Cha Thomas Rosica thuộc phòng Báo chí Tòa Thánh đã ra một tuyên bố làm rõ nhận xét của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về tự do ngôn luận và chuyện báng bổ tôn giáo người khác.
Theo dòng thời gian, đã có những sự kiện sau xảy ra tiếp theo vụ thảm sát tại toà báo Charlie Hebdo.
Đức Giáo Hoàng cực lực lên án vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo
Sáng thứ Năm 8 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành thánh lễ đầu tiên tại nhà nguyện Santa Marta sau kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh để cầu nguyện cách riêng cho những nạn nhân của vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo ở Paris
Ngài nói rằng cuộc tấn công này "thể hiện cả sự tàn bạo nhân loại đến cùng cực; lẫn các chiều kích kinh hoàng của chủ nghĩa khủng bố, cả thứ khủng bố riêng lẻ lẫn chủ nghĩa khủng bố nhà nước."
Đức Thánh Cha than thở: "Con người có thể tàn ác đến là ngần nào! Chúng ta hãy cầu nguyện trong thánh lễ này, cho rất nhiều các nạn nhân của sự tàn bạo này. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những kẻ tàn ác như vậy, xin Chúa hoán cải con tim của họ."
Các vị Hồng Y và Giám Mục Pháp cũng cực lực lên án vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo
Cũng trong ngày thứ Năm 8 tháng Giêng, trong một phút mặc niệm 12 người gồm các ký giả, các nhân viên cảnh sát và người đi đường bị thiệt mạng trong vụ thảm sát một ngày trước đó, nhà thờ Đức Bà Paris đã rung chuông trong một cử chỉ chia buồn với những nạn nhân của một vụ khủng bố được xem là trầm trọng nhất tại Pháp trong nửa thế kỷ qua.
Các vị Hồng Y và Giám Mục Pháp cũng hiện diện trong các cuộc biểu tình lên án bọn khủng bố.
Phản ứng của tờ Charlie Hebdo
Những thành viên còn sống của tờ Charlie Hebdo đã nhờ các cơ quan ngôn luận tại Pháp giúp tiếp tục tái bản và hôm thứ Tư 14 tháng Giêng đã phát hành với một số lượng lớn gấp 50 lần trước đó.
Trong số báo này, tờ báo đã có một biếm họa chỉ trích tiên tri Môhamét của Hồi Giáo nặng nề. Vì thế, hàng loạt những cuộc biểu tình của người Hồi Giáo đã nổ ra trên toàn thế giới. Đặc biệt, nghiêm trọng là 10 người bị giết và 45 nhà thờ Kitô Giáo tại thủ đô Niamey của Niger đã bị tấn công và đốt cháy.
Bên cạnh đó, tờ báo cũng vẽ một biếm họa đả kích Đức Giáo Hoàng Phanxicô và hàng giáo phẩm Công Giáo Pháp. Biên tập viên của tờ tạp chí viết rằng họ không muốn sự hỗ trợ của Giáo Hội Công Giáo và chế giễu một số nhà lãnh đạo Công Giáo đã tham gia vào các cuộc biểu tình.
Tờ báo viết:
“Điều đã làm cho chúng tôi cười nhiều nhất là các quả chuông của nhà thờ Notre Dame đã rung lên nhằm vinh danh chúng tôi. Chúng tôi muốn gửi một thông điệp cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô -- người cũng là Charlie tuần này: Chúng tôi chỉ chấp nhận các chuông của nhà thờ Notre Dame được đánh lên nhằm vinh danh chúng tôi nếu những quả chuông ấy được đánh bởi những phụ nữ FEMEN".
(FEMEN là nhóm nữ quyền quá khích mà các thành viên đã thường xuyên tổ chức các cuộc biểu tình để ngực trần bên trong nhiều nhà thờ châu Âu. Diễn biến gần đây nhất là vụ một phụ nữ trong nhóm này để ngực trần chạy trên quảng trường Thánh Phêrô và xông vào hang đá giật đi tượng Chúa Hài Đồng vào ngày lễ Giáng Sinh 25 tháng 12).
Thực ra, hàng giáo sĩ Pháp xuất hiện trong các cuộc biểu tình là nhằm lên án hành vi bạo lực của khủng bố Hồi Giáo, chứ không phải là nhằm vinh danh tờ Charlie Hebdo, một tờ báo khét tiếng bài bác tất cả các tôn giáo, không riêng gì là Hồi Giáo.
Cuộc họp báo trên chuyến bay từ Colombo sang Manila
Hôm thứ Năm 15 tháng Giêng, trong cuộc họp báo trên chuyến bay từ Sri Lanka sang Phi Luật Tân, sau khi cực lực lên án vụ thảm sát tại toà báo Charlie Hebdo như ngài đã làm trong thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta đúng một tuần trước đó, Đức Giáo Hoàng so sánh việc báng bổ tôn giáo với việc chửi cha mắng mẹ người khác, và nhận xét rằng xúc phạm cha mẹ người ta, tức là muốn người ta cho mình một cú đấm.
Trả lời câu hỏi của một ký giả Pháp xin ngài nhận định về những vụ khủng bố gần đây tại Paris, và tương quan giữa tự do tôn giáo và tự do ngôn luận, Đức Thánh Cha nói:
“Cả hai tự do này đều là những quyền căn bản của con người. Kẻ nào chủ trương giết người nhân danh Thiên Chúa thì rơi vào lầm lạc, và những kẻ nào xúc phạm tôn giáo nhân danh quyền được nói những gì mình thích nói cũng là sai lầm. Về tự do ngôn luận: mỗi người không những có tự do và có quyền, nhưng còn có nghĩa vụ nói điều mà mình nghĩ là có thể giúp xây dựng công ích.”
“Chắn chắn là không thể dùng bạo lực để phản ứng lại sự xúc phạm, nhưng cũng đừng khiêu khích. Không thể mạ lỵ tín ngưỡng của người khác, không thể chế nhạo đức tin, vì tự do ngôn luận có một giới hạn, đó là phẩm giá của mỗi tôn giáo”.
Theo thói quen hài hước của ngài, Đức Thánh Cha lấy một ví dụ để minh họa những điều ngài nói:
"Nếu người bạn tốt của tôi là Tiến Sĩ Gasparri đây chửi thề đối với mẹ tôi, ông có thể mong đợi một cú đấm. Đó là bình thường. Đó là bình thường. Bạn không thể kích động. Bạn không thể xúc phạm đức tin của người khác. Bạn không thể mang đức tin của người khác ra làm trò cười."
Tiến Sĩ Alberto Gasparri là người luôn có mặt trong các cuộc tông du của Đức Giáo Hoàng. Ông phụ trách việc hoạch định các chuyến tông du của các vị Giáo Hoàng. Ông thường cùng với Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đứng hai bên Đức Thánh Cha trong các buổi họp báo trên các chuyến bay.
Nhiều tờ báo đã dùng thủ đoạn cắt cúp và kết án Đức Giáo Hoàng là bênh vực cho những kẻ khủng bố. Nhẹ nhất thì bênh vực “quyền tự do xúc phạm người khác” như thủ tướng David Cameron của Anh quốc.
Vì thế, Cha Thomas Rosica đã ra một thông báo tường trình toàn bộ nội dung nhận xét của Đức Giáo Hoàng và nêu bật rằng:
"Nhận xét của Đức Giáo Hoàng không có cách nào có thể giải thích là một sự biện minh cho hành vi bạo lực và khủng bố diễn ra tại Paris vào tuần trước".
Cần lưu ý rằng những lời của Đức Giáo Hoàng "được nói một cách bộc trực, trong bối cảnh thân thiện giữa những người cùng đi và những bạn bè trong cuộc hành trình"
Cha Rosica nói thêm rằng "lời nói của ngài có nghĩa là có những giới hạn khi đùa cợt và châm biếm đặc biệt là trong những cách thức mà chúng ta đề cập đến các vấn đề về tôn giáo và niềm tin."
Phát ngôn viên nói thêm:
“Phản ứng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tương tự như những gì chúng ta cảm thấy khi những người thân yêu nhất đối với chúng ta bị xúc phạm hoặc bị hại. Phong cách phát biểu không gò bó của Đức Giáo Hoàng, đặc biệt là trong những tình huống như trong một cuộc họp báo, phải được đánh giá trung thực và không thể bị bóp méo hoặc xuyên tạc. Đức Giáo Hoàng đã nói rõ ràng rằng ngài chống lại chủ nghĩa khủng bố và các hành vi bạo lực xảy ra tại Paris và ở miền khác trên thế giới. Bạo lực sinh ra bạo lực. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không hề thốt lời ủng hộ bạo lực trên chuyến bay.”
Theo dòng thời gian, đã có những sự kiện sau xảy ra tiếp theo vụ thảm sát tại toà báo Charlie Hebdo.
Đức Giáo Hoàng cực lực lên án vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo
10 người bị giết, 45 nhà thờ bị đốt tại Niemey, Niger |
Hàng triệu người biểu tình chống tờ Charlie Hebdo tại Chechnya |
Hàng trăm ngàn người biểu tình chống tờ Charlie Hebdo tại Pakistan |
ĐTC trong cuộc họp báo, bên cạnh là tiến sĩ Alberto Gasparri |
Ngài nói rằng cuộc tấn công này "thể hiện cả sự tàn bạo nhân loại đến cùng cực; lẫn các chiều kích kinh hoàng của chủ nghĩa khủng bố, cả thứ khủng bố riêng lẻ lẫn chủ nghĩa khủng bố nhà nước."
Đức Thánh Cha than thở: "Con người có thể tàn ác đến là ngần nào! Chúng ta hãy cầu nguyện trong thánh lễ này, cho rất nhiều các nạn nhân của sự tàn bạo này. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những kẻ tàn ác như vậy, xin Chúa hoán cải con tim của họ."
Các vị Hồng Y và Giám Mục Pháp cũng cực lực lên án vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo
Cũng trong ngày thứ Năm 8 tháng Giêng, trong một phút mặc niệm 12 người gồm các ký giả, các nhân viên cảnh sát và người đi đường bị thiệt mạng trong vụ thảm sát một ngày trước đó, nhà thờ Đức Bà Paris đã rung chuông trong một cử chỉ chia buồn với những nạn nhân của một vụ khủng bố được xem là trầm trọng nhất tại Pháp trong nửa thế kỷ qua.
Các vị Hồng Y và Giám Mục Pháp cũng hiện diện trong các cuộc biểu tình lên án bọn khủng bố.
Phản ứng của tờ Charlie Hebdo
Những thành viên còn sống của tờ Charlie Hebdo đã nhờ các cơ quan ngôn luận tại Pháp giúp tiếp tục tái bản và hôm thứ Tư 14 tháng Giêng đã phát hành với một số lượng lớn gấp 50 lần trước đó.
Trong số báo này, tờ báo đã có một biếm họa chỉ trích tiên tri Môhamét của Hồi Giáo nặng nề. Vì thế, hàng loạt những cuộc biểu tình của người Hồi Giáo đã nổ ra trên toàn thế giới. Đặc biệt, nghiêm trọng là 10 người bị giết và 45 nhà thờ Kitô Giáo tại thủ đô Niamey của Niger đã bị tấn công và đốt cháy.
Bên cạnh đó, tờ báo cũng vẽ một biếm họa đả kích Đức Giáo Hoàng Phanxicô và hàng giáo phẩm Công Giáo Pháp. Biên tập viên của tờ tạp chí viết rằng họ không muốn sự hỗ trợ của Giáo Hội Công Giáo và chế giễu một số nhà lãnh đạo Công Giáo đã tham gia vào các cuộc biểu tình.
Tờ báo viết:
“Điều đã làm cho chúng tôi cười nhiều nhất là các quả chuông của nhà thờ Notre Dame đã rung lên nhằm vinh danh chúng tôi. Chúng tôi muốn gửi một thông điệp cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô -- người cũng là Charlie tuần này: Chúng tôi chỉ chấp nhận các chuông của nhà thờ Notre Dame được đánh lên nhằm vinh danh chúng tôi nếu những quả chuông ấy được đánh bởi những phụ nữ FEMEN".
(FEMEN là nhóm nữ quyền quá khích mà các thành viên đã thường xuyên tổ chức các cuộc biểu tình để ngực trần bên trong nhiều nhà thờ châu Âu. Diễn biến gần đây nhất là vụ một phụ nữ trong nhóm này để ngực trần chạy trên quảng trường Thánh Phêrô và xông vào hang đá giật đi tượng Chúa Hài Đồng vào ngày lễ Giáng Sinh 25 tháng 12).
Thực ra, hàng giáo sĩ Pháp xuất hiện trong các cuộc biểu tình là nhằm lên án hành vi bạo lực của khủng bố Hồi Giáo, chứ không phải là nhằm vinh danh tờ Charlie Hebdo, một tờ báo khét tiếng bài bác tất cả các tôn giáo, không riêng gì là Hồi Giáo.
Cuộc họp báo trên chuyến bay từ Colombo sang Manila
Hôm thứ Năm 15 tháng Giêng, trong cuộc họp báo trên chuyến bay từ Sri Lanka sang Phi Luật Tân, sau khi cực lực lên án vụ thảm sát tại toà báo Charlie Hebdo như ngài đã làm trong thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta đúng một tuần trước đó, Đức Giáo Hoàng so sánh việc báng bổ tôn giáo với việc chửi cha mắng mẹ người khác, và nhận xét rằng xúc phạm cha mẹ người ta, tức là muốn người ta cho mình một cú đấm.
Trả lời câu hỏi của một ký giả Pháp xin ngài nhận định về những vụ khủng bố gần đây tại Paris, và tương quan giữa tự do tôn giáo và tự do ngôn luận, Đức Thánh Cha nói:
“Cả hai tự do này đều là những quyền căn bản của con người. Kẻ nào chủ trương giết người nhân danh Thiên Chúa thì rơi vào lầm lạc, và những kẻ nào xúc phạm tôn giáo nhân danh quyền được nói những gì mình thích nói cũng là sai lầm. Về tự do ngôn luận: mỗi người không những có tự do và có quyền, nhưng còn có nghĩa vụ nói điều mà mình nghĩ là có thể giúp xây dựng công ích.”
“Chắn chắn là không thể dùng bạo lực để phản ứng lại sự xúc phạm, nhưng cũng đừng khiêu khích. Không thể mạ lỵ tín ngưỡng của người khác, không thể chế nhạo đức tin, vì tự do ngôn luận có một giới hạn, đó là phẩm giá của mỗi tôn giáo”.
Theo thói quen hài hước của ngài, Đức Thánh Cha lấy một ví dụ để minh họa những điều ngài nói:
"Nếu người bạn tốt của tôi là Tiến Sĩ Gasparri đây chửi thề đối với mẹ tôi, ông có thể mong đợi một cú đấm. Đó là bình thường. Đó là bình thường. Bạn không thể kích động. Bạn không thể xúc phạm đức tin của người khác. Bạn không thể mang đức tin của người khác ra làm trò cười."
Tiến Sĩ Alberto Gasparri là người luôn có mặt trong các cuộc tông du của Đức Giáo Hoàng. Ông phụ trách việc hoạch định các chuyến tông du của các vị Giáo Hoàng. Ông thường cùng với Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đứng hai bên Đức Thánh Cha trong các buổi họp báo trên các chuyến bay.
Nhiều tờ báo đã dùng thủ đoạn cắt cúp và kết án Đức Giáo Hoàng là bênh vực cho những kẻ khủng bố. Nhẹ nhất thì bênh vực “quyền tự do xúc phạm người khác” như thủ tướng David Cameron của Anh quốc.
Vì thế, Cha Thomas Rosica đã ra một thông báo tường trình toàn bộ nội dung nhận xét của Đức Giáo Hoàng và nêu bật rằng:
"Nhận xét của Đức Giáo Hoàng không có cách nào có thể giải thích là một sự biện minh cho hành vi bạo lực và khủng bố diễn ra tại Paris vào tuần trước".
Cần lưu ý rằng những lời của Đức Giáo Hoàng "được nói một cách bộc trực, trong bối cảnh thân thiện giữa những người cùng đi và những bạn bè trong cuộc hành trình"
Cha Rosica nói thêm rằng "lời nói của ngài có nghĩa là có những giới hạn khi đùa cợt và châm biếm đặc biệt là trong những cách thức mà chúng ta đề cập đến các vấn đề về tôn giáo và niềm tin."
Phát ngôn viên nói thêm:
“Phản ứng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tương tự như những gì chúng ta cảm thấy khi những người thân yêu nhất đối với chúng ta bị xúc phạm hoặc bị hại. Phong cách phát biểu không gò bó của Đức Giáo Hoàng, đặc biệt là trong những tình huống như trong một cuộc họp báo, phải được đánh giá trung thực và không thể bị bóp méo hoặc xuyên tạc. Đức Giáo Hoàng đã nói rõ ràng rằng ngài chống lại chủ nghĩa khủng bố và các hành vi bạo lực xảy ra tại Paris và ở miền khác trên thế giới. Bạo lực sinh ra bạo lực. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không hề thốt lời ủng hộ bạo lực trên chuyến bay.”