NHỚ MỘT NỤ CƯỜI
Nhân dịp mừng 50 năm dòng Tiểu Muội Việt Nam (1953 - 2003)
Khi Chúa trao cho tôi nhiệm vụ Giám mục, tôi rất sợ. Nhiệm vụ đó lại phải được thi hành trong những hoàn cảnh quá mới, tôi càng thêm sợ.
Nhưng Chúa đã không bỏ tôi cô đơn. Ngài đã gởi đến tôi nhiều người tốt. Dù ở xa, dù ở gần, họ đã đồng hành với tôi, họ đã tháp tùng tôi. Tôi đã nhờ họ mà bước đi từng ngày trên đường truyền giáo.
Một trong những người tôi rất nhớ và rất biết ơn, đó là chị Magdeleine de Jesus, người đã sáng lập dòng nữ tu Tiểu Muội Chúa Giêsu.
Một nụ cười trong những nụ cười.
Tôi gặp chị lần đầu tiên tại Rôma năm 1980.
Vùng ngoại ô Rôma có một khu đất vắng, um tùm, gọi là Ba Suối (Tre Fontane). Nhà mẹ các nữ tu Tiểu Muội được xây dựng trong khu đó. Tất cả các dãy nhà đều nhỏ, đơn sơ và nghèo. Môi trường sinh thái bao quanh là cảnh thiên nhiên lặng lẽ.
Với cảnh thiên nhiên này, khu nhà dòng nghèo mang một vẻ đẹp thầm lặng, nhưng thu hút.
Bước vào nhà dòng, tôi được chào đón bằng những nụ cười hồn nhiên của các nữ tu. Họ thuộc nhiều dân tộc, đến từ nhiều nước. Nhưng nụ cười của họ là ngôn ngữ không cần thông dịch.
Nhân vật mà tôi muốn gặp hơn cả là chị Magdeleine de Jesus.
Chị đến gặp tôi như gặp một người thân. Rất đơn sơ. Rất tình nghĩa. Tôi ngạc nhiên, vì thấy chị gầy yếu trong bộ tu phục nghèo, không có gì khác phân biệt với các chị em trong nhà.
Nhưng, đối với tôi, vẻ đẹp nhất của chị là nụ cười. Nụ cười kín đáo, dịu dàng hiện ra trên đôi môi, đôi mắt. Tôi có cảm tưởng nụ cười đó toát ra từ một tâm hồn chiêm niệm. Một thứ chiêm niệm vừa gần gũi Chúa, vừa gần gũi con người.
Sau lần gặp chị năm 1980, tôi được may mắn còn gặp lại chị nhiều lần. Mọi gặp gỡ đều qua đi. Nhưng nội dung các gặp gỡ đều đọng lại, thành kỷ niệm thân thiết. Đặc biệt là nụ cười của chị. Một nụ cười nhiều khi yếu ớt, khi chị đã già yếu và đau bệnh, mệt mỏi, hấp hối.
Nụ cười của chị bao gờ cũng trao gởi cho tôi những an ủi, nhất là những tia sáng Phúc Âm. Tôi xin phép nói lên mấy chân lý Phúc Âm, mà nụ cười của chị đã gợi lên trong lòng tôi.
1/ Tinh thần thơ ấu thiêng liêng.
Nhìn nụ cười hồn nhiên của chị, tôi tự nhiên nhớ lại lời Chúa phán xưa: “Thầy bảo thật các con: Ai không đón nhận Nước Trời như một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào đó” (Mc 10,15).
Trí tôi nhớ lời Chúa. Mắt tôi nhìn chị. Và lòng tôi cảm nghĩ: Chị đã đón nhận Nước Trời. Nước Trời là tình thương của Chúa. Nước Trời là chính Chúa. Chị được Chúa dắt đưa vào đó, vì chị có tinh thần thơ ấu.
Chị ở lại trong Chúa. Chúa ở lại trong chị. Như lời Chúa dạy: “Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong các con” (Ga 15,4). Và vì chị giữ được tinh thần thơ ấu, nên Chúa cầm tay chị dẫn đi các nơi, mà Chúa muốn, để gieo rắc tình yêu, qua các cộng đoàn bé nhỏ gồm những tâm hồn bé nhỏ phục vụ âm thầm.
Tôi đã gặp những cộng đoàn của chị tại nhiều nước, cả tại những nơi khó khăn nhất. Có những cộng đoàn tự nguyện sống trong nhà tù, chấp nhận sống như người tù, để chia sẻ số phận với các nữ tù nhân, đưa lại cho họ hy vọng và tình thương. Có những cộng đoàn sống giữa những đoàn du mục giữa sa mạc Phi châu. Có những cộng đoàn đi theo các gánh xiếc. Có những cộng đoàn sống rất nghèo giữa những xóm nghèo. Tất cả họ đều nghèo, đều nhỏ. Họ hiện diện như những nụ cười tình thương hồn nhiên, chân thành.
2/ Tâm hồn hiền lành khiêm tốn.
Tôi biết chị Magdeleine de Jesus mang rất nhiều gánh nặng. Nhưng cho dù trong những trường hợp bi đát, chị vẫn có khả năng gởi tặng những người xung quanh một nụ cười. Nụ cười lúc đó, theo tôi, là một sứ điệp. Sứ điệp của một linh hồn tuyệt đối gắn bó với Chúa Giêsu.
Xưa Chúa Giêsu đã hứa: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Thầy. Thầy sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Các con hãy mang lấy ách của Thầy, và học với Thầy, vì Thầy có lòng hiền lành và khiêm nhường. Tâm hồn các con sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách của Thầy thì êm ái, và gánh của Thầy thì nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30).
Trong những lời trên đây, tôi để ý nhất đến câu: “Hãy học với Thầy, vì Thầy có lòng hiền lành và khiêm nhường”. Tôi thấy chị Magdeleine de Jesus đã đón nhận chân lý đó với lòng tin tưởng đơn sơ và tuyệt đối. Chân lý đó rất rõ ràng. Cần gì phải tìm một trường nào khác để học điều Chúa muốn. Điều Chúa muốn là hiền lành và khiêm nhường. Trường dạy và thầy dạy hiền lành và khiêm nhường là chính Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu đã sống hiền lành và khiêm tốn, như con chiên, mà tiên tri Isaia đã báo trước: “Bị tra tấn, Ngài đã chịu đựng và không mở miệng, như chiên bị dẫn đến lò sát sinh” (Is 53,7).
Chính thánh Gioan Tiền Hô cũng đã giới thiệu Chúa Giêsu: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian” (Ga 1,29).
Cũng như anh Charles de Foucauld, chị Magdeleine de Jesus cũng học nơi Chúa Giêsu sự hiền lành khiêm nhường, và tất nhiên là sự phó thác và hy sinh. Tôi theo chị, hằng ngày, đọc những lời phó thác của anh Charles de Jésus:
“Lạy Cha, con phó mình con cho Cha, xin hãy làm nơi con mọi sự theo ý Cha. Cha làm chi mặc lòng, con cũng cảm ơn Cha. Con sẵn sàng luôn luôn.
Con nhận lãnh tất cả. Miễn ý Cha được làm trọn trong con, Trong tất cả loài Cha tạo dựng. Con chẳng ước muốn chi khác nữa. Lạy Cha là Chúa Trời con, con phó thác linh hồn con trong tay Cha. Con dâng hồn con cho Cha.
Lạy Cha, với tất cả tình yêu của con, vì con mến Cha, và vì mến Cha, nên con thấy cần phải hiến thân con, phó trót mình con trong tay Cha, không do dự đắn đo, song vô cùng tin cậy, vì Cha là Cha của con. Amen.”.
Lời nguyện trên đây của anh Charles đã do chị tặng tôi. Hằng ngày, chị đã cầu nguyện theo đó. Hằng ngày, tôi cũng cầu nguyện theo đó.
Từ chiêm niệm về Con Chiên hiền lành khiêm nhường, hy sinh, tôi ra đi truyền giáo, mà không cảm thấy có gánh nặng phải khẳng định đạo mình là đạo thật, còn các đạo khác là đạo giả. Tinh thần Con Chiên Thiên Chúa biến đổi cái nhìn của tôi về những người không cùng tôn giáo như tôi. Tôi trọng kính họ, văn hoá của họ, với những giá trị thiêng liêng cao quí của cuộc sống họ. Tôi nhìn họ là anh em thân thiết. Tình nghĩa là món quà quí giá tặng cho nhau trước hết. Từ khiêm tốn, hiền từ, phục vụ trong yêu thương chân thành như Chúa Giêsu đã yêu tôi và yêu họ, Chúa Thánh Thần sẽ có những sáng tạo lạ lùng, để mỗi người thiện chí được tham dự một cách nào đó vào ơn cứu độ của Đức Kitô.
Với tinh thần phục vụ yêu thương trong thầm lặng của Chúa Giêsu tại Nagiarét, với ánh sáng của Tám Mối Phúc, chị Magdeleine de Jesus đã sống chiêm niệm sâu xa, để rồi đã được sai đi thực xa.
Trong chiêm niệm, chị nhận lấy lửa tình yêu. Được sai đi, chị chia sẻ lửa đó cho muôn người, và khắp nơi trên thế giới. Nhưng trong kín đáo.
Năm đó, vào đầu tháng 11, tôi đang ở Mascơva, để dự một hội nghị quốc tế về hoà bình, thì được chi Magdeleine de Jesus nhắn là: Chị nhờ tôi giảng trong thánh lễ giỗ anh Charles sẽ được tổ chức tại Nhà Mẹ nữ tu Tiểu Muội ở Roma.
Ngày giỗ vào đầu tháng 12. Thánh lễ rất đông và sốt sắng. Trong bài giảng, tôi nói tới sự kiện các chị Tiểu Muội đang hiện diện ở nhiều nước. Tôi đã gặp các chị.
Sau thánh lễ, chị Magdeleine de Jesus cảm ơn tôi, và nói nhỏ với tôi một lời trách yêu: “Sự hiện diện của các chị em tại nhiều nơi là điều chính Chúa làm. Thiết tưởng chúng ta không nên nói nhiều về việc đó”. Rồi chị nở một nụ cười. Và tôi hiểu lòng khiêm tốn của chị.
Việt Nam cũng đã có nhiều bó đuốc nhận lửa từ trái tim chị.
Xin nhớ về chị, mà thi hài nay đang nằm âm thầm trong một hang đá tại Tre Fontane. Nhưng tôi vẫn gặp chị. Không lâu nữa, chắc chị sẽ được phong thánh. Nhưng đối với tôi, chị đã là chị thánh của tôi lâu rồi.
Nhân dịp mừng 50 năm dòng Tiểu Muội Việt Nam (1953 - 2003)
Khi Chúa trao cho tôi nhiệm vụ Giám mục, tôi rất sợ. Nhiệm vụ đó lại phải được thi hành trong những hoàn cảnh quá mới, tôi càng thêm sợ.
Nhưng Chúa đã không bỏ tôi cô đơn. Ngài đã gởi đến tôi nhiều người tốt. Dù ở xa, dù ở gần, họ đã đồng hành với tôi, họ đã tháp tùng tôi. Tôi đã nhờ họ mà bước đi từng ngày trên đường truyền giáo.
Một trong những người tôi rất nhớ và rất biết ơn, đó là chị Magdeleine de Jesus, người đã sáng lập dòng nữ tu Tiểu Muội Chúa Giêsu.
Một nụ cười trong những nụ cười.
Tôi gặp chị lần đầu tiên tại Rôma năm 1980.
Vùng ngoại ô Rôma có một khu đất vắng, um tùm, gọi là Ba Suối (Tre Fontane). Nhà mẹ các nữ tu Tiểu Muội được xây dựng trong khu đó. Tất cả các dãy nhà đều nhỏ, đơn sơ và nghèo. Môi trường sinh thái bao quanh là cảnh thiên nhiên lặng lẽ.
Với cảnh thiên nhiên này, khu nhà dòng nghèo mang một vẻ đẹp thầm lặng, nhưng thu hút.
Bước vào nhà dòng, tôi được chào đón bằng những nụ cười hồn nhiên của các nữ tu. Họ thuộc nhiều dân tộc, đến từ nhiều nước. Nhưng nụ cười của họ là ngôn ngữ không cần thông dịch.
Nhân vật mà tôi muốn gặp hơn cả là chị Magdeleine de Jesus.
Chị đến gặp tôi như gặp một người thân. Rất đơn sơ. Rất tình nghĩa. Tôi ngạc nhiên, vì thấy chị gầy yếu trong bộ tu phục nghèo, không có gì khác phân biệt với các chị em trong nhà.
Nhưng, đối với tôi, vẻ đẹp nhất của chị là nụ cười. Nụ cười kín đáo, dịu dàng hiện ra trên đôi môi, đôi mắt. Tôi có cảm tưởng nụ cười đó toát ra từ một tâm hồn chiêm niệm. Một thứ chiêm niệm vừa gần gũi Chúa, vừa gần gũi con người.
Sau lần gặp chị năm 1980, tôi được may mắn còn gặp lại chị nhiều lần. Mọi gặp gỡ đều qua đi. Nhưng nội dung các gặp gỡ đều đọng lại, thành kỷ niệm thân thiết. Đặc biệt là nụ cười của chị. Một nụ cười nhiều khi yếu ớt, khi chị đã già yếu và đau bệnh, mệt mỏi, hấp hối.
Nụ cười của chị bao gờ cũng trao gởi cho tôi những an ủi, nhất là những tia sáng Phúc Âm. Tôi xin phép nói lên mấy chân lý Phúc Âm, mà nụ cười của chị đã gợi lên trong lòng tôi.
1/ Tinh thần thơ ấu thiêng liêng.
Nhìn nụ cười hồn nhiên của chị, tôi tự nhiên nhớ lại lời Chúa phán xưa: “Thầy bảo thật các con: Ai không đón nhận Nước Trời như một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào đó” (Mc 10,15).
Trí tôi nhớ lời Chúa. Mắt tôi nhìn chị. Và lòng tôi cảm nghĩ: Chị đã đón nhận Nước Trời. Nước Trời là tình thương của Chúa. Nước Trời là chính Chúa. Chị được Chúa dắt đưa vào đó, vì chị có tinh thần thơ ấu.
Chị ở lại trong Chúa. Chúa ở lại trong chị. Như lời Chúa dạy: “Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong các con” (Ga 15,4). Và vì chị giữ được tinh thần thơ ấu, nên Chúa cầm tay chị dẫn đi các nơi, mà Chúa muốn, để gieo rắc tình yêu, qua các cộng đoàn bé nhỏ gồm những tâm hồn bé nhỏ phục vụ âm thầm.
Tôi đã gặp những cộng đoàn của chị tại nhiều nước, cả tại những nơi khó khăn nhất. Có những cộng đoàn tự nguyện sống trong nhà tù, chấp nhận sống như người tù, để chia sẻ số phận với các nữ tù nhân, đưa lại cho họ hy vọng và tình thương. Có những cộng đoàn sống giữa những đoàn du mục giữa sa mạc Phi châu. Có những cộng đoàn đi theo các gánh xiếc. Có những cộng đoàn sống rất nghèo giữa những xóm nghèo. Tất cả họ đều nghèo, đều nhỏ. Họ hiện diện như những nụ cười tình thương hồn nhiên, chân thành.
2/ Tâm hồn hiền lành khiêm tốn.
Tôi biết chị Magdeleine de Jesus mang rất nhiều gánh nặng. Nhưng cho dù trong những trường hợp bi đát, chị vẫn có khả năng gởi tặng những người xung quanh một nụ cười. Nụ cười lúc đó, theo tôi, là một sứ điệp. Sứ điệp của một linh hồn tuyệt đối gắn bó với Chúa Giêsu.
Xưa Chúa Giêsu đã hứa: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Thầy. Thầy sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Các con hãy mang lấy ách của Thầy, và học với Thầy, vì Thầy có lòng hiền lành và khiêm nhường. Tâm hồn các con sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách của Thầy thì êm ái, và gánh của Thầy thì nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30).
Trong những lời trên đây, tôi để ý nhất đến câu: “Hãy học với Thầy, vì Thầy có lòng hiền lành và khiêm nhường”. Tôi thấy chị Magdeleine de Jesus đã đón nhận chân lý đó với lòng tin tưởng đơn sơ và tuyệt đối. Chân lý đó rất rõ ràng. Cần gì phải tìm một trường nào khác để học điều Chúa muốn. Điều Chúa muốn là hiền lành và khiêm nhường. Trường dạy và thầy dạy hiền lành và khiêm nhường là chính Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu đã sống hiền lành và khiêm tốn, như con chiên, mà tiên tri Isaia đã báo trước: “Bị tra tấn, Ngài đã chịu đựng và không mở miệng, như chiên bị dẫn đến lò sát sinh” (Is 53,7).
Chính thánh Gioan Tiền Hô cũng đã giới thiệu Chúa Giêsu: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian” (Ga 1,29).
Cũng như anh Charles de Foucauld, chị Magdeleine de Jesus cũng học nơi Chúa Giêsu sự hiền lành khiêm nhường, và tất nhiên là sự phó thác và hy sinh. Tôi theo chị, hằng ngày, đọc những lời phó thác của anh Charles de Jésus:
“Lạy Cha, con phó mình con cho Cha, xin hãy làm nơi con mọi sự theo ý Cha. Cha làm chi mặc lòng, con cũng cảm ơn Cha. Con sẵn sàng luôn luôn.
Con nhận lãnh tất cả. Miễn ý Cha được làm trọn trong con, Trong tất cả loài Cha tạo dựng. Con chẳng ước muốn chi khác nữa. Lạy Cha là Chúa Trời con, con phó thác linh hồn con trong tay Cha. Con dâng hồn con cho Cha.
Lạy Cha, với tất cả tình yêu của con, vì con mến Cha, và vì mến Cha, nên con thấy cần phải hiến thân con, phó trót mình con trong tay Cha, không do dự đắn đo, song vô cùng tin cậy, vì Cha là Cha của con. Amen.”.
Lời nguyện trên đây của anh Charles đã do chị tặng tôi. Hằng ngày, chị đã cầu nguyện theo đó. Hằng ngày, tôi cũng cầu nguyện theo đó.
Từ chiêm niệm về Con Chiên hiền lành khiêm nhường, hy sinh, tôi ra đi truyền giáo, mà không cảm thấy có gánh nặng phải khẳng định đạo mình là đạo thật, còn các đạo khác là đạo giả. Tinh thần Con Chiên Thiên Chúa biến đổi cái nhìn của tôi về những người không cùng tôn giáo như tôi. Tôi trọng kính họ, văn hoá của họ, với những giá trị thiêng liêng cao quí của cuộc sống họ. Tôi nhìn họ là anh em thân thiết. Tình nghĩa là món quà quí giá tặng cho nhau trước hết. Từ khiêm tốn, hiền từ, phục vụ trong yêu thương chân thành như Chúa Giêsu đã yêu tôi và yêu họ, Chúa Thánh Thần sẽ có những sáng tạo lạ lùng, để mỗi người thiện chí được tham dự một cách nào đó vào ơn cứu độ của Đức Kitô.
Với tinh thần phục vụ yêu thương trong thầm lặng của Chúa Giêsu tại Nagiarét, với ánh sáng của Tám Mối Phúc, chị Magdeleine de Jesus đã sống chiêm niệm sâu xa, để rồi đã được sai đi thực xa.
Trong chiêm niệm, chị nhận lấy lửa tình yêu. Được sai đi, chị chia sẻ lửa đó cho muôn người, và khắp nơi trên thế giới. Nhưng trong kín đáo.
Năm đó, vào đầu tháng 11, tôi đang ở Mascơva, để dự một hội nghị quốc tế về hoà bình, thì được chi Magdeleine de Jesus nhắn là: Chị nhờ tôi giảng trong thánh lễ giỗ anh Charles sẽ được tổ chức tại Nhà Mẹ nữ tu Tiểu Muội ở Roma.
Ngày giỗ vào đầu tháng 12. Thánh lễ rất đông và sốt sắng. Trong bài giảng, tôi nói tới sự kiện các chị Tiểu Muội đang hiện diện ở nhiều nước. Tôi đã gặp các chị.
Sau thánh lễ, chị Magdeleine de Jesus cảm ơn tôi, và nói nhỏ với tôi một lời trách yêu: “Sự hiện diện của các chị em tại nhiều nơi là điều chính Chúa làm. Thiết tưởng chúng ta không nên nói nhiều về việc đó”. Rồi chị nở một nụ cười. Và tôi hiểu lòng khiêm tốn của chị.
Việt Nam cũng đã có nhiều bó đuốc nhận lửa từ trái tim chị.
Xin nhớ về chị, mà thi hài nay đang nằm âm thầm trong một hang đá tại Tre Fontane. Nhưng tôi vẫn gặp chị. Không lâu nữa, chắc chị sẽ được phong thánh. Nhưng đối với tôi, chị đã là chị thánh của tôi lâu rồi.