Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vào ngày Chúa Nhật, đã cử hành nghi lễ phong thánh cho Mẹ Têrêsa Calcutta, một Thánh Lễ trọng thể được cử hành tại công trường Nhà Thờ Thánh Phêrô.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói, "Trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống ngài, Mẹ Têrêsa là một người phân phối rộng rãi lòng thương xót của Thiên Chúa, làm cho mình sẵn sàng có đó cho mọi người qua việc chào đón và bảo vệ sự sống con người, các trẻ chưa sinh và những người bị bỏ rơi và bị loại bỏ".
Với các tình nguyện viên có mặt tại Rôma tham dự Năm Thánh cho các Tình Nguyện Viên và Người Làm Việc cho Lòng Thương Xót, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề xuất Thánh Têrêsa Calcutta như một "mô hình thánh thiện."
Dưới đây, là trọn bản văn bài giảng soạn sẵn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ phong thánh của Thánh Têrêsa Calcutta:
Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ và Nghi thức phong thánh cho Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta, tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, ngày 04 tháng 9 năm 2016.
"Nào ai có thể hiểu được ý định của Thiên Chúa?" (Kn 9:13). Câu hỏi từ Sách Khôn Ngoan mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc thứ nhất này cho thấy: cuộc sống của chúng ta là một mầu nhiệm, và chúng ta không có chìa khóa để hiểu nó. Luôn có hai nhân vật chủ đạo trong lịch sử: Thiên Chúa và con người. Nhiệm vụ của chúng ta là nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa và sau đó làm theo ý Người. Nhưng để làm theo ý của Người, chúng ta phải tự hỏi mình, "đâu là ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của tôi?"
Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong cùng một đoạn văn của Sách Khôn Ngoan: "Con người đã được dạy những gì làm vui lòng Ngài" (Kn 9:18). Để xác định tiếng gọi của Thiên Chúa, chúng ta phải tự hỏi mình và hiểu điều gì đẹp lòng Thiên Chúa. Trong nhiều trường hợp, các tiên tri đã loan báo những gì làm đẹp lòng Thiên Chúa. Sứ điệp của họ tìm được một sự tổng hợp tuyệt vời trong các lời "Ta muốn lòng thương xót, chứ không phải lễ hy sinh" (Hs 6: 6; Mt 09:13). Thiên Chúa được hài lòng bởi mọi hành động thương xót, bởi vì trong anh chị em mà chúng ta giúp đỡ, chúng ta nhận ra khuôn mặt của Thiên Chúa, khuôn mặt mà không ai có thể nhìn thấy (xem Ga 1:18). Mỗi lần chúng ta cúi xuống các nhu cầu của anh chị em chúng ta, chúng ta dâng cho Chúa Giêsu một cái gì đó để ăn và uống; chúng ta mặc áo, chúng ta giúp đỡ, và chúng ta thăm viếng Con Thiên Chúa (x Mt 25:40).
Do đó, chúng ta được mời gọi chuyển dịch thành hành động cụ thể những gì chúng ta khẩn nài trong kinh nguyện và tuyên xưng trong đức tin. Không có gì thay thế cho lòng bác ái: những người đã dấn thân phục vụ người khác, ngay cả khi họ không biết điều đó, đều là những người yêu mến Thiên Chúa (x 1 Ga 3: 16-18; Gc 2: 14-18). Tuy nhiên, đời sống Kitô hữu không chỉ đơn thuần là mở rộng một bàn tay trong lúc thiếu thốn. Nếu chỉ là điều này, chắc chắn nó có thể là một biểu hiện đáng yêu của tình liên đới nhân ái nhằm cung cấp các phúc lợi tức khắc, nhưng nó cằn cỗi vì thiếu gốc rễ. Bổn phận Chúa trao cho chúng ta, trái lại, là ơn gọi bác ái trong đó mỗi môn đệ Chúa Kitô dâng toàn bộ cuộc sống của mình để phục vụ, nhờ thế mỗi ngày mỗi lớn lên trong tình yêu.
Chúng ta đã nghe trong Tin Mừng, "Đám đông lớn đã đi với Chúa Giêsu" (Lc 14:25). Hôm nay, "đám đông" này được nhìn thấy trong số rất đông các tình nguyện viên đã cùng nhau tới đây dự Năm Thánh Thương Xót. Anh chị em là đám đông đã đi theo Thầy và làm cho hiển hiện tình yêu cụ thể của Người dành cho mỗi người. Tôi lặp lại với anh chị em những lời sau đây của Thánh Tông Đồ Phaolô: "Tôi đã thực sự nhận được nhiều niềm vui và an ủi từ tình yêu của anh chị em, bởi vì trái tim của các thánh đã được làm tươi mát nhờ anh chị em" (Plm 1: 7). Biết bao trái tim đã được an ủi bởi các tình nguyện viên! Biết bao bàn tay họ đã nắm lấy; biết bao nước mắt họ đã lau khô; biết bao tình yêu đã được biểu lộ cách kín đáo, khiêm tốn và vị tha! Việc phục vụ đáng khen ngợi này đem lại tiếng nói cho đức tin và nói lên lòng thương xót của Chúa Cha, Đấng kéo những người túng thiếu lại gần.
Theo chân Chúa Giêsu là một trách vụ nghiêm túc, và, đồng thời, là một trách vụ tràn đầy niềm vui; cần một thứ táo bạo và can đảm nào đó mới có thể nhận ra Thầy chí thánh trong những người nghèo nhất trong số các người nghèo và hiến mình phục vụ họ. Để làm được như thế, các tình nguyện viên, những người, vì tình yêu đối với Chúa Giêsu mà phục vụ người nghèo và người túng thiếu, không mong đợi bất cứ lời cám ơn hay phần thưởng nào; đúng hơn, họ từ bỏ tất cả những thứ ấy vì họ đã khám phá được tình yêu đích thực. Chúa đã đến gặp tôi và đã cúi xuống cùng bình diện với tôi trong lúc tôi túng thiếu thế nào, thì tôi cũng phải đi gặp Người, cúi xuống những người đã mất đức tin hoặc sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, cúi xuống những người trẻ không có giá trị hoặc lý tưởng, những gia đình gặp khủng hoảng, những người bệnh và những người bị cầm tù, những người tị nạn và di dân, những người yếu đuối và không thể tự vệ cả trong cơ thể lẫn trong tinh thần, những trẻ em bị bỏ rơi, những người cao niên phải tự lo liệu một mình như thế. Bất cứ nơi nào, có người đưa tay ra, xin một bàn tay giúp đỡ để có thể đứng dậy, thì đó là nơi sự hiện diện của chúng ta - và sự hiện diện của Giáo Hội, nhằm nâng đỡ và đem lại hy vọng - phải có măt.
Trong mọi khía cạnh của cuộc sống ngài, Mẹ Têrêsa là một người phân phối rộng rãi lòng thương xót của Thiên Chúa, tự làm cho mình có sẵn đó cho mọi người qua việc chào đón và bảo vệ sự sống con người, các trẻ chưa sinh và những người bị bỏ rơi và bị loại bỏ. Mẹ đã dấn thân bảo vệ sự sống, không ngừng tuyên bố rằng "trẻ chưa sinh là những người yếu đuối nhất, nhỏ nhoi nhất, dễ bị tổn thương nhất". Mẹ đã gập người trước những ai đã kiệt sức, để mặc cho chết trên lề đường, ở trong họ, Mẹ nhìn thấy phẩm giá Thiên Chúa ban cho họ; Mẹ làm cho tiếng nói của Mẹ được các cường quốc trên thế giới nghe thấy, ngõ hầu họ nhận ra phần lỗi của họ trong tội nghèo đói mà chính họ đã tạo ra. Đối với Mẹ Têrêsa, lòng thương xót là "muối" đem hương vị đến cho việc làm của mình, là "ánh sáng" tỏa chiếu trong bóng tối của rất nhiều người đã không còn nước mắt để tuôn ra vì cảnh nghèo và đau khổ của họ.
Đối với chúng ta ngày nay, sứ mệnh của Mẹ đối với các khu ngoại vi của đô thị và của hiện sinh, vẫn mãi là một nhân chứng hùng hồn cho sự gần gũi của Thiên Chúa đối với những người nghèo nhất trong những người nghèo. Hôm nay, tôi chuyển giao hình tượng đầy tính biểu tượng về nữ tính và đời sống thánh hiến này cho cả thế giới các tình nguyện viên: Uớc mong Mẹ là mô hình thánh thiện cho các anh chị em! Ước mong người lao công không biết mệt mỏi này của lòng thương xót giúp chúng ta ngày càng hiểu rằng tiêu chuẩn duy nhất để chúng ta hành động là tình yêu nhưng không, thoát khỏi mọi ý thức hệ và mọi trói buộc, được cung cấp miễn phí cho mọi người không phân biệt ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc hay tôn giáo. Mẹ Têrêsa thích nói: "Có lẽ tôi không nói được ngôn ngữ của họ, nhưng tôi có thể mỉm cười". Chúng ta hãy mang nụ cười của Mẹ trong trái tim chúng ta và hiến tặng nó cho những người chúng ta gặp dọc hành trình của chúng ta, đặc biệt là những người đau khổ. Bằng cách này, chúng ta sẽ mở ra nhiều cơ hội hân hoan và hy vọng cho các anh chị em của chúng ta, những người đang chán nản và đang cần được hiểu biết và âu yếm.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói, "Trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống ngài, Mẹ Têrêsa là một người phân phối rộng rãi lòng thương xót của Thiên Chúa, làm cho mình sẵn sàng có đó cho mọi người qua việc chào đón và bảo vệ sự sống con người, các trẻ chưa sinh và những người bị bỏ rơi và bị loại bỏ".
Với các tình nguyện viên có mặt tại Rôma tham dự Năm Thánh cho các Tình Nguyện Viên và Người Làm Việc cho Lòng Thương Xót, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề xuất Thánh Têrêsa Calcutta như một "mô hình thánh thiện."
Dưới đây, là trọn bản văn bài giảng soạn sẵn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ phong thánh của Thánh Têrêsa Calcutta:
Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ và Nghi thức phong thánh cho Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta, tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, ngày 04 tháng 9 năm 2016.
"Nào ai có thể hiểu được ý định của Thiên Chúa?" (Kn 9:13). Câu hỏi từ Sách Khôn Ngoan mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc thứ nhất này cho thấy: cuộc sống của chúng ta là một mầu nhiệm, và chúng ta không có chìa khóa để hiểu nó. Luôn có hai nhân vật chủ đạo trong lịch sử: Thiên Chúa và con người. Nhiệm vụ của chúng ta là nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa và sau đó làm theo ý Người. Nhưng để làm theo ý của Người, chúng ta phải tự hỏi mình, "đâu là ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của tôi?"
Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong cùng một đoạn văn của Sách Khôn Ngoan: "Con người đã được dạy những gì làm vui lòng Ngài" (Kn 9:18). Để xác định tiếng gọi của Thiên Chúa, chúng ta phải tự hỏi mình và hiểu điều gì đẹp lòng Thiên Chúa. Trong nhiều trường hợp, các tiên tri đã loan báo những gì làm đẹp lòng Thiên Chúa. Sứ điệp của họ tìm được một sự tổng hợp tuyệt vời trong các lời "Ta muốn lòng thương xót, chứ không phải lễ hy sinh" (Hs 6: 6; Mt 09:13). Thiên Chúa được hài lòng bởi mọi hành động thương xót, bởi vì trong anh chị em mà chúng ta giúp đỡ, chúng ta nhận ra khuôn mặt của Thiên Chúa, khuôn mặt mà không ai có thể nhìn thấy (xem Ga 1:18). Mỗi lần chúng ta cúi xuống các nhu cầu của anh chị em chúng ta, chúng ta dâng cho Chúa Giêsu một cái gì đó để ăn và uống; chúng ta mặc áo, chúng ta giúp đỡ, và chúng ta thăm viếng Con Thiên Chúa (x Mt 25:40).
Do đó, chúng ta được mời gọi chuyển dịch thành hành động cụ thể những gì chúng ta khẩn nài trong kinh nguyện và tuyên xưng trong đức tin. Không có gì thay thế cho lòng bác ái: những người đã dấn thân phục vụ người khác, ngay cả khi họ không biết điều đó, đều là những người yêu mến Thiên Chúa (x 1 Ga 3: 16-18; Gc 2: 14-18). Tuy nhiên, đời sống Kitô hữu không chỉ đơn thuần là mở rộng một bàn tay trong lúc thiếu thốn. Nếu chỉ là điều này, chắc chắn nó có thể là một biểu hiện đáng yêu của tình liên đới nhân ái nhằm cung cấp các phúc lợi tức khắc, nhưng nó cằn cỗi vì thiếu gốc rễ. Bổn phận Chúa trao cho chúng ta, trái lại, là ơn gọi bác ái trong đó mỗi môn đệ Chúa Kitô dâng toàn bộ cuộc sống của mình để phục vụ, nhờ thế mỗi ngày mỗi lớn lên trong tình yêu.
Chúng ta đã nghe trong Tin Mừng, "Đám đông lớn đã đi với Chúa Giêsu" (Lc 14:25). Hôm nay, "đám đông" này được nhìn thấy trong số rất đông các tình nguyện viên đã cùng nhau tới đây dự Năm Thánh Thương Xót. Anh chị em là đám đông đã đi theo Thầy và làm cho hiển hiện tình yêu cụ thể của Người dành cho mỗi người. Tôi lặp lại với anh chị em những lời sau đây của Thánh Tông Đồ Phaolô: "Tôi đã thực sự nhận được nhiều niềm vui và an ủi từ tình yêu của anh chị em, bởi vì trái tim của các thánh đã được làm tươi mát nhờ anh chị em" (Plm 1: 7). Biết bao trái tim đã được an ủi bởi các tình nguyện viên! Biết bao bàn tay họ đã nắm lấy; biết bao nước mắt họ đã lau khô; biết bao tình yêu đã được biểu lộ cách kín đáo, khiêm tốn và vị tha! Việc phục vụ đáng khen ngợi này đem lại tiếng nói cho đức tin và nói lên lòng thương xót của Chúa Cha, Đấng kéo những người túng thiếu lại gần.
Theo chân Chúa Giêsu là một trách vụ nghiêm túc, và, đồng thời, là một trách vụ tràn đầy niềm vui; cần một thứ táo bạo và can đảm nào đó mới có thể nhận ra Thầy chí thánh trong những người nghèo nhất trong số các người nghèo và hiến mình phục vụ họ. Để làm được như thế, các tình nguyện viên, những người, vì tình yêu đối với Chúa Giêsu mà phục vụ người nghèo và người túng thiếu, không mong đợi bất cứ lời cám ơn hay phần thưởng nào; đúng hơn, họ từ bỏ tất cả những thứ ấy vì họ đã khám phá được tình yêu đích thực. Chúa đã đến gặp tôi và đã cúi xuống cùng bình diện với tôi trong lúc tôi túng thiếu thế nào, thì tôi cũng phải đi gặp Người, cúi xuống những người đã mất đức tin hoặc sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, cúi xuống những người trẻ không có giá trị hoặc lý tưởng, những gia đình gặp khủng hoảng, những người bệnh và những người bị cầm tù, những người tị nạn và di dân, những người yếu đuối và không thể tự vệ cả trong cơ thể lẫn trong tinh thần, những trẻ em bị bỏ rơi, những người cao niên phải tự lo liệu một mình như thế. Bất cứ nơi nào, có người đưa tay ra, xin một bàn tay giúp đỡ để có thể đứng dậy, thì đó là nơi sự hiện diện của chúng ta - và sự hiện diện của Giáo Hội, nhằm nâng đỡ và đem lại hy vọng - phải có măt.
Trong mọi khía cạnh của cuộc sống ngài, Mẹ Têrêsa là một người phân phối rộng rãi lòng thương xót của Thiên Chúa, tự làm cho mình có sẵn đó cho mọi người qua việc chào đón và bảo vệ sự sống con người, các trẻ chưa sinh và những người bị bỏ rơi và bị loại bỏ. Mẹ đã dấn thân bảo vệ sự sống, không ngừng tuyên bố rằng "trẻ chưa sinh là những người yếu đuối nhất, nhỏ nhoi nhất, dễ bị tổn thương nhất". Mẹ đã gập người trước những ai đã kiệt sức, để mặc cho chết trên lề đường, ở trong họ, Mẹ nhìn thấy phẩm giá Thiên Chúa ban cho họ; Mẹ làm cho tiếng nói của Mẹ được các cường quốc trên thế giới nghe thấy, ngõ hầu họ nhận ra phần lỗi của họ trong tội nghèo đói mà chính họ đã tạo ra. Đối với Mẹ Têrêsa, lòng thương xót là "muối" đem hương vị đến cho việc làm của mình, là "ánh sáng" tỏa chiếu trong bóng tối của rất nhiều người đã không còn nước mắt để tuôn ra vì cảnh nghèo và đau khổ của họ.
Đối với chúng ta ngày nay, sứ mệnh của Mẹ đối với các khu ngoại vi của đô thị và của hiện sinh, vẫn mãi là một nhân chứng hùng hồn cho sự gần gũi của Thiên Chúa đối với những người nghèo nhất trong những người nghèo. Hôm nay, tôi chuyển giao hình tượng đầy tính biểu tượng về nữ tính và đời sống thánh hiến này cho cả thế giới các tình nguyện viên: Uớc mong Mẹ là mô hình thánh thiện cho các anh chị em! Ước mong người lao công không biết mệt mỏi này của lòng thương xót giúp chúng ta ngày càng hiểu rằng tiêu chuẩn duy nhất để chúng ta hành động là tình yêu nhưng không, thoát khỏi mọi ý thức hệ và mọi trói buộc, được cung cấp miễn phí cho mọi người không phân biệt ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc hay tôn giáo. Mẹ Têrêsa thích nói: "Có lẽ tôi không nói được ngôn ngữ của họ, nhưng tôi có thể mỉm cười". Chúng ta hãy mang nụ cười của Mẹ trong trái tim chúng ta và hiến tặng nó cho những người chúng ta gặp dọc hành trình của chúng ta, đặc biệt là những người đau khổ. Bằng cách này, chúng ta sẽ mở ra nhiều cơ hội hân hoan và hy vọng cho các anh chị em của chúng ta, những người đang chán nản và đang cần được hiểu biết và âu yếm.