Đức Thánh Cha cũng rất phê phán lối sống Âu Châu và Tây Phương, vốn được coi là thế giới thứ nhất, vì nó quá chú tâm tới tiện nghi. Điều gì khiến Đức Thánh Cha ưu tư hơn cả?
À, tôi muốn nói, điều ấy cũng có mặt đôi chút tại các thành phố Mỹ Châu, cả Bắc lẫn Nam Mỹ Châu, họ cũng có cùng vấn đề này, không riêng tại Âu Châu…
… đều là điều gọi là thế giới thứ nhất…
Đúng, tại các thành phố lớn… Tại Buenos Aires, có một khu vực lớn của nền văn hóa tiện nghi, và do đó, ở đấy cũng có những vòng đai quanh các thành phố, tức các khu bùn lầy nước đọng và tất những điều ấy. Còn đối với Âu Châu, ngày nay, tôi sẽ không ném những thứ ấy vào mặt họ đâu. Ta phải nhìn nhận rằng Âu Châu có một nền văn hóa ngoại hạng. Thực vậy, đó là hàng thế kỷ văn hóa và điều này đã đem lại một khích lệ lớn cho trí thức. Dù sao, điều tôi muốn ngỏ với Âu Châu liên hệ tới khả năng của họ trong việc lấy lại vai trò lãnh đạo trong sự hòa hợp với mọi dân tộc khác. Một lần nữa, họ nên trở thành một Âu Châu biết xác định con đường phải theo, vì họ có sẵn một nền văn hóa cần thiết để làm việc này.
Nhưng Âu Châu có duy trì được bản sắc của họ không? Họ có ở trong tư thế xác quyết được bản sắc của họ không?
Tôi suy nghĩ rất lâu và rất lung về điều tôi từng nói tại Strasbourg. Tôi xin trở lại với câu nói đó: Âu Châu chưa chết. Nó chỉ hơi bà già một chút thôi (cười), nhưng nó có thể trở lại làm một người mẹ. Và tôi tin tưởng nơi các chính trị gia trẻ. Họ đang hát một giọng ca khác. Hiện đang có một vấn đề thế giới, ảnh hưởng không những tới Âu Châu mà là toàn thế giới, tức vấn đề tham nhũng. Tham nhũng trong mọi lãnh vực… Điều này cũng cho thấy một nền luân lý nông cạn, há không đúng sao?
Trong thông điệp mới đây nhất của Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha có nói tới vấn đề này, Đức Thánh Cha yêu cầu người ta ý thức nhiều hơn, nhưng chúng con vẫn thấy còn nhiều e dè. Nếu Đức Thánh Cha nhìn vào chi tiết các cuộc bầu cử, e dè không tham gia thường chiếm tỷ lệ cao hơn một chính đảng…
Vì người ta thất vọng. Một phần do tham nhũng, một phần do thiếu hiệu năng, và một phần do những cam kết trước đó. Tuy nhiên, Âu Châu vẫn có thể, có thể và nên, tôi xin nhắc lại điều tôi nói ở Strasbourg, Âu Châu phải chu toàn vai trò của mình nghĩa là phục hồi bản sắc của mình. Đúng, Âu Châu từng mắc sai lầm, tôi không có ý chỉ trích, chỉ xin nhắc lại, khi quyết định nói về bản sắc mình mà không muốn thừa nhận bình diện sâu sắc nhất trong bản sắc ấy tức gốc gác Kitô Giáo của họ. Đó là một sai lầm. Nhưng mà, tất cả chúng ta đều mắc sai lầm ở trong đời… nay là lúc phục hồi đức tin của họ.
Thưa Đức Thánh Cha, một câu hỏi đối với các thính giả, do cái làn sóng của chủ nghĩa duy cá nhân này: điều gì đụng tới tự do của một người muốn làm điều họ muốn, một người được giáo dục từ thuở nhỏ với một quan niệm về hạnh phúc cho rằng “hạnh phúc nghĩa là không có vấn đề gì cả”? Nói chung, trẻ em vốn được giáo dục hầu mong “không có vấn đề nào và được làm điều mình muốn”…
Đời mà không có vấn đề quả là nhạt nhẽo. Buồn nản. Con người ta, tự bên trong, vốn có nhu cầu đương đầu và giải quyết các tranh chấp và các vấn đề. Hiển nhiên, nền giáo dục nào dạy đừng có vấn đề đều là thứ giáo dục khử trùng. Hãy thử mà xem: hãy lấy một ly nước khoáng, nước vòi thường, rồi lấy một ly nước cất xem. Nước cất nhạt phèo, vì nó không có vấn đề nào cả… (cười) Giống như nuôi dậy trẻ em trong phòng thí nghiệm, há không đúng sao? Xin vui lòng (tha cho)…!
Điều quan trọng có phải là chấp nhận rủi ro không?
Chấp nhận rủi ro và luôn đặt ra các mục tiêu! Cô cần dùng đôi chân của cô để giáo dục. Muốn giáo dục tốt, cô cần đặt một chân thật vững vàng xuống đất và chân kia nâng lên và tiến về phía trước, tìm hiểu xem phải đặt nó xuống đâu. Và khi chân kia đã đặt xuống nền nhà rồi, tôi sẽ nâng chân này lên (ngài nâng chân của ngài lên) và… Giáo dục là thế này: tựa vào một điều gì an toàn, nhưng thử và bước một bước lên phía trước cho tới khi nó vững vàng, rồi lại một bước nữa…
Công việc giáo dục là phải như thế…
Phải chấp nhận rủi ro! Tại sao? Vì cô có thể bước lầm và té ngã… Lúc ấy, cô hãy nâng cô dậy và tiến bước!
Thưa Đức Thánh Cha, trong thời đại cá nhân chủ nghĩa mà ta đang sống này, và đây là điều Đức Thánh Cha đã nói ở Strasbourg, dường như người ta lúc nào cũng nói tới quyền lợi, luôn tách rời khỏi việc mưu tìm sự thật. Đức Thánh Cha có tin rằng đây cũng là vấn đề đang ảnh hưởng tới việc họ sống đức tin chăng?
Có thể lắm… Lúc nào cũng đòi hỏi, không hề đại lượng cho đi. Ta đòi các quyền của ta, nhưng chớ hề đòi các nghĩa vụ của mình đối với xã hội. Tôi tin rằng các quyền lợi và nghĩa vụ phải đi đôi với nhau. Nếu không, chúng ta đang tạo ra thứ giáo dục soi gương (mirror education); vì nền giáo dục trước tấm gương soi là chủ nghĩa tự yêu mình thái quá (narcissism) và ngày nay, chúng ta đang sống trong nền văn minh tự yêu mình thái quá này.
Và làm thế nào thắng được cuộc chiến đấu này?
Bằng nền giáo dục có cả quyền lợi lẫn nghĩa vụ, chẳng hạn, bằng nền giáo dục biết chấp nhận rủi ro hợp lý, nhắm các mục tiêu, tiến lên phía trước và không đứng im một chỗ hay nhìn vào gương… Ngõ hầu không sa vào cùng một số phận như Narcisus, người cứ ngắm mình hoài trong tấm gương soi đến độ tuy thấy mình rạng rỡ nhưng sau đó chết đuối quách. (Bá láp!).
Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha nói Đức Thánh Cha thích một Giáo Hội bầm giập hơn một Giáo Hội đình trệ. Đức Thánh Cha muốn nói gì qua chữ “bầm giập”?
Vâng, để tôi giải thích: đó là một hình ảnh về đời sống. Nếu ai đó có căn phòng trong nhà mà đóng cửa lâu quá, nó sẽ phát triển độ ẩm thấp và cho ra mùi hôi. Nếu một Giáo Hội, một giáo xứ, một giáo phận hay một định chế sống tự khép vào chính mình, họ sẽ sinh bệnh, (y hệt căn phòng đóng kín) và chúng ta chỉ còn lại thứ Giáo Hội khẳng khiu, gồm toàn qui luật khắt khe, không một chút sáng tạo. An toàn đấy, còn hơn cả an toàn nữa, được công ty bảo bảo bảo hiểm mà, nhưng nào có an toàn gì! Trái lại, nếu chịu tiến bước, nếu Giáo Hội và giáo xứ chịu đi vào thế gian, thì một khi đã ở bên ngoài rồi, có khi phải chịu cùng một số phận y như bất cứ ai ra ngoài khác: bị tai nạn. Vậy thì, trong trường hợp này, giữa một Giáo Hội bệnh hoạn và một Giáo Hội bầm giập, tôi thích Giáo Hội bầm giập hơn, vì ít nhất nó cũng đã ra ngoài đường phố. Ở đây, tôi xin nhắc lại một điều tôi từng nói trong một hoàn cảnh khác: trong Thánh Kinh, Sách Khải Huyền, có một điều cực kỳ đẹp đẽ nói về Chúa Giêsu. Tôi tin nó ở chương thứ hai (hoặc ở cuối chương thứ nhất hay ở đầu chương thứ hai), trong đó, Người nói với một Giáo Hội rằng “Ta đang đứng ở cửa mà gõ”, Chúa Giêsu đang gõ cửa, “nếu con mở cửa, Ta sẽ vào và dùng bữa với con”. Nhưng tôi xin hỏi, trong Giáo Hội, biết bao lần Chúa Giêsu đã gõ cửa từ bên trong để được ra ngoài công bố vương quốc của Người. Đôi khi chúng ta giữ riết lấy Chúa Giêsu, cho riêng mình, mà quên mất rằng một Giáo Hội mà không ra ngoài, đi vào thế gian, một Giáo Hội không chịu đi ra ngoài, là Giáo Hội ấy giam hãm Chúa Giêsu.
Có phải vì thế mà Đức Thánh Cha đã được bầu làm giáo hoàng không?
Điều ấy cô phải hỏi Chúa Thánh Thần! [Cười lớn].
Thưa Đức Thánh Cha, từ ngày Đức Thánh Cha được bầu làm giáo hoàng, Đức Thánh Cha có nghĩ rằng Giáo Hội bị bầm giập nhiều hơn không?
Tôi không biết. Tôi chỉ biết, căn cứ vào điều được báo cáo, Thiên Chúa vẫn chúc phúc rất nhiều cho Giáo Hội. Đây là giờ phút không tùy thuộc tôi, nhưng tùy thuộc phúc lành mà Thiên Chúa muốn ban cho Giáo Hội của Người, vào lúc này. Và bây giờ, với Năm Thánh Thương Xót, tôi hy vọng nhiều người sẽ cảm nghiệm được việc Giáo Hội là mẹ.Vì Giáo Hội có thể đang chịu cùng một điều đã xẩy ra cho Âu Châu, há không phải sao? Một Âu Châu đã quá trở thành bà nội, thay vì là người mẹ, hết đường sinh ra sự sống mới.
Đây có phải là lý do đứng đàng sau Năm Thánh Thương Xót không?
Còn phải hỏi! Cô hãy tới và cảm nhận tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa. Ở Buenos Aires, tôi có gặp một tu sĩ dòng Capuchin, trẻ hơn tôi đôi chút, ngài là một cha giải tội vĩ đại. Ngài luôn có một hàng người nối đuôi chờ đợi, nhiều lắm, và ngài giải tội suốt ngày. Ngài là người “tha thứ” vĩ đại, ngài tha thứ rất nhiều. Và đôi khi chính ngài cảm thấy mình tha thứ nhiều quá. Có lần chúng tôi chuyện trò với nhau, tôi được ngài cho biết “đôi lúc con cảm thấy có lỗi”. Tôi bèn hỏi ngài: “thế cha làm gì khi cha cảm thấy có lỗi như thế?” – “con đến trước nhà tạm, con nhìn Chúa mà thưa với Người: Lạy Chúa, xin Chúa tha thứ cho con, hôm nay con tha thứ nhiều quá, nhưng hãy để việc này được sáng tỏ: tất cả là lỗi của Chúa, vì Chúa là Đấng đã làm gương xấu cho con!”.
Vì lý do đó, Đức Thánh Cha cũng đã quyết định trong lá thư này (gửi Đức Tổng Giám Mục Fisicchella về Năm Thương Xót) đề xuất sự tha thứ cho các tình huống khó khăn và là lý do Đức Thánh Cha công bố các văn kiện này (các tự sắc) nhằm gia tốc diễn trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Việc này có gì liên quan tới Năm Thánh không?
Có, để đơn giản hóa… Làm dễ dàng đức tin của người ta. Và để Giáo Hội nên giống một người mẹ…
Nói một cách chính xác, đâu là lý do đứng đàng sau tự sắc nói về việc tuyên bố tính vô hiệu? Để làm cho nhanh hơn?
Làm cho nhanh hơn, làm cho diễn trình nhanh hơn trong tay vị giám mục. Một thẩm phán, một người bênh vực dây hôn phối, một bản án, vì cho tới nay cô cần tới hai bản án. Không, nay chỉ còn một. Nếu không có thượng tố, là xong. Nếu có thượng tố, thì vụ án đưa lên giáo khu, nhưng phải làm nhanh hơn, vâng. Và cũng làm cho diễn trình trở thành miễn phí.
Có phải lúc ấy Đức Thánh Cha đang nghĩ tới thượng hội đồng và Năm Thánh không?
Tất cả đều có liên quan với nhau.
Con biết Đức Thánh Cha không muốn nói tới thượng hội đồng, nhưng với trái tim Vị Mục Tử Hoàn Vũ, Đức Thánh Cha đang nghĩ gì?
Tôi xin mọi người cầu nguyện nhiều. Còn về thượng hội đồng, nhà báo các cô đã quen thuộc với Tài Liệu Làm Việc rồi. Chúng tôi sắp sửa nói về nó, trong đó có những gì. Nó sẽ kéo dài 3 tuần lễ, mỗi tuần một chủ đề, một chương. Và chúng ta có nhiều kỳ vọng vì, điều hiển nhiên là gia đình đang gặp khủng hoảng. Người trẻ, hiển nhiên, không kết hôn nữa. Họ không muốn kết hôn nữa. Hay, với nền văn hóa ngắn hạn này, họ bảo “tôi sẽ hoặc là dọn tới ở với cô ấy hoặc là kết hôn, nhưng chỉ cho tới khi tình yêu tàn thôi, lúc ấy xin tạm biệt, tạm biệt…”
Và Đức Thánh Cha nói gì với những người đang sống trong các trạng huống nghịch lại với giáo huấn Giáo Hội và là những người tha thiết muốn được tha thứ?
Tại thượng hội đồng, chúng tôi sẽ nói tới mọi cách có thể nhằm giúp các gia đình đó. Nhưng nên biết rõ điều này: một điều Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô để lại rất rõ ràng: những người đang sống trong cuộc kết hợp thứ hai không bị tuyệt thông và nên được hội nhập vào đời sống Giáo Hội. Điều này hết sức rõ ràng. Tôi cũng đã nói rất rõ ràng rằng: nhích gần lại hơn Thánh Lễ, giáo lý, việc giáo dục con cái, việc bác ái… Có rất nhiều giải pháp khác nhau.
Thưa Đức Thánh Cha, con muốn kết thúc bằng một số câu hỏi về ơn gọi của Đức Thánh Cha. Đầu tháng Ba, năm 2013, Đức Thánh Cha chuẩn bị về hưu. Đức Thánh Cha đã quyết định sẽ đi sống ở đâu, v.v… Tuy nhiên, không bao lâu sau, Đức Thánh Cha trở nên một trong những người nổi tiếng nhất thế giới. Đức Thánh Cha đương đầu thế nào trước tình huống này?
Tôi đã không đánh mất sự bình an. Đây là một ơn ban… bình an là một ơn Chúa ban. Nó là ơn Chúa ban cho tôi, một điều tôi không thể tưởng tượng được, xét vì tuổi tác của tôi cũng như mọi điều khác. Và, điều còn hơn thế nữa, tôi đã chuẩn bị để hồi hương, vì nghĩ rằng không vị giáo hoàng nào lại được bầu trong Tuần Thánh cả. Do đó, nếu cần một thời gian dài, thì có lẽ chúng tôi sẽ nghỉ vào khoảng thứ Bẩy trước Chúa Nhật Lễ Lá. Nên tôi đã mua vé về nhà để có thể cử hành Thánh Lễ hôm Chúa Nhật Phục Sinh và tôi còn để bài giảng soạn sẵn trên bàn giấy nữa. Quả là điều tôi không mong chờ. Đến tháng Mười Hai, tôi sẽ rời giáo phận, vì thế, một vị kế nhiệm đã được đề cử. Kết cuộc sự thể đã ra khác…
… và nay, Đức Thánh Cha có cả một cuộc phiêu lưu trước mặt.
Mọi sự… Nhưng tôi không mất sự bình an. Tôi không mất bình an.
Thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài được yêu mến khắp thế giới, sự nổi tiếng của ngài đang lên cao, theo các cuộc thăm dò dư luận, và nhiều người muốn thấy ngài được giải Nobel… Nhưng Chúa Giêsu cảnh cáo các môn đệ của Người rằng các vị sẽ “bị ghét bỏ vì danh Thầy”. Ngài cảm nhận ra sao, thưa Đức Thánh Cha?
Tôi thường hay tự hỏi mình thánh giá của mình sẽ như thế nào, thánh giá của tôi sẽ ra sao… Các thánh giá quả có hiện hữu. Cô không thể thấy chúng, nhưng chúng đang ở đó. Chúa Giêsu, trong một thời gian, cũng rất nổi tiếng, nhưng cô hãy coi sự việc đã diễn biến ra sao. Bởi thế, không một ai có được sự bảo đảm cho hạnh phúc của mình ở cõi đời này cả. Điều duy nhất tôi cầu xin là sự bình an trong tâm hồn tôi này được duy trì và Người giữ tôi trong ơn thánh của Người, vì, cho tới giờ sau hết, ta hết thẩy đều là người tội lỗi và ta không thể bác bỏ ơn thánh của Người. Một điều khiến tôi được an ủi là: Thánh Phêrô phạm một tội trọng, tức chối Chúa Giêsu, nhưng rồi người ta bầu ngài làm Giáo Hoàng… Nếu người ta bầu ngài làm giáo hoàng bất kể cái tội kia, với mọi tội lỗi của tôi, đây thật là an ủi lớn lao, vì Chúa sẽ chăm sóc tôi như Người đã chăm sóc Phêrô. Nhưng Phêrô chết trên thập giá, trong khi tôi không biết tôi sẽ chết cách nào. Hãy để Người quyết định miễn là Người ban cho tôi sự bình an, xin cho ý Người được thực hiện.
Là giáo hoàng, Đức Thánh Cha xử lý sự tự do của ngài ra sao?... Có lần Đức Thánh Cha xuất hiện tại một thánh lễ trong Nhà Thờ Thánh Phêrô, lúc sáng sớm, Đức Thánh Cha tới y sĩ nhãn khoa để chỉnh kiếng đeo mắt… Đức Thánh Cha có cần phải tiếp xúc với công chúng không?
Có, tôi cần phải ra ngoài, nhưng vẫn chưa có nhiều thì giờ… Nhưng dần dần tôi đã tiếp xúc được với người ta vào các ngày thứ Tư và việc này giúp tôi nhiều lắm. Điều tôi tiếc nuối nhất lúc còn ở Buenos Aires là được đi ra ngoài và đi dạo ở phố.
Chúng ta nên kết thúc bằng một vài câu hỏi nhanh chăng? Điều gì khiến Đức Thánh Cha tỉnh giấc lúc đêm khuya?
Cô muốn biết sự thật? Tôi ngủ như một viên đá! [Cười].
Và điều gì làm động lực cho Đức Thánh Cha?
Có thật nhiều việc để làm.
Những việc không khẩn cấp có thể chờ chứ ạ?
Điều gì không khẩn cấp? Những việc không quan trọng có thể đợi đến mai, hay sau đó. Có những việc rất khẩn cấp và có những việc không khẩn cấp… Nhưng tôi không thể cho cô biết một cách chuyên biệt việc gì khẩn cấp hơn việc gì.
Đức Thánh Cha xưng tội bao lâu một lần?
Mỗi 15 hay 20 ngày. Tôi xưng tội với một cha dòng Phanxicô, cha Blanco, ngài là người rất tốt bụng đã thân hành tới đây và giải tội cho tôi. Và tôi chưa bao giờ phải gọi xe cứu thương để chở ngài về nhà, do ngất xỉu vì tội lỗi của tôi! [Cười].
Đức Thánh Cha muốn chết cách nào, và ở đâu?
Bất cứ nơi nào Chúa muốn. Nói nghiêm túc… bất cứ nơi nào Chúa muốn.
Câu hỏi cuối cùng: Đức Thánh Cha tưởng tượng cõi đời đời giống như điều gì?
Lúc còn trẻ, tôi tưởng tượng nó tẻ nhạt lắm (cười]. Nay, tôi nghĩ nó là một mầu nhiệm của gặp gỡ. Nó gần như không thể tưởng tượng được, nhưng được gặp gỡ Thiên Chúa hẳn phải là điều rất đẹp đẽ và kỳ diệu.
Xin cám ơn ngài, thưa Đức Thánh Cha.
Cám ơn cô, và xin gửi lời chào tới mọi thính giả của cô. Và xin cô, tôi xin cô cầu nguyện cho tôi. Xin Thiên Chúa chúc lành cho cô và xin Trinh Nữ Maria của Fatima che chở cô.
À, tôi muốn nói, điều ấy cũng có mặt đôi chút tại các thành phố Mỹ Châu, cả Bắc lẫn Nam Mỹ Châu, họ cũng có cùng vấn đề này, không riêng tại Âu Châu…
… đều là điều gọi là thế giới thứ nhất…
Đúng, tại các thành phố lớn… Tại Buenos Aires, có một khu vực lớn của nền văn hóa tiện nghi, và do đó, ở đấy cũng có những vòng đai quanh các thành phố, tức các khu bùn lầy nước đọng và tất những điều ấy. Còn đối với Âu Châu, ngày nay, tôi sẽ không ném những thứ ấy vào mặt họ đâu. Ta phải nhìn nhận rằng Âu Châu có một nền văn hóa ngoại hạng. Thực vậy, đó là hàng thế kỷ văn hóa và điều này đã đem lại một khích lệ lớn cho trí thức. Dù sao, điều tôi muốn ngỏ với Âu Châu liên hệ tới khả năng của họ trong việc lấy lại vai trò lãnh đạo trong sự hòa hợp với mọi dân tộc khác. Một lần nữa, họ nên trở thành một Âu Châu biết xác định con đường phải theo, vì họ có sẵn một nền văn hóa cần thiết để làm việc này.
Nhưng Âu Châu có duy trì được bản sắc của họ không? Họ có ở trong tư thế xác quyết được bản sắc của họ không?
Tôi suy nghĩ rất lâu và rất lung về điều tôi từng nói tại Strasbourg. Tôi xin trở lại với câu nói đó: Âu Châu chưa chết. Nó chỉ hơi bà già một chút thôi (cười), nhưng nó có thể trở lại làm một người mẹ. Và tôi tin tưởng nơi các chính trị gia trẻ. Họ đang hát một giọng ca khác. Hiện đang có một vấn đề thế giới, ảnh hưởng không những tới Âu Châu mà là toàn thế giới, tức vấn đề tham nhũng. Tham nhũng trong mọi lãnh vực… Điều này cũng cho thấy một nền luân lý nông cạn, há không đúng sao?
Trong thông điệp mới đây nhất của Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha có nói tới vấn đề này, Đức Thánh Cha yêu cầu người ta ý thức nhiều hơn, nhưng chúng con vẫn thấy còn nhiều e dè. Nếu Đức Thánh Cha nhìn vào chi tiết các cuộc bầu cử, e dè không tham gia thường chiếm tỷ lệ cao hơn một chính đảng…
Vì người ta thất vọng. Một phần do tham nhũng, một phần do thiếu hiệu năng, và một phần do những cam kết trước đó. Tuy nhiên, Âu Châu vẫn có thể, có thể và nên, tôi xin nhắc lại điều tôi nói ở Strasbourg, Âu Châu phải chu toàn vai trò của mình nghĩa là phục hồi bản sắc của mình. Đúng, Âu Châu từng mắc sai lầm, tôi không có ý chỉ trích, chỉ xin nhắc lại, khi quyết định nói về bản sắc mình mà không muốn thừa nhận bình diện sâu sắc nhất trong bản sắc ấy tức gốc gác Kitô Giáo của họ. Đó là một sai lầm. Nhưng mà, tất cả chúng ta đều mắc sai lầm ở trong đời… nay là lúc phục hồi đức tin của họ.
Thưa Đức Thánh Cha, một câu hỏi đối với các thính giả, do cái làn sóng của chủ nghĩa duy cá nhân này: điều gì đụng tới tự do của một người muốn làm điều họ muốn, một người được giáo dục từ thuở nhỏ với một quan niệm về hạnh phúc cho rằng “hạnh phúc nghĩa là không có vấn đề gì cả”? Nói chung, trẻ em vốn được giáo dục hầu mong “không có vấn đề nào và được làm điều mình muốn”…
Đời mà không có vấn đề quả là nhạt nhẽo. Buồn nản. Con người ta, tự bên trong, vốn có nhu cầu đương đầu và giải quyết các tranh chấp và các vấn đề. Hiển nhiên, nền giáo dục nào dạy đừng có vấn đề đều là thứ giáo dục khử trùng. Hãy thử mà xem: hãy lấy một ly nước khoáng, nước vòi thường, rồi lấy một ly nước cất xem. Nước cất nhạt phèo, vì nó không có vấn đề nào cả… (cười) Giống như nuôi dậy trẻ em trong phòng thí nghiệm, há không đúng sao? Xin vui lòng (tha cho)…!
Điều quan trọng có phải là chấp nhận rủi ro không?
Chấp nhận rủi ro và luôn đặt ra các mục tiêu! Cô cần dùng đôi chân của cô để giáo dục. Muốn giáo dục tốt, cô cần đặt một chân thật vững vàng xuống đất và chân kia nâng lên và tiến về phía trước, tìm hiểu xem phải đặt nó xuống đâu. Và khi chân kia đã đặt xuống nền nhà rồi, tôi sẽ nâng chân này lên (ngài nâng chân của ngài lên) và… Giáo dục là thế này: tựa vào một điều gì an toàn, nhưng thử và bước một bước lên phía trước cho tới khi nó vững vàng, rồi lại một bước nữa…
Công việc giáo dục là phải như thế…
Phải chấp nhận rủi ro! Tại sao? Vì cô có thể bước lầm và té ngã… Lúc ấy, cô hãy nâng cô dậy và tiến bước!
Thưa Đức Thánh Cha, trong thời đại cá nhân chủ nghĩa mà ta đang sống này, và đây là điều Đức Thánh Cha đã nói ở Strasbourg, dường như người ta lúc nào cũng nói tới quyền lợi, luôn tách rời khỏi việc mưu tìm sự thật. Đức Thánh Cha có tin rằng đây cũng là vấn đề đang ảnh hưởng tới việc họ sống đức tin chăng?
Có thể lắm… Lúc nào cũng đòi hỏi, không hề đại lượng cho đi. Ta đòi các quyền của ta, nhưng chớ hề đòi các nghĩa vụ của mình đối với xã hội. Tôi tin rằng các quyền lợi và nghĩa vụ phải đi đôi với nhau. Nếu không, chúng ta đang tạo ra thứ giáo dục soi gương (mirror education); vì nền giáo dục trước tấm gương soi là chủ nghĩa tự yêu mình thái quá (narcissism) và ngày nay, chúng ta đang sống trong nền văn minh tự yêu mình thái quá này.
Và làm thế nào thắng được cuộc chiến đấu này?
Bằng nền giáo dục có cả quyền lợi lẫn nghĩa vụ, chẳng hạn, bằng nền giáo dục biết chấp nhận rủi ro hợp lý, nhắm các mục tiêu, tiến lên phía trước và không đứng im một chỗ hay nhìn vào gương… Ngõ hầu không sa vào cùng một số phận như Narcisus, người cứ ngắm mình hoài trong tấm gương soi đến độ tuy thấy mình rạng rỡ nhưng sau đó chết đuối quách. (Bá láp!).
Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha nói Đức Thánh Cha thích một Giáo Hội bầm giập hơn một Giáo Hội đình trệ. Đức Thánh Cha muốn nói gì qua chữ “bầm giập”?
Vâng, để tôi giải thích: đó là một hình ảnh về đời sống. Nếu ai đó có căn phòng trong nhà mà đóng cửa lâu quá, nó sẽ phát triển độ ẩm thấp và cho ra mùi hôi. Nếu một Giáo Hội, một giáo xứ, một giáo phận hay một định chế sống tự khép vào chính mình, họ sẽ sinh bệnh, (y hệt căn phòng đóng kín) và chúng ta chỉ còn lại thứ Giáo Hội khẳng khiu, gồm toàn qui luật khắt khe, không một chút sáng tạo. An toàn đấy, còn hơn cả an toàn nữa, được công ty bảo bảo bảo hiểm mà, nhưng nào có an toàn gì! Trái lại, nếu chịu tiến bước, nếu Giáo Hội và giáo xứ chịu đi vào thế gian, thì một khi đã ở bên ngoài rồi, có khi phải chịu cùng một số phận y như bất cứ ai ra ngoài khác: bị tai nạn. Vậy thì, trong trường hợp này, giữa một Giáo Hội bệnh hoạn và một Giáo Hội bầm giập, tôi thích Giáo Hội bầm giập hơn, vì ít nhất nó cũng đã ra ngoài đường phố. Ở đây, tôi xin nhắc lại một điều tôi từng nói trong một hoàn cảnh khác: trong Thánh Kinh, Sách Khải Huyền, có một điều cực kỳ đẹp đẽ nói về Chúa Giêsu. Tôi tin nó ở chương thứ hai (hoặc ở cuối chương thứ nhất hay ở đầu chương thứ hai), trong đó, Người nói với một Giáo Hội rằng “Ta đang đứng ở cửa mà gõ”, Chúa Giêsu đang gõ cửa, “nếu con mở cửa, Ta sẽ vào và dùng bữa với con”. Nhưng tôi xin hỏi, trong Giáo Hội, biết bao lần Chúa Giêsu đã gõ cửa từ bên trong để được ra ngoài công bố vương quốc của Người. Đôi khi chúng ta giữ riết lấy Chúa Giêsu, cho riêng mình, mà quên mất rằng một Giáo Hội mà không ra ngoài, đi vào thế gian, một Giáo Hội không chịu đi ra ngoài, là Giáo Hội ấy giam hãm Chúa Giêsu.
Có phải vì thế mà Đức Thánh Cha đã được bầu làm giáo hoàng không?
Điều ấy cô phải hỏi Chúa Thánh Thần! [Cười lớn].
Thưa Đức Thánh Cha, từ ngày Đức Thánh Cha được bầu làm giáo hoàng, Đức Thánh Cha có nghĩ rằng Giáo Hội bị bầm giập nhiều hơn không?
Tôi không biết. Tôi chỉ biết, căn cứ vào điều được báo cáo, Thiên Chúa vẫn chúc phúc rất nhiều cho Giáo Hội. Đây là giờ phút không tùy thuộc tôi, nhưng tùy thuộc phúc lành mà Thiên Chúa muốn ban cho Giáo Hội của Người, vào lúc này. Và bây giờ, với Năm Thánh Thương Xót, tôi hy vọng nhiều người sẽ cảm nghiệm được việc Giáo Hội là mẹ.Vì Giáo Hội có thể đang chịu cùng một điều đã xẩy ra cho Âu Châu, há không phải sao? Một Âu Châu đã quá trở thành bà nội, thay vì là người mẹ, hết đường sinh ra sự sống mới.
Đây có phải là lý do đứng đàng sau Năm Thánh Thương Xót không?
Còn phải hỏi! Cô hãy tới và cảm nhận tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa. Ở Buenos Aires, tôi có gặp một tu sĩ dòng Capuchin, trẻ hơn tôi đôi chút, ngài là một cha giải tội vĩ đại. Ngài luôn có một hàng người nối đuôi chờ đợi, nhiều lắm, và ngài giải tội suốt ngày. Ngài là người “tha thứ” vĩ đại, ngài tha thứ rất nhiều. Và đôi khi chính ngài cảm thấy mình tha thứ nhiều quá. Có lần chúng tôi chuyện trò với nhau, tôi được ngài cho biết “đôi lúc con cảm thấy có lỗi”. Tôi bèn hỏi ngài: “thế cha làm gì khi cha cảm thấy có lỗi như thế?” – “con đến trước nhà tạm, con nhìn Chúa mà thưa với Người: Lạy Chúa, xin Chúa tha thứ cho con, hôm nay con tha thứ nhiều quá, nhưng hãy để việc này được sáng tỏ: tất cả là lỗi của Chúa, vì Chúa là Đấng đã làm gương xấu cho con!”.
Vì lý do đó, Đức Thánh Cha cũng đã quyết định trong lá thư này (gửi Đức Tổng Giám Mục Fisicchella về Năm Thương Xót) đề xuất sự tha thứ cho các tình huống khó khăn và là lý do Đức Thánh Cha công bố các văn kiện này (các tự sắc) nhằm gia tốc diễn trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Việc này có gì liên quan tới Năm Thánh không?
Có, để đơn giản hóa… Làm dễ dàng đức tin của người ta. Và để Giáo Hội nên giống một người mẹ…
Nói một cách chính xác, đâu là lý do đứng đàng sau tự sắc nói về việc tuyên bố tính vô hiệu? Để làm cho nhanh hơn?
Làm cho nhanh hơn, làm cho diễn trình nhanh hơn trong tay vị giám mục. Một thẩm phán, một người bênh vực dây hôn phối, một bản án, vì cho tới nay cô cần tới hai bản án. Không, nay chỉ còn một. Nếu không có thượng tố, là xong. Nếu có thượng tố, thì vụ án đưa lên giáo khu, nhưng phải làm nhanh hơn, vâng. Và cũng làm cho diễn trình trở thành miễn phí.
Có phải lúc ấy Đức Thánh Cha đang nghĩ tới thượng hội đồng và Năm Thánh không?
Tất cả đều có liên quan với nhau.
Con biết Đức Thánh Cha không muốn nói tới thượng hội đồng, nhưng với trái tim Vị Mục Tử Hoàn Vũ, Đức Thánh Cha đang nghĩ gì?
Tôi xin mọi người cầu nguyện nhiều. Còn về thượng hội đồng, nhà báo các cô đã quen thuộc với Tài Liệu Làm Việc rồi. Chúng tôi sắp sửa nói về nó, trong đó có những gì. Nó sẽ kéo dài 3 tuần lễ, mỗi tuần một chủ đề, một chương. Và chúng ta có nhiều kỳ vọng vì, điều hiển nhiên là gia đình đang gặp khủng hoảng. Người trẻ, hiển nhiên, không kết hôn nữa. Họ không muốn kết hôn nữa. Hay, với nền văn hóa ngắn hạn này, họ bảo “tôi sẽ hoặc là dọn tới ở với cô ấy hoặc là kết hôn, nhưng chỉ cho tới khi tình yêu tàn thôi, lúc ấy xin tạm biệt, tạm biệt…”
Và Đức Thánh Cha nói gì với những người đang sống trong các trạng huống nghịch lại với giáo huấn Giáo Hội và là những người tha thiết muốn được tha thứ?
Tại thượng hội đồng, chúng tôi sẽ nói tới mọi cách có thể nhằm giúp các gia đình đó. Nhưng nên biết rõ điều này: một điều Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô để lại rất rõ ràng: những người đang sống trong cuộc kết hợp thứ hai không bị tuyệt thông và nên được hội nhập vào đời sống Giáo Hội. Điều này hết sức rõ ràng. Tôi cũng đã nói rất rõ ràng rằng: nhích gần lại hơn Thánh Lễ, giáo lý, việc giáo dục con cái, việc bác ái… Có rất nhiều giải pháp khác nhau.
Thưa Đức Thánh Cha, con muốn kết thúc bằng một số câu hỏi về ơn gọi của Đức Thánh Cha. Đầu tháng Ba, năm 2013, Đức Thánh Cha chuẩn bị về hưu. Đức Thánh Cha đã quyết định sẽ đi sống ở đâu, v.v… Tuy nhiên, không bao lâu sau, Đức Thánh Cha trở nên một trong những người nổi tiếng nhất thế giới. Đức Thánh Cha đương đầu thế nào trước tình huống này?
Tôi đã không đánh mất sự bình an. Đây là một ơn ban… bình an là một ơn Chúa ban. Nó là ơn Chúa ban cho tôi, một điều tôi không thể tưởng tượng được, xét vì tuổi tác của tôi cũng như mọi điều khác. Và, điều còn hơn thế nữa, tôi đã chuẩn bị để hồi hương, vì nghĩ rằng không vị giáo hoàng nào lại được bầu trong Tuần Thánh cả. Do đó, nếu cần một thời gian dài, thì có lẽ chúng tôi sẽ nghỉ vào khoảng thứ Bẩy trước Chúa Nhật Lễ Lá. Nên tôi đã mua vé về nhà để có thể cử hành Thánh Lễ hôm Chúa Nhật Phục Sinh và tôi còn để bài giảng soạn sẵn trên bàn giấy nữa. Quả là điều tôi không mong chờ. Đến tháng Mười Hai, tôi sẽ rời giáo phận, vì thế, một vị kế nhiệm đã được đề cử. Kết cuộc sự thể đã ra khác…
… và nay, Đức Thánh Cha có cả một cuộc phiêu lưu trước mặt.
Mọi sự… Nhưng tôi không mất sự bình an. Tôi không mất bình an.
Thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài được yêu mến khắp thế giới, sự nổi tiếng của ngài đang lên cao, theo các cuộc thăm dò dư luận, và nhiều người muốn thấy ngài được giải Nobel… Nhưng Chúa Giêsu cảnh cáo các môn đệ của Người rằng các vị sẽ “bị ghét bỏ vì danh Thầy”. Ngài cảm nhận ra sao, thưa Đức Thánh Cha?
Tôi thường hay tự hỏi mình thánh giá của mình sẽ như thế nào, thánh giá của tôi sẽ ra sao… Các thánh giá quả có hiện hữu. Cô không thể thấy chúng, nhưng chúng đang ở đó. Chúa Giêsu, trong một thời gian, cũng rất nổi tiếng, nhưng cô hãy coi sự việc đã diễn biến ra sao. Bởi thế, không một ai có được sự bảo đảm cho hạnh phúc của mình ở cõi đời này cả. Điều duy nhất tôi cầu xin là sự bình an trong tâm hồn tôi này được duy trì và Người giữ tôi trong ơn thánh của Người, vì, cho tới giờ sau hết, ta hết thẩy đều là người tội lỗi và ta không thể bác bỏ ơn thánh của Người. Một điều khiến tôi được an ủi là: Thánh Phêrô phạm một tội trọng, tức chối Chúa Giêsu, nhưng rồi người ta bầu ngài làm Giáo Hoàng… Nếu người ta bầu ngài làm giáo hoàng bất kể cái tội kia, với mọi tội lỗi của tôi, đây thật là an ủi lớn lao, vì Chúa sẽ chăm sóc tôi như Người đã chăm sóc Phêrô. Nhưng Phêrô chết trên thập giá, trong khi tôi không biết tôi sẽ chết cách nào. Hãy để Người quyết định miễn là Người ban cho tôi sự bình an, xin cho ý Người được thực hiện.
Là giáo hoàng, Đức Thánh Cha xử lý sự tự do của ngài ra sao?... Có lần Đức Thánh Cha xuất hiện tại một thánh lễ trong Nhà Thờ Thánh Phêrô, lúc sáng sớm, Đức Thánh Cha tới y sĩ nhãn khoa để chỉnh kiếng đeo mắt… Đức Thánh Cha có cần phải tiếp xúc với công chúng không?
Có, tôi cần phải ra ngoài, nhưng vẫn chưa có nhiều thì giờ… Nhưng dần dần tôi đã tiếp xúc được với người ta vào các ngày thứ Tư và việc này giúp tôi nhiều lắm. Điều tôi tiếc nuối nhất lúc còn ở Buenos Aires là được đi ra ngoài và đi dạo ở phố.
Chúng ta nên kết thúc bằng một vài câu hỏi nhanh chăng? Điều gì khiến Đức Thánh Cha tỉnh giấc lúc đêm khuya?
Cô muốn biết sự thật? Tôi ngủ như một viên đá! [Cười].
Và điều gì làm động lực cho Đức Thánh Cha?
Có thật nhiều việc để làm.
Những việc không khẩn cấp có thể chờ chứ ạ?
Điều gì không khẩn cấp? Những việc không quan trọng có thể đợi đến mai, hay sau đó. Có những việc rất khẩn cấp và có những việc không khẩn cấp… Nhưng tôi không thể cho cô biết một cách chuyên biệt việc gì khẩn cấp hơn việc gì.
Đức Thánh Cha xưng tội bao lâu một lần?
Mỗi 15 hay 20 ngày. Tôi xưng tội với một cha dòng Phanxicô, cha Blanco, ngài là người rất tốt bụng đã thân hành tới đây và giải tội cho tôi. Và tôi chưa bao giờ phải gọi xe cứu thương để chở ngài về nhà, do ngất xỉu vì tội lỗi của tôi! [Cười].
Đức Thánh Cha muốn chết cách nào, và ở đâu?
Bất cứ nơi nào Chúa muốn. Nói nghiêm túc… bất cứ nơi nào Chúa muốn.
Câu hỏi cuối cùng: Đức Thánh Cha tưởng tượng cõi đời đời giống như điều gì?
Lúc còn trẻ, tôi tưởng tượng nó tẻ nhạt lắm (cười]. Nay, tôi nghĩ nó là một mầu nhiệm của gặp gỡ. Nó gần như không thể tưởng tượng được, nhưng được gặp gỡ Thiên Chúa hẳn phải là điều rất đẹp đẽ và kỳ diệu.
Xin cám ơn ngài, thưa Đức Thánh Cha.
Cám ơn cô, và xin gửi lời chào tới mọi thính giả của cô. Và xin cô, tôi xin cô cầu nguyện cho tôi. Xin Thiên Chúa chúc lành cho cô và xin Trinh Nữ Maria của Fatima che chở cô.