Nhân chuyến viếng thăm Albania, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo các tôn giáo lớn tại đây. Cuộc gặp gỡ diễn ra tại Đại Học Công Giáo “Đức Bà Chỉ Bảo Đàng Lành” ở Thủ Đô Tirana. Đại học này được thiết lập năm 2004, thu nhận sinh viên thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau và được quản trị nhờ một qũy do hội dòng “Con Cái Vô Nhiễm Thai” đứng đầu. Khoảng 500 giáo sư người Ý giảng dạy tại đây trong các phân khoa kinh tế, dược và y khoa.
Trong cuộc gặp gỡ trên với đại diện các tôn giáo: Hồi Giáo, Bektashi, Công Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành và Do Thái Giáo, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng “Tôn giáo chân chính là nguồn hòa bình chứ không phải là nguồn bạo lực. Giết chóc nhân danh Thiên Chúa là một việc phạm thánh lớn! Kỳ thị nhân danh Thiên Chúa là một việc bất nhân”.
Theo ngài, “bất khoan dung đối với những người có xác tín tôn giáo khác với mình quả là một kẻ thù hết sức xảo quyệt, một kẻ thù mà ngày nay ta đang chứng kiến ở nhiều khu vực khác nhau khắp thế giới”.
Chính vì thế, Đức Giáo Hoàng xin mọi người tập chú vào hai điểm để tiến tới tự do tôn giáo: thứ nhất, coi mọi người nam nữ, dù thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau, không phải như những đối thủ, càng không như những kẻ thù, mà như anh chị em; thứ hai, hợp tác trong việc phục vụ ích chung.
Ngài cho hay: tự do tôn giáo chân chính và trưởng thành là dù theo tôn giáo nào, ta vẫn phục vụ với một xác tín, đại lượng và quan tâm tới toàn bộ xã hội, không phân biệt. Nhưng rời khỏi bản văn, ngài nhấn mạnh tới việc duy trì căn tính, vì “không có căn tính, không thể có đối thoại. Lúc đó, đối thoại là đối thoại với bóng ma”.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của Đức Phanxicô
Các bạn thân mến,
Thật là một niềm vui lớn được có mặt ở đây trong cuộc gặp gỡ này, một cuộc gặp gỡ hội tụ các nhà lãnh đạo của các tuyên tín tôn giáo chính đang hiện diện tại Albania. Với lòng tôn kính sâu xa, tôi xin chào kính mỗi người trong qúy bạn và các cộng đoàn do qúy bạn đại diện; và tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của tôi tới Đức TGM Massafra vì những lời giới thiệu tốt đẹp của ngài. Quả là điều quan trọng khi qúy bạn cùng có mặt ở đây: nó là một dấu chỉ của đối thoại mà qúy bạn từng trải nghiệm mỗi ngày, tìm cách xây dựng giữa qúy bạn sợi dây huynh đệ và hợp tác vì thiện ích của tòan bộ xã hội. Xin cám ơn qúy bạn về những gì qúy bạn đang thực hiện.
Albania, buồn thay, đã chứng kiến bạo lực và thảm kịch, những thứ có thể được tạo ra do việc cưỡng bức loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống bản thân và cộng đồng. Khi, nhân danh một ý thức hệ, người ta cố gắng loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi xã hội, thì kết cục họ sẽ đi tôn thờ ngẫu tượng, và chẳng bao lâu sau đó, mọi người nam nữ sẽ mất hướng, phẩm giá của họ sẽ bị chà đạp và quyền lợi của họ bị vi phạm. Qúy bạn biết rõ đau đớn biết chừng nào khi tự do lương tâm và tự do tôn giáo bị bác bỏ, và từ các vết thương này, xuất hiện một thứ nhân loại trở nên nghèo nàn xiết bao vì thiếu hy vọng và các lý tưởng hướng dẫn.
Các thay đổi diễn ra trong thập niên 1990 đã có hiệu quả tích cực; trong số này có việc tạo ra các điều kiện thuận lợi để thực thi quyền tự do tôn giáo chân chính. Điều này làm khả hữu việc mỗi cộng đồng tự đổi mới các truyền thống chưa bao giờ thực sự bị dập tắt của mình, bất chấp cuộc bách hại tàn khốc. Với quyền tự do tôn giáo này còn xuất hiện khả thể mỗi người, tùy theo các xác tín tôn giáo riêng của mình, sẵn sàng cung hiến một đóng góp tích cực; trước nhất, vào việc tái thiết tinh thần cho xứ sở và sau đó vào việc tái thiết kinh tế.
Thực vậy, như Đức Gioan Phaolô II từng nói trong cuộc viếng thăm Albania có tính lịch sử vào năm 1993, “Tự do tôn giáo… không phải chỉ là một ơn phúc qúy giá Chúa dành cho những người có đức tin: nó là một ơn phúc dành cho mỗi người, vì nó là bảo đảm có tính nền tảng cho mọi biểu thức khác của tự do… Chỉ có tự do tôn giáo mới nhắc ta nhớ rằng nếu ta có một Đấng Tạo Hóa duy nhất, thì tất cả chúng ta đều là anh chị em. Tự do tôn giáo là một bảo đảm chống lại mọi hình thức của chủ nghĩa toàn trị và góp phần dứt khoát vào tình huynh đệ nhân bản” (Thông Điệp gửi Nhân Dân Albania, 25 tháng Tư, 1993).
Rồi ngài lập tức nói thêm, “Tự do tôn giáo đích thực tránh xa mọi cám dỗ bất khoan dung và óc bè phái, và cổ vũ các thái độ tôn kính và đối thoại xây dựng” (vừa trích). Ta không thể bác bỏ điều này: bất khoan dung đối với những người có xác tín tôn giáo khác với mình là một kẻ thù hết sức xảo quyết, một kẻ thù mà ngày nay ta đang chứng kiến ở nhiều khu vực khác nhau khắp thế giới. Là các tín hữu, ta phải hết sức cảnh tỉnh để, trong khi sống thực các xác tín tôn giáo cũng như các qui định đạo đức của ta, ta vẫn luôn nói lên mầu nhiệm mà ta có ý định tôn vinh. Điều này có nghĩa: bất cứ hình thức nào cho thấy một lối sử dụng tôn giáo cách méo mó đều phải được cương quyết bác bỏ là sai lầm vì chúng bất xứng với Thiên Chúa hay nhân loại. Tôn giáo chân chính là nguồn hòa bình chứ không phải nguồn bạo lực! Không ai được dùng danh Thiên Chúa để phạm bạo lực! Giết chóc nhân danh Thiên Chúa là một việc phạm thánh lớn. Kỳ thị nhân danh Thiên Chúa là một việc bất nhân.
Nhìn dưới ánh sáng trên, tự do tôn giáo không phải là một quyền mà ta có thể bảo đảm duy nhất bằng luật lệ hiện hành, dù luật lệ là điều cần thiết. Đúng hơn, tự do tôn giáo là một không gian chung, một bầu khí tôn kính và hợp tác cần được xây dựng bằng sự hợp tác của mọi người, cả những người không có bất cứ xác tín tôn giáo nào. Xin cho phép tôi được lược tả hai thái độ hết sức có ích để thăng tiến quyền tự do căn bản này.
Thái độ thứ nhất là thái độ coi mọi người nam nữ, cả những người có các truyền thống tôn giáo khác với mình, không như các đối thủ, càng không như những kẻ thù, mà đúng hơn như các anh chị em. Khi một người nào đó xác tín các niềm tin của mình, thì đâu cần họ phải áp đặt hay tạo áp lực lên người khác: người ta vẫn xác tín rằng sự thật có sức lôi kéo riêng của nó. Xét cho cùng, tất cả chúng ta đều là lữ khách trên trái đất này, và trong cuộc hành trình lữ thứ này, khi ta khao khát sự thật và cõi đời đời, ta không sống cuộc sống cá nhân có tính tự lập và tự mãn; điều này áp dụng cả vào các cộng đồng tôn giáo, văn hóa và quốc gia. Chúng ta cần đến nhau, và được ủy thác việc chăm sóc lẫn nhau. Mỗi truyền thống tôn giáo, từ bên trong, phải có khả năng quan tâm tới các truyền thống khác.
Thái độ thứ hai nhằm cổ vũ việc phát huy tự do tôn giáo là làm việc để phục vụ ích chung. Bất cứ khi nào việc gắn bó với một truyền thống tôn giáo phát sinh ra một phục vụ nói lên xác tín, đại lượng và quan tâm đối với toàn bộ xã hội, bất phân biệt, thì lúc đó cũng hiện hữu việc sống thực tự do tôn giáo chân chính và trưởng thành. Việc này tự tỏ mình ra không những như một không gian trong đó ta được bảo vệ cách hợp pháp quyền tự lập của ta mà còn như một tiềm năng làm phong phú gia đình nhân loại trên đường thăng tiến. Các người nam nữ càng phục vụ người khác, thì tự do của họ càng lớn lao hơn.
Ta hãy nhìn quanh ta: có xiết bao người nghèo và túng thiếu, xiết bao xã hội đang cố gắng tìm ra cung cách bao gồm hơn cho công bằng xã hội và cho con đường phát triển kinh tế! Lớn lao xiết bao việc trái tim con người cần tập chú vững chắc vào ý nghĩa thâm sâu nhất của các trải nghiệm sống và cần bắt nguồn từ việc tái khám phá ra niềm hy vọng! Mọi người nam nữ, được các giá trị của truyền thống tôn giáo riêng của mình gợi hứng trong các lãnh vực này, đều có thể cung hiến một đóng góp quan trọng, thậm chí còn độc đáo nữa. Đây quả là mảnh đất phì nhiêu sẽ sinh nhiều hoa trái, cả trong lãnh vực đối thoại liên tôn.
Và rồi vẫn luôn còn cái bóng ma “mọi sự đều tương đối”; đó là chủ nghĩa duy tương đối. Ở đây ta thấy có một nguyên tắc rõ ràng: không thể có đối thoại nếu không phát xuất từ căn tính của chính ta. Không có căn tính, không thể có đối thoại. Nó sẽ chỉ là một cuộc đối thoại của ma, một cuộc đối thoại “trong không khí”, không có hiệu quả gì. Mỗi người chúng ta đều có căn tính tôn giáo riêng, và ta trung thành với căn tính ấy. Nhưng Chúa biết Người sẽ mang lịch sử này tới đâu. Ta hãy cứ tiến lên phía trước từ chính căn tính riêng của ta. Đừng giả vờ về căn tính của mình. Điều ấy không thành, không ích chi. Đó chính là duy tương đối! Điều đem chúng ta lại với nhau là đường sống. Chỉ có thiện chí mới đem phúc lợi lại cho anh chị em ta mà thôi. Và chúng ta tiến lên phía trước như anh chị em. Và mỗi người chúng ta đều làm chứng về căn tính của riêng mình cho người khác, và đối thoại với người khác. Rồi, khi cuộc đối thoại đã tiến triển đôi chút về các vấn đề thần học, một điều rất tốt đẹp, nhưng điều quan trọng nhất là cùng nhau bước đi mà không phản bội chính căn tính của riêng mình, không đeo mặt nạ cho nó, không giả hình. Nghĩ tới điều này quả có ích cho tôi.
Các bạn thân mến, tôi khuyến khích các bạn duy trì và khai triển các truyền thống liên hệ tốt đẹp giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau tại Albania, và đoàn kết với nhau để phục vụ quê hương yêu dấu của các bạn.
Nói cho vui một chút, [căn phòng này] trông giống như một trận đá banh: Công Giáo ở một bên và bên kia là mọi người khác; ai nấy đều vì thiện ích của quê hương và nhân loại.
Các bạn hãy tiếp tục là dấu chỉ cho xứ sở của các bạn và quá cả xứ sở các bạn nữa, rằng các liên hệ tốt đẹp và sự hợp tác phong phú thực sự là điều có thể có giữa những người đàn ông và đàn bà thuộc các tôn giáo khác nhau. Và tôi xin các bạn một ân huệ: xin các bạn cầu nguyện cho tôi, vì tôi cần lời cầu nguyện này, tôi thực sự cần nó. Xin cám ơn các bạn.
Trong cuộc gặp gỡ trên với đại diện các tôn giáo: Hồi Giáo, Bektashi, Công Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành và Do Thái Giáo, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng “Tôn giáo chân chính là nguồn hòa bình chứ không phải là nguồn bạo lực. Giết chóc nhân danh Thiên Chúa là một việc phạm thánh lớn! Kỳ thị nhân danh Thiên Chúa là một việc bất nhân”.
Theo ngài, “bất khoan dung đối với những người có xác tín tôn giáo khác với mình quả là một kẻ thù hết sức xảo quyệt, một kẻ thù mà ngày nay ta đang chứng kiến ở nhiều khu vực khác nhau khắp thế giới”.
Chính vì thế, Đức Giáo Hoàng xin mọi người tập chú vào hai điểm để tiến tới tự do tôn giáo: thứ nhất, coi mọi người nam nữ, dù thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau, không phải như những đối thủ, càng không như những kẻ thù, mà như anh chị em; thứ hai, hợp tác trong việc phục vụ ích chung.
Ngài cho hay: tự do tôn giáo chân chính và trưởng thành là dù theo tôn giáo nào, ta vẫn phục vụ với một xác tín, đại lượng và quan tâm tới toàn bộ xã hội, không phân biệt. Nhưng rời khỏi bản văn, ngài nhấn mạnh tới việc duy trì căn tính, vì “không có căn tính, không thể có đối thoại. Lúc đó, đối thoại là đối thoại với bóng ma”.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của Đức Phanxicô
Các bạn thân mến,
Thật là một niềm vui lớn được có mặt ở đây trong cuộc gặp gỡ này, một cuộc gặp gỡ hội tụ các nhà lãnh đạo của các tuyên tín tôn giáo chính đang hiện diện tại Albania. Với lòng tôn kính sâu xa, tôi xin chào kính mỗi người trong qúy bạn và các cộng đoàn do qúy bạn đại diện; và tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của tôi tới Đức TGM Massafra vì những lời giới thiệu tốt đẹp của ngài. Quả là điều quan trọng khi qúy bạn cùng có mặt ở đây: nó là một dấu chỉ của đối thoại mà qúy bạn từng trải nghiệm mỗi ngày, tìm cách xây dựng giữa qúy bạn sợi dây huynh đệ và hợp tác vì thiện ích của tòan bộ xã hội. Xin cám ơn qúy bạn về những gì qúy bạn đang thực hiện.
Albania, buồn thay, đã chứng kiến bạo lực và thảm kịch, những thứ có thể được tạo ra do việc cưỡng bức loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống bản thân và cộng đồng. Khi, nhân danh một ý thức hệ, người ta cố gắng loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi xã hội, thì kết cục họ sẽ đi tôn thờ ngẫu tượng, và chẳng bao lâu sau đó, mọi người nam nữ sẽ mất hướng, phẩm giá của họ sẽ bị chà đạp và quyền lợi của họ bị vi phạm. Qúy bạn biết rõ đau đớn biết chừng nào khi tự do lương tâm và tự do tôn giáo bị bác bỏ, và từ các vết thương này, xuất hiện một thứ nhân loại trở nên nghèo nàn xiết bao vì thiếu hy vọng và các lý tưởng hướng dẫn.
Các thay đổi diễn ra trong thập niên 1990 đã có hiệu quả tích cực; trong số này có việc tạo ra các điều kiện thuận lợi để thực thi quyền tự do tôn giáo chân chính. Điều này làm khả hữu việc mỗi cộng đồng tự đổi mới các truyền thống chưa bao giờ thực sự bị dập tắt của mình, bất chấp cuộc bách hại tàn khốc. Với quyền tự do tôn giáo này còn xuất hiện khả thể mỗi người, tùy theo các xác tín tôn giáo riêng của mình, sẵn sàng cung hiến một đóng góp tích cực; trước nhất, vào việc tái thiết tinh thần cho xứ sở và sau đó vào việc tái thiết kinh tế.
Thực vậy, như Đức Gioan Phaolô II từng nói trong cuộc viếng thăm Albania có tính lịch sử vào năm 1993, “Tự do tôn giáo… không phải chỉ là một ơn phúc qúy giá Chúa dành cho những người có đức tin: nó là một ơn phúc dành cho mỗi người, vì nó là bảo đảm có tính nền tảng cho mọi biểu thức khác của tự do… Chỉ có tự do tôn giáo mới nhắc ta nhớ rằng nếu ta có một Đấng Tạo Hóa duy nhất, thì tất cả chúng ta đều là anh chị em. Tự do tôn giáo là một bảo đảm chống lại mọi hình thức của chủ nghĩa toàn trị và góp phần dứt khoát vào tình huynh đệ nhân bản” (Thông Điệp gửi Nhân Dân Albania, 25 tháng Tư, 1993).
Rồi ngài lập tức nói thêm, “Tự do tôn giáo đích thực tránh xa mọi cám dỗ bất khoan dung và óc bè phái, và cổ vũ các thái độ tôn kính và đối thoại xây dựng” (vừa trích). Ta không thể bác bỏ điều này: bất khoan dung đối với những người có xác tín tôn giáo khác với mình là một kẻ thù hết sức xảo quyết, một kẻ thù mà ngày nay ta đang chứng kiến ở nhiều khu vực khác nhau khắp thế giới. Là các tín hữu, ta phải hết sức cảnh tỉnh để, trong khi sống thực các xác tín tôn giáo cũng như các qui định đạo đức của ta, ta vẫn luôn nói lên mầu nhiệm mà ta có ý định tôn vinh. Điều này có nghĩa: bất cứ hình thức nào cho thấy một lối sử dụng tôn giáo cách méo mó đều phải được cương quyết bác bỏ là sai lầm vì chúng bất xứng với Thiên Chúa hay nhân loại. Tôn giáo chân chính là nguồn hòa bình chứ không phải nguồn bạo lực! Không ai được dùng danh Thiên Chúa để phạm bạo lực! Giết chóc nhân danh Thiên Chúa là một việc phạm thánh lớn. Kỳ thị nhân danh Thiên Chúa là một việc bất nhân.
Nhìn dưới ánh sáng trên, tự do tôn giáo không phải là một quyền mà ta có thể bảo đảm duy nhất bằng luật lệ hiện hành, dù luật lệ là điều cần thiết. Đúng hơn, tự do tôn giáo là một không gian chung, một bầu khí tôn kính và hợp tác cần được xây dựng bằng sự hợp tác của mọi người, cả những người không có bất cứ xác tín tôn giáo nào. Xin cho phép tôi được lược tả hai thái độ hết sức có ích để thăng tiến quyền tự do căn bản này.
Thái độ thứ nhất là thái độ coi mọi người nam nữ, cả những người có các truyền thống tôn giáo khác với mình, không như các đối thủ, càng không như những kẻ thù, mà đúng hơn như các anh chị em. Khi một người nào đó xác tín các niềm tin của mình, thì đâu cần họ phải áp đặt hay tạo áp lực lên người khác: người ta vẫn xác tín rằng sự thật có sức lôi kéo riêng của nó. Xét cho cùng, tất cả chúng ta đều là lữ khách trên trái đất này, và trong cuộc hành trình lữ thứ này, khi ta khao khát sự thật và cõi đời đời, ta không sống cuộc sống cá nhân có tính tự lập và tự mãn; điều này áp dụng cả vào các cộng đồng tôn giáo, văn hóa và quốc gia. Chúng ta cần đến nhau, và được ủy thác việc chăm sóc lẫn nhau. Mỗi truyền thống tôn giáo, từ bên trong, phải có khả năng quan tâm tới các truyền thống khác.
Thái độ thứ hai nhằm cổ vũ việc phát huy tự do tôn giáo là làm việc để phục vụ ích chung. Bất cứ khi nào việc gắn bó với một truyền thống tôn giáo phát sinh ra một phục vụ nói lên xác tín, đại lượng và quan tâm đối với toàn bộ xã hội, bất phân biệt, thì lúc đó cũng hiện hữu việc sống thực tự do tôn giáo chân chính và trưởng thành. Việc này tự tỏ mình ra không những như một không gian trong đó ta được bảo vệ cách hợp pháp quyền tự lập của ta mà còn như một tiềm năng làm phong phú gia đình nhân loại trên đường thăng tiến. Các người nam nữ càng phục vụ người khác, thì tự do của họ càng lớn lao hơn.
Ta hãy nhìn quanh ta: có xiết bao người nghèo và túng thiếu, xiết bao xã hội đang cố gắng tìm ra cung cách bao gồm hơn cho công bằng xã hội và cho con đường phát triển kinh tế! Lớn lao xiết bao việc trái tim con người cần tập chú vững chắc vào ý nghĩa thâm sâu nhất của các trải nghiệm sống và cần bắt nguồn từ việc tái khám phá ra niềm hy vọng! Mọi người nam nữ, được các giá trị của truyền thống tôn giáo riêng của mình gợi hứng trong các lãnh vực này, đều có thể cung hiến một đóng góp quan trọng, thậm chí còn độc đáo nữa. Đây quả là mảnh đất phì nhiêu sẽ sinh nhiều hoa trái, cả trong lãnh vực đối thoại liên tôn.
Và rồi vẫn luôn còn cái bóng ma “mọi sự đều tương đối”; đó là chủ nghĩa duy tương đối. Ở đây ta thấy có một nguyên tắc rõ ràng: không thể có đối thoại nếu không phát xuất từ căn tính của chính ta. Không có căn tính, không thể có đối thoại. Nó sẽ chỉ là một cuộc đối thoại của ma, một cuộc đối thoại “trong không khí”, không có hiệu quả gì. Mỗi người chúng ta đều có căn tính tôn giáo riêng, và ta trung thành với căn tính ấy. Nhưng Chúa biết Người sẽ mang lịch sử này tới đâu. Ta hãy cứ tiến lên phía trước từ chính căn tính riêng của ta. Đừng giả vờ về căn tính của mình. Điều ấy không thành, không ích chi. Đó chính là duy tương đối! Điều đem chúng ta lại với nhau là đường sống. Chỉ có thiện chí mới đem phúc lợi lại cho anh chị em ta mà thôi. Và chúng ta tiến lên phía trước như anh chị em. Và mỗi người chúng ta đều làm chứng về căn tính của riêng mình cho người khác, và đối thoại với người khác. Rồi, khi cuộc đối thoại đã tiến triển đôi chút về các vấn đề thần học, một điều rất tốt đẹp, nhưng điều quan trọng nhất là cùng nhau bước đi mà không phản bội chính căn tính của riêng mình, không đeo mặt nạ cho nó, không giả hình. Nghĩ tới điều này quả có ích cho tôi.
Các bạn thân mến, tôi khuyến khích các bạn duy trì và khai triển các truyền thống liên hệ tốt đẹp giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau tại Albania, và đoàn kết với nhau để phục vụ quê hương yêu dấu của các bạn.
Nói cho vui một chút, [căn phòng này] trông giống như một trận đá banh: Công Giáo ở một bên và bên kia là mọi người khác; ai nấy đều vì thiện ích của quê hương và nhân loại.
Các bạn hãy tiếp tục là dấu chỉ cho xứ sở của các bạn và quá cả xứ sở các bạn nữa, rằng các liên hệ tốt đẹp và sự hợp tác phong phú thực sự là điều có thể có giữa những người đàn ông và đàn bà thuộc các tôn giáo khác nhau. Và tôi xin các bạn một ân huệ: xin các bạn cầu nguyện cho tôi, vì tôi cần lời cầu nguyện này, tôi thực sự cần nó. Xin cám ơn các bạn.