Theo tin CNA, Đức Phanxicô, hôm nay, 16 tháng Tám, đã phong chân phúc cho các vị Tử Đạo Đại Hàn là Phaolô Yun Ji-chung và123 đồng bạn, ca ngợi các hy sinh vĩ đại của họ và lời kêu gọi “đặt Chúa Kitô lên trên hết” của họ.
Trong Thánh Lễ tại Cổng Gwanghwamun ở Hán Thành, trước hàng chục ngàn người, ngài nói rằng “Tất cả các vị đã sống và chết cho Chúa Kitô, và nay các vị đang trị vì với Người trong hân hoan và vinh quang. Chiến thắng của các vị tử đạo, chứng tá của các vị đối với sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa, tiếp tục mang nhiều hoa trái hiện nay tại Đại Hàn, trong Giáo Hội từng nhận được sự lớn mạnh do chính các hy sinh của các vị”.
“Việc chúng ta cử hành Chân Phúc Phaolô và Các Bạn Tử Đạo đem lại cho chúng ta cơ hội trở về với những giờ phút đầu tiên, thời sơ sinh, có thể nói như thế, của Giáo Hội tại Đại Hàn. Nó mời gọi chúng ta, người Công Giáo Đại Hàn, nhớ tới các việc lớn lao mà Thiên Chúa đã thực hiện tại đất nước này và trân qúi di sản đức tin và đức ái từng được các bậc cha ông ủy thác cho anh chị em”.
Kitô Giáo Đại Hàn có mặt từ thế kỷ 18, lúc các học giả Đại Hàn nghe biết sự phát triển đức tin tại Trung Hoa. Họ tới Trung Hoa để học hỏi Kitô Giáo nơi các nhà truyền giáo Dòng Tên. Rồi trở lại quê hương để giảng dạy đức tin, thu hút hàng ngàn tân tòng dù không có linh mục.
Các nhà cầm quyền Đại Hàn bắt đầu bách hại các Kitô hữu và ngăn cấm sách vở Công Giáo.
Phaolô Yun Ji-chung và Giacôbê Kwong Sang-yon, cả hai đều là người Công Giáo thuộc giai cấp quí tộc, bị chém đầu năm 1791 vì vi phạm lễ nghi Khổng Giáo. Việc xử trảm họ đánh dấu việc khởi đầu cuộc bách hại lớn hàng giáo dân Đại Hàn.
Chỉ có một linh mục duy nhất, xuất thân từ Trung Hoa, trong số 124 vị tử đạo được phong chân phúc hôm nay.
Lời tuyên bố chính thức của Đức Giáo Hoàng về việc phong chân phúc đã khiến công chúng hoan hô vang dội trong khi kèn đồng và trống phách trổi lên trong Công Trường Gwanghwamun. Những màn ảnh truyền hình khổng lồ dựng hai bên bàn thờ chiếu hình ảnh các vị tử đạo.
Bài giảng của Đức Phanxicô nói rằng nguồn gốc Kitô Giáo Đại Hàn chứng tỏ “tầm quan trọng, phẩm giá và vẻ đẹp” của ơn gọi làm người Công Giáo giáo dân.
Ngài nói: “Trong ơn quan phòng mầu nhiệm của Thiên Chúa, đức tin Kitô Giáo đã được mang tới các bờ biển Đại Hàn không qua các nhà truyền giáo; đúng hơn, nó đi thẳng vào tâm trí người dân Đại Hàn. Nó được dẫn khởi từ sự tò mò trí thức, muốn đi tìm sự thật tôn giáo. Nhờ gặp gỡ sơ khởi với Tin Mừng, các Kitô hữu Đại Hàn tiên khởi đã mở tâm trí mình cho Chúa Giêsu. Họ muốn hiểu biết nhiều hơn về Chúa Kitô, Đấng chịu đau khổ, chịu chết và đã sống lại từ cõi chết”.
Các vị tử đạo Đại Hàn đã được thừa nhận là Thánh. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong hiển thánh cho 103 vị tử đạo Đại Hàn vào ngày 6 tháng Năm năm 1984 trong một cuộc viếng thăm Nam Hàn.
Trong bài giảng của ngài, Đức GH Phanxicô khẩn cầu các vị thánh này, Thánh Anrê Kim Taegon, Phaolô Chong Hasang và các bạn tử đạo, cùng với các vị mới được phong chân phúc.
Ngài nói “Tất cả các vị đã sống và đã chết cho Chúa Kitô, và giờ đây, các vị đang hiển trị với Người trong hân hoan và vinh quang”.
Đức Giáo Hoàng thảo luận bài đọc Tin Mừng trích từ chương 17 Tin Mừng theo Thánh Gioan và sự liên quan của nó đối với các vị vừa được phong chân phúc.
Ngài cho hay: “…Điều có ý nghĩa là khi Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha thánh hiến và che chở chúng ta, Người không xin Chúa Cha lấy chúng ta ra khỏi thế gian này. Chúng ta biết rằng Người sai các môn đệ ra đi làm men thánh thiện và sự thật trong thế gian: làm muối đất, làm ánh sáng thế gian. Về điều này, các vị tử đạo chỉ đường cho ta”.
Các vị tử đạo Đại Hàn “đã phải chọn giữa việc theo chân Chúa Giêsu hay theo thế gian. Họ biết cái giá của việc làm môn đệ. Họ sẵn sàng thực hiện những hy sinh lớn lao và tự để mình bị tước đoạt bất cứ những gì tách biệt họ khỏi Chúa Kitô: của cải, đất đai, danh tiếng và vinh dự, vì họ biết rằng chỉ một mình Chúa Kitô mới là trân châu ngọc qúi thực sự của họ”.
Đức GH lưu ý sự cám dỗ “muốn thỏa hiệp đức tin, muốn hạ thấp các đòi hỏi triệt để của Tin Mừng và sống theo tinh thần thời đại. Ấy thế nhưng các vị tử đạo kêu gọi chúng ta đặt Chúa Giêsu lên trên hết và nhìn mọi sự khác trên thế gian này trong tương quan với Người và vương quốc đời đời của Người. Các vị thách thức chúng ta suy nghĩ về điều ta sẵn sàng chết cho”.
Đức Phanxicô kết thúc bài giảng của ngài bằng một lời cầu nguyện: “Ước chi lời cầu nguyện của mọi vị tử đạo Đại Hàn, kết hợp với lời cầu nguyện của Đức Mẹ, Mẹ Giáo Hội, giúp chúng ta nhận được ơn kiên nhẫn trong đức tin và trong mọi việc lành phúc đức, ơn thánh thiện và trong sạch tâm hồn, và lòng nhiệt thành tông đồ trong việc làm chứng cho Chúa Giêsu trên quê hương yêu quí này, trên khắp Á Châu, và cho tới tận cùng trái đất”.
“Việc chúng ta cử hành Chân Phúc Phaolô và Các Bạn Tử Đạo đem lại cho chúng ta cơ hội trở về với những giờ phút đầu tiên, thời sơ sinh, có thể nói như thế, của Giáo Hội tại Đại Hàn. Nó mời gọi chúng ta, người Công Giáo Đại Hàn, nhớ tới các việc lớn lao mà Thiên Chúa đã thực hiện tại đất nước này và trân qúi di sản đức tin và đức ái từng được các bậc cha ông ủy thác cho anh chị em”.
Kitô Giáo Đại Hàn có mặt từ thế kỷ 18, lúc các học giả Đại Hàn nghe biết sự phát triển đức tin tại Trung Hoa. Họ tới Trung Hoa để học hỏi Kitô Giáo nơi các nhà truyền giáo Dòng Tên. Rồi trở lại quê hương để giảng dạy đức tin, thu hút hàng ngàn tân tòng dù không có linh mục.
Các nhà cầm quyền Đại Hàn bắt đầu bách hại các Kitô hữu và ngăn cấm sách vở Công Giáo.
Phaolô Yun Ji-chung và Giacôbê Kwong Sang-yon, cả hai đều là người Công Giáo thuộc giai cấp quí tộc, bị chém đầu năm 1791 vì vi phạm lễ nghi Khổng Giáo. Việc xử trảm họ đánh dấu việc khởi đầu cuộc bách hại lớn hàng giáo dân Đại Hàn.
Chỉ có một linh mục duy nhất, xuất thân từ Trung Hoa, trong số 124 vị tử đạo được phong chân phúc hôm nay.
Lời tuyên bố chính thức của Đức Giáo Hoàng về việc phong chân phúc đã khiến công chúng hoan hô vang dội trong khi kèn đồng và trống phách trổi lên trong Công Trường Gwanghwamun. Những màn ảnh truyền hình khổng lồ dựng hai bên bàn thờ chiếu hình ảnh các vị tử đạo.
Bài giảng của Đức Phanxicô nói rằng nguồn gốc Kitô Giáo Đại Hàn chứng tỏ “tầm quan trọng, phẩm giá và vẻ đẹp” của ơn gọi làm người Công Giáo giáo dân.
Ngài nói: “Trong ơn quan phòng mầu nhiệm của Thiên Chúa, đức tin Kitô Giáo đã được mang tới các bờ biển Đại Hàn không qua các nhà truyền giáo; đúng hơn, nó đi thẳng vào tâm trí người dân Đại Hàn. Nó được dẫn khởi từ sự tò mò trí thức, muốn đi tìm sự thật tôn giáo. Nhờ gặp gỡ sơ khởi với Tin Mừng, các Kitô hữu Đại Hàn tiên khởi đã mở tâm trí mình cho Chúa Giêsu. Họ muốn hiểu biết nhiều hơn về Chúa Kitô, Đấng chịu đau khổ, chịu chết và đã sống lại từ cõi chết”.
Các vị tử đạo Đại Hàn đã được thừa nhận là Thánh. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong hiển thánh cho 103 vị tử đạo Đại Hàn vào ngày 6 tháng Năm năm 1984 trong một cuộc viếng thăm Nam Hàn.
Trong bài giảng của ngài, Đức GH Phanxicô khẩn cầu các vị thánh này, Thánh Anrê Kim Taegon, Phaolô Chong Hasang và các bạn tử đạo, cùng với các vị mới được phong chân phúc.
Ngài nói “Tất cả các vị đã sống và đã chết cho Chúa Kitô, và giờ đây, các vị đang hiển trị với Người trong hân hoan và vinh quang”.
Đức Giáo Hoàng thảo luận bài đọc Tin Mừng trích từ chương 17 Tin Mừng theo Thánh Gioan và sự liên quan của nó đối với các vị vừa được phong chân phúc.
Ngài cho hay: “…Điều có ý nghĩa là khi Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha thánh hiến và che chở chúng ta, Người không xin Chúa Cha lấy chúng ta ra khỏi thế gian này. Chúng ta biết rằng Người sai các môn đệ ra đi làm men thánh thiện và sự thật trong thế gian: làm muối đất, làm ánh sáng thế gian. Về điều này, các vị tử đạo chỉ đường cho ta”.
Các vị tử đạo Đại Hàn “đã phải chọn giữa việc theo chân Chúa Giêsu hay theo thế gian. Họ biết cái giá của việc làm môn đệ. Họ sẵn sàng thực hiện những hy sinh lớn lao và tự để mình bị tước đoạt bất cứ những gì tách biệt họ khỏi Chúa Kitô: của cải, đất đai, danh tiếng và vinh dự, vì họ biết rằng chỉ một mình Chúa Kitô mới là trân châu ngọc qúi thực sự của họ”.
Đức GH lưu ý sự cám dỗ “muốn thỏa hiệp đức tin, muốn hạ thấp các đòi hỏi triệt để của Tin Mừng và sống theo tinh thần thời đại. Ấy thế nhưng các vị tử đạo kêu gọi chúng ta đặt Chúa Giêsu lên trên hết và nhìn mọi sự khác trên thế gian này trong tương quan với Người và vương quốc đời đời của Người. Các vị thách thức chúng ta suy nghĩ về điều ta sẵn sàng chết cho”.
Đức Phanxicô kết thúc bài giảng của ngài bằng một lời cầu nguyện: “Ước chi lời cầu nguyện của mọi vị tử đạo Đại Hàn, kết hợp với lời cầu nguyện của Đức Mẹ, Mẹ Giáo Hội, giúp chúng ta nhận được ơn kiên nhẫn trong đức tin và trong mọi việc lành phúc đức, ơn thánh thiện và trong sạch tâm hồn, và lòng nhiệt thành tông đồ trong việc làm chứng cho Chúa Giêsu trên quê hương yêu quí này, trên khắp Á Châu, và cho tới tận cùng trái đất”.