HIỆP SỐNG TIN MỪNG LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
CN 33 TN B- Mt 10,26-33
DŨNG CẢM LÀM CHỨNG CHO CHÚA HÔM NAY
1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 10,32-33).
2. CÂU CHUYỆN: CUỘC TỬ ĐẠO CỦA THÁNH ANRÊ TRẦN AN DŨNG LẠC
TRẦN AN DŨNG LẠC sinh năm 1795, gia đình ngoại giáo nghèo khó ở Bắc Ninh. Lớn lên, cậu theo cha mẹ đến xứ Kẻ Chợ sinh sống. Tại đây, cậu được một Thầy giảng nhận làm con nuôi và cho ăn học. Cậu được chịu phép rửa tội và nhận tên thánh là Anrê. Sau đó cậu đáp lại ơn gọi dâng mình cho Chúa và theo học tại chủng viện Vĩnh Trị. Thầy Anrê Dũng được thụ phong linh mục vào năm 1823 khi mới có 28 tuổi. Từ khi thụ phong linh mục, cha Anrê được sai đi giúp xứ. Ở đâu cha cũng nêu gương sáng đạo đức qua cuộc sống khổ hạnh. Ngoài những ngày ăn chay theo luật định, Cha còn tự nguyện giữ chay thêm suốt cả Mùa Chay và các ngày thứ Sáu thứ Bảy hàng tuần. Nhờ đời sống đơn sơ khiêm hạ và khắc khổ như vậy, nên cha đã gây được thiện cảm của những người chung quanh và thành công trên bước đường tông đồ: Qua cha, nhiều tội nhân đã được ơn giao hòa với Chúa và nhiều người lương đã tin theo Chúa và xin gia nhập đạo Công Giáo.
Trong thời gian đạo Công Giáo bị bách hại gắt gao thời vua Minh Mạng, cha Anrê Dũng đã phải trốn lánh nhiều nơi. Một lần kia ở Kẻ Roi, khi vừa dâng lễ xong thì bị quan quân vây bắt và được giáo dân chuộc về. Sau đó cha đã đổi tên Trần An Dũng thành Trần An Lạc. Lần thứ hai cha bị bắt ở xứ Kẻ Sông khi đang xưng tội với cha Phêrô Thi. Hai cha bị quan quân đòi tiền chuộc tới 200 quan tiền. Nhưng giáo dân chỉ quyên góp được một nửa số tiền nói trên, nên chỉ mình cha Lạc được thả. Rồi sau đó cha lại bị đám quân lính khác bắt mang về huyện giam chung với cha Phêrô Thi và cả hai được áp giải về Hà Nội.
Hôm sau, quan án cho điệu hai cha ra công đường tra xét và bắt phải bước qua Thánh Giá để bày tỏ ý định bỏ đạo. Nhưng thay vì làm theo lệnh quan, hai cha lại cùng quì xuống hôn kính Thánh Giá và nói: “Không bao giờ chúng tôi chối Chúa và bỏ đạo cả. Chúng tôi đã suốt đời hy sinh vất vả đem Chúa đến cho người khác, thì lẽ nào bây giờ lại hèn nhát chối bỏ Chúa!”. Trước sự bất tuân của hai cha, quan tức giận sai lính đem nhốt các ngài vào ngục thất và làm thành án gửi về Kinh. Suốt thời gian ở trong tù, hai cha luôn cầu nguyện và ăn chay hãm mình, xin Chúa cho được ơn bền đỗ đến cùng. Tuy giáo dân được phép thăm nuôi hằng ngày, nhưng hai cha yêu cầu họ đừng đem đồ ăn ngon đến, và nếu bữa nào có thịt cá thì các ngài lại cho các bạn tù hoặc lính canh.
Ngày 21 tháng 12 năm 1839, hai cha đã chính thức nghe án lệnh xử trảm của nhà vua. Rồi các ngài bị điệu ra pháp trường Cầu Giấy ở Hà Nội. Đến nơi, các ngài cầu nguyện ít phút, rồi cúi đầu cho lý hình dễ dàng thi hành phận sự. Đức Thánh Cha Lêô 13 đã tôn phong các ngài lên hàng Chân Phước tử đạo vào ngày 27 tháng 05 năm 1900. Và ngày 19 tháng 06 năm 1988, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã suy tôn hai ngài lên bậc hiển thánh.
3. THẢO LUẬN:
1) Tại sao đạo Công Giáo thường hay bị người đời thù ghét bách hại?
2) Tử đạo là sẵn sàng hy sinh chịu chết để làm chứng cho Chúa (x. Cv 1,8). Vậy các tín hữu chúng ta sẽ phải dũng cảm làm chứng cho Chúa thế nào trong xã hội Việt Nam hôm nay ?
4. SUY NIỆM:
1) SỐ LIỆU CÁC ANH HÙNG TỬ ĐẠO VIỆT NAM: Ngay từ thời Giáo Hội Sơ Khai, các tín hữu đã phải chịu chung số phận với Thầy Giê-su là bị cấm cách, bắt bớ và giết hại. Thời nào và nơi nào đạo được truyền tới cũng đều có các vị anh hùng tử đạo. Tại Việt Nam, theo sử liệu, đạo Chúa đã được truyền giảng từ thế kỷ thứ 16. Và suốt thời gian gần 300 năm sau đó, luôn bị đàn áp bách hại với những cảnh đầu rơi máu chảy! Sau Hội Thánh Rô-ma thì có lẽ Hội Thánh Việt Nam đã dâng cho Chúa được nhiều thánh tử đạo hơn cả! Người ta ước tính có tới hằng trăm ngàn người Công Giáo đã bị giết hại vì đức tin dưới các triều đại nhà Nguyễn: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và bị các phong trào Cần Vương Văn Thân đàn áp bách hại. Trong số đó, 117 vị đã được Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II tôn phong lên bậc hiển thánh và được mừng chung trong niên lịch toàn thể Hội Thánh. Trong số này có: 8 Giám mục, 50 Linh mục, 16 Thầy giảng, 1 Chủng sinh và 42 Giáo dân. Các ngài đã chịu nhiều cực hình như: 79 vị bị trảm quyết (chém đầu): 16 vị bị xử giảo (treo cổ); 8 vị bị chết rũ rù do đói khát bệnh tật khi bị giam trong ngục; 6 vị bị thiêu sinh (chết thiêu trong hỏa lò).
2) LÝ DO CÁC NGÀI BỊ VUA QUAN BÁCH HẠI:
Các thánh Tử Đạo bị vua quan và dân chúng thời đó thù ghét đàn áp giết hại không phải vì các ngài là những kẻ xấu làm điều gian ác, nhưng chỉ vì các ngài đã tin vào danh Đức Giê-su và đã dũng cảm tuyên xưng đức tin ấy, thể hiện qua thái độ bất khuất, không chịu bước qua thập giá theo lệnh vua quan, hầu ứng nghiệm lời Đức Giê-su đã tiên báo: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thóat” (Mt 10,22).
Đàng khác, vua quan và dân chúng thù ghét và ra tay bách hại các tín hữu là do hiểu lầm về giáo lý của đạo khi cho rằng theo đạo là vọng ngọai, là bất hiếu vì phải bỏ việc thờ cúng ông bà tổ tiên, đang khi thực ra không phải như vậy: điều răn thứ tư trong mười điều răn của đạo Chúa đã truyền dạy: con cái phải “thảo kính cha mẹ” và người tín hữu vừa phải chu tòan bổn phận thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất lại vừa phải tôn kính và tưởng nhớ cầu nguyện và tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ khi các ngài còn sống cũng như khi đã qua đời.
Nhưng lý do chính yếu khiến vua quan và các phong trào Cần Vương Văn Thân thời đó thù ghét bách hại các tín hữu là do tự ái dân tộc và hiểu lầm về lòng yêu nước của các tín hữu: Họ sợ người theo đạo sẽ bị các thừa sai ngọai quốc xúi giục làm lọan, trong khi các vị thừa sai ngọai quốc đã dám bỏ quê hương và từ giã người thân đến vùng đất xa xôi và chấp nhận hy sinh ngay cả mạng sống là do đức tin và lòng mến Chúa thôi thúc. Các ngài chỉ muốn chu tòan sứ vụ loan báo Tin Mừng của Đức Giê-su: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.” (Mt 28,19-20); “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8b). Và quả thật, lịch sử đã ghi nhận: các thánh Tử Đạo Việt Nam đã bị vua quan kết án chỉ vì đức tin mà thôi chứ không do tội phản lọan theo giặc làm loạn chống phá triều đình.
3) SỐNG CHỨNG NHÂN GIỮA ĐỜI THƯỜNG:
Bí quyết khiến các anh hùng Tử Đạo vượt qua gian nan thử thách là do các ngài biết “sống sự sống của Chúa Giê-su trong thân xác yếu hèn của mình”. Đức Giê-su đã hứa sẽ ban Thánh Thần giúp các môn đệ phải nói gì và nói thế nào khi bị điệu ra trước quan quyền (x Mt 10,19-20). Để được như vậy, các ngải đã phải mỗi ngày “chết đi cho bản thân”, và sống trong ơn nghĩa của Đức Giê-su.
Ngày nay có lẽ chúng ta không có cơ hội làm chứng cho Chúa như các thánh Tử Đạo cha ông, nhưng chúng ta vẫn có thể trở thành chứng nhân của Chúa ngay giữa cuộc sống đời thường hằng ngày trong gia đình và ngoài xã hội:
- Để có thể sẵn sàng hy sinh mạng sống vì đức tin khi cần, ngay từ bây giờ chúng ta đã phải quyết tâm sống đức công bình bác ái trong các giao tiếp với hàng xóm và làm ăn buôn bán nơi phố chợ.
- Để có thể dũng cảm làm chứng cho Chúa trước mặt người đời khi có dịp, ngay từ bây giờ chúng ta đã phải là những người chồng người vợ tốt lành, luôn chu tòan trách nhiệm lo cho gia đình, là những người con cháu có lòng hiếu thảo đối với các bậc tiền nhân ông bà;
- Để sau này có thể trở thành công dân của Nước Trời, thì ngay từ bây giờ chúng ta đã phải là những người công dân tốt, sẵn sàng chu tòan nghĩa vụ đối với quê hương và trở thành khí cụ bình an của Chúa bằng cách sống theo tinh thần của Kinh Hòa Bình… Nhờ đó chúng ta sẽ gây được thiện cảm đối với đồng bào lương dân cùng khu xóm với chúng ta.
5. LỜI CẦU:
- Lạy Chúa, xưa Chúa đã dạy các môn đệ rằng: “Anh em sống giữa thế gian, nhưng không được theo thói thế gian”. Xin cho chúng con đừng bao giờ bỏ Chúa để chạy theo cám dỗ của thế gian, ma quỉ và chiều theo các đam mê xác thịt. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: “Con nhà tông không giống lông, cũng giống cánh”, để chúng con luôn xứng đáng là con cháu của các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam. Xin cho chúng con luôn chiếu ánh sáng tin yêu trước mặt người đời: Biết nở nụ cười khi tiếp xúc, sẵn sàng cởi mở đi bước trước để làm quen với những người mới gặp, mở miệng an ủi những ai đang gặp tai nạn rủi ro; biết khiêm hạ phục vụ tha nhân, đặc biệt phục vụ những người đau khổ bất hạnh đang cần được cảm thông trợ giúp.
- Hát chung Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người… “
X. HIỆP CÙNG MẸ MARIA. -Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
CN 33 TN B- Mt 10,26-33
DŨNG CẢM LÀM CHỨNG CHO CHÚA HÔM NAY
1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 10,32-33).
2. CÂU CHUYỆN: CUỘC TỬ ĐẠO CỦA THÁNH ANRÊ TRẦN AN DŨNG LẠC
TRẦN AN DŨNG LẠC sinh năm 1795, gia đình ngoại giáo nghèo khó ở Bắc Ninh. Lớn lên, cậu theo cha mẹ đến xứ Kẻ Chợ sinh sống. Tại đây, cậu được một Thầy giảng nhận làm con nuôi và cho ăn học. Cậu được chịu phép rửa tội và nhận tên thánh là Anrê. Sau đó cậu đáp lại ơn gọi dâng mình cho Chúa và theo học tại chủng viện Vĩnh Trị. Thầy Anrê Dũng được thụ phong linh mục vào năm 1823 khi mới có 28 tuổi. Từ khi thụ phong linh mục, cha Anrê được sai đi giúp xứ. Ở đâu cha cũng nêu gương sáng đạo đức qua cuộc sống khổ hạnh. Ngoài những ngày ăn chay theo luật định, Cha còn tự nguyện giữ chay thêm suốt cả Mùa Chay và các ngày thứ Sáu thứ Bảy hàng tuần. Nhờ đời sống đơn sơ khiêm hạ và khắc khổ như vậy, nên cha đã gây được thiện cảm của những người chung quanh và thành công trên bước đường tông đồ: Qua cha, nhiều tội nhân đã được ơn giao hòa với Chúa và nhiều người lương đã tin theo Chúa và xin gia nhập đạo Công Giáo.
Trong thời gian đạo Công Giáo bị bách hại gắt gao thời vua Minh Mạng, cha Anrê Dũng đã phải trốn lánh nhiều nơi. Một lần kia ở Kẻ Roi, khi vừa dâng lễ xong thì bị quan quân vây bắt và được giáo dân chuộc về. Sau đó cha đã đổi tên Trần An Dũng thành Trần An Lạc. Lần thứ hai cha bị bắt ở xứ Kẻ Sông khi đang xưng tội với cha Phêrô Thi. Hai cha bị quan quân đòi tiền chuộc tới 200 quan tiền. Nhưng giáo dân chỉ quyên góp được một nửa số tiền nói trên, nên chỉ mình cha Lạc được thả. Rồi sau đó cha lại bị đám quân lính khác bắt mang về huyện giam chung với cha Phêrô Thi và cả hai được áp giải về Hà Nội.
Hôm sau, quan án cho điệu hai cha ra công đường tra xét và bắt phải bước qua Thánh Giá để bày tỏ ý định bỏ đạo. Nhưng thay vì làm theo lệnh quan, hai cha lại cùng quì xuống hôn kính Thánh Giá và nói: “Không bao giờ chúng tôi chối Chúa và bỏ đạo cả. Chúng tôi đã suốt đời hy sinh vất vả đem Chúa đến cho người khác, thì lẽ nào bây giờ lại hèn nhát chối bỏ Chúa!”. Trước sự bất tuân của hai cha, quan tức giận sai lính đem nhốt các ngài vào ngục thất và làm thành án gửi về Kinh. Suốt thời gian ở trong tù, hai cha luôn cầu nguyện và ăn chay hãm mình, xin Chúa cho được ơn bền đỗ đến cùng. Tuy giáo dân được phép thăm nuôi hằng ngày, nhưng hai cha yêu cầu họ đừng đem đồ ăn ngon đến, và nếu bữa nào có thịt cá thì các ngài lại cho các bạn tù hoặc lính canh.
Ngày 21 tháng 12 năm 1839, hai cha đã chính thức nghe án lệnh xử trảm của nhà vua. Rồi các ngài bị điệu ra pháp trường Cầu Giấy ở Hà Nội. Đến nơi, các ngài cầu nguyện ít phút, rồi cúi đầu cho lý hình dễ dàng thi hành phận sự. Đức Thánh Cha Lêô 13 đã tôn phong các ngài lên hàng Chân Phước tử đạo vào ngày 27 tháng 05 năm 1900. Và ngày 19 tháng 06 năm 1988, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã suy tôn hai ngài lên bậc hiển thánh.
3. THẢO LUẬN:
1) Tại sao đạo Công Giáo thường hay bị người đời thù ghét bách hại?
2) Tử đạo là sẵn sàng hy sinh chịu chết để làm chứng cho Chúa (x. Cv 1,8). Vậy các tín hữu chúng ta sẽ phải dũng cảm làm chứng cho Chúa thế nào trong xã hội Việt Nam hôm nay ?
4. SUY NIỆM:
1) SỐ LIỆU CÁC ANH HÙNG TỬ ĐẠO VIỆT NAM: Ngay từ thời Giáo Hội Sơ Khai, các tín hữu đã phải chịu chung số phận với Thầy Giê-su là bị cấm cách, bắt bớ và giết hại. Thời nào và nơi nào đạo được truyền tới cũng đều có các vị anh hùng tử đạo. Tại Việt Nam, theo sử liệu, đạo Chúa đã được truyền giảng từ thế kỷ thứ 16. Và suốt thời gian gần 300 năm sau đó, luôn bị đàn áp bách hại với những cảnh đầu rơi máu chảy! Sau Hội Thánh Rô-ma thì có lẽ Hội Thánh Việt Nam đã dâng cho Chúa được nhiều thánh tử đạo hơn cả! Người ta ước tính có tới hằng trăm ngàn người Công Giáo đã bị giết hại vì đức tin dưới các triều đại nhà Nguyễn: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và bị các phong trào Cần Vương Văn Thân đàn áp bách hại. Trong số đó, 117 vị đã được Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II tôn phong lên bậc hiển thánh và được mừng chung trong niên lịch toàn thể Hội Thánh. Trong số này có: 8 Giám mục, 50 Linh mục, 16 Thầy giảng, 1 Chủng sinh và 42 Giáo dân. Các ngài đã chịu nhiều cực hình như: 79 vị bị trảm quyết (chém đầu): 16 vị bị xử giảo (treo cổ); 8 vị bị chết rũ rù do đói khát bệnh tật khi bị giam trong ngục; 6 vị bị thiêu sinh (chết thiêu trong hỏa lò).
2) LÝ DO CÁC NGÀI BỊ VUA QUAN BÁCH HẠI:
Các thánh Tử Đạo bị vua quan và dân chúng thời đó thù ghét đàn áp giết hại không phải vì các ngài là những kẻ xấu làm điều gian ác, nhưng chỉ vì các ngài đã tin vào danh Đức Giê-su và đã dũng cảm tuyên xưng đức tin ấy, thể hiện qua thái độ bất khuất, không chịu bước qua thập giá theo lệnh vua quan, hầu ứng nghiệm lời Đức Giê-su đã tiên báo: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thóat” (Mt 10,22).
Đàng khác, vua quan và dân chúng thù ghét và ra tay bách hại các tín hữu là do hiểu lầm về giáo lý của đạo khi cho rằng theo đạo là vọng ngọai, là bất hiếu vì phải bỏ việc thờ cúng ông bà tổ tiên, đang khi thực ra không phải như vậy: điều răn thứ tư trong mười điều răn của đạo Chúa đã truyền dạy: con cái phải “thảo kính cha mẹ” và người tín hữu vừa phải chu tòan bổn phận thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất lại vừa phải tôn kính và tưởng nhớ cầu nguyện và tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ khi các ngài còn sống cũng như khi đã qua đời.
Nhưng lý do chính yếu khiến vua quan và các phong trào Cần Vương Văn Thân thời đó thù ghét bách hại các tín hữu là do tự ái dân tộc và hiểu lầm về lòng yêu nước của các tín hữu: Họ sợ người theo đạo sẽ bị các thừa sai ngọai quốc xúi giục làm lọan, trong khi các vị thừa sai ngọai quốc đã dám bỏ quê hương và từ giã người thân đến vùng đất xa xôi và chấp nhận hy sinh ngay cả mạng sống là do đức tin và lòng mến Chúa thôi thúc. Các ngài chỉ muốn chu tòan sứ vụ loan báo Tin Mừng của Đức Giê-su: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.” (Mt 28,19-20); “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8b). Và quả thật, lịch sử đã ghi nhận: các thánh Tử Đạo Việt Nam đã bị vua quan kết án chỉ vì đức tin mà thôi chứ không do tội phản lọan theo giặc làm loạn chống phá triều đình.
3) SỐNG CHỨNG NHÂN GIỮA ĐỜI THƯỜNG:
Bí quyết khiến các anh hùng Tử Đạo vượt qua gian nan thử thách là do các ngài biết “sống sự sống của Chúa Giê-su trong thân xác yếu hèn của mình”. Đức Giê-su đã hứa sẽ ban Thánh Thần giúp các môn đệ phải nói gì và nói thế nào khi bị điệu ra trước quan quyền (x Mt 10,19-20). Để được như vậy, các ngải đã phải mỗi ngày “chết đi cho bản thân”, và sống trong ơn nghĩa của Đức Giê-su.
Ngày nay có lẽ chúng ta không có cơ hội làm chứng cho Chúa như các thánh Tử Đạo cha ông, nhưng chúng ta vẫn có thể trở thành chứng nhân của Chúa ngay giữa cuộc sống đời thường hằng ngày trong gia đình và ngoài xã hội:
- Để có thể sẵn sàng hy sinh mạng sống vì đức tin khi cần, ngay từ bây giờ chúng ta đã phải quyết tâm sống đức công bình bác ái trong các giao tiếp với hàng xóm và làm ăn buôn bán nơi phố chợ.
- Để có thể dũng cảm làm chứng cho Chúa trước mặt người đời khi có dịp, ngay từ bây giờ chúng ta đã phải là những người chồng người vợ tốt lành, luôn chu tòan trách nhiệm lo cho gia đình, là những người con cháu có lòng hiếu thảo đối với các bậc tiền nhân ông bà;
- Để sau này có thể trở thành công dân của Nước Trời, thì ngay từ bây giờ chúng ta đã phải là những người công dân tốt, sẵn sàng chu tòan nghĩa vụ đối với quê hương và trở thành khí cụ bình an của Chúa bằng cách sống theo tinh thần của Kinh Hòa Bình… Nhờ đó chúng ta sẽ gây được thiện cảm đối với đồng bào lương dân cùng khu xóm với chúng ta.
5. LỜI CẦU:
- Lạy Chúa, xưa Chúa đã dạy các môn đệ rằng: “Anh em sống giữa thế gian, nhưng không được theo thói thế gian”. Xin cho chúng con đừng bao giờ bỏ Chúa để chạy theo cám dỗ của thế gian, ma quỉ và chiều theo các đam mê xác thịt. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: “Con nhà tông không giống lông, cũng giống cánh”, để chúng con luôn xứng đáng là con cháu của các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam. Xin cho chúng con luôn chiếu ánh sáng tin yêu trước mặt người đời: Biết nở nụ cười khi tiếp xúc, sẵn sàng cởi mở đi bước trước để làm quen với những người mới gặp, mở miệng an ủi những ai đang gặp tai nạn rủi ro; biết khiêm hạ phục vụ tha nhân, đặc biệt phục vụ những người đau khổ bất hạnh đang cần được cảm thông trợ giúp.
- Hát chung Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người… “
X. HIỆP CÙNG MẸ MARIA. -Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM