Tổng Giám Mục Welby là giáo chủ của 80 triệu tín hữu của Hiệp Thông Anh Giáo, hệ phái lớn thứ ba của Kitô Giáo thế giới, sau Công Giáo và Chính Thống Giáo. Cả ngài lẫn Đức Thánh Cha Phanxicô đều nhậm chức lãnh đạo Giáo Hội liên hệ cùng trong tháng Ba năm nay, cách nhau đúng hai ngày, và lần đầu gặp nhau là ngày 14 tháng Sáu. Ngay từ đầu, hai vị đã thiết lập được một tình giao hảo tương kính và quan tâm chung.
Gần đây, Đức TGM Welby nói tới hồng ân của bí tích hòa giải trong Giáo Hội Công Giáo và khuyến khích tín hữu Anh Giáo “hãy làm như người Công Giáo, là tới tòa giải tội”. Theo ngài, xưng thú sự yếu đuối của mình cho một người khác không hẳn là một chuyện vui cười gì, nhưng thổ lộ với một vị giải tội là điều tốt đẹp cho linh hồn.
Điều khiến người ta ngạc nhiên là vị linh hướng của Đức TGM Welby là một linh mục Công Giáo người Thụy Sĩ, Cha Nicolas Buttet, từng phục vụ tại Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý Và Hòa Bình. Đức TGM Welby cũng từng là người cổ vũ phong thái thờ phượng theo Công Giáo.
Giống Giáo Hội Công Giáo, ngài cũng chống đối việc làm tình bên ngoài hôn nhân, hôn nhân đồng tính, kỳ thị chống người đồng tính, và khuyên tín hữu của mình yêu thương hết mọi người bằng tình yêu của Chúa Kitô.
Hiện Đức TGM Welby đang tham dự Hội Nghị lần thứ mười của Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới họp tại Busan, Nam Hàn. Trong bài diễn văn trước Hội Nghị, ngài kêu gọi các thành viên tái cam kết nhiệm vụ tái lập sự hợp nhất trọn vẹn, hữu hình và bí tích của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Ngài nói: “Ta phải là một để tin mừng do ta rao giảng không bị cách sống phân rẽ của ta bác bỏ”.
Nhân dịp này, ngài có dành cho Philippa Hitchen thuộc Đài Phát Thanh Vatican một cuộc phỏng vấn trong đó, một lần nữa, ngài nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc hợp nhất Kitô Giáo và hy vọng rằng các Giáo Hội liên hệ sẽ sốt sắng san bằng các dị biệt quan trọng về tín lý và tín điều. Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn.
Hỏi: Đây là cuộc họp Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới lần đầu tiên của ngài. Ngài thấy vai trò của Hội Đồng này quan trọng ra sao trong lúc này?
TGM Welby: Đây là trải nghiệm đầu tiên của tôi, nên tôi rất chăm chú học hỏi ở đây. Tôi nghĩ điều đầu tiên gây ấn tượng nơi tôi là chiều rộng và phạm vi của Giáo Hội và theo tôi một trong các điều Hội Đồng làm là đem mọi phía của Giáo Hội tụ lại với nhau, trong đó, có nhiều phía bất đồng với nhau một cách mạnh mẽ, nhưng bạn ý thức được chiều rộng, chiều sâu và bề dầy của công trình Chúa Kitô trên thế giới và điều này gây ấn tượng một cách phi thường.
Hỏi: Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới đôi khi bị chỉ trích là ca ngợi dị biệt và đa nguyên, ấy thế nhưng ngài lại được hoan hô khi đề cập tới việc dấn thân cho sự hợp nhất trọn vẹn, hữu hình và bí tích?
TGM Welby: Tôi nghĩ việc mong đợi sự hợp nhất của Giáo Hội Chúa Kitô phát sinh từ công trình của Chúa Thánh Thần chứ không hẳn do ta phát sinh ra. Tôi nghĩ nó là hồng ơn của Chúa Thánh Thần và lòng mong đợi này đang được thâm hậu hóa và lớn lên, nhưng như lời cô nói, tính đa nguyên trong thế giới của ta đang mỗi ngày mỗi được phản ảnh nhiều hơn trong Giáo Hội hoàn cầu và việc thắng vượt các trở ngại này mỗi ngày mỗi trở nên khó khăn hơn. Nguy hiểm là kết cuộc cô sẽ có một loại cháo hổ lốn. Nhưng mặt khác, ta vẫn có thể học hỏi cách yêu thương nhau trong dị biệt như thế nào, mà vẫn duy trì được Chúa Giêsu Kitô làm tâm điểm đời ta, Đấng ta bước theo, Đấng ta là môn đệ.
Hỏi: Gần đây ngài có nói rằng phần lớn các bất đồng của ta là về quyền lực và danh tiếng chứ không hẳn tín điều hay tín lý. Thực ra ngài muốn nói gì?
TGM Welby: ... Ta hiện diện trong nhiều Giáo Hội khác nhau, nhiều cộng đồng Giáo Hội khác nhau, khắp trên thế giới và càng kéo dài, các cộng đồng khác nhau của ta càng ghim sâu và bắt rễ sâu các định chế riêng của họ. Một số định chế ấy đã được bắt rễ sâu cả hàng thế kỷ và điều này làm ta mỗi ngày mỗi khó nói năng, thực sự là thế, có lẽ ta cần tái tưởng tượng xem thế nào là ý nghĩa của việc làm Giáo Hội và việc từ bỏ một vài điều gì đó vốn đem lại bản sắc cho ta, vì chính nghĩa Chúa Kitô. Có những dị biệt rất căn bản và hết sức quan trọng về tín lý và tín điều mà ta vốn có giữa ta với nhau và những dị biệt này cần được xử lý, như chúng đang được xử lý bởi ARCIC giữa Công Giáo Rôma và Anh Giáo, và ta phải coi những dị biệt này một cách hết sức nghiêm túc. Điều tuyệt đối chủ yếu là chúng phải được xử lý. Nhưng ta cần bảo đảm điều này: ta phải xử lý chúng trong ngữ cảnh các Giáo Hội và cộng đồng Giáo Hội nào biết nói rằng không có hy sinh nào là quá lớn đối với việc vâng nghe lời kêu gọi ta nên một của Chúa Kitô.
Hỏi: ... Cả ngài lẫn Đức GH Phanxicô đều tỏ ra rất ít quan tâm tới quyền lực và danh tiếng. Do đó, có phải điều này có nghĩa ta có quyền mong đợi một thứ hàn gắn hay hòa giải bất ngờ nào đó trong một tương lai gần hay không?
TGM Welby: Thiên Chúa đã ban cho các cô, ban cho tất cả chúng ta, một giáo hoàng vĩ đại. Và ngài là giáo hoàng của những ngạc nhiên vĩ đại... và tôi cho rằng người ta ai nấy đều được gợi hứng và lên tinh thần, giống như tôi đây vậy, nhờ những điều họ thấy nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Thiển nghĩ ngài là một con người tuyệt vời. Bất ngờ? Vâng, tôi nghĩ sẽ có một hay hai bất ngờ. Chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra một ít bất ngờ.
Hỏi: Các ngài mới công bố một số sáng kiến chung hết sức đáng lưu ý trong cuộc viếng thăm vừa qua, và các ngài hẹn sẽ gặp lại vào mùa xuân. Ngài có thể cho chúng tôi ít tiết lộ, ít đoán mò nào đó về điều có thể chờ mong ở chuyến viếng thăm sắp tới hay không?
TGM Welby: Dạ không, tuyệt đối không!
Hỏi: Ngài cũng đã thăm Nhật Bản và Hồng Kông thuộc Á Châu, ngài thấy vai trò các Giáo Hội Kitô Giáo thiểu số tại vùng này ra sao?
TGM Welby: Kitô hữu là khối thiểu số rất nhỏ tại Á Châu, nhưng lại có một hay hai đặc điểm của các Giáo Hội Anh Giáo, một trong các đặc điểm đó là bắc cầu: họ đóng vai trò bắc cầu. Thứ hai, họ đóng vai trò giáo dục, có 150,000 trẻ em tại Hồng Kông đang được giáo dục trong các trường Giáo Hội. Tại Nhật Bản, Giáo Hội có liên hệ sâu xa và sâu sắc với các cộng đồng chịu ảnh hưởng của sóng thân và thảm họa Fukushima và đang cố gắng tuyệt vời trong việc phục vụ các cộng đồng này ở bình diện thấp nhất, với chính người ta, những người mà người khác không với tới được, thành thử đây quả là Giáo Hội nghèo dành cho người nghèo, và tôi hân hoan vì điều này.
Hỏi: Ngài có coi chủ đề công lý và hòa bình của Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới là chủ yếu đối với thừa tác vụ của ngài không?
TGM Welby: Tôi hy vọng chủ đề chính trong thừa tác vụ của tôi bắt đầu với việc cầu nguyện, và cam kết của chính tôi đối với tình yêu Chúa Giêsu và ơn gọi của ta trở nên những người của tình yêu biết phục vụ người nghèo, thiển nghĩ những điều này quện lại với nhau. Chủ đề của Hội Nghị Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới có tính chủ yếu đối với thừa tác vụ Kitô Giáo nhưng không phải là trọn bộ thừa tác vụ này.
Hỏi: Mới đây, ngài cũng đã đương đầu với các chia rẽ ngay bên trong hiệp thông Anh Giáo. Ngài đã gặp các nhà lãnh đạo tại cuộc gặp gỡ GAFCON lần thứ hai tại Kenya gồm các giám mục theo phái duy cổ truyền Anh Giáo. Ngài quan tâm ra sao đối với các dị biệt sâu xa về viễn kiến trong thế giới Anh Giáo?
TGM Welby: Cuộc du hành tới Kenya quả là tuyệt vời. Tôi tới đó chủ yếu để nói lên tình liên đới của tôi với dân chúng và các Giáo Hội Kenya, tiếp theo cuộc tấn công khủng bố tại Nairobi. Hôm đó là ngày cuối tuần dẫn tới cuộc gặp gỡ GAFCON; tôi được gặp các nhà lãnh đạo ở đó, và đó quả là một đặc ân lớn. Người Anh Giáo luôn điều hành các dị biệt của họ một cách cởi mở, công khai, và lớn tiếng. Giống GAFCON, tôi hân hoan được ở trong các nhóm với nhiều người khác trong Giáo Hội, họ có thật nhiều quan điểm khác nhau; những quan điểm khác nhau này đòi hỏi nơi chúng ta các hướng đi đặc thù và nhắc ta nhớ tới tính sâu rộng trong cam kết Kitô Giáo rất cần có. Thành thử, tôi rất biết ơn vì các vị đã buộc tôi phải suy nghĩ lúc trở về và tôi luôn lắng nghe tất cả các vị này.
Hỏi: liên quan tới vấn đề nữ giám mục, hiện nay, ngài đã có dự luật mới sẽ được mang ra thảo luận tại Đại Hội Đồng vào tháng Mười Một. Sáng kiến lần này khác ra sao so với sáng kiến lần trước, một sáng kiến đã thất bại thảm hại cách nay một năm?
TGM Welby: Cô cần phải đọc các tham luận. Ở đây, chúng tôi đưa ra một biện pháp khá thẳng thắn và đơn giản, nhằm đặt để một số nguyên tắc nền tảng hướng dẫn hoạt động của Giáo Hội; các nguyên tắc này được củng cố bằng một kế hoạch thanh tra, để những ai cảm thấy chúng tôi không sống theo các nguyên tắc mình đã đưa ra có nơi chạy tới cầu cứu. Bởi thế, chúng tôi phải chờ xem Đại Hội Đồng có nghĩ đây là cách thế đúng phải theo hay không. Tôi hy vọng như thế, hơn là lạc quan.
Gần đây, Đức TGM Welby nói tới hồng ân của bí tích hòa giải trong Giáo Hội Công Giáo và khuyến khích tín hữu Anh Giáo “hãy làm như người Công Giáo, là tới tòa giải tội”. Theo ngài, xưng thú sự yếu đuối của mình cho một người khác không hẳn là một chuyện vui cười gì, nhưng thổ lộ với một vị giải tội là điều tốt đẹp cho linh hồn.
Điều khiến người ta ngạc nhiên là vị linh hướng của Đức TGM Welby là một linh mục Công Giáo người Thụy Sĩ, Cha Nicolas Buttet, từng phục vụ tại Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý Và Hòa Bình. Đức TGM Welby cũng từng là người cổ vũ phong thái thờ phượng theo Công Giáo.
Giống Giáo Hội Công Giáo, ngài cũng chống đối việc làm tình bên ngoài hôn nhân, hôn nhân đồng tính, kỳ thị chống người đồng tính, và khuyên tín hữu của mình yêu thương hết mọi người bằng tình yêu của Chúa Kitô.
Hiện Đức TGM Welby đang tham dự Hội Nghị lần thứ mười của Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới họp tại Busan, Nam Hàn. Trong bài diễn văn trước Hội Nghị, ngài kêu gọi các thành viên tái cam kết nhiệm vụ tái lập sự hợp nhất trọn vẹn, hữu hình và bí tích của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Ngài nói: “Ta phải là một để tin mừng do ta rao giảng không bị cách sống phân rẽ của ta bác bỏ”.
Nhân dịp này, ngài có dành cho Philippa Hitchen thuộc Đài Phát Thanh Vatican một cuộc phỏng vấn trong đó, một lần nữa, ngài nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc hợp nhất Kitô Giáo và hy vọng rằng các Giáo Hội liên hệ sẽ sốt sắng san bằng các dị biệt quan trọng về tín lý và tín điều. Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn.
Hỏi: Đây là cuộc họp Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới lần đầu tiên của ngài. Ngài thấy vai trò của Hội Đồng này quan trọng ra sao trong lúc này?
TGM Welby: Đây là trải nghiệm đầu tiên của tôi, nên tôi rất chăm chú học hỏi ở đây. Tôi nghĩ điều đầu tiên gây ấn tượng nơi tôi là chiều rộng và phạm vi của Giáo Hội và theo tôi một trong các điều Hội Đồng làm là đem mọi phía của Giáo Hội tụ lại với nhau, trong đó, có nhiều phía bất đồng với nhau một cách mạnh mẽ, nhưng bạn ý thức được chiều rộng, chiều sâu và bề dầy của công trình Chúa Kitô trên thế giới và điều này gây ấn tượng một cách phi thường.
Hỏi: Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới đôi khi bị chỉ trích là ca ngợi dị biệt và đa nguyên, ấy thế nhưng ngài lại được hoan hô khi đề cập tới việc dấn thân cho sự hợp nhất trọn vẹn, hữu hình và bí tích?
TGM Welby: Tôi nghĩ việc mong đợi sự hợp nhất của Giáo Hội Chúa Kitô phát sinh từ công trình của Chúa Thánh Thần chứ không hẳn do ta phát sinh ra. Tôi nghĩ nó là hồng ơn của Chúa Thánh Thần và lòng mong đợi này đang được thâm hậu hóa và lớn lên, nhưng như lời cô nói, tính đa nguyên trong thế giới của ta đang mỗi ngày mỗi được phản ảnh nhiều hơn trong Giáo Hội hoàn cầu và việc thắng vượt các trở ngại này mỗi ngày mỗi trở nên khó khăn hơn. Nguy hiểm là kết cuộc cô sẽ có một loại cháo hổ lốn. Nhưng mặt khác, ta vẫn có thể học hỏi cách yêu thương nhau trong dị biệt như thế nào, mà vẫn duy trì được Chúa Giêsu Kitô làm tâm điểm đời ta, Đấng ta bước theo, Đấng ta là môn đệ.
Hỏi: Gần đây ngài có nói rằng phần lớn các bất đồng của ta là về quyền lực và danh tiếng chứ không hẳn tín điều hay tín lý. Thực ra ngài muốn nói gì?
TGM Welby: ... Ta hiện diện trong nhiều Giáo Hội khác nhau, nhiều cộng đồng Giáo Hội khác nhau, khắp trên thế giới và càng kéo dài, các cộng đồng khác nhau của ta càng ghim sâu và bắt rễ sâu các định chế riêng của họ. Một số định chế ấy đã được bắt rễ sâu cả hàng thế kỷ và điều này làm ta mỗi ngày mỗi khó nói năng, thực sự là thế, có lẽ ta cần tái tưởng tượng xem thế nào là ý nghĩa của việc làm Giáo Hội và việc từ bỏ một vài điều gì đó vốn đem lại bản sắc cho ta, vì chính nghĩa Chúa Kitô. Có những dị biệt rất căn bản và hết sức quan trọng về tín lý và tín điều mà ta vốn có giữa ta với nhau và những dị biệt này cần được xử lý, như chúng đang được xử lý bởi ARCIC giữa Công Giáo Rôma và Anh Giáo, và ta phải coi những dị biệt này một cách hết sức nghiêm túc. Điều tuyệt đối chủ yếu là chúng phải được xử lý. Nhưng ta cần bảo đảm điều này: ta phải xử lý chúng trong ngữ cảnh các Giáo Hội và cộng đồng Giáo Hội nào biết nói rằng không có hy sinh nào là quá lớn đối với việc vâng nghe lời kêu gọi ta nên một của Chúa Kitô.
Hỏi: ... Cả ngài lẫn Đức GH Phanxicô đều tỏ ra rất ít quan tâm tới quyền lực và danh tiếng. Do đó, có phải điều này có nghĩa ta có quyền mong đợi một thứ hàn gắn hay hòa giải bất ngờ nào đó trong một tương lai gần hay không?
TGM Welby: Thiên Chúa đã ban cho các cô, ban cho tất cả chúng ta, một giáo hoàng vĩ đại. Và ngài là giáo hoàng của những ngạc nhiên vĩ đại... và tôi cho rằng người ta ai nấy đều được gợi hứng và lên tinh thần, giống như tôi đây vậy, nhờ những điều họ thấy nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Thiển nghĩ ngài là một con người tuyệt vời. Bất ngờ? Vâng, tôi nghĩ sẽ có một hay hai bất ngờ. Chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra một ít bất ngờ.
Hỏi: Các ngài mới công bố một số sáng kiến chung hết sức đáng lưu ý trong cuộc viếng thăm vừa qua, và các ngài hẹn sẽ gặp lại vào mùa xuân. Ngài có thể cho chúng tôi ít tiết lộ, ít đoán mò nào đó về điều có thể chờ mong ở chuyến viếng thăm sắp tới hay không?
TGM Welby: Dạ không, tuyệt đối không!
Hỏi: Ngài cũng đã thăm Nhật Bản và Hồng Kông thuộc Á Châu, ngài thấy vai trò các Giáo Hội Kitô Giáo thiểu số tại vùng này ra sao?
TGM Welby: Kitô hữu là khối thiểu số rất nhỏ tại Á Châu, nhưng lại có một hay hai đặc điểm của các Giáo Hội Anh Giáo, một trong các đặc điểm đó là bắc cầu: họ đóng vai trò bắc cầu. Thứ hai, họ đóng vai trò giáo dục, có 150,000 trẻ em tại Hồng Kông đang được giáo dục trong các trường Giáo Hội. Tại Nhật Bản, Giáo Hội có liên hệ sâu xa và sâu sắc với các cộng đồng chịu ảnh hưởng của sóng thân và thảm họa Fukushima và đang cố gắng tuyệt vời trong việc phục vụ các cộng đồng này ở bình diện thấp nhất, với chính người ta, những người mà người khác không với tới được, thành thử đây quả là Giáo Hội nghèo dành cho người nghèo, và tôi hân hoan vì điều này.
Hỏi: Ngài có coi chủ đề công lý và hòa bình của Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới là chủ yếu đối với thừa tác vụ của ngài không?
TGM Welby: Tôi hy vọng chủ đề chính trong thừa tác vụ của tôi bắt đầu với việc cầu nguyện, và cam kết của chính tôi đối với tình yêu Chúa Giêsu và ơn gọi của ta trở nên những người của tình yêu biết phục vụ người nghèo, thiển nghĩ những điều này quện lại với nhau. Chủ đề của Hội Nghị Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới có tính chủ yếu đối với thừa tác vụ Kitô Giáo nhưng không phải là trọn bộ thừa tác vụ này.
Hỏi: Mới đây, ngài cũng đã đương đầu với các chia rẽ ngay bên trong hiệp thông Anh Giáo. Ngài đã gặp các nhà lãnh đạo tại cuộc gặp gỡ GAFCON lần thứ hai tại Kenya gồm các giám mục theo phái duy cổ truyền Anh Giáo. Ngài quan tâm ra sao đối với các dị biệt sâu xa về viễn kiến trong thế giới Anh Giáo?
TGM Welby: Cuộc du hành tới Kenya quả là tuyệt vời. Tôi tới đó chủ yếu để nói lên tình liên đới của tôi với dân chúng và các Giáo Hội Kenya, tiếp theo cuộc tấn công khủng bố tại Nairobi. Hôm đó là ngày cuối tuần dẫn tới cuộc gặp gỡ GAFCON; tôi được gặp các nhà lãnh đạo ở đó, và đó quả là một đặc ân lớn. Người Anh Giáo luôn điều hành các dị biệt của họ một cách cởi mở, công khai, và lớn tiếng. Giống GAFCON, tôi hân hoan được ở trong các nhóm với nhiều người khác trong Giáo Hội, họ có thật nhiều quan điểm khác nhau; những quan điểm khác nhau này đòi hỏi nơi chúng ta các hướng đi đặc thù và nhắc ta nhớ tới tính sâu rộng trong cam kết Kitô Giáo rất cần có. Thành thử, tôi rất biết ơn vì các vị đã buộc tôi phải suy nghĩ lúc trở về và tôi luôn lắng nghe tất cả các vị này.
Hỏi: liên quan tới vấn đề nữ giám mục, hiện nay, ngài đã có dự luật mới sẽ được mang ra thảo luận tại Đại Hội Đồng vào tháng Mười Một. Sáng kiến lần này khác ra sao so với sáng kiến lần trước, một sáng kiến đã thất bại thảm hại cách nay một năm?
TGM Welby: Cô cần phải đọc các tham luận. Ở đây, chúng tôi đưa ra một biện pháp khá thẳng thắn và đơn giản, nhằm đặt để một số nguyên tắc nền tảng hướng dẫn hoạt động của Giáo Hội; các nguyên tắc này được củng cố bằng một kế hoạch thanh tra, để những ai cảm thấy chúng tôi không sống theo các nguyên tắc mình đã đưa ra có nơi chạy tới cầu cứu. Bởi thế, chúng tôi phải chờ xem Đại Hội Đồng có nghĩ đây là cách thế đúng phải theo hay không. Tôi hy vọng như thế, hơn là lạc quan.