ÁNH SÁNG TỪ THIÊN CHÚA
Đến với Thánh Tâm Chúa Giê-su, chúng ta chiêm ngắm về mầu nhiệm của ơn cứu độ, về sự thánh thiện và về thân phận tội lỗi của chúng ta. Tất cả đều phản ánh một cách hết sức trọn vẹn trong Thánh Tâm của Chúa Giê-su.
Trước hết, đến với Thánh Tâm Chúa Giê-su, chúng ta nhìn ngắm Ơn Cứu Độ – dòng suối ơn phúc chan hòa từ Thánh Tâm Chúa Giê-su trào ra. Thiên Chúa là Đấng quyền năng và thiêng liêng, thậm chí, trong thời Cựu Ước, ai nhìn vào Thiên Chúa thì sẽ phải chết. Bởi Thiên Chúa là ánh sáng quá huy hoàng, giống như chúng ta không có thể nhìn thẳng vào mặt trời mà không bị mù. Do vậy, cũng dễ hiểu về người Do Thái ngày xưa đến với Thiên Chúa trong một tâm tình vừa kính nhưng mà vừa sợ, gọi là “kính sợ Chúa”. Một Thiên Chúa quyền năng thực sự. Nhưng bây giờ muốn hiểu được lòng thương yêu vô cùng ấy thì Thiên Chúa biểu lộ bằng cách nào?
Trong Thánh Tâm của Chúa Giê-su, chúng ta chiêm ngắm Thiên Chúa yêu thương và biểu lộ theo cách thức của con người. Nếu Thiên Chúa mãi giữ theo cách thức của Thiên Chúa thì giống như người Do Thái ngày xưa nói với Mô-sê: "Xin chính ông nói với chúng tôi, chúng tôi mới dám nghe ; nhưng xin Thiên Chúa đừng nói với chúng tôi, kẻo chúng tôi chết mất !" (Xh 20,19). Do vậy, Thiên Chúa đã chọn cách thức của con người để nói với con người bằng ngôn ngữ của con người, bằng tình yêu thương của con người. Và chính Trái Tim Chúa Giê-su là điểm hẹn gặp gỡ giữa Thiên Chúa với con người nhưng là theo cách thức của con người. Bởi cách thức này mà chúng ta thấy Thánh Tâm Chúa Giê-su gần gũi, yêu thương và cho chúng ta dòng suối ơn cứu độ. Tình yêu của Thiên Chúa lớn lao dường ấy nhưng đứng gần Thập Giá Chúa Giê-su, chúng ta thấy chỉ có Đức Trinh Nữ Maria, có Gio-an, còn một số bà đạo đức nữa nhưng họ đứng xa xa (x.Mc 15,40). Qua Thập Giá Thiên Chúa đã tuôn tràn lòng thương xót cho nhân loại, nhưng con người vẫn sợ hãi: sợ Thánh Giá; sợ đau khổ; sợ sự dữ; và sợ sự chết. Vậy mà Đức Giê-su lại dùng chính sự chết của mình để biểu lộ cho chúng ta thấy sự sống đời đời!
Ơn Cứu Độ chính là một quá trình, quá trình mà Thiên Chúa biến sự chết thành sự sống; biến sự dữ thành sự lành; biến đau khổ thành yêu thương. Chỉ có quyền năng vô cùng của Thiên Chúa được thực hiện trong tình yêu thương vô biên mới làm nên những điều kỳ diệu như vậy. Và điều ấy đã xảy ra trên Thập Giá, một cách chính xác hơn là nơi Thánh Tâm yêu thương của Chúa Giê-su.
Thế nên, chúng ta có thể nói rằng:
Điều mà con người sợ hãi nhất là điều mà Chúa Giê-su chọn lựa;
Điều mà con người không hiểu thì Chúa Giê-su đã biểu hiện qua Thánh Tâm yêu thương của mình;
Điều mà con người trốn tránh thì Thiên Chúa lại mời gọi.
Ngày Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su, chúng ta được nghe Chúa mời gọi với một công thức hết sức nhẹ nhàng, đó là: “Hãy học với Ta vì Ta hiền hậu và khiêm nhường thật trong lòng”(Mt 11,29). Trái Tim Chúa trao ban một nguồn suối cứu độ chan hòa, cao trọng như vậy nhưng lại dạy chúng ta một bài học hết sức giản dị nhẹ nhàng: “Hãy học với Ta vì Ta hiền hậu và khiêm nhường thật trong lòng”.
Thánh Tâm Chúa Giê-su với bài học về Ơn Cứu Độ vô cùng quan trọng như thế nhưng lại ít người có thể đón nhận một cách đơn sơ, khiêm tốn. Chính vì do con người đang làm hiện thực lời thánh Gio-an nhận xét: “Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa” (Ga 3,19). Bí quyết để chúng ta đón nhận là ra khỏi chính mình để nhận lấy ánh sáng từ Thiên Chúa trao ban. Nói theo từ ngữ Đức Thánh Cha Phanxicô, là hãy đi ra sống ở vùng ngoại biên. Một cách cụ thể hơn nữa là hãy đến gần Thập Giá chiêm ngắm Trái Tim Chúa Giê-su bị đâm thâu thì chúng ta sẽ nhận ra được ơn cứu độ chan hòa nơi Thánh Tâm Chúa.
Nơi Thánh Tâm của Chúa Giê-su chúng ta nhận ra sự thánh thiện của tình yêu. Bởi vì trái tim được coi là biểu hiện của tình yêu. Thánh Tâm Chúa Giê-su là Thánh Tâm mở. Mở không phải là Ngài mở mà chính là chúng ta lấy lưỡi đòng đâm thủng Trái Tim Ngài (x.Ga 19,34), và dĩ nhiên, Thiên Chúa vẫn chấp nhận nhưng biến sự dữ ra sự lành để mở ra những giọt máu cuối cùng cho chúng ta. Điều mà chúng ta cảm nhận, như trong Kinh Tiền Tụng của Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su là “Từ cạnh sườn bị đâm thâu, Ngài đã để Máu và Nước chảy ra. Từ đó phát sinh các bí tích của Hội Thánh” (Sách Lễ Roma, trang 415).
Chúng ta biết, Bí Tích chính là kho ơn phúc:
Đến với Bí tích Thánh Thể, chúng ta lĩnh được kho lương thực nuôi linh hồn;
Đến với Bí tích Hòa Giải, chúng ta lĩnh được kho của Lòng Chúa Thương Xót tha thứ tội lỗi cho chúng ta;
Đến với Bí tích Thêm Sức, chúng ta lĩnh được kho ân sủng của Thánh Thần thêm sức mạnh cho chúng ta;
Các Bí Tích mà Chúa Giê-su đã thiết lập lại được bắt đầu từ cạnh sườn bị đâm thâu của Người, khiến cho chúng ta ý thức rằng ngày xưa Thiên Chúa đã lấy xương sườn Adam mà dựng nên Eva (x.St 2,22), thì ngày nay Hội Thánh là Hiền Thê của Chúa Ki-tô cũng được sinh ra từ cạnh sườn bị đâm thâu của Trái Tim Chúa Giê-su. Chúng ta nhận ra sự thánh thiện và tình yêu đã làm nên một Hội Thánh, một Hiền Thê của Chúa Ki-tô. Vì vậy, nếu chúng ta không đến với Thánh Tâm Chúa Giê-su thì chúng ta không thể có sự thánh thiện và chúng ta càng không đạt tới được tình yêu vĩnh cửu.
Qua Thánh Tâm của Chúa Giê-su, chúng ta tiến tới việc tôn vinh Chúa là Vua trong gia đình, dâng mình lại trong Trái Tim yêu thương của Chúa Giê-su thì đây chính là điều quan trọng Chúa Giê-su không những kêu gọi mà còn trở nên luật buộc nữa: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48). Chỉ có trong Trái Tim Chúa Giê-su chúng ta mới được gột sạch tội lỗi; chỉ có tình yêu và sự tha thứ mà Chúa Giê-su đã dạy chúng ta không phải bảy lần mà là “bảy mươi lần bảy”(Mt 18,22); chỉ có tình yêu Chúa mới cho chúng ta, như thánh Phao-lô nhận định: “Thế mà Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi ; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta”(Rm 5,8). Chỉ trong Thánh Tâm Chúa Giê-su, chúng ta mới được gọi Chúa là Cha: “Lạy Cha chúng con ở trên trời” (Mt 5,9), trong khi thân phận của chúng ta là tạo vật và tội lỗi. Cho nên, trong Thánh Tâm Chúa Giê-su có sự biến đổi lạ lùng. Biến đổi từ thân phận tội lỗi trở nên con cái trong nhà. Điều này khiến cho chúng ta nhớ tới lời tiên tri Isaia nói: “Tội lỗi của các ngươi dù có đỏ như son thì Ta cũng sẽ làm cho nó nên trắng như tuyết” (Is 1,18). Chỉ có tình yêu mới tẩy sạch, tha thứ và thánh hóa.
Chúng ta đến với Thánh Tâm Chúa Giê-su là vì phần rỗi linh hồn của chính mình, vì sự thánh thiện mà chúng ta không thể có, nếu không đến với Thiên Chúa là Đấng thánh thiện tuyệt vời. Bởi chỉ có trong Thánh Tâm Chúa Giê-su chúng ta mới có Ơn Cứu Độ đời đời.
Ngày hôm nay, chúng ta hãy đến gần Thập Giá của Chúa Giê-su và nhờ Mẹ Maria giúp chúng ta đón nhận những gì Thiên Chúa đã trao ban. Tông đồ Gioan là người đại diện cho Hội Thánh, và đã được Chúa Giê-su trao phó Đức Mẹ. Chúng ta hãy nhờ Mẹ để đến gần Thập Giá Chúa Giê-su và đến với Thập Giá Chúa Giê-su, chúng ta hãy lặp lại rất nhiều lần, rất nhiều lần: “Lạy ơn Trái Tim nhân lành Chúa Giê-su xin ban ơn cho con kính mến Trái Tim một ngày một hơn…”
Lạy ơn Trái Tim nhân lành Chúa Giê-su,
Xin cho chúng con được chiêm ngắm
Trái Tim bị đâm thâu của Thánh Tâm yêu dấu.
Xin cho chúng con được nhận ra sự thánh thiện,
tình yêu đích thực và ơn cứu độ chan hòa
để chúng con đạt được là con cái của Chúa,
và trở nên thánh thiện
nhờ Tình Yêu thuần sạch trong Thánh Tâm Chúa,
và cho chúng con được hưởng ơn cứu độ đời đời
mà Thánh Tâm yêu thương
đã trao ban cho chúng con từ Hiến Tế Tình Yêu Thập Giá. Amen.
Đến với Thánh Tâm Chúa Giê-su, chúng ta chiêm ngắm về mầu nhiệm của ơn cứu độ, về sự thánh thiện và về thân phận tội lỗi của chúng ta. Tất cả đều phản ánh một cách hết sức trọn vẹn trong Thánh Tâm của Chúa Giê-su.
Trước hết, đến với Thánh Tâm Chúa Giê-su, chúng ta nhìn ngắm Ơn Cứu Độ – dòng suối ơn phúc chan hòa từ Thánh Tâm Chúa Giê-su trào ra. Thiên Chúa là Đấng quyền năng và thiêng liêng, thậm chí, trong thời Cựu Ước, ai nhìn vào Thiên Chúa thì sẽ phải chết. Bởi Thiên Chúa là ánh sáng quá huy hoàng, giống như chúng ta không có thể nhìn thẳng vào mặt trời mà không bị mù. Do vậy, cũng dễ hiểu về người Do Thái ngày xưa đến với Thiên Chúa trong một tâm tình vừa kính nhưng mà vừa sợ, gọi là “kính sợ Chúa”. Một Thiên Chúa quyền năng thực sự. Nhưng bây giờ muốn hiểu được lòng thương yêu vô cùng ấy thì Thiên Chúa biểu lộ bằng cách nào?
Trong Thánh Tâm của Chúa Giê-su, chúng ta chiêm ngắm Thiên Chúa yêu thương và biểu lộ theo cách thức của con người. Nếu Thiên Chúa mãi giữ theo cách thức của Thiên Chúa thì giống như người Do Thái ngày xưa nói với Mô-sê: "Xin chính ông nói với chúng tôi, chúng tôi mới dám nghe ; nhưng xin Thiên Chúa đừng nói với chúng tôi, kẻo chúng tôi chết mất !" (Xh 20,19). Do vậy, Thiên Chúa đã chọn cách thức của con người để nói với con người bằng ngôn ngữ của con người, bằng tình yêu thương của con người. Và chính Trái Tim Chúa Giê-su là điểm hẹn gặp gỡ giữa Thiên Chúa với con người nhưng là theo cách thức của con người. Bởi cách thức này mà chúng ta thấy Thánh Tâm Chúa Giê-su gần gũi, yêu thương và cho chúng ta dòng suối ơn cứu độ. Tình yêu của Thiên Chúa lớn lao dường ấy nhưng đứng gần Thập Giá Chúa Giê-su, chúng ta thấy chỉ có Đức Trinh Nữ Maria, có Gio-an, còn một số bà đạo đức nữa nhưng họ đứng xa xa (x.Mc 15,40). Qua Thập Giá Thiên Chúa đã tuôn tràn lòng thương xót cho nhân loại, nhưng con người vẫn sợ hãi: sợ Thánh Giá; sợ đau khổ; sợ sự dữ; và sợ sự chết. Vậy mà Đức Giê-su lại dùng chính sự chết của mình để biểu lộ cho chúng ta thấy sự sống đời đời!
Ơn Cứu Độ chính là một quá trình, quá trình mà Thiên Chúa biến sự chết thành sự sống; biến sự dữ thành sự lành; biến đau khổ thành yêu thương. Chỉ có quyền năng vô cùng của Thiên Chúa được thực hiện trong tình yêu thương vô biên mới làm nên những điều kỳ diệu như vậy. Và điều ấy đã xảy ra trên Thập Giá, một cách chính xác hơn là nơi Thánh Tâm yêu thương của Chúa Giê-su.
Thế nên, chúng ta có thể nói rằng:
Điều mà con người sợ hãi nhất là điều mà Chúa Giê-su chọn lựa;
Điều mà con người không hiểu thì Chúa Giê-su đã biểu hiện qua Thánh Tâm yêu thương của mình;
Điều mà con người trốn tránh thì Thiên Chúa lại mời gọi.
Ngày Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su, chúng ta được nghe Chúa mời gọi với một công thức hết sức nhẹ nhàng, đó là: “Hãy học với Ta vì Ta hiền hậu và khiêm nhường thật trong lòng”(Mt 11,29). Trái Tim Chúa trao ban một nguồn suối cứu độ chan hòa, cao trọng như vậy nhưng lại dạy chúng ta một bài học hết sức giản dị nhẹ nhàng: “Hãy học với Ta vì Ta hiền hậu và khiêm nhường thật trong lòng”.
Thánh Tâm Chúa Giê-su với bài học về Ơn Cứu Độ vô cùng quan trọng như thế nhưng lại ít người có thể đón nhận một cách đơn sơ, khiêm tốn. Chính vì do con người đang làm hiện thực lời thánh Gio-an nhận xét: “Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa” (Ga 3,19). Bí quyết để chúng ta đón nhận là ra khỏi chính mình để nhận lấy ánh sáng từ Thiên Chúa trao ban. Nói theo từ ngữ Đức Thánh Cha Phanxicô, là hãy đi ra sống ở vùng ngoại biên. Một cách cụ thể hơn nữa là hãy đến gần Thập Giá chiêm ngắm Trái Tim Chúa Giê-su bị đâm thâu thì chúng ta sẽ nhận ra được ơn cứu độ chan hòa nơi Thánh Tâm Chúa.
Nơi Thánh Tâm của Chúa Giê-su chúng ta nhận ra sự thánh thiện của tình yêu. Bởi vì trái tim được coi là biểu hiện của tình yêu. Thánh Tâm Chúa Giê-su là Thánh Tâm mở. Mở không phải là Ngài mở mà chính là chúng ta lấy lưỡi đòng đâm thủng Trái Tim Ngài (x.Ga 19,34), và dĩ nhiên, Thiên Chúa vẫn chấp nhận nhưng biến sự dữ ra sự lành để mở ra những giọt máu cuối cùng cho chúng ta. Điều mà chúng ta cảm nhận, như trong Kinh Tiền Tụng của Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su là “Từ cạnh sườn bị đâm thâu, Ngài đã để Máu và Nước chảy ra. Từ đó phát sinh các bí tích của Hội Thánh” (Sách Lễ Roma, trang 415).
Chúng ta biết, Bí Tích chính là kho ơn phúc:
Đến với Bí tích Thánh Thể, chúng ta lĩnh được kho lương thực nuôi linh hồn;
Đến với Bí tích Hòa Giải, chúng ta lĩnh được kho của Lòng Chúa Thương Xót tha thứ tội lỗi cho chúng ta;
Đến với Bí tích Thêm Sức, chúng ta lĩnh được kho ân sủng của Thánh Thần thêm sức mạnh cho chúng ta;
Các Bí Tích mà Chúa Giê-su đã thiết lập lại được bắt đầu từ cạnh sườn bị đâm thâu của Người, khiến cho chúng ta ý thức rằng ngày xưa Thiên Chúa đã lấy xương sườn Adam mà dựng nên Eva (x.St 2,22), thì ngày nay Hội Thánh là Hiền Thê của Chúa Ki-tô cũng được sinh ra từ cạnh sườn bị đâm thâu của Trái Tim Chúa Giê-su. Chúng ta nhận ra sự thánh thiện và tình yêu đã làm nên một Hội Thánh, một Hiền Thê của Chúa Ki-tô. Vì vậy, nếu chúng ta không đến với Thánh Tâm Chúa Giê-su thì chúng ta không thể có sự thánh thiện và chúng ta càng không đạt tới được tình yêu vĩnh cửu.
Qua Thánh Tâm của Chúa Giê-su, chúng ta tiến tới việc tôn vinh Chúa là Vua trong gia đình, dâng mình lại trong Trái Tim yêu thương của Chúa Giê-su thì đây chính là điều quan trọng Chúa Giê-su không những kêu gọi mà còn trở nên luật buộc nữa: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48). Chỉ có trong Trái Tim Chúa Giê-su chúng ta mới được gột sạch tội lỗi; chỉ có tình yêu và sự tha thứ mà Chúa Giê-su đã dạy chúng ta không phải bảy lần mà là “bảy mươi lần bảy”(Mt 18,22); chỉ có tình yêu Chúa mới cho chúng ta, như thánh Phao-lô nhận định: “Thế mà Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi ; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta”(Rm 5,8). Chỉ trong Thánh Tâm Chúa Giê-su, chúng ta mới được gọi Chúa là Cha: “Lạy Cha chúng con ở trên trời” (Mt 5,9), trong khi thân phận của chúng ta là tạo vật và tội lỗi. Cho nên, trong Thánh Tâm Chúa Giê-su có sự biến đổi lạ lùng. Biến đổi từ thân phận tội lỗi trở nên con cái trong nhà. Điều này khiến cho chúng ta nhớ tới lời tiên tri Isaia nói: “Tội lỗi của các ngươi dù có đỏ như son thì Ta cũng sẽ làm cho nó nên trắng như tuyết” (Is 1,18). Chỉ có tình yêu mới tẩy sạch, tha thứ và thánh hóa.
Chúng ta đến với Thánh Tâm Chúa Giê-su là vì phần rỗi linh hồn của chính mình, vì sự thánh thiện mà chúng ta không thể có, nếu không đến với Thiên Chúa là Đấng thánh thiện tuyệt vời. Bởi chỉ có trong Thánh Tâm Chúa Giê-su chúng ta mới có Ơn Cứu Độ đời đời.
Ngày hôm nay, chúng ta hãy đến gần Thập Giá của Chúa Giê-su và nhờ Mẹ Maria giúp chúng ta đón nhận những gì Thiên Chúa đã trao ban. Tông đồ Gioan là người đại diện cho Hội Thánh, và đã được Chúa Giê-su trao phó Đức Mẹ. Chúng ta hãy nhờ Mẹ để đến gần Thập Giá Chúa Giê-su và đến với Thập Giá Chúa Giê-su, chúng ta hãy lặp lại rất nhiều lần, rất nhiều lần: “Lạy ơn Trái Tim nhân lành Chúa Giê-su xin ban ơn cho con kính mến Trái Tim một ngày một hơn…”
Lạy ơn Trái Tim nhân lành Chúa Giê-su,
Xin cho chúng con được chiêm ngắm
Trái Tim bị đâm thâu của Thánh Tâm yêu dấu.
Xin cho chúng con được nhận ra sự thánh thiện,
tình yêu đích thực và ơn cứu độ chan hòa
để chúng con đạt được là con cái của Chúa,
và trở nên thánh thiện
nhờ Tình Yêu thuần sạch trong Thánh Tâm Chúa,
và cho chúng con được hưởng ơn cứu độ đời đời
mà Thánh Tâm yêu thương
đã trao ban cho chúng con từ Hiến Tế Tình Yêu Thập Giá. Amen.