VÀI NÉT VỀ TRẠI PHONG DI LINH
Trại Phong Di Linh gắn liền với tên tuổi Ðức Cha Jean Caissaigne và công cuộc truyền giáo cho người dân tộc miền cao nguyên Di Linh.
1. VỊ THỪA SAI
Tiểu sử Ðức Cha Jean Caissaigne còn ghi lại một số thời điểm hay sự kiện đáng ghi nhớ của ngài như sau :
- Ngày 19/12/1925, ngài được thụ phong linh mục tại Pháp.
- Ngày 6/4/1926, ngài và 8 tân linh mục lên đường sang Ðông Dương sau một buổi tiễn biệt thật trang trọng, đạo đức và xúc động.
- Ngày 5/5/1926, tàu cập bến Saigon, 5 ngày sau, ngài được gởi về Cái Mơn với cha Delignon để học tiếng Việt.
- Chưa đầy 5 tháng sau, Ðức Giám Mục Giáo Phận là Ðức Cha Dumortier bổ nhiệm ngài làm cha xứ Di Linh, một thí điểm truyền giáo trên Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam, nơi mà dân cư toàn là người dân tộc.
2. VỊ CHA HIỀN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC
- Ngày 24/1/1927, ngài lên nhận nhiệm sở. Lúc đầu tiên ấy, ngài chỉ có 5 giáo dân, gồm 3 người Việt với ông bếp và chú bếp giúp ngài mà thôi. Từ cuối năm 1928, số giáo dân đã tăng lên 48 người (36 người Việt và 12 người Pháp) và 4 người Việt dự tòng.., rồi con số này càng ngày càng tăng thêm.
- Nhưng nhiệm vụ chính của ngài là lo cho những người dân tộc. Liền ngay buổi chiều nhận xứ, ngài đã tiếp xúc với họ từ rẫy về ngang qua nhà.
- Cũng ngay những tháng đầu, ngài đã khởi sự học tiếng dân tộc. Lúc ngài mới đến, tiếng dân tộc ở miền này chỉ là ngôn ngữ để nói chứ chưa hề được viết ra. Bởi đó, không có chữ viết, không có sách vở tài liệu gì để ngài sử dụng. Ngài học bằng cách tiếp xúc với họ, lần mò từ từ, tự nghĩ ra cách phiên âm. Bằng cố gắng học hỏi miệt mài, ngài đã chóng giao dịch được bằng tiếng dân tộc, đã dịch được một số kinh đọc hay bài hát ra tiếng dân tộc. Thậm chí đến ngày 28/12/1929, ngài còn xuất bản được một cuốn từ điển tiếng K'Ho nữa.
- Ðiều đáng lo ngại là chỉ sau một thời gian ngắn, ngài đã mắc chứng sốt rét của miền cao nguyên. Ngày 14/11/1927, ngài ngã bệnh thực sự, nằm li bì cả tuần lễ không ăn uống. Từ đó sức khỏe của ngài đi xuống mau lẹ, ngài bắt đầu ốm yếu và đau đi đau lại nhiều lần trong thời gian 14 năm làm cha xứ tại Di Linh
- Tuy vậy ngài vẫn chu toàn trách vụ một cha xứ của người dân tộc : ngài đã xây dựng được một nhà nguyện mái tôn vách ván để làm nơi thờ tự, đã mở trường dạy học để xóa nạn mù chữ cho họ. Ngài thiết tha với công tác dạy chữ và dạy đạo. Thời kỳ đầu tiên, ngài bận bịu suốt ngày : ban ngày dạy chữ cho trẻ em, chiều đến phải lo cho các lớp giáo lý tân tòng, sau giờ cơm tối lại dạy các lớp bình dân.
- Bên cạnh công việc giảng đạo và dạy học, ngài còn đóng vai trò một y sĩ chữa bệnh cho họ, đến nỗi được họ biết đến và xưng hô bằng biệt danh "Ông lớn làm thuốc".
- Nhờ ơn Chúa tác động qua nhiệt huyết của Ngài, vào lúc 17giờ chiều ngày 7/12/1927, chiều áp lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm. Một người đàn bà cùi đang cơn nguy tử đã xin trở lại đạo và được rửa tội. Ngài coi đây là "niềm vui vĩ đại đầu tiên từ sau ngày mình chịu chức và dâng lễ mở tay". Ðặc biệt trước khi chết, bà đã hứa "tôi sẽ nhớ cha khi được ở trên trời", và ngài ví câu nói ấy với viên đá đầu tiên được đặt xuống để khởi đầu công cuộc thành lập làng cùi của ngài một năm sau đó.
3. VỊ CHA HIỀN CỦA NHỮNG NGƯỜI PHONG
Thiên Chúa đã dần dần đưa Ðức Cha đến với những người cùi xấu số bằng nhiều sự kiện :
- Khi có dịp gặp gỡ, giúp đỡ những người có mặt trong đám người dân tộc tìm đến với ngài, ngài nhận thấy tình cảnh bi đát của họ. Cho đến lúc đó, người ta chưa làm gì để tiếp cứu họ, chưa lập một trung tâm nào để nhận họ, mặc dù ở mỗi làng Thượng có hàng chục người mắc bệnh. Khi họ phát bệnh nặng và không còn làm gì được, họ lại bị thân quyến ruồng rẫy, xua đuổi ra rừng vắng và chết dần vì đói và lạnh, có khi vì bị cọp ăn thịt.
- Cảm kích trước số phận hẩm hiu ấy, ngoài việc ân cần phát khẩu phần cho những người tìm đến với ngài, ngài còn ước muốn được thu góp họ về một nơi để tiện săn sóc, dạy đạo cho họ.
- Cuối mùa thu năm 1928, sau chuyến đi thăm một làng Thượng ở xa, và đang một mình băng qua đường rừng vắng vẻ, ngài gặp một đoàn cùi kêu gào ngài thảm thiết, rồi sụp lạy ngài và van xin ngài cứu giúp. Ngài cảm thấy không còn chậm trễ hơn được nữa và nhất định phải làm một cái gì đó cho họ.
- Vài ngày sau đó, ngài xúc tiến ngay việc lập làng cùi. Khu đất được chọn là một khoảng đất trống dưới chân đồi gần mé ruộng, cách nhà xứ Di Linh không đầy một cây số. Những chòi nhà sàn lợp tranh được dựng lên. Những người cùi đơn độc từ các nơi được mời về chung sống tại đây.
- Ngay những ngày đầu, số người cùi tập trung đã lên đến 21 người. Ngày 11/4/1929, làng cùi được chính thức công nhận và được trợ cấp.
- Ðến tháng 4/1931, làng có một nhà nguyện nhỏ làm nơi cầu nguyện, và thánh lễ đầu tiên được cử hành ngày 15/3/1936. sang năm sau, ngày 17/9/1937 đã diễn ra lễ làm phép chuông nhà nguyện. Thời kỳ này có các nữ tu dòng Nữ Tử Bác Ái từ Di Linh đến giúp.
- Ðến ngày 5/1/1952 làng được dời lên đồi (chỗ hiện nay), có kỹ sư người Pháp vẽ kiểu cho cả nhà thờ và tháp chuông. Ngày 22/5/1952, nhằm lễ Thăng Thiên, khánh thành làng cùi mới.
- Sau 14 năm coi sóc xứ Di Linh, ngày 9/6/1941, ngài từ giã giáo xứ để về Saigon, ngài được tấn phong Giám mục và điều khiển Ðịa phận Saigon. 14 năm sau, vào ngày 2/12/1955, ngài về Kala ở với cha Rubat ít lâu, rồi lên ở luôn tại làng cùi cho đến khi qua đời (31/10/1973). Ngài được an táng cạnh nhà thờ, gần tháp chuông, giữa đoàn con đáng thương của mình, đúng theo nguyện vọng sâu xa của ngài.
- Từ đó, cha xứ Kala đã hàng tuần đến dâng lễ cho các bệnh nhân. Ðăbiệt, có một cộng đoàn nữ tu dòng Nữ Tử Bác Ái tiếp tục sống giữa họ, săn sóc về mặt tinh thần và nâng đỡ về mặt đời sống cho số người cùi đã lên đến hàng trăm người.
Ngôi mộ của Ðức Cha Jean Caissaigne, vị Tông Ðồ của anh chị em phong cùi của cao nguyên Di linh, bên cạnh ngôi Nhà Nguyện dưới tháp chuông chứng kiến một tâm hồn cả đời phục vụ cho những anh chị em bất hạnh, chỉ để minh chứng một điều: "Thiên Chúa là Tình Yêu.. và ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu thương anh em mình" (1Gioan 4: 8, 21) (Simonhoadalat.com)
Trại Phong Di Linh gắn liền với tên tuổi Ðức Cha Jean Caissaigne và công cuộc truyền giáo cho người dân tộc miền cao nguyên Di Linh.
1. VỊ THỪA SAI
Tiểu sử Ðức Cha Jean Caissaigne còn ghi lại một số thời điểm hay sự kiện đáng ghi nhớ của ngài như sau :
- Ngày 19/12/1925, ngài được thụ phong linh mục tại Pháp.
- Ngày 6/4/1926, ngài và 8 tân linh mục lên đường sang Ðông Dương sau một buổi tiễn biệt thật trang trọng, đạo đức và xúc động.
- Ngày 5/5/1926, tàu cập bến Saigon, 5 ngày sau, ngài được gởi về Cái Mơn với cha Delignon để học tiếng Việt.
- Chưa đầy 5 tháng sau, Ðức Giám Mục Giáo Phận là Ðức Cha Dumortier bổ nhiệm ngài làm cha xứ Di Linh, một thí điểm truyền giáo trên Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam, nơi mà dân cư toàn là người dân tộc.
2. VỊ CHA HIỀN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC
- Ngày 24/1/1927, ngài lên nhận nhiệm sở. Lúc đầu tiên ấy, ngài chỉ có 5 giáo dân, gồm 3 người Việt với ông bếp và chú bếp giúp ngài mà thôi. Từ cuối năm 1928, số giáo dân đã tăng lên 48 người (36 người Việt và 12 người Pháp) và 4 người Việt dự tòng.., rồi con số này càng ngày càng tăng thêm.
- Nhưng nhiệm vụ chính của ngài là lo cho những người dân tộc. Liền ngay buổi chiều nhận xứ, ngài đã tiếp xúc với họ từ rẫy về ngang qua nhà.
- Cũng ngay những tháng đầu, ngài đã khởi sự học tiếng dân tộc. Lúc ngài mới đến, tiếng dân tộc ở miền này chỉ là ngôn ngữ để nói chứ chưa hề được viết ra. Bởi đó, không có chữ viết, không có sách vở tài liệu gì để ngài sử dụng. Ngài học bằng cách tiếp xúc với họ, lần mò từ từ, tự nghĩ ra cách phiên âm. Bằng cố gắng học hỏi miệt mài, ngài đã chóng giao dịch được bằng tiếng dân tộc, đã dịch được một số kinh đọc hay bài hát ra tiếng dân tộc. Thậm chí đến ngày 28/12/1929, ngài còn xuất bản được một cuốn từ điển tiếng K'Ho nữa.
- Ðiều đáng lo ngại là chỉ sau một thời gian ngắn, ngài đã mắc chứng sốt rét của miền cao nguyên. Ngày 14/11/1927, ngài ngã bệnh thực sự, nằm li bì cả tuần lễ không ăn uống. Từ đó sức khỏe của ngài đi xuống mau lẹ, ngài bắt đầu ốm yếu và đau đi đau lại nhiều lần trong thời gian 14 năm làm cha xứ tại Di Linh
- Tuy vậy ngài vẫn chu toàn trách vụ một cha xứ của người dân tộc : ngài đã xây dựng được một nhà nguyện mái tôn vách ván để làm nơi thờ tự, đã mở trường dạy học để xóa nạn mù chữ cho họ. Ngài thiết tha với công tác dạy chữ và dạy đạo. Thời kỳ đầu tiên, ngài bận bịu suốt ngày : ban ngày dạy chữ cho trẻ em, chiều đến phải lo cho các lớp giáo lý tân tòng, sau giờ cơm tối lại dạy các lớp bình dân.
- Bên cạnh công việc giảng đạo và dạy học, ngài còn đóng vai trò một y sĩ chữa bệnh cho họ, đến nỗi được họ biết đến và xưng hô bằng biệt danh "Ông lớn làm thuốc".
- Nhờ ơn Chúa tác động qua nhiệt huyết của Ngài, vào lúc 17giờ chiều ngày 7/12/1927, chiều áp lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm. Một người đàn bà cùi đang cơn nguy tử đã xin trở lại đạo và được rửa tội. Ngài coi đây là "niềm vui vĩ đại đầu tiên từ sau ngày mình chịu chức và dâng lễ mở tay". Ðặc biệt trước khi chết, bà đã hứa "tôi sẽ nhớ cha khi được ở trên trời", và ngài ví câu nói ấy với viên đá đầu tiên được đặt xuống để khởi đầu công cuộc thành lập làng cùi của ngài một năm sau đó.
3. VỊ CHA HIỀN CỦA NHỮNG NGƯỜI PHONG
Thiên Chúa đã dần dần đưa Ðức Cha đến với những người cùi xấu số bằng nhiều sự kiện :
- Khi có dịp gặp gỡ, giúp đỡ những người có mặt trong đám người dân tộc tìm đến với ngài, ngài nhận thấy tình cảnh bi đát của họ. Cho đến lúc đó, người ta chưa làm gì để tiếp cứu họ, chưa lập một trung tâm nào để nhận họ, mặc dù ở mỗi làng Thượng có hàng chục người mắc bệnh. Khi họ phát bệnh nặng và không còn làm gì được, họ lại bị thân quyến ruồng rẫy, xua đuổi ra rừng vắng và chết dần vì đói và lạnh, có khi vì bị cọp ăn thịt.
- Cảm kích trước số phận hẩm hiu ấy, ngoài việc ân cần phát khẩu phần cho những người tìm đến với ngài, ngài còn ước muốn được thu góp họ về một nơi để tiện săn sóc, dạy đạo cho họ.
- Cuối mùa thu năm 1928, sau chuyến đi thăm một làng Thượng ở xa, và đang một mình băng qua đường rừng vắng vẻ, ngài gặp một đoàn cùi kêu gào ngài thảm thiết, rồi sụp lạy ngài và van xin ngài cứu giúp. Ngài cảm thấy không còn chậm trễ hơn được nữa và nhất định phải làm một cái gì đó cho họ.
- Vài ngày sau đó, ngài xúc tiến ngay việc lập làng cùi. Khu đất được chọn là một khoảng đất trống dưới chân đồi gần mé ruộng, cách nhà xứ Di Linh không đầy một cây số. Những chòi nhà sàn lợp tranh được dựng lên. Những người cùi đơn độc từ các nơi được mời về chung sống tại đây.
- Ngay những ngày đầu, số người cùi tập trung đã lên đến 21 người. Ngày 11/4/1929, làng cùi được chính thức công nhận và được trợ cấp.
- Ðến tháng 4/1931, làng có một nhà nguyện nhỏ làm nơi cầu nguyện, và thánh lễ đầu tiên được cử hành ngày 15/3/1936. sang năm sau, ngày 17/9/1937 đã diễn ra lễ làm phép chuông nhà nguyện. Thời kỳ này có các nữ tu dòng Nữ Tử Bác Ái từ Di Linh đến giúp.
- Ðến ngày 5/1/1952 làng được dời lên đồi (chỗ hiện nay), có kỹ sư người Pháp vẽ kiểu cho cả nhà thờ và tháp chuông. Ngày 22/5/1952, nhằm lễ Thăng Thiên, khánh thành làng cùi mới.
- Sau 14 năm coi sóc xứ Di Linh, ngày 9/6/1941, ngài từ giã giáo xứ để về Saigon, ngài được tấn phong Giám mục và điều khiển Ðịa phận Saigon. 14 năm sau, vào ngày 2/12/1955, ngài về Kala ở với cha Rubat ít lâu, rồi lên ở luôn tại làng cùi cho đến khi qua đời (31/10/1973). Ngài được an táng cạnh nhà thờ, gần tháp chuông, giữa đoàn con đáng thương của mình, đúng theo nguyện vọng sâu xa của ngài.
- Từ đó, cha xứ Kala đã hàng tuần đến dâng lễ cho các bệnh nhân. Ðăbiệt, có một cộng đoàn nữ tu dòng Nữ Tử Bác Ái tiếp tục sống giữa họ, săn sóc về mặt tinh thần và nâng đỡ về mặt đời sống cho số người cùi đã lên đến hàng trăm người.
Ngôi mộ của Ðức Cha Jean Caissaigne, vị Tông Ðồ của anh chị em phong cùi của cao nguyên Di linh, bên cạnh ngôi Nhà Nguyện dưới tháp chuông chứng kiến một tâm hồn cả đời phục vụ cho những anh chị em bất hạnh, chỉ để minh chứng một điều: "Thiên Chúa là Tình Yêu.. và ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu thương anh em mình" (1Gioan 4: 8, 21) (Simonhoadalat.com)