lại ấy, con người càng phóng túng, xã hội càng rối ren...
Ơn cứu độ không là đặc quyền của bất cứ ai, của một dân tộc, một giai cấp nào, nhưng là của mọi người. Nhưng dù là của mọi người, ơn cứu độ đòi hỏi một điều kiện tương xứng: Nỗ lực sống Lời Chúa cách trọn hảo suốt cả cuộc đời của mình. Vì Chúa không thể cứu độ mà không cần đến sự cộng tác của ta. Điều mà thánh Augustinô đã từng nói: “Lạy Chúa, sinh con ra Chúa không cần có con. Nhưng để cứu độ con, Chúa cần có con”.
Hình ảnh “cửa hẹp” mà ta phải tìm cách để đi qua mới có thể vào được bên trong nói lên nỗ lực lớn lao của bản thân cộng tác với ơn Chúa, nhằm đạt tới sự thánh thiện mà Chúa muốn. Cộng tác với ơn Chúa và nỗ lực sống Lời Chúa cách trọn hảo trong từng ngày sống của mình là một chọn lựa nghiêm chỉnh và cấp thiết. Chọn lựa này là cả một sự trả giá đớn đau, một ý chí ngoan cường, một đời chiến đấu cam go.
Bởi lẽ giữa một thế giới mênh mông, mà tự do và bản tính tự nhiên của con người đòi vẫy vùng, đòi vương ra khỏi khuôn phép của lề luật, của đạo đức, thì Tin Mừng lại mời gọi “Hãy vào qua cửa hẹp”!
Hơn nữa, giữa một thế giới mà nhân loại và sự phát triển của khoa học loại trừ ảnh hưởng của Thiên Chúa, của lòng tin. Một thế giới mang nặng thèm khát sở hữu cho dẫu bán đứng lương tâm, bán rẻ nhân phẩm, ngay cả chà đạp mạng sống của đồng loại, hủy hoại lương tâm con người, vẫn cứ đan tâm thực hiện, miễn sở hữu thật nhiều. Đó cũng là một thế giới vấy bẩn cách tàn nhẫn không chỉ hôm nay, mà còn tương lai của nhân loại bằng đủ mọi thứ kỹ nghệ tình dục, ma túy, buôn bán cơ phận người, sống thác loạn, ngừa thai, phá thai, tước đoạt mạng sống các phôi thai để lấy tế bào gốc, gây hiểm họa chiến tranh, buôn bán vũ khí, tàn phá tự nhiên..., Và biết bao nhiêu lối sống hưởng thụ, thực dụng và duy vật khác đã làm mê hoặc lòng người bởi khao khát chiếm hữu, bởi sự quyến rũ của quyền hành, danh vọng, lợi lộc...
Giữa một thế giới, không phải ở đâu xa xôi, nhưng là xung quanh ta, có quá nhiều người buông mình vào cám dỗ như thế, Kitô hữu phải đặt giá trị của Tin Mừng lên trên hết, đúng là lội ngược dòng. Sống giá trị của Tin Mừng nghĩa là phải biết yêu thương, tha thứ, sống khoan dung, hiền từ, nhường nhịn, đón nhận anh chị em... Sống như thế chính là “đi vào qua cửa hẹp” theo Lời Chúa Giêsu dạy. Sống như thế, Kitô hữu chính là người chấp nhận thương tích, chấp nhận bị coi khinh. Bởi vậy, để tách mình khỏi những phù hoa cuộc đời ấy, Kitô hữu cần có nghị lực lớn lao và biết kiên trung chiến đấu cả một đời để sống theo lời dạy của Chúa Kitô: đi vào cửa hẹp. Cánh cửa mà nhiều người muốn vào bằng cuộc sống dễ dãi, sẽ không được vào. Một điểm khác còn quan trọng hơn: Sống tách mình khỏi mọi phù hoa và cám dỗ, người tín hữu trở nên giống Chúa Kitô vác thập giá, tử nạn và phục sinh.
Bạn thân mến, hiểu giá trị của đời người Kitô hữu là biết soi rọi tâm hồn mình, soi rọi từng hành vi, tư tưởng, lời nói vào Lời Chúa, bạn và tôi hãy để cho Lời Chúa thẩm thấu từng ngày, để nhờ ánh sáng Lời Chúa dẫn lối, ta sẽ hoàn hảo hóa chính mình trong từng ngày sống. Hiểu rằng giá trị tuyệt đối của một kiếp làm người là đi vào cửa hẹp để đạt tới vinh quang của chính Thiên Chúa, bạn và tôi kiên quyết chối từ một cuộc sống dễ dãi, chối từ những sa hoa phù phiếm, biết tránh xa những nguy cơ đưa tới cạm bẫy là sự hào nhoáng của vật chất, danh vọng, quyền lực...
Hãy nhớ rằng, ơn cứu độ, dù là của mọi người, không bao giờ là đặc quyền của bất cứ ai, nhưng bất cứ ai biết đón nhận ơn cứu độ ấy bằng một lối vào qua cửa hẹp, đều đạt tới một cách toàn vẹn. Vì ngay từ hôm nay, nếu mỗi người, qua thai độ sống, qua cách thể hiện chính mình hằng ngày, là sự chuẩn bị cho số phận đời đời của bản thân. Vậy ngay từ hôm nay hãy quyết định dứt khoát, đừng trì hoãn, nhưng bắt đầu tức khắc, chọn cho mình một lối sống phù hợp với ơn cứu độ Chúa ban. Vì quyết định như thế chính là sự chọn lựa khôn ngoan. Chọn lựa ấy đưa ta tiến vào vinh quang đời đời của Thiên Chúa.
Một nhà lãnh đạo, một ông giám đốc, một cô ca sĩ..., sau khi phát biểu, hay biểu diễn, thường muốn lấy ý kiến dân chúng thử xem họ nghĩ gì về bài phát biểu, về cách biểu diễn của mình. Mặc dù hỏi ý kiến, nhưng trong lòng họ, biết đâu đang mong đợi một câu trả lời khen ngợi. Ai đó thẳng thắn nói thật về một khuyết điểm nào đó, chắc chắn sẽ làm họ buồn, bực bội...
Vào thời Chúa Giêsu, người Do thái vẫn mang nặng tâm lý ảo tưởng rằng, ơn cứu độ chỉ dành riêng cho dân tộc của họ mà thôi. Chính vì tâm lý này, không ít lần Thánh Kinh cho thấy, có lúc họ hãnh diện thái quá, đến nỗi sinh ra khinh thường những anh chị em không cùng lý tưởng với mình. Giống như trường hợp của một nhà lãnh đạo, một cô ca sĩ bên trên, đã có sẵn trong đầu suy nghĩ vụ lợi cho riêng mình như thế, câu hỏi mà một người Do thái nào đó đã hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Ngài, những kẻ được cứu thoát thì ít có phải không?”, chắc là muốn Chúa xác định lại quan điểm của chính mình: chỉ có người Do thái được cứu rỗi. Có lẽ người ta cũng sẽ lấy làm bực bội nếu Chúa trả lời ngược lại quan điểm ấy.
Điều lạ là Chúa Giêsu đã không trực tiếp trả lời có hoặc không. Chúa lại dẫn người đối thoại đi sâu hơn vào vấn đề khi đưa ra hình ảnh một cánh cửa hẹp. Để qua được cánh cửa hẹp ấy đòi hỏi sự cố gắng: “Các ngươi hãy cố gắng vào, qua cửa hẹp, vì Ta bảo các ngươi biết: nhiều người sẽ tìm vào mà không vào được...”.
Chúng ta hiểu được thái độ cẩn trọng và khôn ngoan của Chúa Giêsu. Vì nếu xác nhận quan điểm của người Do thái, sẽ càng làm cho họ kiêu căng, tự mãn: Chắc chắn được rỗi linh hồn thì sẽ chẳng có ai cố gắng sống tốt làm gì, vì bất cứ thái độ sống nào, đều không cần thiết, bởi ơn cứu rỗi đã nắm chắc trong tay. Ngược lại, nếu Chúa trả lời rằng, ơn cứu độ mang tính phổ quát, là gia sản của mọi người, không trừ ai, dù là Do thái hoặc bất cứ dân tộc nào, sẽ càng làm cho nhiều người ỷ lại, không cố gắng đã vậy, có khi do sự ỷ lại ấy, con người càng phóng túng, xã hội càng rối ren...
Ơn cứu độ không là đặc quyền của bất cứ ai, của một dân tộc, một giai cấp nào, nhưng là của mọi người. Nhưng dù là của mọi người, ơn cứu độ đòi hỏi một điều kiện tương xứng: Nỗ lực sống Lời Chúa cách trọn hảo suốt cả cuộc đời của mình. Vì Chúa không thể cứu độ mà không cần đến sự cộng tác của ta. Điều mà thánh Augustinô đã từng nói: “Lạy Chúa, sinh con ra Chúa không cần có con. Nhưng để cứu độ con, Chúa cần có con”.
Hình ảnh “cửa hẹp” mà ta phải tìm cách để đi qua mới có thể vào được bên trong nói lên nỗ lực lớn lao của bản thân cộng tác với ơn Chúa, nhằm đạt tới sự thánh thiện mà Chúa muốn. Cộng tác với ơn Chúa và nỗ lực sống Lời Chúa cách trọn hảo trong từng ngày sống của mình là một chọn lựa nghiêm chỉnh và cấp thiết. Chọn lựa này là cả một sự trả giá đớn đau, một ý chí ngoan cường, một đời chiến đấu cam go.
Bởi lẽ giữa một thế giới mênh mông, mà tự do và bản tính tự nhiên của con người đòi vẫy vùng, đòi vương ra khỏi khuôn phép của lề luật, của đạo đức, thì Tin Mừng lại mời gọi “Hãy vào qua cửa hẹp”!
Hơn nữa, giữa một thế giới mà nhân loại và sự phát triển của khoa học loại trừ ảnh hưởng của Thiên Chúa, của lòng tin. Một thế giới mang nặng thèm khát sở hữu cho dẫu bán đứng lương tâm, bán rẻ nhân phẩm, ngay cả chà đạp mạng sống của đồng loại, hủy hoại lương tâm con người, vẫn cứ đan tâm thực hiện, miễn sở hữu thật nhiều. Đó cũng là một thế giới vấy bẩn cách tàn nhẫn không chỉ hôm nay, mà còn tương lai của nhân loại bằng đủ mọi thứ kỹ nghệ tình dục, ma túy, buôn bán cơ phận người, sống thác loạn, ngừa thai, phá thai, tước đoạt mạng sống các phôi thai để lấy tế bào gốc, gây hiểm họa chiến tranh, buôn bán vũ khí, tàn phá tự nhiên..., Và biết bao nhiêu lối sống hưởng thụ, thực dụng và duy vật khác đã làm mê hoặc lòng người bởi khao khát chiếm hữu, bởi sự quyến rũ của quyền hành, danh vọng, lợi lộc...
Giữa một thế giới, không phải ở đâu xa xôi, nhưng là xung quanh ta, có quá nhiều người buông mình vào cám dỗ như thế, Kitô hữu phải đặt giá trị của Tin Mừng lên trên hết, đúng là lội ngược dòng. Sống giá trị của Tin Mừng nghĩa là phải biết yêu thương, tha thứ, sống khoan dung, hiền từ, nhường nhịn, đón nhận anh chị em... Sống như thế chính là “đi vào qua cửa hẹp” theo Lời Chúa Giêsu dạy. Sống như thế, Kitô hữu chính là người chấp nhận thương tích, chấp nhận bị coi khinh. Bởi vậy, để tách mình khỏi những phù hoa cuộc đời ấy, Kitô hữu cần có nghị lực lớn lao và biết kiên trung chiến đấu cả một đời để sống theo lời dạy của Chúa Kitô: đi vào cửa hẹp. Cánh cửa mà nhiều người muốn vào bằng cuộc sống dễ dãi, sẽ không được vào. Một điểm khác còn quan trọng hơn: Sống tách mình khỏi mọi phù hoa và cám dỗ, người tín hữu trở nên giống Chúa Kitô vác thập giá, tử nạn và phục sinh.
Bạn thân mến, hiểu giá trị của đời người Kitô hữu là biết soi rọi tâm hồn mình, soi rọi từng hành vi, tư tưởng, lời nói vào Lời Chúa, bạn và tôi hãy để cho Lời Chúa thẩm thấu từng ngày, để nhờ ánh sáng Lời Chúa dẫn lối, ta sẽ hoàn hảo hóa chính mình trong từng ngày sống. Hiểu rằng giá trị tuyệt đối của một kiếp làm người là đi vào cửa hẹp để đạt tới vinh quang của chính Thiên Chúa, bạn và tôi kiên quyết chối từ một cuộc sống dễ dãi, chối từ những sa hoa phù phiếm, biết tránh xa những nguy cơ đưa tới cạm bẫy là sự hào nhoáng của vật chất, danh vọng, quyền lực...
Hãy nhớ rằng, ơn cứu độ, dù là của mọi người, không bao giờ là đặc quyền của bất cứ ai, nhưng bất cứ ai biết đón nhận ơn cứu độ ấy bằng một lối vào qua cửa hẹp, đều đạt tới một cách toàn vẹn. Vì ngay từ hôm nay, nếu mỗi người, qua thai độ sống, qua cách thể hiện chính mình hằng ngày, là sự chuẩn bị cho số phận đời đời của bản thân. Vậy ngay từ hôm nay hãy quyết định dứt khoát, đừng trì hoãn, nhưng bắt đầu tức khắc, chọn cho mình một lối sống phù hợp với ơn cứu độ Chúa ban. Vì quyết định như thế chính là sự chọn lựa khôn ngoan. Chọn lựa ấy đưa ta tiến vào vinh quang đời đời của Thiên Chúa.