PALERMO, Nam Ý - Các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới đã họp Nghị Hội cho Hòa Bình liên tiếp trong 3 ngày tại thành phố miền Nam Ý này và chấm dứt buổi họp với một cuộc rước, đang khi đó ý thức sâu xa rằng việc kiếm tìm hòa bình và liên đới cần thiết phải có sự dấn thân của ngay cả những người không có đức tin nữa.
ÐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng Cổ Ðộng Hiệp Nhất Kitô giáo và ÐHY Roger Etchegaray, nguyên chủ tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình có mặt tại Hội Nghị này, còn chính Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II gửi sứ điệp chúc mừng Hội Nghị.
Hơn 400 đại biểu thuộc các cộng đồng tôn giáo khác nhau từ 70 quốc gia trên thế giới đã tề tựu vào tối ngày hôm qua 3-9 tại công trường Politeama sau khi đã cầu nguyện theo nghi thức tôn giáo riêng của mình tại các địa điềm khác nhau trong thành phố Palermo thủ đô của bán đảo Sicilia. Chương trình cầu nguyện này cũng nối kết từ buổi cầu nguyện cho Hòa Bình của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II khởi sự từ Assisi miền Trung nước Ý đại lợi.
Các vị lãnh đạo đã tuyên bố, ký kết và đưa ra "Lời Hiệu Triệu năm 2002 cho Hòa Bình" trong đó nói rằng: "nỗi đau thương của thế giới thôi thúc chúng ta, những người có đức tin và không tin, cùng nhau tìm kiếm những nẻo đường dẫnt tới hòa bình và liên kết".
Trong những lời tuyên ngôn do các vị lãnh đạo đưa ra gồm có những điểm sau đây:
- "Cả thế giời cần niềm hy vọng: hy vọng được sống với người khác, hy vọng không bị chế ngự bởi ký ức những thiệt hại quá khứ, hy vọng kiến tạo một thế giới mà trong đó mỗi người có thể sống với phẩm giá của mình".
- "Toàn cầu hóa không chỉ là việc di chuyển tự do các món hàng, nó phải là sự toàn cầu hóa về mối liên kết, đối thoại, công chính và an ninh cho toàn thể".
- "Ðối thoại chính là con đường vượt thắng được chia rẽ và xung đột, Nó là con đường không để cho thế giới này biến hóa theo chiều kích toàn cầu hóa vô hình mà tất yếu là dẫn đến sự tàn bạo không thể tránh khỏi. Ðối thoại không để bất cứ ai trở thành người vô phương chống cự, nhưng nó bảo vệ. Nó không làm yếu đi, nhưng là củng cố".
- "Ðối thoại biến người xa lạ thành bạn hữu và giải thoát con người khỏi bạo động. Khi đối thoại sẽ không sợ phải mất mát gì cả".
- Bản thông cáo kết luận với lời khuyên là: "Ðối với bất cứ ai giết và tại chiến tranh -- nhân danh Thiên Chúa -- Chúng tôi tuyên bố rằng: 'Hãy ngừng lại! Ðừng giết hại nữa! Bạo động là thất bại cho tất cả! Chúng ta hãy nói truyện với nhau và Thiên Chúa sẽ si sáng chúng ta'!
Trong các cuộc bàn luận cũng trọng tâm tới việc Hoa Kỳ có thể tấn công Iraq. Ðài phát thanh Vatican có tường trình lời của Ðức TGM Diarmuid Martin, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva như sau: "Cuộc xung đột khó mà tránh khỏi, chiến tranh chống khủng bố có thể trở thành một hình thức mới của chiến tranh". Và theo ÐTGM Martin thì "cần có luật lệ và sự sống chung hòa bình giữa các dân tộc và các nền văn hóa, điều đó mới chiến thằng được mối đe dọa khủng bố".
Cuộc họp hằng năm của các nhà lãnh đạo các tôn giáo được tổ chức bởi phong trào giáo dân gọi là Cộng Ðồng Thánh Egidio, trọng tâm vào hậu quả của những cuộc tấn công do nhóm khủng bố ngày 11-9-2001.
Trước đó tại nhà thờ Thánh Ða-Minh ở Palarmo có buổi cầu nguyện với đề tài "Tôn giáo và Văn hóa giữa xung khích và đối thoại" (RELIGIONI E CULTURE TRA CONFLITTO E DIALOGO). Buổi gặp gỡ, đối thoại và cầu nguyện cho Hòa Bình tại thánh đường Ða-Minh, gồm các vị lãnh đạo riêng của Kitô giáo, được ÐHY Roger Etchegaray chủ sự và có sự tham dự của chừng 10 Hồng Y, 20 giám mục và nhiều linh mục, nam nữ tu sĩ, cùng với hàng ngàn giáo dân tới cầu nguyện cho Hòa
Buổi cầu nguyện rất sốt sắng và kéo dài 1giờ 30 phút. Nội dung gồm có hát thánh ca, đọc Lời Chúa, có 3 bài chia sẻ do 3 vị đại diện các tôn giáo thuộc Kitô giáo lhác nhau. Sau mỗi bài chia sẻ có dâng 7 lời cầu nguyện được các vị đại diện thuộc các quốc gia khác nhau trên thế giới, sử dụng ngôn ngữ là: Anh, Pháp, Ý và các ngôn ngữ khác như Nga, Ðức, Hy Lạp, v.v... Ðức hồng y Roger Etchegaray kết thúc chươngt rình với phép lành.
ÐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng Cổ Ðộng Hiệp Nhất Kitô giáo và ÐHY Roger Etchegaray, nguyên chủ tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình có mặt tại Hội Nghị này, còn chính Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II gửi sứ điệp chúc mừng Hội Nghị.
Hơn 400 đại biểu thuộc các cộng đồng tôn giáo khác nhau từ 70 quốc gia trên thế giới đã tề tựu vào tối ngày hôm qua 3-9 tại công trường Politeama sau khi đã cầu nguyện theo nghi thức tôn giáo riêng của mình tại các địa điềm khác nhau trong thành phố Palermo thủ đô của bán đảo Sicilia. Chương trình cầu nguyện này cũng nối kết từ buổi cầu nguyện cho Hòa Bình của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II khởi sự từ Assisi miền Trung nước Ý đại lợi.
Các vị lãnh đạo đã tuyên bố, ký kết và đưa ra "Lời Hiệu Triệu năm 2002 cho Hòa Bình" trong đó nói rằng: "nỗi đau thương của thế giới thôi thúc chúng ta, những người có đức tin và không tin, cùng nhau tìm kiếm những nẻo đường dẫnt tới hòa bình và liên kết".
Trong những lời tuyên ngôn do các vị lãnh đạo đưa ra gồm có những điểm sau đây:
- "Cả thế giời cần niềm hy vọng: hy vọng được sống với người khác, hy vọng không bị chế ngự bởi ký ức những thiệt hại quá khứ, hy vọng kiến tạo một thế giới mà trong đó mỗi người có thể sống với phẩm giá của mình".
- "Toàn cầu hóa không chỉ là việc di chuyển tự do các món hàng, nó phải là sự toàn cầu hóa về mối liên kết, đối thoại, công chính và an ninh cho toàn thể".
- "Ðối thoại chính là con đường vượt thắng được chia rẽ và xung đột, Nó là con đường không để cho thế giới này biến hóa theo chiều kích toàn cầu hóa vô hình mà tất yếu là dẫn đến sự tàn bạo không thể tránh khỏi. Ðối thoại không để bất cứ ai trở thành người vô phương chống cự, nhưng nó bảo vệ. Nó không làm yếu đi, nhưng là củng cố".
- "Ðối thoại biến người xa lạ thành bạn hữu và giải thoát con người khỏi bạo động. Khi đối thoại sẽ không sợ phải mất mát gì cả".
- Bản thông cáo kết luận với lời khuyên là: "Ðối với bất cứ ai giết và tại chiến tranh -- nhân danh Thiên Chúa -- Chúng tôi tuyên bố rằng: 'Hãy ngừng lại! Ðừng giết hại nữa! Bạo động là thất bại cho tất cả! Chúng ta hãy nói truyện với nhau và Thiên Chúa sẽ si sáng chúng ta'!
Trong các cuộc bàn luận cũng trọng tâm tới việc Hoa Kỳ có thể tấn công Iraq. Ðài phát thanh Vatican có tường trình lời của Ðức TGM Diarmuid Martin, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva như sau: "Cuộc xung đột khó mà tránh khỏi, chiến tranh chống khủng bố có thể trở thành một hình thức mới của chiến tranh". Và theo ÐTGM Martin thì "cần có luật lệ và sự sống chung hòa bình giữa các dân tộc và các nền văn hóa, điều đó mới chiến thằng được mối đe dọa khủng bố".
Cuộc họp hằng năm của các nhà lãnh đạo các tôn giáo được tổ chức bởi phong trào giáo dân gọi là Cộng Ðồng Thánh Egidio, trọng tâm vào hậu quả của những cuộc tấn công do nhóm khủng bố ngày 11-9-2001.
Trước đó tại nhà thờ Thánh Ða-Minh ở Palarmo có buổi cầu nguyện với đề tài "Tôn giáo và Văn hóa giữa xung khích và đối thoại" (RELIGIONI E CULTURE TRA CONFLITTO E DIALOGO). Buổi gặp gỡ, đối thoại và cầu nguyện cho Hòa Bình tại thánh đường Ða-Minh, gồm các vị lãnh đạo riêng của Kitô giáo, được ÐHY Roger Etchegaray chủ sự và có sự tham dự của chừng 10 Hồng Y, 20 giám mục và nhiều linh mục, nam nữ tu sĩ, cùng với hàng ngàn giáo dân tới cầu nguyện cho Hòa
Buổi cầu nguyện rất sốt sắng và kéo dài 1giờ 30 phút. Nội dung gồm có hát thánh ca, đọc Lời Chúa, có 3 bài chia sẻ do 3 vị đại diện các tôn giáo thuộc Kitô giáo lhác nhau. Sau mỗi bài chia sẻ có dâng 7 lời cầu nguyện được các vị đại diện thuộc các quốc gia khác nhau trên thế giới, sử dụng ngôn ngữ là: Anh, Pháp, Ý và các ngôn ngữ khác như Nga, Ðức, Hy Lạp, v.v... Ðức hồng y Roger Etchegaray kết thúc chươngt rình với phép lành.