(Radio Veritas Asia 18/01/2004) - Trong bản tin trước đây, chúng tôi đã nói về phiên họp khoáng đại thường niên của Hội Ðồng Giám Mục toàn Ấn Ðộ, từ ngày 7 đến 14 tháng Giêng năm 2004; Và chủ đề chính được bàn thảo trong phiên họp nầy là vai trò của các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội trong giáo hội và trong xã hội Ấn Ðộ ngày nay. Kết thúc Phiên Họp, các giám mục Ấn Ðộ đã công bố một tuyên ngôn, về cùng đề tài nầy. Mục thời sự hôm nay xin trình bày vài điểm nội dung chính của tuyên ngôn nói trên.
Trước hết các Giám Mục Ấn Ðộ nhận định về tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông trong xã hội ấn độ ngày nay. Các ngài đã viết như sau: "Chúng tôi vui mừng ghi nhận rằng các phương tiện truyền thông chính yếu tại Ấn Ðộ (-- như báo chí, đài phát thanh, phim ảnh và truyền hình) --- cách chung, đã góp phần quan trọng trong việc cổ võ cho những giá trị dân chủ và dân sự. Ðôi khi, trước áp lực mạnh đến từ những thế lực đối nghịch, các phương tiện truyền thông nầy đã cố gắng bảo vệ những quyền lợi của các công dân, nhất là của những kẻ yếu thế và thuộc thành phần thiểu số. Chúng tôi nói lên tâm tình biết ơn đối với các phương tiện truyền thông nầy vì đã đóng góp phần đáng kể, để giải phóng xã hội AᮠÐộ khỏi những thế lực tối tăm, như sự kỳ thị giai cấp, lòng thù ghét giữa các nhóm, nạn tham nhũng và nạn tội phạm. Chúng tôi ngưỡng mộ tất cả những ai giữ vững lập trường trong một thế giới tranh dành thị trường, để không "loan tin tức giật gân", không cổ võ lòng hận thù trong xã hội. Họ đã chứng tỏ rằng các phương tiện truyền thông có một vai trò tiên tri, một ơn gọi: đó là biết nói lên tiếng nói chống lại những thần tượng giả tạo và những lý tưởng chóng qua --- như chủ thuyết duy vật, chủ thuyết hưởng thụ và tinh thần quốc gia hẹp hòi".
Ðó là những đóng góp tích cực của các phương tiện truyền thông xã hội cho xã hội Ấn độ. Tuy nhiên, các Giám Mục Ấn độ cũng không quên cảnh báo về những ảnh hưởng tiêu cực của các phương tiện truyền thông như sau: "Trong khi các phương tiện truyền thông mang đến những điều tích cực như việc thông tin, giáo dục, giải trí và tạo ra dư luận công khai, thì các phương tiện nầy cũng gây ra vài ảnh hưởng tiêu cực. Vài giá trị do các phương tiện nầy phổ biến là đối nghịch với Tin Mừng và nghịch với nền văn hóa của đất nước Ấn Ðộ. Sự gia tăng các bạo lực đôi khi cũng do ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông. Cách đặc biệt, đời sống gia đình, phải chịu ảnh hưởng sâu xa, với những giá trị đối nghịch với văn hóa ấn độ nhưng lại được đưa vào tận trong gia đình, gây thiệt hại cho tính cách thánh thiêng của gia đình. Giáo hội khuyến khích dân chúng biết xử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, nhưng đồng thời giáo hội có bổn phận cảnh báo dân chúng về những hiểm họa đến từ các phương tiện truyền thông tân tiến hiện nay; Giáo hội có bổn phận giáo dục dân chúng, nhất là các trẻ em và giới trẻ, biết xử dụng các phương tiện truyền thông để phát triển cuộc sống đích thực và tốt lành, phù hợp với chương trình của Thiên Chúa. Cần huy động tất cả những nhân viên làm việc cho Giáo Hội, ngõ hầu họ tham gia tích cực vào những "khả thể mới" đến từ các phương tiện truyền thông và những kỷ thuật mới về thông tin, để chia sẻ Tin Mừng và loan truyền Nước Chúa, bằng việc chống lại tội ác, tham nhũng, và tinh thần bè phái.
Các Giám Mục Ấn Ðộ không chỉ nói về những điểm tích cực và tiêu cực của các phương tiện truyền thông xã hội mà thôi, nhưng các ngài còn lưu ý đến một điểm căn bản và cụ thể hơn; đó là chính con người truyền thông --- chớ không phải là các phương tiện truyền thông. Những con người truyền thông cần phải trở nên tốt, trở nên thánh thiện, để có thể thông truyền cách hữu hiệu những giá trị tốt. Các giám mục đã viết như sau: "Những phương tiện truyền thông quan trọng nhất và hữu hiệu nhất là sự thánh thiện của từng cá nhân và cuộc sống đích thực làm đồ đệ Chúa."
Ðiểm đáng chú ý nhất trong Tuyên Ngôn Kết Thúc khóa Họp Khoáng Ðại của Hội Ðồng Giám Mục Toàn Ấn Ðộ, là các giám mục Ấn không dừng lại ở việc trình bày một lý thuyết suông về những điểm tiêu cực và tích cực của các phương tiện truyền thông xã hội; nhưng các ngài còn đề nghị nhiều điều cụ thể cần thực hiện, để "các phương tiện truyền thông được trở nên như là yếu tố luôn đi đôi với bất cứ sứ mệnh hay tác vụ nào của giáo hội. Các ngài đề nghị mỗi giáo phận nên có một "chương trình mục vụ" cho các phương tiện truyền thông xã hội; hay nói cách khác cần xử dụng các phương tiện truyền thông xã hội trong sinh hoạt mục vụ. Các giám mục đã viết như sau: "Một Chương Trình Mục Vụ dành cho các phương tiện truyền thông xã hội cần trở nên như yếu tố không thể nào tách rời ra khỏi sứ mạng của Giáo Hội. Chúng tôi yêu cầu Ủy Ban Truyền Thông xã hội của Hội Ðồng Giám Mục toàn Ấn độ hãy soạn ra Chương Trình Mục Vụ nầy, bao gồm "quan niệm lý tưởng và đường lối thực hành", để khích lệ, cổ võ và hòa hợp những hoạt động của Giáo hội Công giáo trong lãnh vực nầy. Như thế, toàn bộ công việc tông đồ của các phương tiện truyền thông được đặt dưới một đường hướng chung duy nhất".
Cụ thể hơn nữa, các giám mục Ấn Ðộ kêu gọi hãy thẩm định lại sinh hoạt của những trung tâm truyền thông hiện có; hãy trẻ trung hóa những ủy ban truyền thông và những trung tâm truyền thông cấp giáo phận. Trên cấp bậc vùng hay toàn quốc, giáo hội cần liên kết hoạt động với các phương tiện truyền thông chính yếu, để làm nổi bật những quan tâm của dân chúng vừa đồng thời trình bày quan điểm của giáo hội. "Ðiều cần thiết là vun trồng những tương quan tốt với những kẻ hoạt động trong ngành truyền thông, qua những lần gặp gỡ và những cuộc đối thoại thân tình." Mỗi giáo phận nên có một "phát ngôn viên" được huấn luyện kỷ càng, để có thể thiết lập những liên lạc với những giáo phận khác hay với những nhóm người khác nhau.
Cuối cùng, các giám mục Ấn Ðộ quyết định thiết lập "Ngày Truyền Thông", và cử hành "Ngày Truyền Thông" nầy vào Chúa nhật trước Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua. Các ngài ước mong mọi thành phần giáo hội --- giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân --- đều được huấn luyện tương xứng về các phương tiện truyền thông xã hội, để có thể thi hành hữu hiệu những bổn phận riêng của họ trong công việc rao giảng phúc âm và bênh vực những lợi ích đích thực của Giáo Hội cũng như của xã hội.
Trước hết các Giám Mục Ấn Ðộ nhận định về tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông trong xã hội ấn độ ngày nay. Các ngài đã viết như sau: "Chúng tôi vui mừng ghi nhận rằng các phương tiện truyền thông chính yếu tại Ấn Ðộ (-- như báo chí, đài phát thanh, phim ảnh và truyền hình) --- cách chung, đã góp phần quan trọng trong việc cổ võ cho những giá trị dân chủ và dân sự. Ðôi khi, trước áp lực mạnh đến từ những thế lực đối nghịch, các phương tiện truyền thông nầy đã cố gắng bảo vệ những quyền lợi của các công dân, nhất là của những kẻ yếu thế và thuộc thành phần thiểu số. Chúng tôi nói lên tâm tình biết ơn đối với các phương tiện truyền thông nầy vì đã đóng góp phần đáng kể, để giải phóng xã hội AᮠÐộ khỏi những thế lực tối tăm, như sự kỳ thị giai cấp, lòng thù ghét giữa các nhóm, nạn tham nhũng và nạn tội phạm. Chúng tôi ngưỡng mộ tất cả những ai giữ vững lập trường trong một thế giới tranh dành thị trường, để không "loan tin tức giật gân", không cổ võ lòng hận thù trong xã hội. Họ đã chứng tỏ rằng các phương tiện truyền thông có một vai trò tiên tri, một ơn gọi: đó là biết nói lên tiếng nói chống lại những thần tượng giả tạo và những lý tưởng chóng qua --- như chủ thuyết duy vật, chủ thuyết hưởng thụ và tinh thần quốc gia hẹp hòi".
Ðó là những đóng góp tích cực của các phương tiện truyền thông xã hội cho xã hội Ấn độ. Tuy nhiên, các Giám Mục Ấn độ cũng không quên cảnh báo về những ảnh hưởng tiêu cực của các phương tiện truyền thông như sau: "Trong khi các phương tiện truyền thông mang đến những điều tích cực như việc thông tin, giáo dục, giải trí và tạo ra dư luận công khai, thì các phương tiện nầy cũng gây ra vài ảnh hưởng tiêu cực. Vài giá trị do các phương tiện nầy phổ biến là đối nghịch với Tin Mừng và nghịch với nền văn hóa của đất nước Ấn Ðộ. Sự gia tăng các bạo lực đôi khi cũng do ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông. Cách đặc biệt, đời sống gia đình, phải chịu ảnh hưởng sâu xa, với những giá trị đối nghịch với văn hóa ấn độ nhưng lại được đưa vào tận trong gia đình, gây thiệt hại cho tính cách thánh thiêng của gia đình. Giáo hội khuyến khích dân chúng biết xử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, nhưng đồng thời giáo hội có bổn phận cảnh báo dân chúng về những hiểm họa đến từ các phương tiện truyền thông tân tiến hiện nay; Giáo hội có bổn phận giáo dục dân chúng, nhất là các trẻ em và giới trẻ, biết xử dụng các phương tiện truyền thông để phát triển cuộc sống đích thực và tốt lành, phù hợp với chương trình của Thiên Chúa. Cần huy động tất cả những nhân viên làm việc cho Giáo Hội, ngõ hầu họ tham gia tích cực vào những "khả thể mới" đến từ các phương tiện truyền thông và những kỷ thuật mới về thông tin, để chia sẻ Tin Mừng và loan truyền Nước Chúa, bằng việc chống lại tội ác, tham nhũng, và tinh thần bè phái.
Các Giám Mục Ấn Ðộ không chỉ nói về những điểm tích cực và tiêu cực của các phương tiện truyền thông xã hội mà thôi, nhưng các ngài còn lưu ý đến một điểm căn bản và cụ thể hơn; đó là chính con người truyền thông --- chớ không phải là các phương tiện truyền thông. Những con người truyền thông cần phải trở nên tốt, trở nên thánh thiện, để có thể thông truyền cách hữu hiệu những giá trị tốt. Các giám mục đã viết như sau: "Những phương tiện truyền thông quan trọng nhất và hữu hiệu nhất là sự thánh thiện của từng cá nhân và cuộc sống đích thực làm đồ đệ Chúa."
Ðiểm đáng chú ý nhất trong Tuyên Ngôn Kết Thúc khóa Họp Khoáng Ðại của Hội Ðồng Giám Mục Toàn Ấn Ðộ, là các giám mục Ấn không dừng lại ở việc trình bày một lý thuyết suông về những điểm tiêu cực và tích cực của các phương tiện truyền thông xã hội; nhưng các ngài còn đề nghị nhiều điều cụ thể cần thực hiện, để "các phương tiện truyền thông được trở nên như là yếu tố luôn đi đôi với bất cứ sứ mệnh hay tác vụ nào của giáo hội. Các ngài đề nghị mỗi giáo phận nên có một "chương trình mục vụ" cho các phương tiện truyền thông xã hội; hay nói cách khác cần xử dụng các phương tiện truyền thông xã hội trong sinh hoạt mục vụ. Các giám mục đã viết như sau: "Một Chương Trình Mục Vụ dành cho các phương tiện truyền thông xã hội cần trở nên như yếu tố không thể nào tách rời ra khỏi sứ mạng của Giáo Hội. Chúng tôi yêu cầu Ủy Ban Truyền Thông xã hội của Hội Ðồng Giám Mục toàn Ấn độ hãy soạn ra Chương Trình Mục Vụ nầy, bao gồm "quan niệm lý tưởng và đường lối thực hành", để khích lệ, cổ võ và hòa hợp những hoạt động của Giáo hội Công giáo trong lãnh vực nầy. Như thế, toàn bộ công việc tông đồ của các phương tiện truyền thông được đặt dưới một đường hướng chung duy nhất".
Cụ thể hơn nữa, các giám mục Ấn Ðộ kêu gọi hãy thẩm định lại sinh hoạt của những trung tâm truyền thông hiện có; hãy trẻ trung hóa những ủy ban truyền thông và những trung tâm truyền thông cấp giáo phận. Trên cấp bậc vùng hay toàn quốc, giáo hội cần liên kết hoạt động với các phương tiện truyền thông chính yếu, để làm nổi bật những quan tâm của dân chúng vừa đồng thời trình bày quan điểm của giáo hội. "Ðiều cần thiết là vun trồng những tương quan tốt với những kẻ hoạt động trong ngành truyền thông, qua những lần gặp gỡ và những cuộc đối thoại thân tình." Mỗi giáo phận nên có một "phát ngôn viên" được huấn luyện kỷ càng, để có thể thiết lập những liên lạc với những giáo phận khác hay với những nhóm người khác nhau.
Cuối cùng, các giám mục Ấn Ðộ quyết định thiết lập "Ngày Truyền Thông", và cử hành "Ngày Truyền Thông" nầy vào Chúa nhật trước Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua. Các ngài ước mong mọi thành phần giáo hội --- giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân --- đều được huấn luyện tương xứng về các phương tiện truyền thông xã hội, để có thể thi hành hữu hiệu những bổn phận riêng của họ trong công việc rao giảng phúc âm và bênh vực những lợi ích đích thực của Giáo Hội cũng như của xã hội.