VII. Giáo Hội được cân đo bằng lòng thương xót (tiếp theo)
4. Thực hành của Giáo Hội và nền văn hóa thương xót
Dĩ nhiên, đối với Giáo Hội, chỉ nói đến chữ thương xót mà thôi là điều không đủ; điều cần là phải thực hành nó (Ga 3:21). Nhất là ngày nay, người ta phê phán Giáo Hội qua việc Giáo Hội làm nhiều hơn qua lời Giáo Hội nói. Do đó, sứ điệp của Giáo Hội phải gây hiệu quả trên các thực hành cụ thể của mình và đem lại một nền văn hóa thương xót trong toàn bộ sinh hoạt của mình (25).
Trong thế giới Hy Lạp và La Mã, quả có lòng từ thiện và lòng bác ái, nhưng chúng không hướng về người nghèo, mà hướng về người công dân (phân phối thực phẩm, các cơ sở sức khỏe v.v…). Trái lại, đời sống Giáo Hội ngay từ lúc khởi đầu đã được nhận diện nhờ thực hành bác ái rất sinh động. Nó rút tỉa từ thực hành Do Thái, nhưng dựa vào sứ điệp của Chúa Giêsu, nó cũng có đường lối riêng. Từ buổi ban đầu, một đặc điểm khác biệt của thực hành này là: nó không phải là một việc đạo đức tư riêng, mà đúng hơn được cộng đồng đem ra sống dưới một hình thức định chế hóa.
Như thế, ngay từ lúc khởi đầu, việc tụ họp với nhau để dự Bữa Ăn Tối của Chúa đã được liên kết với bữa ăn agape (yêu thương, tức một bữa ăn no bụng được cử hành như một buổi lễ yêu thương). Sách Tông Đồ Công Vụ thuật lại rằng việc phục vụ bàn ăn, ngay trong cộng đồng nguyên thủy ở Giêrusalem, cũng đã chiếm khá nhiều thì giờ đến nỗi các tông đồ không thể đương đầu được nữa, nên bẩy tác nhân, sau đó, được gọi là phó tế, đã được cử nhiệm để phụ trách việc này (Cv 6:1-4). Trên thực tế, Thánh Phaolô đã nhấn mạnh đến sự dị biệt giữa Bữa Ăn Tối của Chúa và một bữa ăn thường vì có những lời kêu ca của cộng đồng. Ngài không muốn hai loại bữa ăn này lẫn lộn với nhau, nhưng không ai nghi vấn sự kiện chúng thuộc về nhau (1Cr 11:17-34) (26). Ngay từ những ngày đầu tiên, việc giúp đỡ nhau đã vượt quá các cộng đồng cá biệt liên hệ. Thánh Tông Đồ Phaolô đã lập ra các cuộc lạc quyên thường xuyên cho người nghèo ở Giêrusalem (Gl 2:10; Rm 15:26; 2Cr 8:9). Có một sự thật nền tảng sau đây: “Hãy mang gánh nặng của nhau, và nhờ thế, anh em sẽ làm trọn lề luật của Chúa Kitô” (Gl 6:2). Như thế, các Kitô hữu đầu tiên không những coi nhau là anh em, họ còn hành động như anh em nữa (27).
Các chứng cớ của Giáo Hội sơ khai thì có nhiều và là các chứng cớ khiến ta sửng sốt. Các chứng từ tiên khởi này cho ta hay: các của bố thí được phân phối lúc kết thúc các buổi thờ phượng Chúa Nhật (28). Chúng được dùng để nâng đỡ các quả phụ, cô nhi, bệnh nhân, người yếu đuối, người nghèo và những người không thể làm việc; các của bố thí cũng được dùng trả lương cho những người phục vụ cộng đồng cũng như hỗ trợ việc săn sóc tù nhân, những người mất sức tại các hầm mỏ, và những người nô lệ; chúng được dùng để tiếp đón những người mới tới và giúp đỡ các cộng đồng nghèo và gặp nguy hiểm. Tertullianô tường trình rằng cách các Kitô hữu săn sóc người túng thiếu làm các người ngoại giáo cùng thời rất đỗi ngạc nhiên. Ông thuật rằng các người ngoại giáo này nói với nhau: “Xem họ thương yêu nhau xiết bao!” (29). Một chứng từ đẹp đẽ về đời sống các Kitô hữu tiên khởi được tìm thấy trong Lá Thư không tên gửi cho Diognetus, viết khoảng thế kỷ thứ hai hay thứ ba. Nó mô tả: các Kitô hữu không sống lối sống kỳ lạ, mà đúng hơn họ sống cuộc sống hướng ngoại và hoàn toàn bình thường, nhưng họ cư xử rất khác. “Họ thương yêu mọi người, nhưng lại bị mọi người bách hại… Họ nghèo, ấy thế nhưng họ làm nhiều người ra giầu có; họ hoàn toàn không có tài sản, ấy thế nhưng họ hưởng được một sư dư dật hoàn toàn” (30).
Vị giám mục chịu trách nhiệm đối với sự phục vụ có tính phục dịch (diaconal) này và vì mục đích này, ngài sử dụng các phó tế. Từ thế kỷ thứ tư, người ta thấy xuất hiện các nhà dành cho người bệnh và khách hành hương và, ngoài ra, còn có những nơi tạm trú cho người nghèo, những nhà sau đó đã trở thành các bệnh viện thời Trung Cổ dành chăm sóc người nghèo và người bệnh. Sau đó, người ta thấy xuất hiện các dòng tu chuyên chăm sóc người bệnh và nhiều người khác; họ đã tranh đấu một cách vô vị lợi cho chính nghĩa trẻ em, người nghèo, người già, người bệnh, và người khuyết tật và vẫn tiếp tục làm như thế cho tới nay. Khi làm như thế, Kitô Giáo đã gây ảnh hưởng lên nền văn hóa Âu Châu và nền văn minh của nhân loại nói chung. Ngày nay, ảnh hưởng này vẫn tiếp tục hữu hiệu, nhưng phần lớn dưới hình thức tục hóa. Không có đà thúc đẩy của Kitô Giáo này, cả lịch sử văn hóa và xã hội của Âu Châu lẫn lịch sử loài người đều không thể hiểu được.
Dựa trên các hoàn cảnh xã hội đã và đang thay đổi, nhiều câu hỏi mới đã được đặt ra và nhiều thách đố xã hội mới đã xuất hiện mà ta sẽ xem xét một cách chi tiết (31). Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta chỉ chú ý tới một vấn đề: sự nguy hiểm của việc biến Giáo Hội thành tiểu tư sản trong xã hội Tây Phương giầu có. Trong nhiều cộng đồng, người ta đã khai triển ra một môi trường trong đó những người không thích hợp với các thông số của lối sống ít nhiều trung lưu, những người đã lâm vào những lúc khó khăn, chỉ tìm được một chỗ đứng hết sức khó khăn. Đó là một môi trường rất ít tương hợp với triết lý thực hành của Chúa Giêsu. Vì trong thời Người còn sống trên dương gian, không có gì gây xôn xao bàn tán cho bằng việc Người quan tâm đến những người tội lỗi. Người ta trách móc đặt câu hỏi: “Tại sao ông ta lại ăn uống với phường thu thuế và những kẻ tội lỗi?”. Câu trả lời của Chúa Giêsu là: “Những người khỏe mạnh đâu cần thầy thuốc, mà chỉ những người có bệnh mới cần mà thôi; tôi đến không phải để kêu gọi người công chính mà là người tội lỗi” (Mc 2:16-17). Chúa Giêsu cũng thấy nhiều đức tin hơn nơi những người thu thuế và gái điếm hơn là nơi những người thuộc giai cấp quyền thế ở thời ấy. Do đó, Người nói rằng những người thu thuế và gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước những người tự coi mình là đạo hạnh (Mt 21:31-32). Với những người tố cáo, điệu người đàn bà bị bắt vì ngoại tình đến trước Người, Người chỉ vỏn vẹn nói: “ai trong các ông không có tội hãy là người đầu tiên ném đá cô ta”. Và khi không còn một ai trong số những người muốn lên án nàng, Người nói với người đàn bà: “Tôi cũng không lên án chị. Hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8:7,11).
Bởi thế, lời chỉ trích nặng nề nhất có thể nêu lên chống lại Giáo Hội là lời tố cáo cho rằng thường chỉ rất ít việc làm tốt đi theo, hay xem ra đi theo, lời nói của Giáo Hội mà thôi. Giáo Hội bị chỉ trích vì tuy nói về lòng thương xót của Thiên Chúa nhưng theo cái nhìn của nhiều người, Giáo Hội là người nghiêm khắc, ác nghiệt và nhẫn tâm. Những tố cáo như thế càng lớn tiếng hơn liên quan tới vấn đề Giáo Hội cư xử với những người có đời sống tan nát hay thất bại; với những cá nhân ly dị và tái hôn phần đời; với những người khác đã xa lìa Giáo Hội (căn cứ vào dân quyền của họ), thường chỉ vì họ không muốn hay không thể trả thuế nhà thờ, hay xa lìa vì đã chỉ trích hoặc thậm chí bác bỏ những người có lối sống không phù hợp với kỷ luật Giáo Hội hoặc, cách khác, không xứng hợp với hệ thống luật lệ của Giáo Hội.
Nếu muốn không những công bố, mà còn sống sứ điệp của Chúa Giêsu về Chúa Cha hay sự tha thứ của Người và cách thức Người cư xử với những người sống ở bên lề hối ấy, thì Giáo Hội không nên xa lánh những người, hồi ấy cũng như bây giờ, không được kể là đạo hạnh. Không cần phải kết án người giầu và người thuộc giai cấp thượng lưu một cách quyết liệt, nhưng Giáo Hội cần có một trái tim dành cho những người bé nhỏ, người nghèo, người bệnh, người khuyết tật, người hè phố, di dân, những người bị đẩy qua bên lề và bị kỳ thị, người không nhà, người nghiện ngập, những người mắc bệnh AIDS, các phạm nhân và cả các gái điếm nữa, những người, thường vì túng cực, không còn đường nào để sống ngoại trừ bán chính thân xác mình và, do đó, thường nhận được những sỉ nhục kinh khủng. Lẽ dĩ nhiên, Giáo Hội không thể biện minh cho tội lỗi, nhưng chắc chắn Giáo Hội nên lưu tâm tới những người tội lỗi một cách thương xót. Theo chân Chúa Giêsu, Giáo Hội không bao giờ để người ta nhận thấy là một Giáo Hội chủ yếu của người giầu, người quyền thế, và người đáng kính trong xã hội. Ưu tiên chứ không độc chiếm chọn người nghèo, theo nghĩa rộng rãi nhất của kiểu nói này, quả thực được dành cho Giáo Hội.
Lịch sử các thánh dạy ta rất nhiều về phương diện này. Người thu thuế Lêvi đã trở thành Thánh Mátthêu Thánh Sử và Saulô trở thành Thánh Phaolô. Những vị sau này trở thành thánh như Charles de Foucauld, đều khởi đầu là những người không ra gì (deadbeat). Nếu ta nhìn vào cuộc sống trước đó của ngài, thì Thánh Augustinô đến làm một phó tế cũng bất xứng, xét theo tiêu chuẩn đề cử giám mục ngày nay. Tất cả đều là các thí dụ cho thấy Thiên Chúa có thể tạo nên một điều hữu dụng từ một cây gỗ cong queo.
May mắn thay, vẫn còn những không gian và những chỗ thương xót như thế trong Giáo Hội. Và đối với những người phục vụ một cách thương xót như thế, ta không thể bầy tỏ đủ lòng kính trọng, biết ơn và nhìn nhận sâu xa. Sự phục vụ nói đây không chỉ về phương diện giúp đỡ thể lý trong các bệnh viện, trong các nhà dành cho người cao niên, người tàng tật, người không nhà và những người tùy thuộc họ. Nền văn hóa thương xót của Kitô Giáo phải giúp các nhà này, các nhà nghỉ chân này và các nhà trọ này vượt quá việc giúp đỡ cần thiết bề ngoài. Các nhà này cần được trang bị, hết sức có thể, với mọi dụng cụ y khoa hiện đại, nhưng các nhà này không được để mình bị cột chặt vào việc trở thành một hệ thống được điều hướng về kỹ thuật và càng ngày càng nặng về kinh tế và bàn giấy, đến nỗi không còn cả thời gian lẫn không gian cho việc chăm sóc nhân ái, lắng nghe người khác, và an ủi họ. Để đạt mục đích này, cần có những người chăm sóc, bất kể là giáo sĩ hay giáo dân, có lòng thương xót như anh như chị. Các cộng đồng L’Arche của Jean Vanier dành cho những người khuyết tật chậm phát triển có thể được dùng một cách đặc biệt làm mẫu mực sáng chói cho một nền văn hóa thương xót Kitô Giáo như thế.
Là một giám mục, bất cứ khi nào đi thăm các tù nhân vào dịp Giáng Sinh hoặc, trong năm, tới thăm một thừa tác mục vụ dành cho người không nhà và gặp gỡ người ta ở đấy, những người mà xã hội trung lưu của chúng ta thường hay tránh xa, là mỗi lần tôi cảm thấy họ được ngẩng cao đầu lên xiết bao khi họ được nhìn đúng, được coi trọng và được chấp nhận trong nhân phẩm của họ bởi các nhóm công dân Kitô Giáo hay nhân đạo và khi, ít nhất trong vài giờ, họ cảm nhận được tình anh em và sự an toàn. Nhờ cách này, tia sáng hy vọng và ấm áp sẽ bừng lên cho cả họ nữa giữa thế giới vốn xám ngắt và ảm đạm này.
Nền văn hóa thương xót không thể tự giới hạn vào việc giúp đỡ vật chất; các tương tác đầy cảm thương với nhau cũng là điều cần thiết. Từ rất sớm, Thánh Phaolô vốn đã than phiền về việc lập phe lập phái trong cộng đồng (1Cr 1:10-17). Ngài mạnh mẽ chỉ trích các Kitô hữu về việc họ cắn xé lẫn nhau, thay vì để mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn (Gl 5:15). Những than phiền về việc thiếu yêu thương giữa các Kitô hữu cũng là điều các Giáo Phụ hay nhắc đến. Một trong các chứng từ hậu Thánh Kinh đầu tiên, tức thư của Thánh Clêmentê, đã can thiệp làm trọng tài cho cộng đồng Côrintô. Thánh Grêgôriô thành Nazianzô than phiền bằng những lời cay đắng và nghiêm khắc về việc thiếu yêu htương và cãi cọ trong Giáo Hội, nhất là trong hàng giáo sĩ: “Sỉ nhục đã trút xuống các nhà lãnh đạo… Chúng ta nhẩy xổ vào nhau và ăn thịt nhau” (32). Những lời rõ ràng tương tự như thế cũng phát xuất từ thánh Chrysostom. Đối với ngài, việc thiếu yêu thương nơi các Kitô hữu đơn thuần chỉ là một điều ô nhục (33). Như thế, nơi các bản văn giáo phụ này, độc giả thời nay tìm được một chút an ủi nho nhỏ nào đó: vì điều hiện ta đang cảm thấy trong Giáo Hội cũng chẳng có chi mới lạ cả; xem ra nó không tốt gì hơn quá khứ.
Văn hóa thương xót nơi các Kitô hữu, trước hết, phải trở nên cụ thể ngay trong phụng vụ, trong đó, ta làm cho lòng thương xót của Thiên Chúa hiển thị trong các cử hành của ta. Về phương diện này, Thư của Thánh Giacôbê đưa ra cho chúng ta một bài học rõ ràng:
“Giả như có một người bước vào nơi anh em hội họp, tay đeo nhẫn vàng, áo quần lộng lẫy, đồng thời có một người nghèo khó, ăn mặc tồi tàn, cũng bước vào, mà anh em kính cẩn nhìn người ăn mặc lộng lẫy và nói: ‘Xin mời ông ngồi vào chỗ danh dự này’, còn với người nghèo, anh em lại nói: ‘Đứng đó!’ hoặc: ‘Ngồi dưới bệ chân tôi đây!’, thì anh em đã chẳng tỏ ra kỳ thị và trở thành những thẩm phán đầy tà tâm đó sao? Anh em thân mến của tôi, anh em hãy nghe đây: nào Thiên Chúa đã chẳng chọn những kẻ nghèo khó trước mặt người đời, để họ trở nên người giàu đức tin và thừa hưởng vương quốc Người đã hứa cho những ai yêu mến Người hay sao? Thế mà anh em, anh em lại khinh dể người nghèo!” (Gcb 2:2-6).
Thánh Giacôbê nhấn mạnh hai lần rằng Chúa Kitô không thiên vị với bất cứ ai và, do đó, cũng một tinh thần như thế phải áp dụng cho các Kitô hữu.
Một lần nữa, về phương diện này, Thánh Chrysostom hết sức rõ ràng. Trích dẫn chi tiết lời lẽ của vị giám mục và giáo phụ vĩ đại này là điều nên làm.
“Như thế ta sẽ bào chữa ra sao khi ăn thịt chiên, ta trở thành chó sói? Khi nuôi chiên, ta bắt đầu cuỗm chúng như những con sư tử? Mầu nhiệm này đòi ta phải hoàn toàn xa lánh không những bạo lực mà cả thù hằn đơn giản nữa. Thực vậy, mầu nhiệm này là mầu nhiệm hòa bình; nó không cho phép ta chạy theo giầu có bằng các phương tiện bất chính… Như thế, ta hãy chạy xa khỏi vực thẳm này; ta cũng đừng nghĩ rằng sau khi cướp bóc cô nhi quả phụ, ta dâng lên bàn thờ chén vàng chén ngọc là đủ để được cứu rỗi… Vì Giáo Hội không phải là cửa hàng bán vàng bán bạc, mà đúng hơn là một cộng đoàn thiên thần tôn vinh Thiên Chúa… Chiếc bàn của Bữa Tiệc Ly không phải bằng bạc mà cũng không phải chén vàng Chúa Kitô đã dùng để ban máu Người cho các môn đệ; nhưng nó vẫn quí giá và tuyệt vời vì tràn đầy Thánh Thần. Anh chị em có muốn tôn vinh thân thể Chúa Kitô không? Anh em đừng phớt lờ Người khi thấy Người trần truồng; anh em đừng tôn kính Người ở đây trong nhà thờ này với đồ lụa là trang trí, trong khi làm ngơ, để Người chết cóng vì lạnh và trần truồng ở bên ngoài! Vì Đấng từng phán rằng “Này là Mình Thầy” và, qua lời nói, đã chứng thực sự thật, cũng Đấng ấy đã phán “Các ngươi thấy ta chết đói, nhưng không cho Ta ăn”; và “khi các ngươi không làm điều ấy cho một trong số những người nhỏ bé nhất này, là các ngươi không làm cho Ta”. Vì thế, không cần đồ lụa là trang trí, mà chỉ cần một linh hồn tinh trong. Nhưng điều ấy cần rất nhiều lưu tâm… Thiên Chúa vốn không cần chén vàng, mà cần các linh hồn vàng” (34).
Điều đúng với phụng vụ cũng phải đúng với lối sống của Giáo Hội như một toàn thể, nhất là lối sống của những người thay mặt Giáo Hội. Giáo Hội công bố Chúa Giêsu Kitô, Đấng, vì chúng ta, đã đổ hết vinh quang Thiên Chúa của Người ra và hạ mình xuống, trở thành nghèo nàn và giống một nô lệ (Pl2: 6-8; 2Cr 8:9). Cho nên, Giáo Hội không thể làm chứng cho Chúa Kitô một cách đáng tin cậy, Đấng đã trở nên nghèo nàn vì chúng ta, nếu Giáo Hội, nhất là qua các giáo sĩ của mình, tỏ ra là những chủ nhân ông giầu có. Trong Hiến Chế Lumen Gentium về Giáo Hội, Công Đồng Vatican II đã đưa ra một đoạn quan trọng, nhưng, chẳng may, ít được trích dẫn, nói về lý tưởng của một Giáo Hội nghèo (35). Trong khi đoạn nói tới cơ cấu định chế của Giáo Hội cũng tìm thấy ở cùng một chương và được liên tục trích dẫn, thì đoạn này rõ ràng ít được lưu ý. Bước chân theo Chúa Kitô, Giáo Hội chỉ có thể là một Giáo Hội cho người nghèo khi Giáo Hội, và nhất là hàng giáo sĩ, nếu không muốn sống như người nghèo, thì ít nhất cũng phải tìm cách chấp nhận một lối sống đơn giản và khiêm tốn.
Ngày nay, thời đại phong kiến cũng nên chấm dứt đối với Giáo Hội. Vì lý do này, Công Đồng, trong căn bản, đã bác bỏ các đặc quyền trần gian (36). Hai tuần lễ trước khi bế mạc Công Đồng, 40 giám mục khắp thế giới đã ký kết Thỏa Ước Toại Đạo (Catacombs’Pact), trong đó, các ngài từ bỏ các đặc quyền và mọi điều có dáng dấp giầu có, tự cam kết làm một Giáo Hội nghèo để phục vụ người nghèo.
Khi kết thúc chuyến tông du mục vụ nước Đức ngày 25 tháng Chín năm 2011, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã nhắc lại các tuyên bố trên trong bài diễn văn của ngài tại Freiburg im Breisgau, một bài diễn văn được nhiều người lưu ý và gây nhiều tranh cãi. Ngài nói tới việc phải loại bỏ các yếu tố trần gian khỏi Giáo Hội. Dĩ nhiên, với tuyên bố này, ngài không có ý nói tới việc phải rút ra khỏi trần gian. Đúng hơn, ngài nhắc nhớ Tin Mừng Thánh Gioan, theo đó, Giáo Hội chắc chắn ở trong trần gian và có sứ mệnh trong trần gian, nhưng không thuộc trần gian và không được mô phỏng tiêu chuẩn trần gian (Ga 17:11, 14). Lẽ dĩ nhiên, không một người thấu suốt nào có thể bác bỏ được điều này: Giáo Hội ở trần gian này cần có các phương tiện trần thế và các cơ cấu định chế để chu toàn các trách vụ của mình. Nhưng nếu thế, phương tiện luôn phải là phương tiện chứ không được bí mật trở thành mục đích. Do đó, các quan điểm định chế và hành chánh không được trở thành quá mạnh mẽ và quyết định mọi sự đến nỗi, thay vì phục vụ đời sống thiêng liêng, chúng lại đè bẹp và làm đời sống ấy chết ngạt. Bởi thế, giải thoát khỏi quyền lực thế gian và giầu có trần thế có thể tạo ra sự tự do mới mẻ để Giáo Hội chu toàn sứ mệnh của mình.
Như thế, việc thế tục hóa đầu thế kỷ 19 mà thoạt đầu người ta cảm thấy như là một hành vi giải tư và bất chính, và thực là thế, đã trở thành một khởi điểm cho việc canh tân thiêng liêng. Dù không thể so sánh hoàn cảnh lúc đó với hoàn cảnh ngày nay, nhưng, ít nhất ở Đức hiện nay, mối nguy hiểm tương tự cũng đang được đặt ra do việc quá định chế hoá và quá quan liêu hóa Giáo Hội, vốn là một hình thức thế tục hóa thực sự khiến Giáo Hội khó khác biệt với các cơ chế trần gian và dẫn tới tác phong định chế vốn làm mờ khuôn mạo thiêng liêng của Giáo Hội. Việc loại bỏ và hủy diệt các cơ cấu ấy, các cơ cấu, về nguyên tắc, vốn xa lạ đối với Giáo Hội, để sống đơn giản và nghèo khó hơn, chắc chắn sẽ làm cho Giáo Hội ngày nay được tin tưởng hơn và trở thành con đường để Giáo Hội tiến về tương lai.
Nếu không tự ý tiến theo con đường trên, thì chẳng bao lâu chúng ta sẽ bị các thế lực bên ngoài bắt phải làm thế. Vì Giáo Hội (nói rõ hơn, hai Giáo Hội lớn ở Đức) càng ít đại diện cho xã hội chính dòng và càng ít là Giáo Hội nhân dân, theo nghĩa của nó, ngày nay và càng như thế trong tương lai, thì sự việc sẽ vĩnh viễn giống như điều chúng đã trở nên vào những thời điểm khác dưới những tiền đề khác. Như thế, việc thoát ra khỏi cơ cấu xã hội trước đây của Giáo Hội, một cơ cấu ngày nay đã đến hồi kết thúc, có thể trở thành một khởi đầu mới cho Giáo Hội (37).
Kỳ sau: 5. Lòng thương xót trong giáo luật
_____________________________________________________________________________________________________________
(25) Dĩ nhiên, không thể và cũng không phải là ý định của tôi mô tả sau đây toàn bộ lịch sử việc Giáo Hội chăm sóc người nghèo và các dịch vụ xã hội của Giáo Hội. Về đề tài này, xem W. Schwer, “Armenpflege B. Christlich”, trong Reallexikon für Antike und Christentum, do Theodor Klauser, Ernst Dassmann và Georg Schöllgen, và các người khác hiệu đính (Stuttgart: Anton Hiersemann Verlag, 1950), 1:693-98; F. Hauck, “πτωχός, Theologisches Wörterbuch zum Neuen Testament, do Gerhard Kittell và các người khác hiệu đính (Stuutgart: Kohlhammer, 1949-79), 6:887tt; W.-D. Hauschild, “Armenfürsorge II”, Theologische Realenzyklopädia do Gerhard Müller, Horst Balz và Gerhard Krause hiệu đính (Berlin: Walter de Gruyter, 1977-2007), 4:14-23; T. Becker, “Armenhilfe III”, Lexikon für Theologie und Kirche, ấn bản 3, do Walter Kasper và các người khác hiệu đính (Freiburg: Herder, 1993-2001), 1:999. Vẫn còn nhiều tín liệu là cuốn: Adolf von Harnack, Die Mission und Ausbreitung des Christentums in den ersten Jahrhunderten (Leipzig: Hinrichs, 1924), 170-220.
(26) Về lịch sử giải thích đoạn này, xem Wolfgang Schrage, Der erste Brief an die Korinther (Neukirchen-Vluyn: Neukirchener Verlag, 1999), 58-107.
(27) Về đề tài này, xem ấn bản đầu tiên của Joseph Ratzinger, Christian Brotherhood, bản dịch của W.A. Glen-Doepel (London: Sheed & Ward, 1966). Walter Kasper, “Christliche Brüderlichkeit” trong Kirche-Sakrament-Gemeinschaft: Zur Ekklesiologie bei Joseph Ratzinger, do Christian Schaller hiệu đính (Regensburg: Verlag Friedrich Pustet, 2011), 55-66.
(28) Thánh Justinô Tử Đạo, 1 Hộ Giáo, 67; Tertullianô, Hộ Giáo, 39.
(29) Tertullianô, Hộ Giáo, 39.
(30) Thư gửi Diognetus, 5.
(31) Xem chương VIII.
(32) Thánh Grêgôriô thành Nazianzô, Second Oration, 78-90; ở đây 78, 81.
(33) Thánh Chrysostom, Chú Giải Thư Rôma, Bài Giảng 9, n.7tt.
(34) Thánh Chrysostom, Các Bài Giảng về Tin Mừng Thánh Mátthêu, Bài 50, n.3 và 4.
(35) Lumen Gentium, tiết 8, đoạn 3.
(36) Gaudium et Spes, 76.
(37) Kasper, Katholische Kirche, 463-68.
4. Thực hành của Giáo Hội và nền văn hóa thương xót
Dĩ nhiên, đối với Giáo Hội, chỉ nói đến chữ thương xót mà thôi là điều không đủ; điều cần là phải thực hành nó (Ga 3:21). Nhất là ngày nay, người ta phê phán Giáo Hội qua việc Giáo Hội làm nhiều hơn qua lời Giáo Hội nói. Do đó, sứ điệp của Giáo Hội phải gây hiệu quả trên các thực hành cụ thể của mình và đem lại một nền văn hóa thương xót trong toàn bộ sinh hoạt của mình (25).
Trong thế giới Hy Lạp và La Mã, quả có lòng từ thiện và lòng bác ái, nhưng chúng không hướng về người nghèo, mà hướng về người công dân (phân phối thực phẩm, các cơ sở sức khỏe v.v…). Trái lại, đời sống Giáo Hội ngay từ lúc khởi đầu đã được nhận diện nhờ thực hành bác ái rất sinh động. Nó rút tỉa từ thực hành Do Thái, nhưng dựa vào sứ điệp của Chúa Giêsu, nó cũng có đường lối riêng. Từ buổi ban đầu, một đặc điểm khác biệt của thực hành này là: nó không phải là một việc đạo đức tư riêng, mà đúng hơn được cộng đồng đem ra sống dưới một hình thức định chế hóa.
Như thế, ngay từ lúc khởi đầu, việc tụ họp với nhau để dự Bữa Ăn Tối của Chúa đã được liên kết với bữa ăn agape (yêu thương, tức một bữa ăn no bụng được cử hành như một buổi lễ yêu thương). Sách Tông Đồ Công Vụ thuật lại rằng việc phục vụ bàn ăn, ngay trong cộng đồng nguyên thủy ở Giêrusalem, cũng đã chiếm khá nhiều thì giờ đến nỗi các tông đồ không thể đương đầu được nữa, nên bẩy tác nhân, sau đó, được gọi là phó tế, đã được cử nhiệm để phụ trách việc này (Cv 6:1-4). Trên thực tế, Thánh Phaolô đã nhấn mạnh đến sự dị biệt giữa Bữa Ăn Tối của Chúa và một bữa ăn thường vì có những lời kêu ca của cộng đồng. Ngài không muốn hai loại bữa ăn này lẫn lộn với nhau, nhưng không ai nghi vấn sự kiện chúng thuộc về nhau (1Cr 11:17-34) (26). Ngay từ những ngày đầu tiên, việc giúp đỡ nhau đã vượt quá các cộng đồng cá biệt liên hệ. Thánh Tông Đồ Phaolô đã lập ra các cuộc lạc quyên thường xuyên cho người nghèo ở Giêrusalem (Gl 2:10; Rm 15:26; 2Cr 8:9). Có một sự thật nền tảng sau đây: “Hãy mang gánh nặng của nhau, và nhờ thế, anh em sẽ làm trọn lề luật của Chúa Kitô” (Gl 6:2). Như thế, các Kitô hữu đầu tiên không những coi nhau là anh em, họ còn hành động như anh em nữa (27).
Các chứng cớ của Giáo Hội sơ khai thì có nhiều và là các chứng cớ khiến ta sửng sốt. Các chứng từ tiên khởi này cho ta hay: các của bố thí được phân phối lúc kết thúc các buổi thờ phượng Chúa Nhật (28). Chúng được dùng để nâng đỡ các quả phụ, cô nhi, bệnh nhân, người yếu đuối, người nghèo và những người không thể làm việc; các của bố thí cũng được dùng trả lương cho những người phục vụ cộng đồng cũng như hỗ trợ việc săn sóc tù nhân, những người mất sức tại các hầm mỏ, và những người nô lệ; chúng được dùng để tiếp đón những người mới tới và giúp đỡ các cộng đồng nghèo và gặp nguy hiểm. Tertullianô tường trình rằng cách các Kitô hữu săn sóc người túng thiếu làm các người ngoại giáo cùng thời rất đỗi ngạc nhiên. Ông thuật rằng các người ngoại giáo này nói với nhau: “Xem họ thương yêu nhau xiết bao!” (29). Một chứng từ đẹp đẽ về đời sống các Kitô hữu tiên khởi được tìm thấy trong Lá Thư không tên gửi cho Diognetus, viết khoảng thế kỷ thứ hai hay thứ ba. Nó mô tả: các Kitô hữu không sống lối sống kỳ lạ, mà đúng hơn họ sống cuộc sống hướng ngoại và hoàn toàn bình thường, nhưng họ cư xử rất khác. “Họ thương yêu mọi người, nhưng lại bị mọi người bách hại… Họ nghèo, ấy thế nhưng họ làm nhiều người ra giầu có; họ hoàn toàn không có tài sản, ấy thế nhưng họ hưởng được một sư dư dật hoàn toàn” (30).
Vị giám mục chịu trách nhiệm đối với sự phục vụ có tính phục dịch (diaconal) này và vì mục đích này, ngài sử dụng các phó tế. Từ thế kỷ thứ tư, người ta thấy xuất hiện các nhà dành cho người bệnh và khách hành hương và, ngoài ra, còn có những nơi tạm trú cho người nghèo, những nhà sau đó đã trở thành các bệnh viện thời Trung Cổ dành chăm sóc người nghèo và người bệnh. Sau đó, người ta thấy xuất hiện các dòng tu chuyên chăm sóc người bệnh và nhiều người khác; họ đã tranh đấu một cách vô vị lợi cho chính nghĩa trẻ em, người nghèo, người già, người bệnh, và người khuyết tật và vẫn tiếp tục làm như thế cho tới nay. Khi làm như thế, Kitô Giáo đã gây ảnh hưởng lên nền văn hóa Âu Châu và nền văn minh của nhân loại nói chung. Ngày nay, ảnh hưởng này vẫn tiếp tục hữu hiệu, nhưng phần lớn dưới hình thức tục hóa. Không có đà thúc đẩy của Kitô Giáo này, cả lịch sử văn hóa và xã hội của Âu Châu lẫn lịch sử loài người đều không thể hiểu được.
Dựa trên các hoàn cảnh xã hội đã và đang thay đổi, nhiều câu hỏi mới đã được đặt ra và nhiều thách đố xã hội mới đã xuất hiện mà ta sẽ xem xét một cách chi tiết (31). Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta chỉ chú ý tới một vấn đề: sự nguy hiểm của việc biến Giáo Hội thành tiểu tư sản trong xã hội Tây Phương giầu có. Trong nhiều cộng đồng, người ta đã khai triển ra một môi trường trong đó những người không thích hợp với các thông số của lối sống ít nhiều trung lưu, những người đã lâm vào những lúc khó khăn, chỉ tìm được một chỗ đứng hết sức khó khăn. Đó là một môi trường rất ít tương hợp với triết lý thực hành của Chúa Giêsu. Vì trong thời Người còn sống trên dương gian, không có gì gây xôn xao bàn tán cho bằng việc Người quan tâm đến những người tội lỗi. Người ta trách móc đặt câu hỏi: “Tại sao ông ta lại ăn uống với phường thu thuế và những kẻ tội lỗi?”. Câu trả lời của Chúa Giêsu là: “Những người khỏe mạnh đâu cần thầy thuốc, mà chỉ những người có bệnh mới cần mà thôi; tôi đến không phải để kêu gọi người công chính mà là người tội lỗi” (Mc 2:16-17). Chúa Giêsu cũng thấy nhiều đức tin hơn nơi những người thu thuế và gái điếm hơn là nơi những người thuộc giai cấp quyền thế ở thời ấy. Do đó, Người nói rằng những người thu thuế và gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước những người tự coi mình là đạo hạnh (Mt 21:31-32). Với những người tố cáo, điệu người đàn bà bị bắt vì ngoại tình đến trước Người, Người chỉ vỏn vẹn nói: “ai trong các ông không có tội hãy là người đầu tiên ném đá cô ta”. Và khi không còn một ai trong số những người muốn lên án nàng, Người nói với người đàn bà: “Tôi cũng không lên án chị. Hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8:7,11).
Bởi thế, lời chỉ trích nặng nề nhất có thể nêu lên chống lại Giáo Hội là lời tố cáo cho rằng thường chỉ rất ít việc làm tốt đi theo, hay xem ra đi theo, lời nói của Giáo Hội mà thôi. Giáo Hội bị chỉ trích vì tuy nói về lòng thương xót của Thiên Chúa nhưng theo cái nhìn của nhiều người, Giáo Hội là người nghiêm khắc, ác nghiệt và nhẫn tâm. Những tố cáo như thế càng lớn tiếng hơn liên quan tới vấn đề Giáo Hội cư xử với những người có đời sống tan nát hay thất bại; với những cá nhân ly dị và tái hôn phần đời; với những người khác đã xa lìa Giáo Hội (căn cứ vào dân quyền của họ), thường chỉ vì họ không muốn hay không thể trả thuế nhà thờ, hay xa lìa vì đã chỉ trích hoặc thậm chí bác bỏ những người có lối sống không phù hợp với kỷ luật Giáo Hội hoặc, cách khác, không xứng hợp với hệ thống luật lệ của Giáo Hội.
Nếu muốn không những công bố, mà còn sống sứ điệp của Chúa Giêsu về Chúa Cha hay sự tha thứ của Người và cách thức Người cư xử với những người sống ở bên lề hối ấy, thì Giáo Hội không nên xa lánh những người, hồi ấy cũng như bây giờ, không được kể là đạo hạnh. Không cần phải kết án người giầu và người thuộc giai cấp thượng lưu một cách quyết liệt, nhưng Giáo Hội cần có một trái tim dành cho những người bé nhỏ, người nghèo, người bệnh, người khuyết tật, người hè phố, di dân, những người bị đẩy qua bên lề và bị kỳ thị, người không nhà, người nghiện ngập, những người mắc bệnh AIDS, các phạm nhân và cả các gái điếm nữa, những người, thường vì túng cực, không còn đường nào để sống ngoại trừ bán chính thân xác mình và, do đó, thường nhận được những sỉ nhục kinh khủng. Lẽ dĩ nhiên, Giáo Hội không thể biện minh cho tội lỗi, nhưng chắc chắn Giáo Hội nên lưu tâm tới những người tội lỗi một cách thương xót. Theo chân Chúa Giêsu, Giáo Hội không bao giờ để người ta nhận thấy là một Giáo Hội chủ yếu của người giầu, người quyền thế, và người đáng kính trong xã hội. Ưu tiên chứ không độc chiếm chọn người nghèo, theo nghĩa rộng rãi nhất của kiểu nói này, quả thực được dành cho Giáo Hội.
Lịch sử các thánh dạy ta rất nhiều về phương diện này. Người thu thuế Lêvi đã trở thành Thánh Mátthêu Thánh Sử và Saulô trở thành Thánh Phaolô. Những vị sau này trở thành thánh như Charles de Foucauld, đều khởi đầu là những người không ra gì (deadbeat). Nếu ta nhìn vào cuộc sống trước đó của ngài, thì Thánh Augustinô đến làm một phó tế cũng bất xứng, xét theo tiêu chuẩn đề cử giám mục ngày nay. Tất cả đều là các thí dụ cho thấy Thiên Chúa có thể tạo nên một điều hữu dụng từ một cây gỗ cong queo.
May mắn thay, vẫn còn những không gian và những chỗ thương xót như thế trong Giáo Hội. Và đối với những người phục vụ một cách thương xót như thế, ta không thể bầy tỏ đủ lòng kính trọng, biết ơn và nhìn nhận sâu xa. Sự phục vụ nói đây không chỉ về phương diện giúp đỡ thể lý trong các bệnh viện, trong các nhà dành cho người cao niên, người tàng tật, người không nhà và những người tùy thuộc họ. Nền văn hóa thương xót của Kitô Giáo phải giúp các nhà này, các nhà nghỉ chân này và các nhà trọ này vượt quá việc giúp đỡ cần thiết bề ngoài. Các nhà này cần được trang bị, hết sức có thể, với mọi dụng cụ y khoa hiện đại, nhưng các nhà này không được để mình bị cột chặt vào việc trở thành một hệ thống được điều hướng về kỹ thuật và càng ngày càng nặng về kinh tế và bàn giấy, đến nỗi không còn cả thời gian lẫn không gian cho việc chăm sóc nhân ái, lắng nghe người khác, và an ủi họ. Để đạt mục đích này, cần có những người chăm sóc, bất kể là giáo sĩ hay giáo dân, có lòng thương xót như anh như chị. Các cộng đồng L’Arche của Jean Vanier dành cho những người khuyết tật chậm phát triển có thể được dùng một cách đặc biệt làm mẫu mực sáng chói cho một nền văn hóa thương xót Kitô Giáo như thế.
Là một giám mục, bất cứ khi nào đi thăm các tù nhân vào dịp Giáng Sinh hoặc, trong năm, tới thăm một thừa tác mục vụ dành cho người không nhà và gặp gỡ người ta ở đấy, những người mà xã hội trung lưu của chúng ta thường hay tránh xa, là mỗi lần tôi cảm thấy họ được ngẩng cao đầu lên xiết bao khi họ được nhìn đúng, được coi trọng và được chấp nhận trong nhân phẩm của họ bởi các nhóm công dân Kitô Giáo hay nhân đạo và khi, ít nhất trong vài giờ, họ cảm nhận được tình anh em và sự an toàn. Nhờ cách này, tia sáng hy vọng và ấm áp sẽ bừng lên cho cả họ nữa giữa thế giới vốn xám ngắt và ảm đạm này.
Nền văn hóa thương xót không thể tự giới hạn vào việc giúp đỡ vật chất; các tương tác đầy cảm thương với nhau cũng là điều cần thiết. Từ rất sớm, Thánh Phaolô vốn đã than phiền về việc lập phe lập phái trong cộng đồng (1Cr 1:10-17). Ngài mạnh mẽ chỉ trích các Kitô hữu về việc họ cắn xé lẫn nhau, thay vì để mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn (Gl 5:15). Những than phiền về việc thiếu yêu thương giữa các Kitô hữu cũng là điều các Giáo Phụ hay nhắc đến. Một trong các chứng từ hậu Thánh Kinh đầu tiên, tức thư của Thánh Clêmentê, đã can thiệp làm trọng tài cho cộng đồng Côrintô. Thánh Grêgôriô thành Nazianzô than phiền bằng những lời cay đắng và nghiêm khắc về việc thiếu yêu htương và cãi cọ trong Giáo Hội, nhất là trong hàng giáo sĩ: “Sỉ nhục đã trút xuống các nhà lãnh đạo… Chúng ta nhẩy xổ vào nhau và ăn thịt nhau” (32). Những lời rõ ràng tương tự như thế cũng phát xuất từ thánh Chrysostom. Đối với ngài, việc thiếu yêu thương nơi các Kitô hữu đơn thuần chỉ là một điều ô nhục (33). Như thế, nơi các bản văn giáo phụ này, độc giả thời nay tìm được một chút an ủi nho nhỏ nào đó: vì điều hiện ta đang cảm thấy trong Giáo Hội cũng chẳng có chi mới lạ cả; xem ra nó không tốt gì hơn quá khứ.
Văn hóa thương xót nơi các Kitô hữu, trước hết, phải trở nên cụ thể ngay trong phụng vụ, trong đó, ta làm cho lòng thương xót của Thiên Chúa hiển thị trong các cử hành của ta. Về phương diện này, Thư của Thánh Giacôbê đưa ra cho chúng ta một bài học rõ ràng:
“Giả như có một người bước vào nơi anh em hội họp, tay đeo nhẫn vàng, áo quần lộng lẫy, đồng thời có một người nghèo khó, ăn mặc tồi tàn, cũng bước vào, mà anh em kính cẩn nhìn người ăn mặc lộng lẫy và nói: ‘Xin mời ông ngồi vào chỗ danh dự này’, còn với người nghèo, anh em lại nói: ‘Đứng đó!’ hoặc: ‘Ngồi dưới bệ chân tôi đây!’, thì anh em đã chẳng tỏ ra kỳ thị và trở thành những thẩm phán đầy tà tâm đó sao? Anh em thân mến của tôi, anh em hãy nghe đây: nào Thiên Chúa đã chẳng chọn những kẻ nghèo khó trước mặt người đời, để họ trở nên người giàu đức tin và thừa hưởng vương quốc Người đã hứa cho những ai yêu mến Người hay sao? Thế mà anh em, anh em lại khinh dể người nghèo!” (Gcb 2:2-6).
Thánh Giacôbê nhấn mạnh hai lần rằng Chúa Kitô không thiên vị với bất cứ ai và, do đó, cũng một tinh thần như thế phải áp dụng cho các Kitô hữu.
Một lần nữa, về phương diện này, Thánh Chrysostom hết sức rõ ràng. Trích dẫn chi tiết lời lẽ của vị giám mục và giáo phụ vĩ đại này là điều nên làm.
“Như thế ta sẽ bào chữa ra sao khi ăn thịt chiên, ta trở thành chó sói? Khi nuôi chiên, ta bắt đầu cuỗm chúng như những con sư tử? Mầu nhiệm này đòi ta phải hoàn toàn xa lánh không những bạo lực mà cả thù hằn đơn giản nữa. Thực vậy, mầu nhiệm này là mầu nhiệm hòa bình; nó không cho phép ta chạy theo giầu có bằng các phương tiện bất chính… Như thế, ta hãy chạy xa khỏi vực thẳm này; ta cũng đừng nghĩ rằng sau khi cướp bóc cô nhi quả phụ, ta dâng lên bàn thờ chén vàng chén ngọc là đủ để được cứu rỗi… Vì Giáo Hội không phải là cửa hàng bán vàng bán bạc, mà đúng hơn là một cộng đoàn thiên thần tôn vinh Thiên Chúa… Chiếc bàn của Bữa Tiệc Ly không phải bằng bạc mà cũng không phải chén vàng Chúa Kitô đã dùng để ban máu Người cho các môn đệ; nhưng nó vẫn quí giá và tuyệt vời vì tràn đầy Thánh Thần. Anh chị em có muốn tôn vinh thân thể Chúa Kitô không? Anh em đừng phớt lờ Người khi thấy Người trần truồng; anh em đừng tôn kính Người ở đây trong nhà thờ này với đồ lụa là trang trí, trong khi làm ngơ, để Người chết cóng vì lạnh và trần truồng ở bên ngoài! Vì Đấng từng phán rằng “Này là Mình Thầy” và, qua lời nói, đã chứng thực sự thật, cũng Đấng ấy đã phán “Các ngươi thấy ta chết đói, nhưng không cho Ta ăn”; và “khi các ngươi không làm điều ấy cho một trong số những người nhỏ bé nhất này, là các ngươi không làm cho Ta”. Vì thế, không cần đồ lụa là trang trí, mà chỉ cần một linh hồn tinh trong. Nhưng điều ấy cần rất nhiều lưu tâm… Thiên Chúa vốn không cần chén vàng, mà cần các linh hồn vàng” (34).
Điều đúng với phụng vụ cũng phải đúng với lối sống của Giáo Hội như một toàn thể, nhất là lối sống của những người thay mặt Giáo Hội. Giáo Hội công bố Chúa Giêsu Kitô, Đấng, vì chúng ta, đã đổ hết vinh quang Thiên Chúa của Người ra và hạ mình xuống, trở thành nghèo nàn và giống một nô lệ (Pl2: 6-8; 2Cr 8:9). Cho nên, Giáo Hội không thể làm chứng cho Chúa Kitô một cách đáng tin cậy, Đấng đã trở nên nghèo nàn vì chúng ta, nếu Giáo Hội, nhất là qua các giáo sĩ của mình, tỏ ra là những chủ nhân ông giầu có. Trong Hiến Chế Lumen Gentium về Giáo Hội, Công Đồng Vatican II đã đưa ra một đoạn quan trọng, nhưng, chẳng may, ít được trích dẫn, nói về lý tưởng của một Giáo Hội nghèo (35). Trong khi đoạn nói tới cơ cấu định chế của Giáo Hội cũng tìm thấy ở cùng một chương và được liên tục trích dẫn, thì đoạn này rõ ràng ít được lưu ý. Bước chân theo Chúa Kitô, Giáo Hội chỉ có thể là một Giáo Hội cho người nghèo khi Giáo Hội, và nhất là hàng giáo sĩ, nếu không muốn sống như người nghèo, thì ít nhất cũng phải tìm cách chấp nhận một lối sống đơn giản và khiêm tốn.
Ngày nay, thời đại phong kiến cũng nên chấm dứt đối với Giáo Hội. Vì lý do này, Công Đồng, trong căn bản, đã bác bỏ các đặc quyền trần gian (36). Hai tuần lễ trước khi bế mạc Công Đồng, 40 giám mục khắp thế giới đã ký kết Thỏa Ước Toại Đạo (Catacombs’Pact), trong đó, các ngài từ bỏ các đặc quyền và mọi điều có dáng dấp giầu có, tự cam kết làm một Giáo Hội nghèo để phục vụ người nghèo.
Khi kết thúc chuyến tông du mục vụ nước Đức ngày 25 tháng Chín năm 2011, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã nhắc lại các tuyên bố trên trong bài diễn văn của ngài tại Freiburg im Breisgau, một bài diễn văn được nhiều người lưu ý và gây nhiều tranh cãi. Ngài nói tới việc phải loại bỏ các yếu tố trần gian khỏi Giáo Hội. Dĩ nhiên, với tuyên bố này, ngài không có ý nói tới việc phải rút ra khỏi trần gian. Đúng hơn, ngài nhắc nhớ Tin Mừng Thánh Gioan, theo đó, Giáo Hội chắc chắn ở trong trần gian và có sứ mệnh trong trần gian, nhưng không thuộc trần gian và không được mô phỏng tiêu chuẩn trần gian (Ga 17:11, 14). Lẽ dĩ nhiên, không một người thấu suốt nào có thể bác bỏ được điều này: Giáo Hội ở trần gian này cần có các phương tiện trần thế và các cơ cấu định chế để chu toàn các trách vụ của mình. Nhưng nếu thế, phương tiện luôn phải là phương tiện chứ không được bí mật trở thành mục đích. Do đó, các quan điểm định chế và hành chánh không được trở thành quá mạnh mẽ và quyết định mọi sự đến nỗi, thay vì phục vụ đời sống thiêng liêng, chúng lại đè bẹp và làm đời sống ấy chết ngạt. Bởi thế, giải thoát khỏi quyền lực thế gian và giầu có trần thế có thể tạo ra sự tự do mới mẻ để Giáo Hội chu toàn sứ mệnh của mình.
Như thế, việc thế tục hóa đầu thế kỷ 19 mà thoạt đầu người ta cảm thấy như là một hành vi giải tư và bất chính, và thực là thế, đã trở thành một khởi điểm cho việc canh tân thiêng liêng. Dù không thể so sánh hoàn cảnh lúc đó với hoàn cảnh ngày nay, nhưng, ít nhất ở Đức hiện nay, mối nguy hiểm tương tự cũng đang được đặt ra do việc quá định chế hoá và quá quan liêu hóa Giáo Hội, vốn là một hình thức thế tục hóa thực sự khiến Giáo Hội khó khác biệt với các cơ chế trần gian và dẫn tới tác phong định chế vốn làm mờ khuôn mạo thiêng liêng của Giáo Hội. Việc loại bỏ và hủy diệt các cơ cấu ấy, các cơ cấu, về nguyên tắc, vốn xa lạ đối với Giáo Hội, để sống đơn giản và nghèo khó hơn, chắc chắn sẽ làm cho Giáo Hội ngày nay được tin tưởng hơn và trở thành con đường để Giáo Hội tiến về tương lai.
Nếu không tự ý tiến theo con đường trên, thì chẳng bao lâu chúng ta sẽ bị các thế lực bên ngoài bắt phải làm thế. Vì Giáo Hội (nói rõ hơn, hai Giáo Hội lớn ở Đức) càng ít đại diện cho xã hội chính dòng và càng ít là Giáo Hội nhân dân, theo nghĩa của nó, ngày nay và càng như thế trong tương lai, thì sự việc sẽ vĩnh viễn giống như điều chúng đã trở nên vào những thời điểm khác dưới những tiền đề khác. Như thế, việc thoát ra khỏi cơ cấu xã hội trước đây của Giáo Hội, một cơ cấu ngày nay đã đến hồi kết thúc, có thể trở thành một khởi đầu mới cho Giáo Hội (37).
Kỳ sau: 5. Lòng thương xót trong giáo luật
_____________________________________________________________________________________________________________
(25) Dĩ nhiên, không thể và cũng không phải là ý định của tôi mô tả sau đây toàn bộ lịch sử việc Giáo Hội chăm sóc người nghèo và các dịch vụ xã hội của Giáo Hội. Về đề tài này, xem W. Schwer, “Armenpflege B. Christlich”, trong Reallexikon für Antike und Christentum, do Theodor Klauser, Ernst Dassmann và Georg Schöllgen, và các người khác hiệu đính (Stuttgart: Anton Hiersemann Verlag, 1950), 1:693-98; F. Hauck, “πτωχός, Theologisches Wörterbuch zum Neuen Testament, do Gerhard Kittell và các người khác hiệu đính (Stuutgart: Kohlhammer, 1949-79), 6:887tt; W.-D. Hauschild, “Armenfürsorge II”, Theologische Realenzyklopädia do Gerhard Müller, Horst Balz và Gerhard Krause hiệu đính (Berlin: Walter de Gruyter, 1977-2007), 4:14-23; T. Becker, “Armenhilfe III”, Lexikon für Theologie und Kirche, ấn bản 3, do Walter Kasper và các người khác hiệu đính (Freiburg: Herder, 1993-2001), 1:999. Vẫn còn nhiều tín liệu là cuốn: Adolf von Harnack, Die Mission und Ausbreitung des Christentums in den ersten Jahrhunderten (Leipzig: Hinrichs, 1924), 170-220.
(26) Về lịch sử giải thích đoạn này, xem Wolfgang Schrage, Der erste Brief an die Korinther (Neukirchen-Vluyn: Neukirchener Verlag, 1999), 58-107.
(27) Về đề tài này, xem ấn bản đầu tiên của Joseph Ratzinger, Christian Brotherhood, bản dịch của W.A. Glen-Doepel (London: Sheed & Ward, 1966). Walter Kasper, “Christliche Brüderlichkeit” trong Kirche-Sakrament-Gemeinschaft: Zur Ekklesiologie bei Joseph Ratzinger, do Christian Schaller hiệu đính (Regensburg: Verlag Friedrich Pustet, 2011), 55-66.
(28) Thánh Justinô Tử Đạo, 1 Hộ Giáo, 67; Tertullianô, Hộ Giáo, 39.
(29) Tertullianô, Hộ Giáo, 39.
(30) Thư gửi Diognetus, 5.
(31) Xem chương VIII.
(32) Thánh Grêgôriô thành Nazianzô, Second Oration, 78-90; ở đây 78, 81.
(33) Thánh Chrysostom, Chú Giải Thư Rôma, Bài Giảng 9, n.7tt.
(34) Thánh Chrysostom, Các Bài Giảng về Tin Mừng Thánh Mátthêu, Bài 50, n.3 và 4.
(35) Lumen Gentium, tiết 8, đoạn 3.
(36) Gaudium et Spes, 76.
(37) Kasper, Katholische Kirche, 463-68.