Đức Phanxicô lần đầu tiên tới Nam Hàn để chủ tọa Ngày Giới Trẻ Á Châu lần thứ sáu và phong chân phúc cho một số tử đạo Đại Hàn thế kỷ thứ 18 và 19. Nhưng Bắc Hàn đã nhân cơ hội này không những bác bỏ lời mời tham dự Thánh Lễ Hòa Giải do ngài cử hành tại Hán Thành, còn bắn phi tiễn trước và sau khi ngài tới Nam Hàn.
Jill Reilly của Mailonline ngày 15 tháng Tám thuật lại nhận định của phát ngôn viên bộ ngoại giao Nam Hàn rằng việc phóng phi tiễn này quả “rất khó coi”. Trong khi đó, dư luận báo chí địa phương cho hay hành động này nhằm chơi trội cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng. Bắc Hàn lên tiếng bác bỏ nhận định này, còn cho rằng chính cuộc thăm viếng đã chơi trội họ. Ít nhất thì đó cũng là lời tố cáo của khoa học gia về hỏa tiễn của Bắc Hàn, Kim In-Yong.
Viên chức này tố cáo thêm: Nam Hàn đưa ra lời tố cáo điên khùng liên kết việc chúng tôi thử hoả tiễn chiến lược với cuộc thăm viếng Nam Hàn của người gọi là giáo hoàng. Chúng tôi chỉ lấy làm lạ tại sao giáo hoàng, trong số rất nhiều ngày trong năm, lại chọn ngày chúng tôi đã dự trù phóng hỏa tiễn từ lâu để viếng Nam Hàn”.
Mailonline có đăng tấm hình chủ tịch Bắc Hàn điều khiển cuộc phóng phi tiễn lần này và nụ cười thoải mái của ông ta bệ vệ trong chiếc ghế kiểu đạo diễn được bao vây bởi các tướng tá cận thần đang cung kính ghi chép các lời “vàng ngọc” của lãnh tụ. Ngược với hình ảnh kế tiếp trong đó, Đức Phanxicô tươi cười vẫy tay với các người trẻ Á Châu tại Vận Động Trường Daejeon.
Khoa học gia họ Kim nói tiếp: “chúng tôi không có ý tưởng gì là tại sao ông ta lại thăm viếng miền Nam và chúng tôi không có bất cứ lưu ý nào tới bất cứ âm mưu nào ông ta dự kiến thảo luận với miền Nam”.
Tuy nhiên, Bình Những nhấn mạnh rằng các thử nghiệm này là để đánh dấu ngày 15 tháng Tám, ngày kỷ niệm lễ độc lập của Đại Hàn thoát ách chiếm đóng của Nhật năm 1945.
Hoa Kỳ bác bỏ cuộc phóng hỏa tiễn hôm thứ Năm vừa qua và cho biết đang nghiên cứu xem việc này có vi phạm nghị quyết của Hội Đồng An Ninh LHQ hay không. Marie Harf, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nói rằng “chúng tôi liên tục kêu gọi Bắc Hàn hạn chế đưa ra các hành động khiêu khích kiểu này”. Harf cũng tỏ ra quan ngại trước việc Bắc Hàn không báo trước cho các tầu bè và máy bay trong vùng thử nghiệm.
Bắc Hàn biện minh cho cuộc thử nghiệm, coi nó như hành vi tự vệ chống lại cuộc tập trận của Mỹ và Nam Hàn sắp tới.
Nhưng riêng với Đức Phanxicô, nếu họ Kim muốn biết ngài có “âm mưu” gì thì nên đọc tường trình buổi lễ tại Daejeon: ngài chỉ khuyên cử tọa từ bỏ chủ nghĩa duy vật chất và các hệ thống thống kinh tế bất nhân chủ yếu gây hại cho giai cấp công nhân, giai cấp vốn là xương sống trên lý thuyết của Bắc Hàn!
Còn nói về các hành động, thì ngài đã chỉ an ủi những người sống sót và thân nhân các nạn nhân vụ chìm phà Sewol! Cuối buổi lễ, ngài nói thế này về họ: “Xin Chúa đón nhận người chết vào sự bình an của Người, an ủi những ai đang khóc thương và tiếp tục nâng đỡ tất cả những ai đã quảng đại tới giúp đỡ anh chị em mình!”.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Lombardi, cho hay: một trong các thân nhân này, ông Lee Ho Jin, có con trai thiệt mạng, đã xin Đức Phanxicô rửa tội cho mình. Đức Phanxicô dĩ nhiên đồng ý và sẽ rửa tội cho ông vào hôm thứ Bẩy này tại Tòa Đại Sứ của Tòa Thánh tại Hán Thành.
Ấy thế mà ngài lại không được Bắc Hàn tiếp đó, dù gián tiếp bằng một thinh lặng tôn kính. Trong khi ấy, họ có người Công Giáo, thậm chí cả một Giáo Hội nữa. Chỉ có điều, trong khi người Công Giáo Nam Hàn hân hoan chào kính vị lãnh tụ tối cao của mình, thì người Công Giáo Bắc Hàn bị đàn áp nặng nề và những cuộc bắt bớ gần đây cho thấy các nhà truyền giáo tiếp tục bị càn quét.
Giáo Hội Bắc Hàn sống dưới sự kiểm soát ngặt nghèo của chính phủ và thực ra không được Tòa Thánh nhìn nhận, một phần vì các buổi thờ phượng ở đấy khó có thể được thừa nhận là Công Giáo đối với người bên ngoài.
Bên trong nhà thờ chính tòa duy nhất của Bắc Hàn có thánh giá, nhưng không có tượng chịu nạn. Các buổi phụng thờ hàng tuần có thánh ca và lời nguyện long trọng nhưng không có bí tích. Cũng không có linh mục: các giáo dân do nhà nước chỉ định chủ tọa các buổi lễ này.
Trước thái độ hết sức tiêu cực của Bắc Hàn, phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Lombardi, cho hay: “Chúng tôi cảm thấy rất buồn trước kết quả này nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện để có dịp khác có thể cử hành Thánh Lễ với các tín hữu Bắc Hàn”.
So với Nam Hàn, nơi có hơn 5 triệu người Công Giáo, Bắc Hàn được ước tính có khoảng từ 800 tới 3,000 người Công Giáo. Con số đầu là ước tính của Ủy Ban Nhân Quyền LHQ. Con số sau là ước tính của Hiệp Hội Công Giáo Đại Hàn, một cơ quan do chính phủ Bắc Hàn kiểm soát.
Trước khi có chế độ CS, Bình Nhưỡng có nhiều Kitô hữu hơn bất cứ thành phố nào của Đại Hàn, đến nỗi có biệt danh là “Giêrusalem của Đại Hàn”. Bình Nhưỡng cũng có tòa giám mục riêng.
Nhưng ngay đầu thập niên 1950, những hiện diện như thế đã bị xóa sạch và từ đó, Bắc Hàn duy trì gọng kìm sắt đối với mọi hoạt động tôn giáo. Không một định chế do Giáo Hội kiểm soát nào và không một linh mục nào còn hoạt động tại Bắc Hàn.
Làm người Công Giáo, tự nó, đã là một hành vi phạm pháp. Điều 14 hiến pháp năm 1948 dự liệu rằng các công dân “được tự do tôn giáo và tiến hành các buổi thờ phượng theo tôn giáo”. Nhưng vì các lý tưởng của Kitô Giáo và việc thờ phượng Chúa Giêsu không đồng nhịp với ý thức hệ chính trị rất ngặt nghèo của Bắc Hàn, nên các tín hữu luôn bị nghi ngờ.
Đức Phanxicô: chỉ có một Đại Hàn
Có nói tới chính trị đi nữa, Đức Phanxicô cũng chỉ nói tới khát vọng của mọi người Đại Hàn mà thôi. Thực vậy, theo tin CNA, khi đề cập tới việc phân chia giữa Bắc và Nam Hàn, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng cả hai là “một gia đình” và ngài kêu gọi mọi người cầu nguyện cho việc tái thống nhất.
Ngài nói với giới trẻ tại Đền Thờ Solmoe, nơi sinh của vị linh mục đầu tiên người Đại Hàn, Thánh Andrew Kim Taegon: “Chỉ có một Đại Hàn, nhưng gia đình này đang bị phân chia”.
Ngài xin mọi người cầu nguyện cho “các anh chị em ở miền Bắc”, xin Chúa hướng dẫn họ tới hợp nhất và để qua một bên cái cảm thức thắng thua ngõ hầu ôm chặt lấy gia đình Đại Hàn duy nhất”.
Sau đó, ngài dừng lại và xin những người hiện diện dành một phút cầu nguyện trong thinh lặng cho việc thống nhất Nam Bắc Hàn.
Đức Phanxicô nói rằng: bất chấp các chia rẽ, “Đại Hàn là một gia đình”, nói cùng một thứ tiếng. Ngài nhắc lại câu truyện về anh em của ông Giuse trong Thánh Kinh: lên đường tìm thực phẩm trong cơn đói kém, nhưng điều qúy giá gấp vạn lần là họ tìm lại được người anh em mà chính họ đã bán làm nô lệ. Ngài nhận định: các người anh em này liên hệ tới Giuse vì họ có một ngôn ngữ chung. “Các anh chị em của các con ở Bắc Hàn nói cùng một thứ tiếng, và điều này khiến cha hy vọng cho tương lai của gia đình nhân loại”.
Điều cần là lòng tha thứ. Chính vì thế, Đức Phanxicô đề cập thêm tới dụ ngôn người con trai đi hoang, một dụ ngôn mà trước đó, các người trẻ đã diễn lại. Người con này đã can đảm lên đường về nhà cha mình. Người cha này chạy ra ôm chầm lấy con trước khi anh ta lên tiếng xin lỗi.
Bắc Hàn sắp có vị thánh đầu tiên
Cũng theo CNA ngày 15 tháng Tám, Bắc Hàn sẽ sớm có vị thánh đầu tiên của họ, vì năm ngoái, cái chết của Giám Mục Bình Nhưỡng, người bị mất tích năm 1949 do bàn tay lông lá của chính phủ Bắc Hàn, đã chính thức được Tòa Thánh nhìn nhận.
Ngay sau việc thừa nhân trên, Hội Đồng Giám Mục Đại Hàn đã xin Bộ Phong Thánh một “nihil obstat” đối với việc mở án phong chân phúc cho Giám Mục Phanxicô Hong Yong-ho và 80 đồng bạn.
Đức Cha Hong sinh tại Bình Nhưỡng năm 1906, được thụ phong linh mục tại Giáo Hội sở tại năm 1933, lúc Đại Hàn bị Nhật chiếm đóng.
Năm 1944, ngài được tấn phong giám mục và được cử làm giám quản tông toà Bình Nhưỡng và một năm sau, khi Thế Chiến II kết thúc, Đại Hàn bị chia đôi, phía Bắc bị Liên Xô chiếm đóng, phía Nam bị Hoa Kỳ chiếm đóng.
Hai miền không được thống nhất, và năm 1948, Bắc Hàn Cộng Sản và Nam Hàn Tư Bản đã chính thức được thành lập. Nhiều Kitô hữu rời bỏ miền Bắc. Năm 2006, Đức HY Nicôla Cheong Jin-suk, TGM Hưu Trí của Hán Thành, cho tờ 30 Ngày biết: tới năm 1950, Bắc Hàn đã sát hại 166 linh mục và tu sĩ.
Sau năm 1949, Đức Cha Hong bị cầm tù rồi mất tích, niên giám của Tòa Thánh vẫn coi ngài đứng đầu Giáo Hội Bình Nhưỡng dù “bị mất tích” cho tới năm 2013, lúc ngài 106 tuổi.
Đức HY Cheong nói rằng việc thừa nhận lâu dài coi vị giám mục trăm tuổi này như mất tích chứ chưa chính thức qua đời là một “nghĩa cử của Tòa Thánh muốn nói tới thảm cảnh mà Giáo Hội Đại Hàn từng hứng chịu nhưng vẫn đang vượt qua”.
Tòa Thánh còn đi xa hơn nữa bằng cách nâng tông toà đại diện Bình Nhưỡng lên hàng giáo phận vào năm 1962, dù đang bị chế độ Bắc Hàn áp chế.
Việc thừa nhận vào năm 2013 cái chết của Giám Mục Hong cho phép án phong chân phúc cho ngài được mở ra. Án phong chân phúc này là một trong các nhân tố khiến Giáo Hội Đai Hàn cổ vũ việc thống nhất Bán Đảo Đại Hàn.
Trong cuộc viếng thăm Nam Hàn lần này, Đức GH Phanxicô nhiều lần nói tới việc tái thống nhất và hòa giải và đã yêu cầu các người trẻ tại Đền Thờ Solmoe cầu nguyện cho ý chỉ này.
Trong mấy năm gần đây, Tổng GM Hán Thành đã được cử nhiệm làm giám quản giáo phận Bình Nhưỡng; Đức HY/TGM hiện nay, Andrew Yeom Soo-jung, từng lên tiếng kêu gọi hoà giải gữa Nam và Bắc Hàn từ ngày nhậm chức mục tử Hán Thành năm 2012.
Ngài chọn tổ chức thánh lễ nhậm chức vào ngày 25 tháng Sáu, kỷ niệm năm thứ 62 ngày khởi sự Chiến Tranh Triều Tiên; từ đó, ngài lấy hòa giải và hòa bình làm chủ đề then chốt cho sứ vụ giám mục của ngài.
Theo “Sở Tài Liệu” của Đài Phát Thanh Vatican, phát hành trước chuyến viếng thăm của Đức GH tại Nam Hàn, Đức HY Yeom đã có khả năng thực hiện cuộc viếng thăm ngắn ngủi Khu Kỹ Nghệ Kaesong, một khu rộng 25 dặm vuông nằm ở Bắc Hàn, nơi cả người Bắc lẫn người Nam Hàn được phép làm việc, vào hồi tháng Năm, 2014.
Việc phát triển Kaesong là dự án gần đây nhất cho thấy sự xích lại gần nhau giữa hai Đại Hàn mà về phương diện kỹ thuật thực sự vẫn đang lâm chiến kể từ ngày ký hiệp ước đình chiến năm 1953.
Đức HY Yeom thăm viếng khu tượng trưng cho hợp tác giữa Nam và Bắc Hàn, được gặp các công nhân ở đó và để lại cho họ một sứ điệp hy vọng và can đảm.
Đài Phát Thanh Vatican cũng thuật lại lời của Cha Timoteo Lee Eun-hyung, thành viên của Ủy Ban Hòa Giải Đặc Biệt, một nhóm do các giám mục Đại Hàn thiết lập để cổ vũ hòa giải và trợ giúp Bắc Hàn: “mục tiêu quan trọng hơn hết của ủy ban chúng tôi là phúc âm hóa Bắc Hàn, nơi hiện không có tự do tôn giáo”.
Ngài giải thích rằng “trước nhất, chúng tôi cố gắng tìm cách trao đổi ít nhất là thông tin, ngõ hầu chia sẻ tình thương của chúng tôi cho nhau. Rồi sau đó, trợ giúp nhân dân Bắc Hàn”.
Người ta dám hy vọng rằng mục tiêu phúc âm hóa miền Bắc sẽ được đẩy mạnh nhờ cuộc phong chân phúc sắp tới cho 124 vị tử đạo Đại Hàn thuộc mọi miền của Bán Đảo này. Và nếu án phong chân phúc cho Đức Cha Hong được đẩy mạnh, người Bắc Hàn có thể vững tâm có được thêm một vị bầu cử ở trên trời cho mình.
Jill Reilly của Mailonline ngày 15 tháng Tám thuật lại nhận định của phát ngôn viên bộ ngoại giao Nam Hàn rằng việc phóng phi tiễn này quả “rất khó coi”. Trong khi đó, dư luận báo chí địa phương cho hay hành động này nhằm chơi trội cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng. Bắc Hàn lên tiếng bác bỏ nhận định này, còn cho rằng chính cuộc thăm viếng đã chơi trội họ. Ít nhất thì đó cũng là lời tố cáo của khoa học gia về hỏa tiễn của Bắc Hàn, Kim In-Yong.
Viên chức này tố cáo thêm: Nam Hàn đưa ra lời tố cáo điên khùng liên kết việc chúng tôi thử hoả tiễn chiến lược với cuộc thăm viếng Nam Hàn của người gọi là giáo hoàng. Chúng tôi chỉ lấy làm lạ tại sao giáo hoàng, trong số rất nhiều ngày trong năm, lại chọn ngày chúng tôi đã dự trù phóng hỏa tiễn từ lâu để viếng Nam Hàn”.
Mailonline có đăng tấm hình chủ tịch Bắc Hàn điều khiển cuộc phóng phi tiễn lần này và nụ cười thoải mái của ông ta bệ vệ trong chiếc ghế kiểu đạo diễn được bao vây bởi các tướng tá cận thần đang cung kính ghi chép các lời “vàng ngọc” của lãnh tụ. Ngược với hình ảnh kế tiếp trong đó, Đức Phanxicô tươi cười vẫy tay với các người trẻ Á Châu tại Vận Động Trường Daejeon.
Khoa học gia họ Kim nói tiếp: “chúng tôi không có ý tưởng gì là tại sao ông ta lại thăm viếng miền Nam và chúng tôi không có bất cứ lưu ý nào tới bất cứ âm mưu nào ông ta dự kiến thảo luận với miền Nam”.
Tuy nhiên, Bình Những nhấn mạnh rằng các thử nghiệm này là để đánh dấu ngày 15 tháng Tám, ngày kỷ niệm lễ độc lập của Đại Hàn thoát ách chiếm đóng của Nhật năm 1945.
Hoa Kỳ bác bỏ cuộc phóng hỏa tiễn hôm thứ Năm vừa qua và cho biết đang nghiên cứu xem việc này có vi phạm nghị quyết của Hội Đồng An Ninh LHQ hay không. Marie Harf, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nói rằng “chúng tôi liên tục kêu gọi Bắc Hàn hạn chế đưa ra các hành động khiêu khích kiểu này”. Harf cũng tỏ ra quan ngại trước việc Bắc Hàn không báo trước cho các tầu bè và máy bay trong vùng thử nghiệm.
Bắc Hàn biện minh cho cuộc thử nghiệm, coi nó như hành vi tự vệ chống lại cuộc tập trận của Mỹ và Nam Hàn sắp tới.
Nhưng riêng với Đức Phanxicô, nếu họ Kim muốn biết ngài có “âm mưu” gì thì nên đọc tường trình buổi lễ tại Daejeon: ngài chỉ khuyên cử tọa từ bỏ chủ nghĩa duy vật chất và các hệ thống thống kinh tế bất nhân chủ yếu gây hại cho giai cấp công nhân, giai cấp vốn là xương sống trên lý thuyết của Bắc Hàn!
Còn nói về các hành động, thì ngài đã chỉ an ủi những người sống sót và thân nhân các nạn nhân vụ chìm phà Sewol! Cuối buổi lễ, ngài nói thế này về họ: “Xin Chúa đón nhận người chết vào sự bình an của Người, an ủi những ai đang khóc thương và tiếp tục nâng đỡ tất cả những ai đã quảng đại tới giúp đỡ anh chị em mình!”.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Lombardi, cho hay: một trong các thân nhân này, ông Lee Ho Jin, có con trai thiệt mạng, đã xin Đức Phanxicô rửa tội cho mình. Đức Phanxicô dĩ nhiên đồng ý và sẽ rửa tội cho ông vào hôm thứ Bẩy này tại Tòa Đại Sứ của Tòa Thánh tại Hán Thành.
Ấy thế mà ngài lại không được Bắc Hàn tiếp đó, dù gián tiếp bằng một thinh lặng tôn kính. Trong khi ấy, họ có người Công Giáo, thậm chí cả một Giáo Hội nữa. Chỉ có điều, trong khi người Công Giáo Nam Hàn hân hoan chào kính vị lãnh tụ tối cao của mình, thì người Công Giáo Bắc Hàn bị đàn áp nặng nề và những cuộc bắt bớ gần đây cho thấy các nhà truyền giáo tiếp tục bị càn quét.
Giáo Hội Bắc Hàn sống dưới sự kiểm soát ngặt nghèo của chính phủ và thực ra không được Tòa Thánh nhìn nhận, một phần vì các buổi thờ phượng ở đấy khó có thể được thừa nhận là Công Giáo đối với người bên ngoài.
Bên trong nhà thờ chính tòa duy nhất của Bắc Hàn có thánh giá, nhưng không có tượng chịu nạn. Các buổi phụng thờ hàng tuần có thánh ca và lời nguyện long trọng nhưng không có bí tích. Cũng không có linh mục: các giáo dân do nhà nước chỉ định chủ tọa các buổi lễ này.
Trước thái độ hết sức tiêu cực của Bắc Hàn, phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Lombardi, cho hay: “Chúng tôi cảm thấy rất buồn trước kết quả này nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện để có dịp khác có thể cử hành Thánh Lễ với các tín hữu Bắc Hàn”.
So với Nam Hàn, nơi có hơn 5 triệu người Công Giáo, Bắc Hàn được ước tính có khoảng từ 800 tới 3,000 người Công Giáo. Con số đầu là ước tính của Ủy Ban Nhân Quyền LHQ. Con số sau là ước tính của Hiệp Hội Công Giáo Đại Hàn, một cơ quan do chính phủ Bắc Hàn kiểm soát.
Trước khi có chế độ CS, Bình Nhưỡng có nhiều Kitô hữu hơn bất cứ thành phố nào của Đại Hàn, đến nỗi có biệt danh là “Giêrusalem của Đại Hàn”. Bình Nhưỡng cũng có tòa giám mục riêng.
Nhưng ngay đầu thập niên 1950, những hiện diện như thế đã bị xóa sạch và từ đó, Bắc Hàn duy trì gọng kìm sắt đối với mọi hoạt động tôn giáo. Không một định chế do Giáo Hội kiểm soát nào và không một linh mục nào còn hoạt động tại Bắc Hàn.
Làm người Công Giáo, tự nó, đã là một hành vi phạm pháp. Điều 14 hiến pháp năm 1948 dự liệu rằng các công dân “được tự do tôn giáo và tiến hành các buổi thờ phượng theo tôn giáo”. Nhưng vì các lý tưởng của Kitô Giáo và việc thờ phượng Chúa Giêsu không đồng nhịp với ý thức hệ chính trị rất ngặt nghèo của Bắc Hàn, nên các tín hữu luôn bị nghi ngờ.
Đức Phanxicô: chỉ có một Đại Hàn
Có nói tới chính trị đi nữa, Đức Phanxicô cũng chỉ nói tới khát vọng của mọi người Đại Hàn mà thôi. Thực vậy, theo tin CNA, khi đề cập tới việc phân chia giữa Bắc và Nam Hàn, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng cả hai là “một gia đình” và ngài kêu gọi mọi người cầu nguyện cho việc tái thống nhất.
Ngài nói với giới trẻ tại Đền Thờ Solmoe, nơi sinh của vị linh mục đầu tiên người Đại Hàn, Thánh Andrew Kim Taegon: “Chỉ có một Đại Hàn, nhưng gia đình này đang bị phân chia”.
Ngài xin mọi người cầu nguyện cho “các anh chị em ở miền Bắc”, xin Chúa hướng dẫn họ tới hợp nhất và để qua một bên cái cảm thức thắng thua ngõ hầu ôm chặt lấy gia đình Đại Hàn duy nhất”.
Sau đó, ngài dừng lại và xin những người hiện diện dành một phút cầu nguyện trong thinh lặng cho việc thống nhất Nam Bắc Hàn.
Đức Phanxicô nói rằng: bất chấp các chia rẽ, “Đại Hàn là một gia đình”, nói cùng một thứ tiếng. Ngài nhắc lại câu truyện về anh em của ông Giuse trong Thánh Kinh: lên đường tìm thực phẩm trong cơn đói kém, nhưng điều qúy giá gấp vạn lần là họ tìm lại được người anh em mà chính họ đã bán làm nô lệ. Ngài nhận định: các người anh em này liên hệ tới Giuse vì họ có một ngôn ngữ chung. “Các anh chị em của các con ở Bắc Hàn nói cùng một thứ tiếng, và điều này khiến cha hy vọng cho tương lai của gia đình nhân loại”.
Điều cần là lòng tha thứ. Chính vì thế, Đức Phanxicô đề cập thêm tới dụ ngôn người con trai đi hoang, một dụ ngôn mà trước đó, các người trẻ đã diễn lại. Người con này đã can đảm lên đường về nhà cha mình. Người cha này chạy ra ôm chầm lấy con trước khi anh ta lên tiếng xin lỗi.
Bắc Hàn sắp có vị thánh đầu tiên
Cũng theo CNA ngày 15 tháng Tám, Bắc Hàn sẽ sớm có vị thánh đầu tiên của họ, vì năm ngoái, cái chết của Giám Mục Bình Nhưỡng, người bị mất tích năm 1949 do bàn tay lông lá của chính phủ Bắc Hàn, đã chính thức được Tòa Thánh nhìn nhận.
Ngay sau việc thừa nhân trên, Hội Đồng Giám Mục Đại Hàn đã xin Bộ Phong Thánh một “nihil obstat” đối với việc mở án phong chân phúc cho Giám Mục Phanxicô Hong Yong-ho và 80 đồng bạn.
Đức Cha Hong sinh tại Bình Nhưỡng năm 1906, được thụ phong linh mục tại Giáo Hội sở tại năm 1933, lúc Đại Hàn bị Nhật chiếm đóng.
Năm 1944, ngài được tấn phong giám mục và được cử làm giám quản tông toà Bình Nhưỡng và một năm sau, khi Thế Chiến II kết thúc, Đại Hàn bị chia đôi, phía Bắc bị Liên Xô chiếm đóng, phía Nam bị Hoa Kỳ chiếm đóng.
Hai miền không được thống nhất, và năm 1948, Bắc Hàn Cộng Sản và Nam Hàn Tư Bản đã chính thức được thành lập. Nhiều Kitô hữu rời bỏ miền Bắc. Năm 2006, Đức HY Nicôla Cheong Jin-suk, TGM Hưu Trí của Hán Thành, cho tờ 30 Ngày biết: tới năm 1950, Bắc Hàn đã sát hại 166 linh mục và tu sĩ.
Sau năm 1949, Đức Cha Hong bị cầm tù rồi mất tích, niên giám của Tòa Thánh vẫn coi ngài đứng đầu Giáo Hội Bình Nhưỡng dù “bị mất tích” cho tới năm 2013, lúc ngài 106 tuổi.
Đức HY Cheong nói rằng việc thừa nhận lâu dài coi vị giám mục trăm tuổi này như mất tích chứ chưa chính thức qua đời là một “nghĩa cử của Tòa Thánh muốn nói tới thảm cảnh mà Giáo Hội Đại Hàn từng hứng chịu nhưng vẫn đang vượt qua”.
Tòa Thánh còn đi xa hơn nữa bằng cách nâng tông toà đại diện Bình Nhưỡng lên hàng giáo phận vào năm 1962, dù đang bị chế độ Bắc Hàn áp chế.
Việc thừa nhận vào năm 2013 cái chết của Giám Mục Hong cho phép án phong chân phúc cho ngài được mở ra. Án phong chân phúc này là một trong các nhân tố khiến Giáo Hội Đai Hàn cổ vũ việc thống nhất Bán Đảo Đại Hàn.
Trong cuộc viếng thăm Nam Hàn lần này, Đức GH Phanxicô nhiều lần nói tới việc tái thống nhất và hòa giải và đã yêu cầu các người trẻ tại Đền Thờ Solmoe cầu nguyện cho ý chỉ này.
Trong mấy năm gần đây, Tổng GM Hán Thành đã được cử nhiệm làm giám quản giáo phận Bình Nhưỡng; Đức HY/TGM hiện nay, Andrew Yeom Soo-jung, từng lên tiếng kêu gọi hoà giải gữa Nam và Bắc Hàn từ ngày nhậm chức mục tử Hán Thành năm 2012.
Ngài chọn tổ chức thánh lễ nhậm chức vào ngày 25 tháng Sáu, kỷ niệm năm thứ 62 ngày khởi sự Chiến Tranh Triều Tiên; từ đó, ngài lấy hòa giải và hòa bình làm chủ đề then chốt cho sứ vụ giám mục của ngài.
Theo “Sở Tài Liệu” của Đài Phát Thanh Vatican, phát hành trước chuyến viếng thăm của Đức GH tại Nam Hàn, Đức HY Yeom đã có khả năng thực hiện cuộc viếng thăm ngắn ngủi Khu Kỹ Nghệ Kaesong, một khu rộng 25 dặm vuông nằm ở Bắc Hàn, nơi cả người Bắc lẫn người Nam Hàn được phép làm việc, vào hồi tháng Năm, 2014.
Việc phát triển Kaesong là dự án gần đây nhất cho thấy sự xích lại gần nhau giữa hai Đại Hàn mà về phương diện kỹ thuật thực sự vẫn đang lâm chiến kể từ ngày ký hiệp ước đình chiến năm 1953.
Đức HY Yeom thăm viếng khu tượng trưng cho hợp tác giữa Nam và Bắc Hàn, được gặp các công nhân ở đó và để lại cho họ một sứ điệp hy vọng và can đảm.
Đài Phát Thanh Vatican cũng thuật lại lời của Cha Timoteo Lee Eun-hyung, thành viên của Ủy Ban Hòa Giải Đặc Biệt, một nhóm do các giám mục Đại Hàn thiết lập để cổ vũ hòa giải và trợ giúp Bắc Hàn: “mục tiêu quan trọng hơn hết của ủy ban chúng tôi là phúc âm hóa Bắc Hàn, nơi hiện không có tự do tôn giáo”.
Ngài giải thích rằng “trước nhất, chúng tôi cố gắng tìm cách trao đổi ít nhất là thông tin, ngõ hầu chia sẻ tình thương của chúng tôi cho nhau. Rồi sau đó, trợ giúp nhân dân Bắc Hàn”.
Người ta dám hy vọng rằng mục tiêu phúc âm hóa miền Bắc sẽ được đẩy mạnh nhờ cuộc phong chân phúc sắp tới cho 124 vị tử đạo Đại Hàn thuộc mọi miền của Bán Đảo này. Và nếu án phong chân phúc cho Đức Cha Hong được đẩy mạnh, người Bắc Hàn có thể vững tâm có được thêm một vị bầu cử ở trên trời cho mình.