Nhiều người cho rằng phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ về “hôn nhân” đồng tính không kết thúc cuộc tranh luận về vấn đề này mà chỉ là chính thức mở màn cho cuộc đấu tranh về luật pháp mà thôi.
Và cuộc đấu tranh ấy bắt đầu với việc Kim Davis khước từ không ký nhận hôn thú cho một cặp đồng tính vì làm thế là đi ngược lại lương tâm Kitô Giáo của cô. Kết quả: cô vừa bị cầm tù vì sự khước từ này. Sau đây là các thời điểm dẫn tới việc vừa kể:
Diễn biến vào tù
Ngày 26 tháng 6, 2015: Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ với số phiếu 5-4 đã phán quyết: các tiểu bang phải thừa nhận và cho phép hôn nhân đồng tính. Thống Đốc Bang Kentucky, Steve Beshear, ra lệnh cho các thư ký quận tuân hành.
Ngày 29 tháng 6, 2015: Thư ký quận Rowan, Kim Davis, khước từ việc cấp hôn thú cho các cặp đồng tính, cho biết các quan điểm tôn giáo của cô cấm cô không được ủng hộ hôn nhân đồng tính.
Ngày 2 tháng 7, 2015: American Civil Liberties Union (ACLU) kiện Davis và Quận Rowan nhân danh 2 cặp đồng tính bị từ khước cấp hôn thú.
Ngày 8 tháng 7, 2015: Một số thư ký yêu cầu một phiên họp đặc biệt của Quốc Hội để xem xét một dự luật làm vừa lòng những người nói họ không thể cấp phát hôn chứng vì lý do tôn giáo. Thống đốc Beshear bác bỏ lấy lý do tốn kém.
Ngày 12 tháng 8, 2015: Thẩm phán David Bunning của tòa sơ thẩm ra lệnh Davis phải cấp hôn chứng cho các cặp đồng tính.
Ngày 27 tháng 8, 2015: Tòa Kháng Án Liên Bang bác bỏ đơn khiếu nại của Davis, buộc cô thi hành án lệnh của Bunning.
Bước 1: Tòa Án Tối Cao bác bỏ kháng án của Davis
Bước 2: Davis bị kết tội miệt thị và bị vào tù.
Chỉ đọc mấy dòng trên, ai cũng tưởng vấn đề đơn giản và phần lớn đồng ý với quan tòa là Davis phải cấp hôn chứng cho những người kết hôn hợp pháp, khi cô lãnh 80,000 dollars một năm do chính phủ trả.
Không hẳn là chuyện cá nhân
Nhưng theo Terry Mattingly, Davis không hề bác bỏ việc cấp hôn thú cho các cặp đồng tính, cô chỉ từ khước không chịu để tên cô trên giấy hôn thú đó mà thôi. Cô đã xin cấp trên tìm một người khác đủ tư cách ký nhận hôn thú đồng tính, vì theo cô, đặt tên cô trên hôn thú đó là công khai ủng hộ “hôn nhân” đồng tính, một việc mâu thuẫn với lương tâm Kitô hữu của cô.
Phiền một điều luật pháp ở Kentucky không dự liệu điều cô yêu cầu. Cô là người duy nhất có thẩm quyền cấp hôn thú.
Về phần chánh án Bunning, ta cũng cần lưu ý điều này: các đương đơn kiện Davis chỉ muốn cô bị phạt tiền và buộc cấp hôn thú cho họ thôi. Nhưng Chánh Án Bunning đi quá điều họ xin, bằng cách bỏ tù Davis, lấy cớ là phạt tiền không đem lại kết quả gì vì các người ủng hộ cô sẵn sàng nộp tiền phạt thế cho cô. Hơn nữa, ông còn sợ “hiệu quả sóng lăn” (ripple effect) nghĩa là nhiều người thư ký khác sẽ bắt chước Davis coi thường án tòa!
Mattingly, dịp này, cũng nói đến “triết lý” của Bunning khi ông nhận định “ý tưởng luật tự nhiên thay thế cho thẩm quyền tòa này sẽ là một tiền lệ nguy hiểm”.
Báo chí phần lớn cho rằng bi hài kịch này một phần do tình trạng lôi thôi về chính trị của tiểu bang. Ngành lập pháp ở đây phải giải quyết tình thế này. Và đó là điều một số nhà lãnh đạo Cộng Hòa và Dân Chủ ở Frankfort (thủ phủ Kentucky) đang cố gắng làm, giúp cho Quận Rowan có thể cấp hôn thú cho người đồng tính mà vẫn không khiến Rowan phải hành động ngược với niềm tin tôn giáo của cô.
Trong chiều hướng trên, Chủ Tịch Thượng Viện Kentucky là Robert Stivers yêu cầu chánh án Bunning không buộc Davis tội khinh miệt tòa cho tới khi lập pháp giải quyết xong mớ bòng bong do việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính gây ra. Khổ một điều, quốc hội phải tới năm tới mới họp và thống đốc Steve Beshear thì từ chối việc triệu tập phiên bất thường vì tốn kém.
Vấn đề ở đây là phải cùng một lúc bảo vệ tự do tôn giáo và tự do kết hôn đồng tính. Không thể loại bỏ thứ tự do nào. Whitney Westerfield, thuộc đảng Cộng Hòa, người đang tranh chức bộ trưởng tư pháp chống lại Andy Beshear, con trai thống đốc, phát biểu: “Mọi người Kentucky thuộc mọi tín ngưỡng nên tỉnh táo trước việc phát biểu và giữ vững niềm tin của ta có nghĩa gì đối với sự an toàn của ta. Bị vào tù. Vì niềm tin của mình. Và sự im lặng của những người có quyền không chịu can thiệp cho cả hai thứ quyền này quả làm ta ngỡ ngàng”.
Chủ tịch quốc hội, Greg Stumbo, cũng yêu cầu thống đốc Beshear tìm cách giải quyết bế tắc này, một điều rất dễ giải quyết. Vì “dù có đồng ý hay không, tất cả chúng ta đều có quyền tự do tín ngưỡng”.
Martin Cothran, một phân tích gia của Qũy Gia Đình Kentucky, cho hay: nếu không chịu triệu tập phiên đặc biệt của quốc hội, thì thống đốc Beshear vẫn còn một giải pháp khác là ban hành lệnh hành pháp (executive order) để tháo gỡ thế bí cho Davis và nhiều thư ký quận khác. Theo ông, “Kim Davis vào tù vì Thống Đốc Beshear không chịu làm việc ông phải làm”. Ông cũng chỉ trích chánh án Bunning đã không thi hành Luật Phục Hồi Tự Do Tôn Giáo của tiểu bang là luật đòi chính phủ phải theo đuổi giải pháp ít hạn chế nhất đối với tự do tôn giáo.
Thành thử vấn đề không hẳn là giữa Davis và chánh án Bunning mà là trận chiến giữa tự do và bảo thủ, giữa tả và hữu hay đúng hơn giữa người dân lành và những nhà lãnh đạo nặc mùi ý thức hệ.
Lần đầu tiên một công dân Hoa Kỳ vào tù vì tín ngưỡng
Lời nhận định của luật sư Roger Ganman, bào chữa cho Davis, quả là thấm thía: “Hôm nay, lần đầu tiên trong lịch sử, một công dân Hoa Kỳ bị ngồi tù vì có một niềm tin trong lương tâm rằng hôn nhân là cuộc kết hợp của một người đàn ông và một người đàn bà, và cô đã buộc phải ngồi tù ở đó cho tới khi chịu thay đổi tâm thức, cho tới khi chịu thay đổi lương tâm đối với điều cô tin. Điều này chưa hề có tiền lệ trong luật pháp Hoa Kỳ”.
Luật sư Gannam cũng cho rằng bi kịch này chứng tỏ: nếu các viên chức dân cử không còn được tự do tôn giáo, thì tiếp nối chắc chắn là các công dân thường.
Trở lại Liên Bang Hoa Kỳ, Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz, người đang vận động đại diện Đảng Cộng Hòa ra tranh cử Tổng Thống, về phe ủng hộ Davis. Ông nói: “Hôm nay, tính vô luật tư pháp đã vượt biên giới đi vào tính bạo chúa tư pháp. Hôm nay, lần đầu tiên chưa bao giờ có, chính phủ bắt giam một phụ nữ Kitô Giáo vì đã sống phù hợp với đức tin của mình. Đây là điều sai lầm. Đây không phải là Hoa Kỳ.
“Tôi đứng về phía Kim Davis. Một cách không mập mờ. Tôi đứng về phía mọi người Hoa Kỳ đang bị chính phủ Obama cố gắng cưỡng bức phải chọn lựa giữa việc tôn vinh đức tin của mình và vâng theo quyết định vô luật của tòa.
“Khi bất đồng, Chánh Án Trưởng Roberts nhận xét rất đúng rằng quyết định về hôn nhân của Tòa không có gì liên quan tới Hiến Pháp cả. Chánh án Scalia thì nhận định rằng quyết định của Tòa đi ngược lại luật lệ đến nỗi các viên chức tiểu bang và địa phương chắc chắn sẽ coi thường. Tất cả các chính trị gia nào, bất luận là Dân Chủ hay Cộng Hòa, tặc lưỡi bảo rằng Davis nên từ chức, là đang bảo vệ một tiêu chuẩn giả hình. Sao không kêu gọi thị trưởng San Francisco từ chức vì đã tạo nên một thành phố chứa chấp tạo nên cảnh sát hại nhiều công dân Mỹ bởi những phần tử di dân bất hợp pháp được thứ vô luật lệ của hắn chào đón? Sao không kêu gọi Tổng Thống Obama từ chức vì đã làm ngơ và coi thường luật lệ di dân của ta, các luật lệ cải cách phúc lợi xã hội của ta, và cả thứ Obamacare của ông ta nữa? Chỉ khi nào thị trưởng San Francisco và Tổng Thống Obama từ chức, thì ta mới có thể tính tới Kim Davis.
“Những ai đang bách hại Kim Davis tin rằng các Kitô hữu không nên phục vụ trong các chức vụ công cộng. Đó chỉ là hậu quả chủ trương của họ. Hoặc, nếu các Kitô hữu phục vụ trong các chức vụ công cộng, thì họ phải làm ngơ đức tin tôn giáo của họ, nếu không sẽ phải vào tù.
“Kim Davis không nên bị ngồi tù. Chúng ta là một đất nước được thiết lập trên các giá trị Do Thái và Kitô Giáo, được những người chạy trốn áp bức tôn giáo thành lập để có được một mảnh đất nơi chúng ta có thể thờ phượng Thiên Chúa và sống theo đức tin của mình, không sợ bị bỏ tù vì làm như thế. Tôi kêu gọi mọi Tín Hữu, mọi người bảo vệ Hiến Pháp, mọi người yêu tự do đứng về phía Kim Davis. Hãy chấm dứt việc bách hại ngay bây giờ”.
Những người ủng hộ Kim Davis như Phil Lawler của CatholicCulture cho rằng theo luật, Kim Davis nên từ chức nếu không muốn vào tù. Nhưng luật bất chính không phải là luật. Đối với Kim Davis, luật trong phán quyết của Tối Cao Pháp Viện công nhận hôn nhân đồng tính là luật bất chính, và do đó không phải là luật. Khi đảm nhiệm công vụ, cô thề sẽ tuân giữ luật, thì khi từ khước cấp hôn thú cho những người đồng tính, cô đang thi hành việc giữ luật, chứ không chống luật. Không có lý do gì để cô phải từ chức. Cô cho hay: “không, tôi sẽ không bỏ đi. Tôi được bầu vào công việc này và tôi đã phục vụ nó cách hãnh diện nhiều năm qua. Tôi không nên bị cưỡng bức phải tuân hành thứ luật bất chính”.
Bất hạnh một điều: hệ thống chính trị Hoa Kỳ đã sa đọa đến độ phi lý được ủng hộ, hành vi bất tự nhiên được ca ngợi và do đó bất chính nhan nhản khắp nơi. Di sản chính trị đáng tự hào của Hoa Kỳ đã bị hạ phẩm; tính chính đáng của chế độ Hoa Kỳ đã bị xuống cấp. Làm thế nào có thể phục hồi tính chính đáng cho nền cộng hòa Mỹ. Câu trả lời không đơn giản, nhưng theo Lawler, để chống lại các bất chính xa hơn, ta không nên nhường bước cho những luật lệ bất chính. Thành thử ta phải ủng hộ những người như Kim Davis vì đã không nhường bước trước luật bất chính.
Đã đến lúc phải chiến đấu rồi
Theo Lawler, nhiều Kitô hữu không tin là mình đủ mạnh để chiến thắng. Họ sợ cuộc đấu tranh của Kim Davis sẽ thất bại. Có thể như thế lắm. Nhưng đấu tranh lúc này vẫn hay hơn, dù là lội ngược dòng, còn hơn ngồi chờ để dòng nước thêm đục ngầu.
Có người như Rod Dreher cho rằng chưa tới lúc, phải đợi tới lúc họ bắt đầu “dạy” ta cách điều hành các định chế tôn giáo của ta, hay cố gắng đóng cửa chúng hoặc phá hủy chúng vì ta đã từ khước không chấp nhận ý thức hệ đồng tính.
Nói như thế quả không thức thời. Ý thức hệ ấy đã đang làm chính những chuyện ấy rồi. Vả lại, tại sao các định chế tôn giáo nên có thứ bảo vệ mà các cá nhân tôn giáo thì lại không? Gia đình há không phải là một định chế tôn giáo đó sao? Kim Davis và các viên chức công khác có thể từ chức để giữ sự liêm khiết cho chính mình, nhưng nếu làm thế thì các Kitô hữu đâu còn môi trường để tập hợp lực lượng cho nhiều trận chiến sau này.
Theo Lawler, nếu sợ thất bại mà không nhập cuộc, ta vô tình để các người cùng chí hướng với mình bơ vơ sao? Vả lại, nếu vạn bất đắc dĩ mà không nhập cuộc, thì xin giữ im lặng, đừng lên tiếng “dạy khôn” những người nhập cuộc.
Hơn nữa, bỏ tù Kim Davis chỉ vì cô không tuân thủ luật bất chính, thì, như Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz từng nói, tại sao không bỏ tù 10 viên chức trong danh sách do Heritage Foundation cung cấp, họ cũng từng công khai hành động bất tuân luật lệ hiện hành.
Thực thế, phó thống đốc California, Gavin Newsom, hồi còn là thị trưởng San Francisco, đã cấp hôn thú cho các cặp đồng tính trong khi luật California ngăn cấm hôn nhân đồng tính. Thống đốc California, Jerry Brown, lúc còn là bộ trưởng tư pháp tiểu bang, đã không bênh vực Đề Xuất Số 8 ngăn cấm hôn nhân đồng tính, trong khi trách nhiệm của ông đòi ông phải bảo vệ luật lệ ấy trước tòa...
Phải chăng phạm luật để bênh hôn nhân đồng tính thì được, còn phạm luật chống hôn nhân đồng tính thì đi tù. Một chế độ bất công và kỳ thị như thế liệu có thể làm ngơ được không?
Trận chiến tiếp diễn
Chính vì thấy như thế, David Bunning, người ra lệnh tống giam cô, hôm thứ Ba vừa qua, 8 tháng 9, đã ra lệnh thả cô ra, giữa nhiều tiếng reo hò của những người ủng hộ cô. Sau đó, cô đã được dẫn ra gặp công chúng giữa tiếng hát của bài ca "Eye of the Tiger" và nhiều cờ quạt biểu ngữ. Cô cám ơn mọi người và khuyến khích họ hành động theo cách họ tin là Thiên Chúa muốn.
Cô nói với họ: “Cứ tiếp tục làm áp lực. Đừng thối chí. Vì Người luôn ở đó”.
Luật sư của cô, Mat Staver, cho mọi người biết cô sẽ không thoái lui cho tới khi các yêu cầu của cô được thỏa mãn. Ông bảo: “Kim sẽ không vi phạm lương tâm của mình”.
Khi quyết định thả tự do cho Kim Davis, David Bunning viện lý do: các phó thư ký của cô đã bằng lòng cấp hôn thú, như thế văn phòng của cô đã “chu toàn bổn phận”, dù tên cô trên hôn thú đã được thay thế bằng chữ “Quận Rowan”.
Bunning cảnh cáo rằng nếu Davis can thiệp vào việc làm của các phó thư ký, cô sẽ bị trừng phạt đích đáng. Người ta tin rằng Davis sẽ can thiệp vì cô từng nói với Bunning rằng cô sẽ không cho phép các hôn thú kiểu này được văn phòng của cô cấp phát, dù không có chữ ký của cô. Chỉ vì, theo luật, bất cứ hôn thú nào do văn phòng của cô cấp phát đều đã được cô cho phép.
Luật sư Staver nói với NBC News rằng: “chưa có gì được giải quyết cả. Ngày thứ Năm (hôm vào tù) cô nói với toà rằng cô không thể cho cấp phát hôn thú dưới tên và thẩm quyển của cô vì nó cho phép một cuộc hôn nhân trái với lương tâm và các xác tín tôn giáo của cô, và Kim không thay đổi lập trường ấy”.
Và như thế, cô đã tạo ra một trường hợp điển hình đề kháng phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Nói cho ngay, không phải Kim Davis tạo ra tình huống này mà chính phán quyết vô lý và bất hợp pháp của Tối Cao Pháp Viện đã tạo ra nó. Hệ thống cai trị của Hoa Kỳ vốn tự hào ở nguyên tắc “checks and balances” (kiểm soát và cân bằng lẫn nhau giữa 3 phân quyền), nhưng qua sự thông đồng của hành pháp, sự lơ là của lập pháp, ngành tư pháp hiện đang tự tung tự tác, không ai kiểm soát nữa, khiến 5 ông chánh án tối cao tự ý mở rộng quyền hành riêng của mình.
Thành thử, người dân Hoa Kỳ vẫn là người có nhiệm vụ chỉnh sửa để phục hồi nguyên tắc kiểm soát và cân bằng vốn tạo ra thật nhiều phép mầu cho Hoa Kỳ từ trước đến nay. Có người đã nghĩ tới cuộc bầu cử năm 2016 và một thành phần mới cho tối cao pháp viện. Con đường dân chủ ấy chắc chắn là cách hay nhất để chính nghĩa hôn nhân theo nghĩa một người đàn ông và một người đàn bà nên một thân xác trong một kết hợp suốt đời thắng thế. Muốn như thế, phải có thật nhiều những người như Kim Davis.
Hình ảnh do Phil Lawler vẽ ra không hẳn là ảo tưởng “Nếu hàng trăm hay hàng ngàn thư ký quận nhập hàng ngũ Kim Davis, các viên chức công khác sẽ buộc phải đặt những câu hỏi nghiêm túc về điều họ buộc phải làm. Các cảnh sát viên và chấp hành viên tòa án cũng như các cảnh sát trưởng liên bang và các người cai tù sẽ tự hỏi không biết có hữu lý không khi giam nhiều người vô tội như thế vào tù. Các quan tòa có thể sẽ nhận ra sự bất công trong phương thức của thẩm phán Bunning và đi tìm các giải pháp khác. Thành viên Quốc Hội có thể bừng tình khỏi cơn mê ngủ và đặt để một số giới hạn lên thẩm quyền của Tối Cao Pháp Viện, như Hiến Pháp vẫn cho phép họ làm như thế”.
Và cuộc đấu tranh ấy bắt đầu với việc Kim Davis khước từ không ký nhận hôn thú cho một cặp đồng tính vì làm thế là đi ngược lại lương tâm Kitô Giáo của cô. Kết quả: cô vừa bị cầm tù vì sự khước từ này. Sau đây là các thời điểm dẫn tới việc vừa kể:
Diễn biến vào tù
Ngày 26 tháng 6, 2015: Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ với số phiếu 5-4 đã phán quyết: các tiểu bang phải thừa nhận và cho phép hôn nhân đồng tính. Thống Đốc Bang Kentucky, Steve Beshear, ra lệnh cho các thư ký quận tuân hành.
Ngày 29 tháng 6, 2015: Thư ký quận Rowan, Kim Davis, khước từ việc cấp hôn thú cho các cặp đồng tính, cho biết các quan điểm tôn giáo của cô cấm cô không được ủng hộ hôn nhân đồng tính.
Ngày 2 tháng 7, 2015: American Civil Liberties Union (ACLU) kiện Davis và Quận Rowan nhân danh 2 cặp đồng tính bị từ khước cấp hôn thú.
Ngày 8 tháng 7, 2015: Một số thư ký yêu cầu một phiên họp đặc biệt của Quốc Hội để xem xét một dự luật làm vừa lòng những người nói họ không thể cấp phát hôn chứng vì lý do tôn giáo. Thống đốc Beshear bác bỏ lấy lý do tốn kém.
Ngày 12 tháng 8, 2015: Thẩm phán David Bunning của tòa sơ thẩm ra lệnh Davis phải cấp hôn chứng cho các cặp đồng tính.
Ngày 27 tháng 8, 2015: Tòa Kháng Án Liên Bang bác bỏ đơn khiếu nại của Davis, buộc cô thi hành án lệnh của Bunning.
Bước 1: Tòa Án Tối Cao bác bỏ kháng án của Davis
Bước 2: Davis bị kết tội miệt thị và bị vào tù.
Chỉ đọc mấy dòng trên, ai cũng tưởng vấn đề đơn giản và phần lớn đồng ý với quan tòa là Davis phải cấp hôn chứng cho những người kết hôn hợp pháp, khi cô lãnh 80,000 dollars một năm do chính phủ trả.
Không hẳn là chuyện cá nhân
Nhưng theo Terry Mattingly, Davis không hề bác bỏ việc cấp hôn thú cho các cặp đồng tính, cô chỉ từ khước không chịu để tên cô trên giấy hôn thú đó mà thôi. Cô đã xin cấp trên tìm một người khác đủ tư cách ký nhận hôn thú đồng tính, vì theo cô, đặt tên cô trên hôn thú đó là công khai ủng hộ “hôn nhân” đồng tính, một việc mâu thuẫn với lương tâm Kitô hữu của cô.
Phiền một điều luật pháp ở Kentucky không dự liệu điều cô yêu cầu. Cô là người duy nhất có thẩm quyền cấp hôn thú.
Về phần chánh án Bunning, ta cũng cần lưu ý điều này: các đương đơn kiện Davis chỉ muốn cô bị phạt tiền và buộc cấp hôn thú cho họ thôi. Nhưng Chánh Án Bunning đi quá điều họ xin, bằng cách bỏ tù Davis, lấy cớ là phạt tiền không đem lại kết quả gì vì các người ủng hộ cô sẵn sàng nộp tiền phạt thế cho cô. Hơn nữa, ông còn sợ “hiệu quả sóng lăn” (ripple effect) nghĩa là nhiều người thư ký khác sẽ bắt chước Davis coi thường án tòa!
Mattingly, dịp này, cũng nói đến “triết lý” của Bunning khi ông nhận định “ý tưởng luật tự nhiên thay thế cho thẩm quyền tòa này sẽ là một tiền lệ nguy hiểm”.
Báo chí phần lớn cho rằng bi hài kịch này một phần do tình trạng lôi thôi về chính trị của tiểu bang. Ngành lập pháp ở đây phải giải quyết tình thế này. Và đó là điều một số nhà lãnh đạo Cộng Hòa và Dân Chủ ở Frankfort (thủ phủ Kentucky) đang cố gắng làm, giúp cho Quận Rowan có thể cấp hôn thú cho người đồng tính mà vẫn không khiến Rowan phải hành động ngược với niềm tin tôn giáo của cô.
Trong chiều hướng trên, Chủ Tịch Thượng Viện Kentucky là Robert Stivers yêu cầu chánh án Bunning không buộc Davis tội khinh miệt tòa cho tới khi lập pháp giải quyết xong mớ bòng bong do việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính gây ra. Khổ một điều, quốc hội phải tới năm tới mới họp và thống đốc Steve Beshear thì từ chối việc triệu tập phiên bất thường vì tốn kém.
Vấn đề ở đây là phải cùng một lúc bảo vệ tự do tôn giáo và tự do kết hôn đồng tính. Không thể loại bỏ thứ tự do nào. Whitney Westerfield, thuộc đảng Cộng Hòa, người đang tranh chức bộ trưởng tư pháp chống lại Andy Beshear, con trai thống đốc, phát biểu: “Mọi người Kentucky thuộc mọi tín ngưỡng nên tỉnh táo trước việc phát biểu và giữ vững niềm tin của ta có nghĩa gì đối với sự an toàn của ta. Bị vào tù. Vì niềm tin của mình. Và sự im lặng của những người có quyền không chịu can thiệp cho cả hai thứ quyền này quả làm ta ngỡ ngàng”.
Chủ tịch quốc hội, Greg Stumbo, cũng yêu cầu thống đốc Beshear tìm cách giải quyết bế tắc này, một điều rất dễ giải quyết. Vì “dù có đồng ý hay không, tất cả chúng ta đều có quyền tự do tín ngưỡng”.
Martin Cothran, một phân tích gia của Qũy Gia Đình Kentucky, cho hay: nếu không chịu triệu tập phiên đặc biệt của quốc hội, thì thống đốc Beshear vẫn còn một giải pháp khác là ban hành lệnh hành pháp (executive order) để tháo gỡ thế bí cho Davis và nhiều thư ký quận khác. Theo ông, “Kim Davis vào tù vì Thống Đốc Beshear không chịu làm việc ông phải làm”. Ông cũng chỉ trích chánh án Bunning đã không thi hành Luật Phục Hồi Tự Do Tôn Giáo của tiểu bang là luật đòi chính phủ phải theo đuổi giải pháp ít hạn chế nhất đối với tự do tôn giáo.
Thành thử vấn đề không hẳn là giữa Davis và chánh án Bunning mà là trận chiến giữa tự do và bảo thủ, giữa tả và hữu hay đúng hơn giữa người dân lành và những nhà lãnh đạo nặc mùi ý thức hệ.
Lần đầu tiên một công dân Hoa Kỳ vào tù vì tín ngưỡng
Lời nhận định của luật sư Roger Ganman, bào chữa cho Davis, quả là thấm thía: “Hôm nay, lần đầu tiên trong lịch sử, một công dân Hoa Kỳ bị ngồi tù vì có một niềm tin trong lương tâm rằng hôn nhân là cuộc kết hợp của một người đàn ông và một người đàn bà, và cô đã buộc phải ngồi tù ở đó cho tới khi chịu thay đổi tâm thức, cho tới khi chịu thay đổi lương tâm đối với điều cô tin. Điều này chưa hề có tiền lệ trong luật pháp Hoa Kỳ”.
Luật sư Gannam cũng cho rằng bi kịch này chứng tỏ: nếu các viên chức dân cử không còn được tự do tôn giáo, thì tiếp nối chắc chắn là các công dân thường.
Trở lại Liên Bang Hoa Kỳ, Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz, người đang vận động đại diện Đảng Cộng Hòa ra tranh cử Tổng Thống, về phe ủng hộ Davis. Ông nói: “Hôm nay, tính vô luật tư pháp đã vượt biên giới đi vào tính bạo chúa tư pháp. Hôm nay, lần đầu tiên chưa bao giờ có, chính phủ bắt giam một phụ nữ Kitô Giáo vì đã sống phù hợp với đức tin của mình. Đây là điều sai lầm. Đây không phải là Hoa Kỳ.
“Tôi đứng về phía Kim Davis. Một cách không mập mờ. Tôi đứng về phía mọi người Hoa Kỳ đang bị chính phủ Obama cố gắng cưỡng bức phải chọn lựa giữa việc tôn vinh đức tin của mình và vâng theo quyết định vô luật của tòa.
“Khi bất đồng, Chánh Án Trưởng Roberts nhận xét rất đúng rằng quyết định về hôn nhân của Tòa không có gì liên quan tới Hiến Pháp cả. Chánh án Scalia thì nhận định rằng quyết định của Tòa đi ngược lại luật lệ đến nỗi các viên chức tiểu bang và địa phương chắc chắn sẽ coi thường. Tất cả các chính trị gia nào, bất luận là Dân Chủ hay Cộng Hòa, tặc lưỡi bảo rằng Davis nên từ chức, là đang bảo vệ một tiêu chuẩn giả hình. Sao không kêu gọi thị trưởng San Francisco từ chức vì đã tạo nên một thành phố chứa chấp tạo nên cảnh sát hại nhiều công dân Mỹ bởi những phần tử di dân bất hợp pháp được thứ vô luật lệ của hắn chào đón? Sao không kêu gọi Tổng Thống Obama từ chức vì đã làm ngơ và coi thường luật lệ di dân của ta, các luật lệ cải cách phúc lợi xã hội của ta, và cả thứ Obamacare của ông ta nữa? Chỉ khi nào thị trưởng San Francisco và Tổng Thống Obama từ chức, thì ta mới có thể tính tới Kim Davis.
“Những ai đang bách hại Kim Davis tin rằng các Kitô hữu không nên phục vụ trong các chức vụ công cộng. Đó chỉ là hậu quả chủ trương của họ. Hoặc, nếu các Kitô hữu phục vụ trong các chức vụ công cộng, thì họ phải làm ngơ đức tin tôn giáo của họ, nếu không sẽ phải vào tù.
“Kim Davis không nên bị ngồi tù. Chúng ta là một đất nước được thiết lập trên các giá trị Do Thái và Kitô Giáo, được những người chạy trốn áp bức tôn giáo thành lập để có được một mảnh đất nơi chúng ta có thể thờ phượng Thiên Chúa và sống theo đức tin của mình, không sợ bị bỏ tù vì làm như thế. Tôi kêu gọi mọi Tín Hữu, mọi người bảo vệ Hiến Pháp, mọi người yêu tự do đứng về phía Kim Davis. Hãy chấm dứt việc bách hại ngay bây giờ”.
Những người ủng hộ Kim Davis như Phil Lawler của CatholicCulture cho rằng theo luật, Kim Davis nên từ chức nếu không muốn vào tù. Nhưng luật bất chính không phải là luật. Đối với Kim Davis, luật trong phán quyết của Tối Cao Pháp Viện công nhận hôn nhân đồng tính là luật bất chính, và do đó không phải là luật. Khi đảm nhiệm công vụ, cô thề sẽ tuân giữ luật, thì khi từ khước cấp hôn thú cho những người đồng tính, cô đang thi hành việc giữ luật, chứ không chống luật. Không có lý do gì để cô phải từ chức. Cô cho hay: “không, tôi sẽ không bỏ đi. Tôi được bầu vào công việc này và tôi đã phục vụ nó cách hãnh diện nhiều năm qua. Tôi không nên bị cưỡng bức phải tuân hành thứ luật bất chính”.
Bất hạnh một điều: hệ thống chính trị Hoa Kỳ đã sa đọa đến độ phi lý được ủng hộ, hành vi bất tự nhiên được ca ngợi và do đó bất chính nhan nhản khắp nơi. Di sản chính trị đáng tự hào của Hoa Kỳ đã bị hạ phẩm; tính chính đáng của chế độ Hoa Kỳ đã bị xuống cấp. Làm thế nào có thể phục hồi tính chính đáng cho nền cộng hòa Mỹ. Câu trả lời không đơn giản, nhưng theo Lawler, để chống lại các bất chính xa hơn, ta không nên nhường bước cho những luật lệ bất chính. Thành thử ta phải ủng hộ những người như Kim Davis vì đã không nhường bước trước luật bất chính.
Đã đến lúc phải chiến đấu rồi
Theo Lawler, nhiều Kitô hữu không tin là mình đủ mạnh để chiến thắng. Họ sợ cuộc đấu tranh của Kim Davis sẽ thất bại. Có thể như thế lắm. Nhưng đấu tranh lúc này vẫn hay hơn, dù là lội ngược dòng, còn hơn ngồi chờ để dòng nước thêm đục ngầu.
Có người như Rod Dreher cho rằng chưa tới lúc, phải đợi tới lúc họ bắt đầu “dạy” ta cách điều hành các định chế tôn giáo của ta, hay cố gắng đóng cửa chúng hoặc phá hủy chúng vì ta đã từ khước không chấp nhận ý thức hệ đồng tính.
Nói như thế quả không thức thời. Ý thức hệ ấy đã đang làm chính những chuyện ấy rồi. Vả lại, tại sao các định chế tôn giáo nên có thứ bảo vệ mà các cá nhân tôn giáo thì lại không? Gia đình há không phải là một định chế tôn giáo đó sao? Kim Davis và các viên chức công khác có thể từ chức để giữ sự liêm khiết cho chính mình, nhưng nếu làm thế thì các Kitô hữu đâu còn môi trường để tập hợp lực lượng cho nhiều trận chiến sau này.
Theo Lawler, nếu sợ thất bại mà không nhập cuộc, ta vô tình để các người cùng chí hướng với mình bơ vơ sao? Vả lại, nếu vạn bất đắc dĩ mà không nhập cuộc, thì xin giữ im lặng, đừng lên tiếng “dạy khôn” những người nhập cuộc.
Hơn nữa, bỏ tù Kim Davis chỉ vì cô không tuân thủ luật bất chính, thì, như Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz từng nói, tại sao không bỏ tù 10 viên chức trong danh sách do Heritage Foundation cung cấp, họ cũng từng công khai hành động bất tuân luật lệ hiện hành.
Thực thế, phó thống đốc California, Gavin Newsom, hồi còn là thị trưởng San Francisco, đã cấp hôn thú cho các cặp đồng tính trong khi luật California ngăn cấm hôn nhân đồng tính. Thống đốc California, Jerry Brown, lúc còn là bộ trưởng tư pháp tiểu bang, đã không bênh vực Đề Xuất Số 8 ngăn cấm hôn nhân đồng tính, trong khi trách nhiệm của ông đòi ông phải bảo vệ luật lệ ấy trước tòa...
Phải chăng phạm luật để bênh hôn nhân đồng tính thì được, còn phạm luật chống hôn nhân đồng tính thì đi tù. Một chế độ bất công và kỳ thị như thế liệu có thể làm ngơ được không?
Trận chiến tiếp diễn
Chính vì thấy như thế, David Bunning, người ra lệnh tống giam cô, hôm thứ Ba vừa qua, 8 tháng 9, đã ra lệnh thả cô ra, giữa nhiều tiếng reo hò của những người ủng hộ cô. Sau đó, cô đã được dẫn ra gặp công chúng giữa tiếng hát của bài ca "Eye of the Tiger" và nhiều cờ quạt biểu ngữ. Cô cám ơn mọi người và khuyến khích họ hành động theo cách họ tin là Thiên Chúa muốn.
Cô nói với họ: “Cứ tiếp tục làm áp lực. Đừng thối chí. Vì Người luôn ở đó”.
Luật sư của cô, Mat Staver, cho mọi người biết cô sẽ không thoái lui cho tới khi các yêu cầu của cô được thỏa mãn. Ông bảo: “Kim sẽ không vi phạm lương tâm của mình”.
Khi quyết định thả tự do cho Kim Davis, David Bunning viện lý do: các phó thư ký của cô đã bằng lòng cấp hôn thú, như thế văn phòng của cô đã “chu toàn bổn phận”, dù tên cô trên hôn thú đã được thay thế bằng chữ “Quận Rowan”.
Bunning cảnh cáo rằng nếu Davis can thiệp vào việc làm của các phó thư ký, cô sẽ bị trừng phạt đích đáng. Người ta tin rằng Davis sẽ can thiệp vì cô từng nói với Bunning rằng cô sẽ không cho phép các hôn thú kiểu này được văn phòng của cô cấp phát, dù không có chữ ký của cô. Chỉ vì, theo luật, bất cứ hôn thú nào do văn phòng của cô cấp phát đều đã được cô cho phép.
Luật sư Staver nói với NBC News rằng: “chưa có gì được giải quyết cả. Ngày thứ Năm (hôm vào tù) cô nói với toà rằng cô không thể cho cấp phát hôn thú dưới tên và thẩm quyển của cô vì nó cho phép một cuộc hôn nhân trái với lương tâm và các xác tín tôn giáo của cô, và Kim không thay đổi lập trường ấy”.
Và như thế, cô đã tạo ra một trường hợp điển hình đề kháng phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Nói cho ngay, không phải Kim Davis tạo ra tình huống này mà chính phán quyết vô lý và bất hợp pháp của Tối Cao Pháp Viện đã tạo ra nó. Hệ thống cai trị của Hoa Kỳ vốn tự hào ở nguyên tắc “checks and balances” (kiểm soát và cân bằng lẫn nhau giữa 3 phân quyền), nhưng qua sự thông đồng của hành pháp, sự lơ là của lập pháp, ngành tư pháp hiện đang tự tung tự tác, không ai kiểm soát nữa, khiến 5 ông chánh án tối cao tự ý mở rộng quyền hành riêng của mình.
Thành thử, người dân Hoa Kỳ vẫn là người có nhiệm vụ chỉnh sửa để phục hồi nguyên tắc kiểm soát và cân bằng vốn tạo ra thật nhiều phép mầu cho Hoa Kỳ từ trước đến nay. Có người đã nghĩ tới cuộc bầu cử năm 2016 và một thành phần mới cho tối cao pháp viện. Con đường dân chủ ấy chắc chắn là cách hay nhất để chính nghĩa hôn nhân theo nghĩa một người đàn ông và một người đàn bà nên một thân xác trong một kết hợp suốt đời thắng thế. Muốn như thế, phải có thật nhiều những người như Kim Davis.
Hình ảnh do Phil Lawler vẽ ra không hẳn là ảo tưởng “Nếu hàng trăm hay hàng ngàn thư ký quận nhập hàng ngũ Kim Davis, các viên chức công khác sẽ buộc phải đặt những câu hỏi nghiêm túc về điều họ buộc phải làm. Các cảnh sát viên và chấp hành viên tòa án cũng như các cảnh sát trưởng liên bang và các người cai tù sẽ tự hỏi không biết có hữu lý không khi giam nhiều người vô tội như thế vào tù. Các quan tòa có thể sẽ nhận ra sự bất công trong phương thức của thẩm phán Bunning và đi tìm các giải pháp khác. Thành viên Quốc Hội có thể bừng tình khỏi cơn mê ngủ và đặt để một số giới hạn lên thẩm quyền của Tối Cao Pháp Viện, như Hiến Pháp vẫn cho phép họ làm như thế”.