Sau Đây Là Bài Phỏng Vấn Với Cha Phêrô Gumpel, Thỉnh Nguyện Viên Của Hồ Sơ Phong Chân Phước Cho Đức Cố Giáo Hoàng Pius Xii.
(ROMA, 3-3-2004) Zenit) -- Cuốn sách mới với tiêu đề “Hitler và Tòa Thánh Vatican” được viết ra bởi Peter Godman “đã thổi phồng về cách thức giải quyết sự việc của Tòa Thánh thông qua các văn kiện trích dẩn đính kèm”, đó là lời nhận xét của Thỉnh Nguyện Viên của Hồ Sơ Phong Chân Phước Cho Đức Cố Giáo Hoàng Pius Xii.
Vào ngày 20 tháng 2 vừa qua, Godman-một người gốc Tân Tây Lan và đồng thời cũng là giáo sư chuyên về Những Thời Đại La Tinh Trung Cổ và thời Phục Hưng tại trường Đại Học Tubingen, đã cho ra mắt cuốn sách của ông viết về “Tòa Thánh Vatican và Hitler” ở Berlin, Đức Quốc. Phiên bản tiếng Anh của cuốn sách sẽ được bán rộng rãi cho công chúng nội trong tháng này.
Phiên bản mới này rất quan trọng đối với hai vị Cố Giáo Hoàng Pius Xi và Pius Xii qua cách mà Godman cho rằng Tòa Thánh Vatican dưới thời của hai vị cố Giáo Hoàng này đã không can thiệp kịp thời để chống lại Chủ Nghĩa Phát Xít Đức và bảo vệ người Do Thái.
Cuốn sách đã không thuyết phục được Cha Phêrô Gumpel, một linh mục Dòng Tên và là Thỉnh Nguyện Viên của Hồ Sơ Phong Chân Phước Cho Đức Cố Giáo Hoàng Pius Xii.
Cha Gumpel nói, “Godman chỉ dựa vào một số rất ít các văn kiện dưới triều đại giáo hoàng của Đức Cố PiusXi, vậy thì làm sao mà có thể đưa ra một bản nghiên cứu đầy đủ cho được về các mối quan hệ giữa Tòa Thánh Vatican và Hitler?”
Trong buổi phỏng vấn với Hãng Tin Công Giáo Zenit, Cha Gumpel, một trong những sử gia hàng đầu chuyên nghiên cứu về các mối quan hệ giữa giáo hội với Chủ Nghĩa Đức Quốc Xã, chia sẽ những cảm nghĩ của Ngài về cuốn sách như sau:
(H): Chủ đề chính của cuốn sách của Godman cho rằng Tòa Thánh đã không phản ứng mạnh mẽ để chống lại Chủ Nghĩa Đức Quốc Xã bởi vì giữa Bộ Giáo Lý Đức Tin và Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh lúc bấy giờ có những quan điểm khác biệt và thiếu sự thông tin qua lại lẩn nhau. Vậy điều đó có đúng không thưa Cha?
Cha Gumpel (T): Đối với những ai hiểu được cách thức hoạt động của Tòa Thánh thì nhận xét đó rõ ràng là hơi buồn cười và lố bịch. Rõ ràng là Godman không hiểu tí gì về cách thức giải quyết sự việc của Tòa Thánh. Để đi đến nhận xét đối với một vấn đề mang tính nhạy cảm như những mối quan hệ giữa Tòa Thánh và chế độ của Đức Quốc Xã, thì làm sao mà Bộ Giáo Lý Đức Tin lại không hội kiến với Quốc Vụ Khanh trước hết? Hơn nữa, có lẽ là Godman không biết rằng trong những năm đó, chính bản thân của Đức Giáo Hoàng kiêm luôn chức vụ Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin. Cả hai Đức Cố Giáo Hòng Pius Xi và Pius Xii đều là cựu-Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.
(H): Thế là đã có những cuộc bàn thảo nội bộ trong Tòa Thánh về cách thức đối phó với Chủ Nghĩa Đức Quốc Xã, vậy đó là những cuộc bàn thảo về những điều gì, thưa Cha?
(T): Trước tiên, chính bản thân Đức Cố Giáo Hoàng Pius Xi đã nhiều lần tuyên bố rằng Ngài hoàn toàn chống lại Chủ Nghĩa Phát Xít Đức. Cụ thể là Ngài cực lực lên án chế độ cực quyền, chuyên chế, sự sùng bái Đệ Tam Quốc Xã, những giáo thuyết về máu và sắc tộc, đặc biệt là những chính sách hoàn toàn trái hẳn về cuộc sống của những người thất thế, va yếu đuối nhất trong xã hội. Bộ Giáo Lý Đức Tin đã chuẩn bị rất nhiều dự thảo và kế hoạch để cực lực lên án chế độ phát xít Đức. Và đã có lúc, toàn bộ những ý tưởng đề xuất đó bị hủy bỏ bởi vì Đức Cố Giáo Hoàng Pius Xi và Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Eugenio Pacelli (cũng chính là Đức Cố Giáo Hoàng Xii) đã chuẩn bị một thông tri “Mit Brennender Sorge” về việc chống lại Chủ Nghĩa Phát Xít Đức để phổ biến rộng rãi cho quần chúng.
Cả Đức Cố Giáo Hoàng Pius Xi và Quốc Vụ Khanh Pacelli đều nghĩ rằng những đề xuất đó không mang lại mấy hiệu quả cho bằng việc soạn thảo ra một thông tri để phổ biến một cách rộng rãi cho quần chúng vì như thế sẽ mang lại hiệu quả hơn. Còn Godman thì phàn nàn và cho rằng những cáo buộc chống lại Chủ Nghĩa Phát Xít Đức của Bộ Giáo Lý Đức Tin đã không được đem ra xuất bản. Và rõ ràng, là qua điểm này, cho thấy Godman lại một lần nữa không hề hiểu biết tí gì về cách thức hoạt động và giải quyết sự việc của Tòa Thánh.
Godman nghĩ rằng hàng loạt các đề xuất của Bộ Giáo Lý Đức Tin thì quan trọng hơn là việc soạn thảo ra một thông tri để phổ biến rộng rãi cho quần chúng. Nhưng còn có một khía cạnh khác nữa cho thấy Godman hoàn toàn không hiểu biết gì về sự kiện lịch sử của những năm đó. Chẳng hạn như, việc xuất bản thông tri “Mit Brennender Sorge” về việc chống lại Chủ Nghĩa Phát Xít Đức được giữ kín vì những lý do an ninh. Đức Quốc Xã chỉ khám phá ra được việc xuất bản này vào buổi chiều thứ Bảy ngày 20 tháng 3 năm 1937, sau khi toàn bộ thông tri đã được đọc và phát hành rộng rãi cho các nhà thờ. Đức Quốc Xã biết được tin này qua một nhân viên của tòa báo nơi in ấn ra các bản sao của thông tri. Thông tri “Mit Brennender Sorge” về việc chống lại Chủ Nghĩa Phát Xít Đức đã được đọc và phân phát cho tất cả các nhà thờ vào thánh lễ Chủ Nhật, ngày 21 tháng 3 năm 1937. Đã có lúc, Đức Quốc Xã muốn can thiệp và xông vào các nhà thờ, nhưng họ lại sợ vì sẽ gây ra cuộc nội chiến. Chính thể Hitler hoàn toàn không hề hay biết gì về việc ban hành thông tri một cách rộng rãi cho các nhà thờ.
Một nhà uyên bác người Pháp là Robert D’Harcourt, đã sống ở Đức Quốc vào thời điểm đó, và đã viết trên tờ tuần san Công Giáo Etude/Revue xuất bản vào ngày 5 tháng 5 năm 1937 rằng “Việc cho xuất bản thông tri “Mit Brennender Sorge” về việc chống lại Chủ Nghĩa Phát Xít Đức giống như một quả bom nổ bất thình lình, không thể ngờ được.” Các tổ chức Công Giáo đã không phạm phải một sai lầm nào cả, mà trái lại, đã thành công trong việc đánh lạc hướng các cơ quan mật vụ của Đức Quốc Xã, để đưa những thông tri đó đến tận các nhà thờ.
Vào lúc đó, thì các cộng đồng Kitô giáo đã chứng tỏ được sự đoàn kết mạnh mẽ về tinh thần một cách đáng được biểu dương và khích lệ. Mọi người đều vui vẽ, hạnh phúc trong khi đó thì Hitler thì lại giận dữ, điên tiết lên. Và cuối cùng Hitler đã ra lệnh tịch thu tòa báo vì đã giúp ấn hành các bản thông tri và bắt bớ những ai có trách nhiệm trong việc in ấn đó.
Nếu như bản thông tri khó đến được tay dân chúng, thì làm sao mà Godman có thể nghĩ rằng làm sao những đề xuất của Bộ Giáo Lý Đức Tin có thể đến được với từng cá nhân?
(H): Vậy thì tác giả gốc Ái Nhĩ Lan này cho rằng cả hai vị Cố Giáo Hoàng Pius Xi và Pius Xii là người có thái độ theo cơ hội chủ nghĩa. Vậy nhận xét đó có đúng không thưa Cha?
(T): Tòa Thánh luôn hành động một cách có trách nhiệm và nghiên cứu rất kỷ lưỡng tất cả mọi giải pháp. Trong mỗi hành động, việc thi hành mục vụ đều có xem xét kỷ đến liệu có những ảnh hưởng gì đến số phận của các cộng đồng Công Giáo, của các cộng đồng khác và thậm chí đến toàn thể dân chúng.
Godman hoàn toàn đánh giá quá thấp việc Phát Xít Đức tiến hành các cuộc ngược đãi người Công Giáo nư: bắt bớ các linh mục, phá hủy và tiêu diệt toàn bộ các nhà thờ, đóng cửa các trường học, và bắt bớ các vị lãnh đạo Công Giáo để đưa vào trại tập trung. Trong khoảng từ năm 1933 đến năm 1937, Tòa Thánh đã gởi tổng cộng hơn 50 văn bản phản đối chính thức về chế độ của Đức Quốc Xã, lên án mạnh mẽ việc xâm phạm những điều đã ký kết giữa Tòa Thánh và Đức Quốc. Chính phủ của Hitler đã không hề trả lời, hay đáp lễ. Trong khi đó tại Rôma, những cuộc biểu tình đã được ghi nhận lại qua ba cuốn sách niên giám được gởi trong các túi sách ngoại giao đến cho tất cả các Đức Giám Mục Đức, để cho thấy rằng Tòa Thánh đã và đang làm gì để bảo vệ những con chiên của mình.
Tất cả những cuộc biểu tình, phản đối tại Rôma đã được ghi nhận lại trong một ấn bản được xuất bản ở Đức Quốc vào năm 1965 với tiêu đề: "Der Notenwechsel Zwischen dem Heiligen Stuhl und der Deutschen Reichsregierung - i. Von der Ratifizierung des Reichskonkordats bis zur Enzyklika 'Mit brennender Sorge.'" Bearbeitet von Dieter Albrecht. VKZ A 1, Mainz, 1965” tức “Những Dòng Thư Tín Trao Đổi Giữa Tòa Thánh và Chính Phủ Cộng Hòa Liên Bang-Việc Phê Chuẩn Của Giáo Ước Liên Bang Có Liên Hệ Đến Việc Ban Hành Thông Tri “Mit Brennender Sorge".
Đây là điểm mấu chốt quan trong, nhưng đã không được đề cập đến trong cuốn sách của Godman. Cũng chính vì thế mà một tờ báo xuất bản tại Đức Quốc, tờ “Die Welt” trong việc bình phẩm về cuốn sách của Godman, đã viết rằng, “đó là công trình viết văn của kẻ suy đồi và đã cáo buộc Godman là tay viết cẩu thả, lơ đễnh.”