Các Giám Mục Ấn Ðộ tại các giáo tỉnh Madras-Mylapore, Madurai and Pondichery-Cuddalore kết thúc chuyến viếng thăm mộ 2 Thánh Phêrô và Phaolô mỗi 5 năm.
VATICAN (Zenit.org).- Toàn văn bài huấn dụ Đức Gioan Phaolô II nói với các giám mục các giáo tỉnh Madras-Mylapore, Madurai và Pondichery-Cuddalore, lúc các giám mục Ấn Ðộ kết thúc chuyến viếng thăm "ad limina" của các ngài.
* * *
Anh em Giám mục thân mến của tôi,
1. "Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương" (Tv 118:1). Điều thích hợp để tôi dùng những lời này trích từ các Thánh Vịnh khi chào anh em, những Mục tử các giáo tỉnh Madras-Mylapore, Madurai và Pondichery-Cuddalore, khi kết thúc chuyến thăm viếng "Ad Limina" này của các Giám mục Ấn Ðộ. Đặc biệt tôi muốn chào Tổng giám mục Arul Das và cám ơn ngài vì những tâm tình ngài chuyển đến cho tôi nhân danh tất cả anh em.
Các bài huấn từ trước tôi nói với các Giám mục anh em của chư huynh, đã thường cứu xét tầm quan trọng tới việc cổ võ một tinh thần liên đới trong Giáo hội và trong xã hội. Cộng đồng Kitô hữu nắm giữ nguyên lý liên đới như một lý tưởng cao đẹp vẫn chưa đủ, nhưng nguyên lý đó còn phải được xem như là qui luật cho sự tương tác nhân bản mà, theo những lời nói của vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Ðức Giáo Hoàng Piô XII, đã được "đóng ấn bằng hy lễ cứu chuộc Chúa Giêsu Kitô dâng trên bàn thờ Thánh giá cho Cha Trên Trời của Người, vì nhân loại tôi lỗi" ("Summi Pontificatus"}. Là những người kế vi các Tông đồ của Ðức Kitô, đầu tiên chúng ta có bổn phận khích lệ tất cả mọi người nam và nữ phát triển tình liên đới này thành một "linh đạo hiệp thông" vì lợi ích của Giáo hội và nhân loai (x.Pastores Gregis," 20). Khi tôi chia sẻ những ý nghĩ này với anh em hôm nay, tôi muốn đặt những suy tư của tôi trong bối cảnh nguyên lý cơ bản của các tương quan nhân bản và kitô hữu.
2. Chúng ta không thể hy vong phổ biến tinh thần hiệp nhất này giữa anh em và chị em chúng ta mà lại không có tình liên đới chân tình giữa các dân tộc. Như nhiều nơi khác trong thế giới, Ấn Ðộ bị bủa vây bởi nhiều vấn đề xã hội. Bằng cách nào đó, những thách đố này thêm trầm trọng bởi một hệ thống bất công đẳng cấp phủ nhận phẩm giá con người của toàn thể các nhóm trong công chúng. Về phương diện này, tôi lập lại điều tôi đã nói trong lần viếng thăm mục vụ đầu tiên của tôi tại xứ sở anh em: "Sự ngu dốt và thiên kiến phải được thay thế bởi lòng khoan dung và sự hiểu biết, Tính dửng dưng và sự đấu tranh giai cấp phải biến thành tình huynh đệ và sự phục vụ dấn thân. Sự kỳ thị căn cứ trên chủng tộc, màu da, miềm tin, phái tính hay nguồn gốc sắc tộc phải bị loại đi vì hoàn toàn không thích hợp với phẩm giá con người" (Bài giảng Thánh Lễ trong Sân Vận Động Indira Gandhi, New Delhi ngày 2/2/1986).
Tôi tán thành nhiều sáng kiến đã được thực hiện bởi Hội đồng giám mục vá các Giáo hội địa phương trong việc đánh đổ nỗi bất công này. Những bước đi bạo dạn anh em đã thực hiện để khắc phục vấn đê này, như những bước đi của Hội đồng giám mục Nadu Tamil trong năm 1992, nổi bật như những tấm gương cho các kẻ khác đi theo. Trong mọi lúc, anh em phải tiếp tục bảo đảm rằng có được sự quan tâm riêng biệt đối với những kẻ thuộc những đẳng cấp thấp nhất, cách riêng giới cùng đinh Dalits. Không bao giờ tách biệt họ ra khỏi những thành phần khác trong xã hội. Bất cứ vẻ bên ngoài nào của sự thiên kiến dựa trên đẳng cấp trong những tuơng quan giữa các Kitô hữu, là một sự phản loạn đối với tình liên đới nhân bản đích thực, là một sự đe dọa đến linh đạo chân chính và là một sư ngăn cản sứ vụ rao giảng tin mừng của Giáo hội. Do đó, những tập quán và những truyền thống kéo dài mãi hay tăng cường sự chia đẳng cấp, phải được tế nhị cải thiện ngõ hầu chúng có thể biến thành một sự diễn tả tình liên đới của toàn thể cộng đồng Kitô hữu. Như thánh Tông đồ Phaolô dạy chúng ta, "Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận khác cùng đau" (1 Co 12:26). Giáo hội bắt buộc phải làm việc liên lỉ để thay đổi lòng người, giúp tất cả mọi người thấy mỗi một con người như là con Thiên Chúa, một người em trai và em gái của Chúa Kitô và như vậy là một phần tử gia đình chúng ta.
3. Sự hiệp thông chân chính với Chúa và với những kẻ khác, đưa tất cả mọi Kitô hữu đi loan truyền Tin Mừng cho những ai chưa thấy cũng chưa nghe ( x.1 Ga 1:1). Giáo hội đã được trao cho sứ vụ duy nhất là phục vụ "Vương Quôc bằng cách phát triển khắp thế giới 'những giá trị Tin Mừng', những giá trị này là một sự diễn tả Vướng Quốc và giúp người ta chấp nhận chương trình của Chúa " ("Redemptoris Missio," 20). Thât vậy, chính tinh thần tin mừng này khích lệ thậm chí những người thuộc các truyền thống khác cùng làm việc với nhau để đạt mục tiêu chung là phát triển Tin Mừng (x. Huấn từ cho các Giám mục Syro-Malabar tại Ấn Ðộ, 13 May 2003).
Nhiều người trong anh em đã bày tỏ hy vọng rằng Giáo hội tại Ấn Ðộ sẽ tiếp tục những cố gắng của mình vẫn phải tích cực dấn thân trong việc "tân phúc âm hóa". Điều này có tầm quan trọng đặc biệt trong những xã hội tân thời, nơi những phần lớn dân chúng cảm thấy mình ở trong những hoàn cảnh tuyệt vọng, thường dẫn tới chỗ tìm kiếm những giải pháp mau lẹ và dễ dãi cho những vấn đề phức tạp. Cảm giác của sự tuyệt vọng này có thể giải thích một phần, tại sao nhiều người trẻ cũng như già bị lôi cuốn theo những phái chính thống cống hiến sự sốt sắng theo tình cảm nhất thời, và lôi cuốn có một sự bảo đảm được giàu có và thành công trên đường đời. Câu trả lời của chúng ta cho sự này phải là một câu trả lời của "tái phúc âm hóa", và sự thành công của điều này tùy thuộc vào tài khéo léo của chúng ta chứng tỏ cho người ta thấy sự trống rỗng của những lời bứa đó, trong khi thuyết phục họ tin Chúa Kitô và Thân Thể Người chia sẻ những đau khổ của họ, và nhắc cho họ phải "Trước hết hãy tìm kiếm Nuớc Thiên Chúa và đưc công chính của Người" (Mt 6: 33).
4.Trong Tông huấn Hậu-Thượng Hội Đồng mới đây của tôi, “Những Mục Tử của Ðoàn Chiên” (Pastores Gregis), tôi đã ghi chú rằng Giám mục là "thừa tác viên ân sủng của chức linh mục thượng phẩm", bằng cách thực thi nhiệm vụ của mình qua sự giảng dạy, sự hướng dẫn thiêng liêng và sự cử hành các bí tích (x. No.32). Với tư cách những Mục tử của đoàn chiên Chúa, anh em hiểu rõ là không thể chu toàn cách hiệu quả những nhiệm vụ của anh em mà không nhờ những cộng tác viên hiến mình để giúp anh em trong bổn phận của anh em.
Vì lẽ này, điều cần thiết là anh em tiếp tục cổ võ tình liên đới giữa hàng giáo sĩ và sự hiệp nhất hơn nữa giữa các giám mục và hội đồng linh mục của mình. Tôi vẫn tin tưởng rằng các linh mục trong xứ sở anh em "muốn sống và làm việc trong một tinh thần hiệp thông và cộng tác với các giám mục và tất cả các tín hữu, làm chứng cho tình yêu của Chúa Giêsu đuợc công bố là dấu thật của các môn đệ Người " (Ecclesia in Asia," 43).
Vô phúc thay, dầu những người được tấn phong để phục vụ, thỉnh thoảng có thể là nạn nhân của những xu hướng văn hóa và xã hội làm xói mòn sự đáng tin của họ và cản trở sứ vụ của họ. Vơi tư cách những người của đức tin, các linh mục không nên để cơn cám dỗ về quyền lực hay lợi lộc vật chất làm cho họ xao lãng những ơn gọi của mình, họ cũng không thể cho phép sự khác biệt chủng tộc hay đẳng cấp làm cho họ xa rời nhiệm vụ cơ bản của họ là rao giảng Tin Mừng. Như là những người cha và là anh em, các Giám mục phải thương yêu và tôn trọng các linh mục của mình. Cũng vậy, các linh mục phải thương yêu và cung kính các Giám mục của mình. Anh em và các linh mục của anh em là những sứ giả Tin Mừng và những người xây dựng sự hiệp nhất tại Ấn Ðộ. Những khác biệt cá nhân hay nguồn gốc không bao giờ được hủy hoại vai trò thiết yếu này (Huấn từ cho các linh mục Ấn Ðộ, Goa, 7/2/1986).
5. Một cam kết vững chắc về sự nâng đỡ nhau, bảo đảm sự hiệp nhất của chúng ta trong sứ vụ, sự hiệp nhất xây dựng trên chính Chúa Kitô và "cho chúng ta khả năng tiếp cận mọi nền văn hóa, mọi quan niệm ý thức hệ, mọi người thiện chí" ("Redemptor Hominis," thông điệp về Chúa Giêsu Kitô, Ðấng Cứu Chuộc con người, 12). Chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ lời Thánh Phaolô khi ngài dạy rằng "không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình" (Rm 14:7). Giáo hội thúc giục các tín hữu phải khôn ngoan và bác ái trong việc bàn thảo và cộng tác với những thành viên các tôn giáo khác. Một khi chúng ta đã thu hút những người anh em và chị em này của chúng ta, chúng ta có khả năng tập trung những nỗ lực của chúng ta vào tinh liên đới bền vững giữa các tôn giáo. Cùng nhau chúng ta sẽ cố gắng hiểu biết nhiệm vụ phải nuôi dưỡng sự hiệp nhất và lòng thương yêu giữa các cá nhân bằng cách suy nghĩ về những gì chúng ta chia sẻ chung và những gì có thể xúc tiến hơn nữa cho tình bạn giữa chúng ta (x. "Nostra Aetate," 1, 2).
Việc khuyến khích chân lý đòi hỏi phải tôn trọng sâu xa tất cả những gì được mang đến trong con người do Thần khí "muốn thổi đâu thì thổi" (Ga 3:8).Chân lý mạc khải cho chúng ta bắt buộc chúng ta phải làm người bảo vệ và làm thầy dạy nó. Khi dạy chân lý của Thiên Chúa chúng ta phải luôn luôn duy trì "một sự quí trọng sâu xa với con người, với trí tuệ, với lương tâm và sự tự do của con người. Như vậy chính phẩm giá con người trở thành một phần của nội dung rao giảng chân lý, vì phẩm giá đó không nhất thiết bao hàm trong lời nói nhưng qua một thái độ đối với nó" (x. Redemptor Homonis," 12).
Giáo hội Công giáo tại Ấn Ðộ luôn luôn cổ võ phẩm giá của mọi người và nuôi dưỡng quyền tương ứng của mọi người với quyền tự do tôn giáo. Sự khuyến khích của Giáo hội về sự bao dung và tôn trọng các tôn giáo khác được chứng tỏ qua nhiều chương trình trao đổi liên tôn giáo mà anh em đã phát triển trên cấp bậc quốc gia lẫn địa phương. Tôi khuyến khích anh em tiếp tục những cuộc tranh luận chân tình và hữu ích này với những cuộc tranh luận của các tôn giáo khác. Những cuộc tranh luận đó sẽ giúp chúng ta trau dồi sự tìm kiếm chân lý, sự hài hòa và hòa bình.
6. Anh em thân yêu của tôi, các Mục tử của Dân Chúa, lúc bắt đầu ngàn năm thứ ba, chúng ta hãy tự hiến mình lại cho công việc đem những người nam và nữ vào trong sự hiệp nhất về mục đích và vào sự hiểu biết. Tôi cầu xin cho cuộc hành hương của anh em đến mộ các Tông đồ Phêrô và Phaolô sẽ thêm sức mạnh mà anh em cần để phát triển một linh đạo chân chính hiệp thông dạy mọi người biết cách "dọn chỗ" cho những người anh em và chị em mình đang khi " mang những gánh nặng của nhau" (x.Novo Milliennio Ineunte," 43). Tôi phó thác anh em, các linh mục của anh em. các tu sĩ và giáo dân của anh em, cho sự cầu bàu của Chân phước Teresa Calcutta và cho sự bảo vệ của Đức Maria, Mẹ Giáo hội. Như một bằng chứng của hòa bình và niềm vui trong Chúa Kitô Chúa chúng ta, tôi chân tình ban Phép lành Tòa Thánh cho anh em.
VATICAN (Zenit.org).- Toàn văn bài huấn dụ Đức Gioan Phaolô II nói với các giám mục các giáo tỉnh Madras-Mylapore, Madurai và Pondichery-Cuddalore, lúc các giám mục Ấn Ðộ kết thúc chuyến viếng thăm "ad limina" của các ngài.
* * *
Anh em Giám mục thân mến của tôi,
1. "Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương" (Tv 118:1). Điều thích hợp để tôi dùng những lời này trích từ các Thánh Vịnh khi chào anh em, những Mục tử các giáo tỉnh Madras-Mylapore, Madurai và Pondichery-Cuddalore, khi kết thúc chuyến thăm viếng "Ad Limina" này của các Giám mục Ấn Ðộ. Đặc biệt tôi muốn chào Tổng giám mục Arul Das và cám ơn ngài vì những tâm tình ngài chuyển đến cho tôi nhân danh tất cả anh em.
Các bài huấn từ trước tôi nói với các Giám mục anh em của chư huynh, đã thường cứu xét tầm quan trọng tới việc cổ võ một tinh thần liên đới trong Giáo hội và trong xã hội. Cộng đồng Kitô hữu nắm giữ nguyên lý liên đới như một lý tưởng cao đẹp vẫn chưa đủ, nhưng nguyên lý đó còn phải được xem như là qui luật cho sự tương tác nhân bản mà, theo những lời nói của vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Ðức Giáo Hoàng Piô XII, đã được "đóng ấn bằng hy lễ cứu chuộc Chúa Giêsu Kitô dâng trên bàn thờ Thánh giá cho Cha Trên Trời của Người, vì nhân loại tôi lỗi" ("Summi Pontificatus"}. Là những người kế vi các Tông đồ của Ðức Kitô, đầu tiên chúng ta có bổn phận khích lệ tất cả mọi người nam và nữ phát triển tình liên đới này thành một "linh đạo hiệp thông" vì lợi ích của Giáo hội và nhân loai (x.Pastores Gregis," 20). Khi tôi chia sẻ những ý nghĩ này với anh em hôm nay, tôi muốn đặt những suy tư của tôi trong bối cảnh nguyên lý cơ bản của các tương quan nhân bản và kitô hữu.
2. Chúng ta không thể hy vong phổ biến tinh thần hiệp nhất này giữa anh em và chị em chúng ta mà lại không có tình liên đới chân tình giữa các dân tộc. Như nhiều nơi khác trong thế giới, Ấn Ðộ bị bủa vây bởi nhiều vấn đề xã hội. Bằng cách nào đó, những thách đố này thêm trầm trọng bởi một hệ thống bất công đẳng cấp phủ nhận phẩm giá con người của toàn thể các nhóm trong công chúng. Về phương diện này, tôi lập lại điều tôi đã nói trong lần viếng thăm mục vụ đầu tiên của tôi tại xứ sở anh em: "Sự ngu dốt và thiên kiến phải được thay thế bởi lòng khoan dung và sự hiểu biết, Tính dửng dưng và sự đấu tranh giai cấp phải biến thành tình huynh đệ và sự phục vụ dấn thân. Sự kỳ thị căn cứ trên chủng tộc, màu da, miềm tin, phái tính hay nguồn gốc sắc tộc phải bị loại đi vì hoàn toàn không thích hợp với phẩm giá con người" (Bài giảng Thánh Lễ trong Sân Vận Động Indira Gandhi, New Delhi ngày 2/2/1986).
Tôi tán thành nhiều sáng kiến đã được thực hiện bởi Hội đồng giám mục vá các Giáo hội địa phương trong việc đánh đổ nỗi bất công này. Những bước đi bạo dạn anh em đã thực hiện để khắc phục vấn đê này, như những bước đi của Hội đồng giám mục Nadu Tamil trong năm 1992, nổi bật như những tấm gương cho các kẻ khác đi theo. Trong mọi lúc, anh em phải tiếp tục bảo đảm rằng có được sự quan tâm riêng biệt đối với những kẻ thuộc những đẳng cấp thấp nhất, cách riêng giới cùng đinh Dalits. Không bao giờ tách biệt họ ra khỏi những thành phần khác trong xã hội. Bất cứ vẻ bên ngoài nào của sự thiên kiến dựa trên đẳng cấp trong những tuơng quan giữa các Kitô hữu, là một sự phản loạn đối với tình liên đới nhân bản đích thực, là một sự đe dọa đến linh đạo chân chính và là một sư ngăn cản sứ vụ rao giảng tin mừng của Giáo hội. Do đó, những tập quán và những truyền thống kéo dài mãi hay tăng cường sự chia đẳng cấp, phải được tế nhị cải thiện ngõ hầu chúng có thể biến thành một sự diễn tả tình liên đới của toàn thể cộng đồng Kitô hữu. Như thánh Tông đồ Phaolô dạy chúng ta, "Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận khác cùng đau" (1 Co 12:26). Giáo hội bắt buộc phải làm việc liên lỉ để thay đổi lòng người, giúp tất cả mọi người thấy mỗi một con người như là con Thiên Chúa, một người em trai và em gái của Chúa Kitô và như vậy là một phần tử gia đình chúng ta.
3. Sự hiệp thông chân chính với Chúa và với những kẻ khác, đưa tất cả mọi Kitô hữu đi loan truyền Tin Mừng cho những ai chưa thấy cũng chưa nghe ( x.1 Ga 1:1). Giáo hội đã được trao cho sứ vụ duy nhất là phục vụ "Vương Quôc bằng cách phát triển khắp thế giới 'những giá trị Tin Mừng', những giá trị này là một sự diễn tả Vướng Quốc và giúp người ta chấp nhận chương trình của Chúa " ("Redemptoris Missio," 20). Thât vậy, chính tinh thần tin mừng này khích lệ thậm chí những người thuộc các truyền thống khác cùng làm việc với nhau để đạt mục tiêu chung là phát triển Tin Mừng (x. Huấn từ cho các Giám mục Syro-Malabar tại Ấn Ðộ, 13 May 2003).
Nhiều người trong anh em đã bày tỏ hy vọng rằng Giáo hội tại Ấn Ðộ sẽ tiếp tục những cố gắng của mình vẫn phải tích cực dấn thân trong việc "tân phúc âm hóa". Điều này có tầm quan trọng đặc biệt trong những xã hội tân thời, nơi những phần lớn dân chúng cảm thấy mình ở trong những hoàn cảnh tuyệt vọng, thường dẫn tới chỗ tìm kiếm những giải pháp mau lẹ và dễ dãi cho những vấn đề phức tạp. Cảm giác của sự tuyệt vọng này có thể giải thích một phần, tại sao nhiều người trẻ cũng như già bị lôi cuốn theo những phái chính thống cống hiến sự sốt sắng theo tình cảm nhất thời, và lôi cuốn có một sự bảo đảm được giàu có và thành công trên đường đời. Câu trả lời của chúng ta cho sự này phải là một câu trả lời của "tái phúc âm hóa", và sự thành công của điều này tùy thuộc vào tài khéo léo của chúng ta chứng tỏ cho người ta thấy sự trống rỗng của những lời bứa đó, trong khi thuyết phục họ tin Chúa Kitô và Thân Thể Người chia sẻ những đau khổ của họ, và nhắc cho họ phải "Trước hết hãy tìm kiếm Nuớc Thiên Chúa và đưc công chính của Người" (Mt 6: 33).
4.Trong Tông huấn Hậu-Thượng Hội Đồng mới đây của tôi, “Những Mục Tử của Ðoàn Chiên” (Pastores Gregis), tôi đã ghi chú rằng Giám mục là "thừa tác viên ân sủng của chức linh mục thượng phẩm", bằng cách thực thi nhiệm vụ của mình qua sự giảng dạy, sự hướng dẫn thiêng liêng và sự cử hành các bí tích (x. No.32). Với tư cách những Mục tử của đoàn chiên Chúa, anh em hiểu rõ là không thể chu toàn cách hiệu quả những nhiệm vụ của anh em mà không nhờ những cộng tác viên hiến mình để giúp anh em trong bổn phận của anh em.
Vì lẽ này, điều cần thiết là anh em tiếp tục cổ võ tình liên đới giữa hàng giáo sĩ và sự hiệp nhất hơn nữa giữa các giám mục và hội đồng linh mục của mình. Tôi vẫn tin tưởng rằng các linh mục trong xứ sở anh em "muốn sống và làm việc trong một tinh thần hiệp thông và cộng tác với các giám mục và tất cả các tín hữu, làm chứng cho tình yêu của Chúa Giêsu đuợc công bố là dấu thật của các môn đệ Người " (Ecclesia in Asia," 43).
Vô phúc thay, dầu những người được tấn phong để phục vụ, thỉnh thoảng có thể là nạn nhân của những xu hướng văn hóa và xã hội làm xói mòn sự đáng tin của họ và cản trở sứ vụ của họ. Vơi tư cách những người của đức tin, các linh mục không nên để cơn cám dỗ về quyền lực hay lợi lộc vật chất làm cho họ xao lãng những ơn gọi của mình, họ cũng không thể cho phép sự khác biệt chủng tộc hay đẳng cấp làm cho họ xa rời nhiệm vụ cơ bản của họ là rao giảng Tin Mừng. Như là những người cha và là anh em, các Giám mục phải thương yêu và tôn trọng các linh mục của mình. Cũng vậy, các linh mục phải thương yêu và cung kính các Giám mục của mình. Anh em và các linh mục của anh em là những sứ giả Tin Mừng và những người xây dựng sự hiệp nhất tại Ấn Ðộ. Những khác biệt cá nhân hay nguồn gốc không bao giờ được hủy hoại vai trò thiết yếu này (Huấn từ cho các linh mục Ấn Ðộ, Goa, 7/2/1986).
5. Một cam kết vững chắc về sự nâng đỡ nhau, bảo đảm sự hiệp nhất của chúng ta trong sứ vụ, sự hiệp nhất xây dựng trên chính Chúa Kitô và "cho chúng ta khả năng tiếp cận mọi nền văn hóa, mọi quan niệm ý thức hệ, mọi người thiện chí" ("Redemptor Hominis," thông điệp về Chúa Giêsu Kitô, Ðấng Cứu Chuộc con người, 12). Chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ lời Thánh Phaolô khi ngài dạy rằng "không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình" (Rm 14:7). Giáo hội thúc giục các tín hữu phải khôn ngoan và bác ái trong việc bàn thảo và cộng tác với những thành viên các tôn giáo khác. Một khi chúng ta đã thu hút những người anh em và chị em này của chúng ta, chúng ta có khả năng tập trung những nỗ lực của chúng ta vào tinh liên đới bền vững giữa các tôn giáo. Cùng nhau chúng ta sẽ cố gắng hiểu biết nhiệm vụ phải nuôi dưỡng sự hiệp nhất và lòng thương yêu giữa các cá nhân bằng cách suy nghĩ về những gì chúng ta chia sẻ chung và những gì có thể xúc tiến hơn nữa cho tình bạn giữa chúng ta (x. "Nostra Aetate," 1, 2).
Việc khuyến khích chân lý đòi hỏi phải tôn trọng sâu xa tất cả những gì được mang đến trong con người do Thần khí "muốn thổi đâu thì thổi" (Ga 3:8).Chân lý mạc khải cho chúng ta bắt buộc chúng ta phải làm người bảo vệ và làm thầy dạy nó. Khi dạy chân lý của Thiên Chúa chúng ta phải luôn luôn duy trì "một sự quí trọng sâu xa với con người, với trí tuệ, với lương tâm và sự tự do của con người. Như vậy chính phẩm giá con người trở thành một phần của nội dung rao giảng chân lý, vì phẩm giá đó không nhất thiết bao hàm trong lời nói nhưng qua một thái độ đối với nó" (x. Redemptor Homonis," 12).
Giáo hội Công giáo tại Ấn Ðộ luôn luôn cổ võ phẩm giá của mọi người và nuôi dưỡng quyền tương ứng của mọi người với quyền tự do tôn giáo. Sự khuyến khích của Giáo hội về sự bao dung và tôn trọng các tôn giáo khác được chứng tỏ qua nhiều chương trình trao đổi liên tôn giáo mà anh em đã phát triển trên cấp bậc quốc gia lẫn địa phương. Tôi khuyến khích anh em tiếp tục những cuộc tranh luận chân tình và hữu ích này với những cuộc tranh luận của các tôn giáo khác. Những cuộc tranh luận đó sẽ giúp chúng ta trau dồi sự tìm kiếm chân lý, sự hài hòa và hòa bình.
6. Anh em thân yêu của tôi, các Mục tử của Dân Chúa, lúc bắt đầu ngàn năm thứ ba, chúng ta hãy tự hiến mình lại cho công việc đem những người nam và nữ vào trong sự hiệp nhất về mục đích và vào sự hiểu biết. Tôi cầu xin cho cuộc hành hương của anh em đến mộ các Tông đồ Phêrô và Phaolô sẽ thêm sức mạnh mà anh em cần để phát triển một linh đạo chân chính hiệp thông dạy mọi người biết cách "dọn chỗ" cho những người anh em và chị em mình đang khi " mang những gánh nặng của nhau" (x.Novo Milliennio Ineunte," 43). Tôi phó thác anh em, các linh mục của anh em. các tu sĩ và giáo dân của anh em, cho sự cầu bàu của Chân phước Teresa Calcutta và cho sự bảo vệ của Đức Maria, Mẹ Giáo hội. Như một bằng chứng của hòa bình và niềm vui trong Chúa Kitô Chúa chúng ta, tôi chân tình ban Phép lành Tòa Thánh cho anh em.