Ngày 13 tháng 3 năm 2013, sau khi được bầu làm giáo hoàng, xuất hiện trên ban công chính của Nhà Thờ Thánh Phêrô, Đức Phanxicô tự giới thiệu ngài với Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ, với thế giới Kitô Giáo và với thế giới nói chung rằng ngài là người đến từ tận cùng thế giới. Ngày 7 tháng Hai vừa qua, để chuẩn bị mừng hai năm lên ngôi của ngài, một tờ báo gần như vô danh cũng từ cái chốn tận cùng thế giới ấy, tức Á Căn Đình, là tờ La Corcova News, tới phỏng vấn ngài tại Nhà Thánh Martha. Ngài đã nói với các nhà báo lỗi lạc, nổi tiếng thế giới nhiều lần, đây là lần đầu tiên, ngài nói với một tờ báo chỉ vừa mới được thành lập và viết cho những người cùng khổ của một khu ổ chuột vùng ngoại ô Buenos Aires, giáo phận cũ của ngài, liền trước khi được bầu làm giáo hoàng. Cử chỉ này hùng hồn nói lên chính sách mạnh dạn đi tới các khu ngoại vi của Đức Phanxicô.
Chính vì thế, câu hỏi khai mào buổi phỏng vấn là về định nghĩa của ngoại vi: “Đức Thánh Cha nghĩ tới điều gì và nghĩ tới ai khi ngài nói tới các khu ngoại vi? Phải chăng nghĩ tới chúng con, những người của khu ổ chuột?” Cha Di Paola của tờ báo trên hỏi như vậy. Ngài trả lời:
“Khi nói tới khu ngoại vi, tôi có ý nói tới các khu ở bên lề” và do đó, tới tất cả các khu vực nằm xa ‘trung tâm’, nơi chúng ta thường đi lại và kiểm soát. Sự thật là “thực tại được thấy rõ từ khu ngoại vi hơn là từ trung tâm”. Đức Phanxicô quả quyết như thế. “kể cả thực tại của một con người, một ngoại vi hiện sinh, hay thực tại tư duy của họ. Cha có thể có tư tưởng được sắp xếp đàng hoàng, nhưng khi chạm trán với một ai đó không suy nghĩ như cha, thế nào cha cũng phải tìm đủ lý do để bênh vực tư tưởng của cha. Cuộc tranh luận đã khởi diễn, và nét ngoại vi trong tư tưởng người khác này đã làm cha ra phong phú hơn”.
Giới trẻ và những quốc gia bị ma túy nô dịch
Tuy nhiên, ngoại vi không hẳn chỉ là một vấn đề của tâm trí, nó còn là cái khung đầy thử thách đè nặng lên giới trẻ đang khốn khổ, quay cuồng trong những chiếc bẫy như ma túy, cuộc tấn công hàng đầu nhắm vào người trẻ ở các khu ổ chuột. Cha Di Paola hỏi: “Làm thế nào, chúng con tự bảo vệ được mình?”. Đức Phanxicô nhận định: “đúng thế, ma túy đang tiến tới, nó không chịu dừng lại. Có những quốc gia hiện đang là nô lệ cho ma túy. Nhưng điều làm tôi lo ngại hơn hết là chủ nghĩa hãnh tiến (triumphalism) của những người buôn bán ma túy. Những người này đang hát ca chiến thắng, họ cảm thấy họ đã chiến thắng, họ đã vinh thắng. Và đó là một thực tại. Có những quốc gia, hay khu vực, trong đó, mọi sự đều qui phục ma túy”. Kể cả Á Căn Đình, nơi, trong 25 năm qua, đã chuyển từ trạng thái quá cảnh của ma tuý sang trạng thái tiêu dùng và có lẽ cả sản xuất ra nó nữa.
Nên cho giới trẻ những điều gì? “Tình âu yếm và tự do, nhưng trên hết…
Luôn nghĩ tới giới trẻ, Cha Di Paola hỏi Đức Thánh Cha điều gì quan trọng nhất cần đem lại cho con cái mình. Đức Phanxicô không do dự, trả lời ngay: “Được thuộc về tổ ấm”. Và việc này diễn ra “trong yêu thương, âu yếm, dành thì giờ cho chúng, nắm tay chúng, đồng hành với chúng, chơi với chúng, cho chúng những gì chúng cần để lớn lên”. Và trên hết, dành cho chúng “không gian để chúng tự phát biểu chúng ra”. Ngài bảo: “không chơi với con cái mình, là tước đoạt khỏi chúng chiều kích nhưng không (gratuitous). Không để chúng phát biểu điều chúng cảm nhận, giúp chúng cơ hội lý luận cả với mình và cảm thấy tự do, là không để chúng trưởng thành”.
... cho chúng đức tin”
Tuy nhiên, hơn bất cứ điều gì khác, điều tối cần là cho giới trẻ đức tin. Đức Phanxicô cho hay: “điều làm tôi đau đớn rất nhiều là gặp một em nhỏ mà đến làm dấu thánh giá, em cũng không biết làm. Điều này có nghĩa: các em nhỏ đã không được ban cho điều quan trọng nhất mà một người cha hay một người mẹ có thể ban cho em”. Hiện có rất nhiều trẻ em trong trạng huống này, bị cuộc sống thử thách, vai chính của nhiều câu truyện đầy khó khăn và đau khổ lớn lao. Ấy thế nhưng, theo Đức Phanxicô, luôn luôn có khả thể đổi thay: “Mọi người đều có thể thay đổi. Mọi người, cả những người bị thử thách hơn hết. Tôi biết một số người từng buông xuôi, vứt bỏ cuộc đời mình, nhưng nay đã kết hôn và có gia đình”.
Tất cả chúng ta đều lem luốc, nhưng Thiên Chúa không mệt mỏi tha thứ
Việc con người chúng ta là “hình ảnh Thiên Chúa” không phải chỉ là cái nhìn lạc quan, nhưng còn là điều chắc chắn. Và Thiên Chúa “không khinh miệt hình ảnh của Người, nhưng Người cứu vớt nó, Người luôn tìm ra cách phục hồi nó khi nó bị lu mờ”. Ngài nói thêm: “tôi thích nhắc lại điều này: Là con cái Thiên Chúa nhưng tất cả chúng ta đều lem luốc, ta mắc lầm lỗi ở mọi lúc, ta phạm tội, nhưng khi ta xin tha thứ, Người luôn tha thứ cho ta”. Do đó mà có điệp khúc này “Thiên Chúa không mệt mỏi tha thứ; chính chúng ta, những người nghĩ mình biết điều này điều nọ, mới mệt mỏi xin tha thứ”.
Liên hệ với Chúa Giêsu, giữa cảnh thăng trầm
Tuy nhiên, muốn luôn có sự chắc chắn như trên, ta phải có đức tin. Đức Phanxicô dạy rằng: trong đức tin cũng như trong khi liên hệ với Thiên Chúa, ta biết rằng: “có những lúc thăng có những lúc trầm. Có những lúc, ta ý thức được sự hiện diện của Thiên Chúa, nhưng có những lúc, ta quên khuấy mất Người”. Thành thử Thánh Kinh nói rằng “đời người là một cuộc chiến đấu. Cho nên điều cần là canh chừng nhưng đừng chủ bại hay bi quan”. Và vì “đức tin không phải là một cảm quan: đôi khi Chúa ban cho ta ơn cảm nhận được nó, nhưng đức tin không phải chỉ có thế”.
Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng: “Đức tin là mối liên hệ của tôi với Chúa Giêsu Kitô, tôi tin rằng Người đã cứu vớt tôi”. Cho nên, “hãy bắt đầu tìm ra những giây phút trong đời trong đó cha rất tệ, cha mất hút, và nhận ra Chúa Kitô đã cứu vớt cha ra sao. Giữ vững điều này, đó chính là cội rễ của đức tin của cha”.
Và hãy mang theo Tin Mừng!
Theo Đức Phanxicô, khi buồn sầu hoặc có những vấn đề làm lu mờ các ký ức trên, thì phương thuốc là “luôn mang theo một cuốn Thánh Kinh nhỏ ở trong túi. Hãy mang theo nó tại nhà. Nó là Lời Thiên Chúa. Đức tin được nuôi dưỡng từ đó. Dù sao, đức tin cũng là một hồng ân; nó không phải là một thái độ tâm lý. Nếu được ban cho một quà tặng, chắc cha phải nhận, có đúng không? Thành thử, cha hãy nhận hồng ân Tin Mừng, và đọc hồng ân này. Đọc nó và lắng nghe Lời Thiên Chúa”.
“Tôi là một kẻ tội lỗi giống bất cứ kẻ tội lỗi nào khác”
Vẫn trong tâm thức “thiêng liêng”, Cha Di Paola đặt một câu hỏi khác: “Làm thế nào ta có thể sống một cách hữu ích?”. Ai dám trả lời một cách thành thực như Đức Phanxicô: “vậy chứ, tôi từng sống một cách vô dụng, không phải sao? Có những lúc, đời chẳng có chi là thâm hậu và phong phú cả. Tôi là một kẻ tội lỗi giống bất cứ kẻ tội lỗi nào khác. Ngoại trừ điều này: Chúa giúp tôi làm những điều có thể trông thấy. Nhưng biết bao lần có những người làm điều tốt, rất tốt là đàng khác, mà nào có ai thấy”.
Dù sao, Đức Phanxicô cho biết “tính thâm hậu không trực tiếp tỷ lệ thuận với điều người ta thấy. Tính thâm hậu được sống trong nội tâm. Nó sống nhờ chính đức tin nuôi dưỡng”. Bằng cách nào? “bằng cách làm những việc sinh ích, những việc do tình yêu nhằm ích lợi của người ta. Có lẽ tội xấu nhất phạm tới tình yêu là tội không biết tới ai. Có những người yêu cha, mà cha lại từ khước họ, cha lại coi họ như người dưng không quen biết. Những người này yêu thương cha mà cha lại từ khước họ”.
Và vì “Đấng yêu thương chúng ta hơn cả là Thiên Chúa” nên “từ khước Thiên Chúa là một trong những tội xấu hơn cả”. Tuy nhiên, Đức Phanxicô làm ta an tâm khi chỉ ra rằng đây chính là tội của Thánh Phêrô: chối bỏ Chúa Giêsu Kitô, nhưng Người vẫn cho ngài làm Giáo Hoàng. “Thành thử, tôi biết nói sao đây? Nói chi được! Vậy thì, tiến bước!”.
Lắng nghe người khác, cả những người không đồng ý với ta
Cha Di Paola hỏi đùa Đức Phanxicô: “Đức Thánh Cha có những người không đồng ý với ngài ở chung quanh không, đồng ý về việc ngài làm và điều ngài nói?”. Đức Phanxicô, không do dự, trả lời ngay “chắc chắn là có”. “Đức Thánh Cha xử sự với họ ra sao?” Câu trả lời rất đơn giản và đúng lúc: “Lắng nghe người ta chưa bao giờ mang họa lại cho tôi. Mỗi lần lắng nghe họ, đều là một điều tốt đối với tôi. Những lúc tôi không lắng nghe họ là lúc sự việc chẳng xuôi thuận chút nào. Vì dù không nhất trí với họ, họ vẫn luôn, vâng, luôn luôn, đem đến cho cha một điều gì đó hay đặt cha vào một tình huống buộc cha phải suy nghĩ lại các chủ trương của cha. Và điều này làm cha phong phú”.
Các mối liên hệ ảo tạo nên “bảo tàng viện của giới trẻ"
Đối thoại, lắng nghe sẽ làm chúng ta ra phong phú. Dĩ nhiên, đối thoại và lắng nghe là đời thực, nhưng đi ngược lại phong thái thời nay vốn đẩy giới trẻ vào những mối liên hệ ảo khiến họ quên khuấy cả thế giới thực. Mối nguy là tạo nên “bảo tàng viện của giới trẻ”, cái gì cũng biết. Tuy nhiên, tính sinh ích ở trên đời “không đi qua việc tích lũy hiểu biết” mà đúng hơn nó đi “qua việc thay đổi tính đúng đắn của cuộc hiện sinh nơi ta”. Đức Phanxicô cho hay: “Cha có thể yêu một con người, nhưng nếu cha không chịu bắt tay họ, không chịu ôm hôn họ, thì đâu phải là yêu thương gì. Nếu yêu thương một ai đó đến độ muốn được kết hôn với họ, nghĩa là, nếu muốn trao ban hoàn toàn con người của mình, nhưng lại không ôm hôn họ, không cho họ một nụ hôn, thì đâu phải là yêu thương thực sự”.
Cho nên, các thanh niên thiếu nữ đừng bị mắc lừa. Đức Giáo Hoàng quả quyết “tình yêu ảo không hề hiện hữu. Có lời tỏ tình ảo, nhưng tình yêu thực cần có tiếp xúc thể lý, cụ thể”. Do đó, đừng trở thành “bảo tàng viện của giới trẻ” chỉ biết mọi sự một cách ảo; thay vào đó, hãy là những người trẻ biết cảm nhận và nói một cách hoà điệu cả ba thứ ngôn ngữ của đầu, của tim và của bàn tay.
Các cuộc bầu cử tại Á Căn Đình: “Ước mong mọi sự trong sạch, trung thực và trong sáng”
Cuối cuộc phỏng vấn, Đức Phanxicô đưa ra ba khuyến cáo cho các nhà cai trị Á Căn Đình nhân cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Mười này. Thứ nhất, “họ đề xuất những cương lĩnh rõ ràng”, cụ thể và được suy nghĩ cẩn thận. Thứ hai, “trung thực khi trình bầy các chủ trương”. Thứ ba, “một chiến dịch tranh cử thuộc loại không tiền bạc” nghĩa là không phải là thành quả của tài trợ hay chơi trò lời lãi để rồi sau đó đòi tính sổ.
Tông du Á Căn Đình: “đầu năm 2016”
Sau đó, Đức Phanxicô xác nhận tin tức do người cộng tác với ngài là Đức Cha Kartcher loan tải về cuộc tông du Á Căn Đình trong tương lai. Ngài cho biết: “Vào đầu năm 2016, nhưng chưa có gì chắc chắn. Còn phải kiếm chỗ giữa các cuộc tông du tới các quốc gia khác”.
Tấn công tôi? Tôi hy vọng sẽ không đau đớn, tôi rất nhát…”
Việc kết thúc cuộc phỏng vấn kể là sáng chói. “Chúng con nghe tin trên truyền hình khiến chúng con lo lắng và sợ hãi; đó là những kẻ cuồng tín muốn giết Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha không sợ chứ?” Cha Di Paola hỏi thế. Đức Phanxicô giải thích “Cha thấy đấy, đời tôi vốn ở trong tay Chúa. Tôi vốn thưa với Người: Chúa săn sóc con. Tuy nhiên, nếu ý Chúa muốn con chết hay để họ làm gì con, con xin Chúa một ơn thôi: là nó đừng làm con đau đớn. Vì con rất nhát gan khi đụng tới cái đau thể xác”.
Chính vì thế, câu hỏi khai mào buổi phỏng vấn là về định nghĩa của ngoại vi: “Đức Thánh Cha nghĩ tới điều gì và nghĩ tới ai khi ngài nói tới các khu ngoại vi? Phải chăng nghĩ tới chúng con, những người của khu ổ chuột?” Cha Di Paola của tờ báo trên hỏi như vậy. Ngài trả lời:
“Khi nói tới khu ngoại vi, tôi có ý nói tới các khu ở bên lề” và do đó, tới tất cả các khu vực nằm xa ‘trung tâm’, nơi chúng ta thường đi lại và kiểm soát. Sự thật là “thực tại được thấy rõ từ khu ngoại vi hơn là từ trung tâm”. Đức Phanxicô quả quyết như thế. “kể cả thực tại của một con người, một ngoại vi hiện sinh, hay thực tại tư duy của họ. Cha có thể có tư tưởng được sắp xếp đàng hoàng, nhưng khi chạm trán với một ai đó không suy nghĩ như cha, thế nào cha cũng phải tìm đủ lý do để bênh vực tư tưởng của cha. Cuộc tranh luận đã khởi diễn, và nét ngoại vi trong tư tưởng người khác này đã làm cha ra phong phú hơn”.
Giới trẻ và những quốc gia bị ma túy nô dịch
Tuy nhiên, ngoại vi không hẳn chỉ là một vấn đề của tâm trí, nó còn là cái khung đầy thử thách đè nặng lên giới trẻ đang khốn khổ, quay cuồng trong những chiếc bẫy như ma túy, cuộc tấn công hàng đầu nhắm vào người trẻ ở các khu ổ chuột. Cha Di Paola hỏi: “Làm thế nào, chúng con tự bảo vệ được mình?”. Đức Phanxicô nhận định: “đúng thế, ma túy đang tiến tới, nó không chịu dừng lại. Có những quốc gia hiện đang là nô lệ cho ma túy. Nhưng điều làm tôi lo ngại hơn hết là chủ nghĩa hãnh tiến (triumphalism) của những người buôn bán ma túy. Những người này đang hát ca chiến thắng, họ cảm thấy họ đã chiến thắng, họ đã vinh thắng. Và đó là một thực tại. Có những quốc gia, hay khu vực, trong đó, mọi sự đều qui phục ma túy”. Kể cả Á Căn Đình, nơi, trong 25 năm qua, đã chuyển từ trạng thái quá cảnh của ma tuý sang trạng thái tiêu dùng và có lẽ cả sản xuất ra nó nữa.
Nên cho giới trẻ những điều gì? “Tình âu yếm và tự do, nhưng trên hết…
Luôn nghĩ tới giới trẻ, Cha Di Paola hỏi Đức Thánh Cha điều gì quan trọng nhất cần đem lại cho con cái mình. Đức Phanxicô không do dự, trả lời ngay: “Được thuộc về tổ ấm”. Và việc này diễn ra “trong yêu thương, âu yếm, dành thì giờ cho chúng, nắm tay chúng, đồng hành với chúng, chơi với chúng, cho chúng những gì chúng cần để lớn lên”. Và trên hết, dành cho chúng “không gian để chúng tự phát biểu chúng ra”. Ngài bảo: “không chơi với con cái mình, là tước đoạt khỏi chúng chiều kích nhưng không (gratuitous). Không để chúng phát biểu điều chúng cảm nhận, giúp chúng cơ hội lý luận cả với mình và cảm thấy tự do, là không để chúng trưởng thành”.
... cho chúng đức tin”
Tuy nhiên, hơn bất cứ điều gì khác, điều tối cần là cho giới trẻ đức tin. Đức Phanxicô cho hay: “điều làm tôi đau đớn rất nhiều là gặp một em nhỏ mà đến làm dấu thánh giá, em cũng không biết làm. Điều này có nghĩa: các em nhỏ đã không được ban cho điều quan trọng nhất mà một người cha hay một người mẹ có thể ban cho em”. Hiện có rất nhiều trẻ em trong trạng huống này, bị cuộc sống thử thách, vai chính của nhiều câu truyện đầy khó khăn và đau khổ lớn lao. Ấy thế nhưng, theo Đức Phanxicô, luôn luôn có khả thể đổi thay: “Mọi người đều có thể thay đổi. Mọi người, cả những người bị thử thách hơn hết. Tôi biết một số người từng buông xuôi, vứt bỏ cuộc đời mình, nhưng nay đã kết hôn và có gia đình”.
Tất cả chúng ta đều lem luốc, nhưng Thiên Chúa không mệt mỏi tha thứ
Việc con người chúng ta là “hình ảnh Thiên Chúa” không phải chỉ là cái nhìn lạc quan, nhưng còn là điều chắc chắn. Và Thiên Chúa “không khinh miệt hình ảnh của Người, nhưng Người cứu vớt nó, Người luôn tìm ra cách phục hồi nó khi nó bị lu mờ”. Ngài nói thêm: “tôi thích nhắc lại điều này: Là con cái Thiên Chúa nhưng tất cả chúng ta đều lem luốc, ta mắc lầm lỗi ở mọi lúc, ta phạm tội, nhưng khi ta xin tha thứ, Người luôn tha thứ cho ta”. Do đó mà có điệp khúc này “Thiên Chúa không mệt mỏi tha thứ; chính chúng ta, những người nghĩ mình biết điều này điều nọ, mới mệt mỏi xin tha thứ”.
Liên hệ với Chúa Giêsu, giữa cảnh thăng trầm
Tuy nhiên, muốn luôn có sự chắc chắn như trên, ta phải có đức tin. Đức Phanxicô dạy rằng: trong đức tin cũng như trong khi liên hệ với Thiên Chúa, ta biết rằng: “có những lúc thăng có những lúc trầm. Có những lúc, ta ý thức được sự hiện diện của Thiên Chúa, nhưng có những lúc, ta quên khuấy mất Người”. Thành thử Thánh Kinh nói rằng “đời người là một cuộc chiến đấu. Cho nên điều cần là canh chừng nhưng đừng chủ bại hay bi quan”. Và vì “đức tin không phải là một cảm quan: đôi khi Chúa ban cho ta ơn cảm nhận được nó, nhưng đức tin không phải chỉ có thế”.
Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng: “Đức tin là mối liên hệ của tôi với Chúa Giêsu Kitô, tôi tin rằng Người đã cứu vớt tôi”. Cho nên, “hãy bắt đầu tìm ra những giây phút trong đời trong đó cha rất tệ, cha mất hút, và nhận ra Chúa Kitô đã cứu vớt cha ra sao. Giữ vững điều này, đó chính là cội rễ của đức tin của cha”.
Và hãy mang theo Tin Mừng!
Theo Đức Phanxicô, khi buồn sầu hoặc có những vấn đề làm lu mờ các ký ức trên, thì phương thuốc là “luôn mang theo một cuốn Thánh Kinh nhỏ ở trong túi. Hãy mang theo nó tại nhà. Nó là Lời Thiên Chúa. Đức tin được nuôi dưỡng từ đó. Dù sao, đức tin cũng là một hồng ân; nó không phải là một thái độ tâm lý. Nếu được ban cho một quà tặng, chắc cha phải nhận, có đúng không? Thành thử, cha hãy nhận hồng ân Tin Mừng, và đọc hồng ân này. Đọc nó và lắng nghe Lời Thiên Chúa”.
“Tôi là một kẻ tội lỗi giống bất cứ kẻ tội lỗi nào khác”
Vẫn trong tâm thức “thiêng liêng”, Cha Di Paola đặt một câu hỏi khác: “Làm thế nào ta có thể sống một cách hữu ích?”. Ai dám trả lời một cách thành thực như Đức Phanxicô: “vậy chứ, tôi từng sống một cách vô dụng, không phải sao? Có những lúc, đời chẳng có chi là thâm hậu và phong phú cả. Tôi là một kẻ tội lỗi giống bất cứ kẻ tội lỗi nào khác. Ngoại trừ điều này: Chúa giúp tôi làm những điều có thể trông thấy. Nhưng biết bao lần có những người làm điều tốt, rất tốt là đàng khác, mà nào có ai thấy”.
Dù sao, Đức Phanxicô cho biết “tính thâm hậu không trực tiếp tỷ lệ thuận với điều người ta thấy. Tính thâm hậu được sống trong nội tâm. Nó sống nhờ chính đức tin nuôi dưỡng”. Bằng cách nào? “bằng cách làm những việc sinh ích, những việc do tình yêu nhằm ích lợi của người ta. Có lẽ tội xấu nhất phạm tới tình yêu là tội không biết tới ai. Có những người yêu cha, mà cha lại từ khước họ, cha lại coi họ như người dưng không quen biết. Những người này yêu thương cha mà cha lại từ khước họ”.
Và vì “Đấng yêu thương chúng ta hơn cả là Thiên Chúa” nên “từ khước Thiên Chúa là một trong những tội xấu hơn cả”. Tuy nhiên, Đức Phanxicô làm ta an tâm khi chỉ ra rằng đây chính là tội của Thánh Phêrô: chối bỏ Chúa Giêsu Kitô, nhưng Người vẫn cho ngài làm Giáo Hoàng. “Thành thử, tôi biết nói sao đây? Nói chi được! Vậy thì, tiến bước!”.
Lắng nghe người khác, cả những người không đồng ý với ta
Cha Di Paola hỏi đùa Đức Phanxicô: “Đức Thánh Cha có những người không đồng ý với ngài ở chung quanh không, đồng ý về việc ngài làm và điều ngài nói?”. Đức Phanxicô, không do dự, trả lời ngay “chắc chắn là có”. “Đức Thánh Cha xử sự với họ ra sao?” Câu trả lời rất đơn giản và đúng lúc: “Lắng nghe người ta chưa bao giờ mang họa lại cho tôi. Mỗi lần lắng nghe họ, đều là một điều tốt đối với tôi. Những lúc tôi không lắng nghe họ là lúc sự việc chẳng xuôi thuận chút nào. Vì dù không nhất trí với họ, họ vẫn luôn, vâng, luôn luôn, đem đến cho cha một điều gì đó hay đặt cha vào một tình huống buộc cha phải suy nghĩ lại các chủ trương của cha. Và điều này làm cha phong phú”.
Các mối liên hệ ảo tạo nên “bảo tàng viện của giới trẻ"
Đối thoại, lắng nghe sẽ làm chúng ta ra phong phú. Dĩ nhiên, đối thoại và lắng nghe là đời thực, nhưng đi ngược lại phong thái thời nay vốn đẩy giới trẻ vào những mối liên hệ ảo khiến họ quên khuấy cả thế giới thực. Mối nguy là tạo nên “bảo tàng viện của giới trẻ”, cái gì cũng biết. Tuy nhiên, tính sinh ích ở trên đời “không đi qua việc tích lũy hiểu biết” mà đúng hơn nó đi “qua việc thay đổi tính đúng đắn của cuộc hiện sinh nơi ta”. Đức Phanxicô cho hay: “Cha có thể yêu một con người, nhưng nếu cha không chịu bắt tay họ, không chịu ôm hôn họ, thì đâu phải là yêu thương gì. Nếu yêu thương một ai đó đến độ muốn được kết hôn với họ, nghĩa là, nếu muốn trao ban hoàn toàn con người của mình, nhưng lại không ôm hôn họ, không cho họ một nụ hôn, thì đâu phải là yêu thương thực sự”.
Cho nên, các thanh niên thiếu nữ đừng bị mắc lừa. Đức Giáo Hoàng quả quyết “tình yêu ảo không hề hiện hữu. Có lời tỏ tình ảo, nhưng tình yêu thực cần có tiếp xúc thể lý, cụ thể”. Do đó, đừng trở thành “bảo tàng viện của giới trẻ” chỉ biết mọi sự một cách ảo; thay vào đó, hãy là những người trẻ biết cảm nhận và nói một cách hoà điệu cả ba thứ ngôn ngữ của đầu, của tim và của bàn tay.
Các cuộc bầu cử tại Á Căn Đình: “Ước mong mọi sự trong sạch, trung thực và trong sáng”
Cuối cuộc phỏng vấn, Đức Phanxicô đưa ra ba khuyến cáo cho các nhà cai trị Á Căn Đình nhân cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Mười này. Thứ nhất, “họ đề xuất những cương lĩnh rõ ràng”, cụ thể và được suy nghĩ cẩn thận. Thứ hai, “trung thực khi trình bầy các chủ trương”. Thứ ba, “một chiến dịch tranh cử thuộc loại không tiền bạc” nghĩa là không phải là thành quả của tài trợ hay chơi trò lời lãi để rồi sau đó đòi tính sổ.
Tông du Á Căn Đình: “đầu năm 2016”
Sau đó, Đức Phanxicô xác nhận tin tức do người cộng tác với ngài là Đức Cha Kartcher loan tải về cuộc tông du Á Căn Đình trong tương lai. Ngài cho biết: “Vào đầu năm 2016, nhưng chưa có gì chắc chắn. Còn phải kiếm chỗ giữa các cuộc tông du tới các quốc gia khác”.
Tấn công tôi? Tôi hy vọng sẽ không đau đớn, tôi rất nhát…”
Việc kết thúc cuộc phỏng vấn kể là sáng chói. “Chúng con nghe tin trên truyền hình khiến chúng con lo lắng và sợ hãi; đó là những kẻ cuồng tín muốn giết Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha không sợ chứ?” Cha Di Paola hỏi thế. Đức Phanxicô giải thích “Cha thấy đấy, đời tôi vốn ở trong tay Chúa. Tôi vốn thưa với Người: Chúa săn sóc con. Tuy nhiên, nếu ý Chúa muốn con chết hay để họ làm gì con, con xin Chúa một ơn thôi: là nó đừng làm con đau đớn. Vì con rất nhát gan khi đụng tới cái đau thể xác”.