Đức Gioan Phaolô II nêu cao những dấu chỉ hy vọng trên con đường hiệp nhất
VATICAN (Zenit.org).- Toàn văn bài huấn đức của Đức Gioan Phaolô II trong buổi triều yết chung Thứ Tư 21/1 trong Tuần Cầu Nguyện Hiệp Nhất Kitô hữu.
* * *
1. "Thầy ban cho anh em bình an của Thầy" (x. Ga 14: 27). Năm nay, Tuần Cầu Nguyện và Suy Tư về sự Hiệp Nhất Kitô hữu tập trung vào những lời Chúa Giêsu đã nói trong bữa Tiệc Ly. Nói được những lời đó nói về di chúc thiêng liêng của Người. Lời hứa nói với các môn đệ sẽ được thực hiện đầy đủ trong sự phục sinh của Chúa Kitô. Khi hiện ra với 11 môn đệ trong Phòng Tiệc, người nói với các ông ba lần lời chào: "Bình an cho anh em" ( Ga 20: 19).
Do đó, ân huệ ban cho các tông đồ, không phải là bất cứ sự "bình an" nào, nhưng chính sự bình an của Chúa Kitô: "bình an của Thầy," như Người nói. Và, để làm cho hiểu rõ Mình hơn: Thầy ban cho anh em bình an của Thầy, "không như thế gian ban tặng" (Ga 14: 27).
Thế gian ao ước bình an, cần bình an--hôm nay như hôm qua--nhưng thường tìm kiếm bình an với phương tiện không thích hợp, thỉnh thoảng có khi bằng vũ lực hay bằng sự quân bình các lực lượng đối nghịch. Trong hoàn cảnh thể ấy, con người sống với một tâm hồn đầy âu lo và không kiên định. Ngược lại bình an của Chúa Kitô, hoà giải các tinh thần, thanh lọc các cõi lòng và cải thiện các tâm trí.
2. Chủ đề Tuần Cầu Nguyện cho sự Hiệp Nhất Kitô hữu được đề nghị năm nay bởi một nhóm đại kết thuộc thành phố Aleppo tại Syria. Điều này nhắc tôi nhớ lại cuộc hành hương tôi đã vui mừng thực hiện đến Damacus. Nhất là với lòng biết ơn, tôi nhớ đến sự tiếp đón nồng hậu mà tôi đã nhận được từ hai thượng phụ Chính thống và thượng phụ Hy lạp-Công Giáo.
Cuộc gặp mặt này còn biểu thị một dấu hy vọng cho con đường hiệp nhất. Dầu sao, sự hiệp nhất như Công đồng Vatican II nhắc chúng ta, không đích thực nếu không có "sự hoán cải tâm hồn. Bởi vì nó đến từ sự đổi mới cách sống nội tâm của tâm trí chúng ta, từ sự từ bỏ chính mình và từ một yêu thích hào phóng cho những ước muốn hiệp nhất nổi dậy và phát triển" (sắc lệnh về thuyết đại kết "Unitatis Redintegratio," 7)
Ngày càng có ý thức về sự cần thiết đối với một nền linh đạo thâm sâu về hòa bình và kiến tạo hoà bình, không những giữa những người trực tiếp dấn thân trong công trình hiệp nhất, mà còn giữa mọi người Kitô hữu. Trên thực tế, vấn đề hiệp nhất liên quan tới mọi tín hữu, được kêu gọi làm thành phần của một dân được cứu chuộc bằng máu của Chúa Kitô trên thập giá.
3. Điều an ủi là thấy sự tìm kiếm hiệp nhất giữa các Kitô hữu ngày càng trải rộng nhờ những sáng kiến thuận tiện, liên quan những lãnh vực khác nhau của sự dấn thân hiệp nhất. Giữa những dấu hy vọng, tôi vui mừng thấy có sự gia tăng bác ái huynh đệ và sự tiến triển được ghi nhận trong những cuộc đối thoại thần học với nhiều Giáo hội và công đồng giáo hội. Trong những cộng đồng giáo hội, đã có thể, trong những mức độ và đặc điểm khác nhau, đi tới những ý kiến gặp nhau quan trọng về những chủ đề mà trong quá khứ đã gây ra nhiều tranh luận.
Khi tính đến những dấu tích cực này, người ta không nên ngã lòng trước những khó khăn cũ và những khó khăn mới người ta gặp phải, nhưng phải xử lý chúng cách nhẫn nại và hiểu biết, luôn luôn trông cậy vào sự giúp đỡ của Thiên Chúa.
4. "Đâu có bác ái và tình thương, Thiên Chúa ở đó": như thế phụng vụ cầu nguyện và ca hát trong tuần này, làm sống lại bầu khí của Bữa Tiệc Ly. Từ đức bác ái và tình thương yêu nhau phát sinh hòa bình và hiệp nhất của mọi Kitô hữu, là những người có thể góp một phần quyết định để cho nhân loại vượt thắng những lý do chia rẽ và xung đột.
Anh chị em thân mến, cùng với sự cầu nguyện, chúng ta cũng hãy cảm thấy mình được thúc đẩy mạnh phải ra sức nên những người "kiến tạo hòa bình" đích thực (x.Mt5: 9), trong những môi trường chúng ta đang sống.
Xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng trên núi Sọ đã chứng kiến hy lễ cúu chuộc của Đức Kitô, giúp chúng ta và đồng hành với chúng ta trong con đường hoà giải và hoà bình này.
Cuối buổi triều yết, bản tóm sau đây được đọc bằng tiếng Anh
Anh chị em thân mến,
Những lời Chúa Giêsu chúng ta vừa mới nghe, trong một nghĩa chắc chắn là chúc thư thiêng liêng của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không nói về bất cứ loại bình an nào, nhưng về chính sự bình an của Người, một sự bình an hòa giải, thanh lọc và mang lại sự cải thiện.
Trong Tuần Cầu Nguyện cho Sự Hiệp nhất Kitô hữu, chúng ta suy niệm về sự cần thiết của một nền linh đạo hòa bình và sự kiến tạo hòa bình giữa các tín hữu, và chúng ta ghi nhận nhiều sự phát triển đầy khích lệ đã xảy ra trong việc tìm kiếm sự Hiệp Nhất Kitô hữu. Đức bác ái và tình yêu nhau là nguồn mạch sự hiệp nhất này, và có thể làm nên một đóng góp quyết định để giúp gia đình nhân loại thắng những chia rẽ và xung đột. Xin Đức Trinh Nữ Maria Chí Thánh giúp chúng ta và đồng hành với chúng ta luôn luôn trên con đường hoà giải và hoà bình nầy.
Sau đó Dức Thánh Cha chào các người hành hương bằng tiếng Anh:
Tôi vui mừng chào những khách thăm viếng nói tiếng Anh hiện diện trong buổi tiếp kiến này, cách riêng những người hành hương từ Denmark, Finland, Nhật Bản và Hoa kỳ. Tôi chân thành cầu xin ân huệ hòa bình của Chúa xuống trên anh chị em và các gia đình anh chị em.
VATICAN (Zenit.org).- Toàn văn bài huấn đức của Đức Gioan Phaolô II trong buổi triều yết chung Thứ Tư 21/1 trong Tuần Cầu Nguyện Hiệp Nhất Kitô hữu.
* * *
1. "Thầy ban cho anh em bình an của Thầy" (x. Ga 14: 27). Năm nay, Tuần Cầu Nguyện và Suy Tư về sự Hiệp Nhất Kitô hữu tập trung vào những lời Chúa Giêsu đã nói trong bữa Tiệc Ly. Nói được những lời đó nói về di chúc thiêng liêng của Người. Lời hứa nói với các môn đệ sẽ được thực hiện đầy đủ trong sự phục sinh của Chúa Kitô. Khi hiện ra với 11 môn đệ trong Phòng Tiệc, người nói với các ông ba lần lời chào: "Bình an cho anh em" ( Ga 20: 19).
Do đó, ân huệ ban cho các tông đồ, không phải là bất cứ sự "bình an" nào, nhưng chính sự bình an của Chúa Kitô: "bình an của Thầy," như Người nói. Và, để làm cho hiểu rõ Mình hơn: Thầy ban cho anh em bình an của Thầy, "không như thế gian ban tặng" (Ga 14: 27).
Thế gian ao ước bình an, cần bình an--hôm nay như hôm qua--nhưng thường tìm kiếm bình an với phương tiện không thích hợp, thỉnh thoảng có khi bằng vũ lực hay bằng sự quân bình các lực lượng đối nghịch. Trong hoàn cảnh thể ấy, con người sống với một tâm hồn đầy âu lo và không kiên định. Ngược lại bình an của Chúa Kitô, hoà giải các tinh thần, thanh lọc các cõi lòng và cải thiện các tâm trí.
2. Chủ đề Tuần Cầu Nguyện cho sự Hiệp Nhất Kitô hữu được đề nghị năm nay bởi một nhóm đại kết thuộc thành phố Aleppo tại Syria. Điều này nhắc tôi nhớ lại cuộc hành hương tôi đã vui mừng thực hiện đến Damacus. Nhất là với lòng biết ơn, tôi nhớ đến sự tiếp đón nồng hậu mà tôi đã nhận được từ hai thượng phụ Chính thống và thượng phụ Hy lạp-Công Giáo.
Cuộc gặp mặt này còn biểu thị một dấu hy vọng cho con đường hiệp nhất. Dầu sao, sự hiệp nhất như Công đồng Vatican II nhắc chúng ta, không đích thực nếu không có "sự hoán cải tâm hồn. Bởi vì nó đến từ sự đổi mới cách sống nội tâm của tâm trí chúng ta, từ sự từ bỏ chính mình và từ một yêu thích hào phóng cho những ước muốn hiệp nhất nổi dậy và phát triển" (sắc lệnh về thuyết đại kết "Unitatis Redintegratio," 7)
Ngày càng có ý thức về sự cần thiết đối với một nền linh đạo thâm sâu về hòa bình và kiến tạo hoà bình, không những giữa những người trực tiếp dấn thân trong công trình hiệp nhất, mà còn giữa mọi người Kitô hữu. Trên thực tế, vấn đề hiệp nhất liên quan tới mọi tín hữu, được kêu gọi làm thành phần của một dân được cứu chuộc bằng máu của Chúa Kitô trên thập giá.
3. Điều an ủi là thấy sự tìm kiếm hiệp nhất giữa các Kitô hữu ngày càng trải rộng nhờ những sáng kiến thuận tiện, liên quan những lãnh vực khác nhau của sự dấn thân hiệp nhất. Giữa những dấu hy vọng, tôi vui mừng thấy có sự gia tăng bác ái huynh đệ và sự tiến triển được ghi nhận trong những cuộc đối thoại thần học với nhiều Giáo hội và công đồng giáo hội. Trong những cộng đồng giáo hội, đã có thể, trong những mức độ và đặc điểm khác nhau, đi tới những ý kiến gặp nhau quan trọng về những chủ đề mà trong quá khứ đã gây ra nhiều tranh luận.
Khi tính đến những dấu tích cực này, người ta không nên ngã lòng trước những khó khăn cũ và những khó khăn mới người ta gặp phải, nhưng phải xử lý chúng cách nhẫn nại và hiểu biết, luôn luôn trông cậy vào sự giúp đỡ của Thiên Chúa.
4. "Đâu có bác ái và tình thương, Thiên Chúa ở đó": như thế phụng vụ cầu nguyện và ca hát trong tuần này, làm sống lại bầu khí của Bữa Tiệc Ly. Từ đức bác ái và tình thương yêu nhau phát sinh hòa bình và hiệp nhất của mọi Kitô hữu, là những người có thể góp một phần quyết định để cho nhân loại vượt thắng những lý do chia rẽ và xung đột.
Anh chị em thân mến, cùng với sự cầu nguyện, chúng ta cũng hãy cảm thấy mình được thúc đẩy mạnh phải ra sức nên những người "kiến tạo hòa bình" đích thực (x.Mt5: 9), trong những môi trường chúng ta đang sống.
Xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng trên núi Sọ đã chứng kiến hy lễ cúu chuộc của Đức Kitô, giúp chúng ta và đồng hành với chúng ta trong con đường hoà giải và hoà bình này.
Cuối buổi triều yết, bản tóm sau đây được đọc bằng tiếng Anh
Anh chị em thân mến,
Những lời Chúa Giêsu chúng ta vừa mới nghe, trong một nghĩa chắc chắn là chúc thư thiêng liêng của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không nói về bất cứ loại bình an nào, nhưng về chính sự bình an của Người, một sự bình an hòa giải, thanh lọc và mang lại sự cải thiện.
Trong Tuần Cầu Nguyện cho Sự Hiệp nhất Kitô hữu, chúng ta suy niệm về sự cần thiết của một nền linh đạo hòa bình và sự kiến tạo hòa bình giữa các tín hữu, và chúng ta ghi nhận nhiều sự phát triển đầy khích lệ đã xảy ra trong việc tìm kiếm sự Hiệp Nhất Kitô hữu. Đức bác ái và tình yêu nhau là nguồn mạch sự hiệp nhất này, và có thể làm nên một đóng góp quyết định để giúp gia đình nhân loại thắng những chia rẽ và xung đột. Xin Đức Trinh Nữ Maria Chí Thánh giúp chúng ta và đồng hành với chúng ta luôn luôn trên con đường hoà giải và hoà bình nầy.
Sau đó Dức Thánh Cha chào các người hành hương bằng tiếng Anh:
Tôi vui mừng chào những khách thăm viếng nói tiếng Anh hiện diện trong buổi tiếp kiến này, cách riêng những người hành hương từ Denmark, Finland, Nhật Bản và Hoa kỳ. Tôi chân thành cầu xin ân huệ hòa bình của Chúa xuống trên anh chị em và các gia đình anh chị em.