ROMA - Sau hơn một tuần vất vả vật lộn với những thông tin liên tục và những videos về Đại hội Ngày Giới Trẻ tại Rio de Janerio, và cùng lúc liên kết với anh em linh mục và các cộng tác viên của VietCatholic trong công tác làm tường trình, dịch các bài diễn từ của Đức Thánh Cha, và đưa các tấm hình mới nhất của Đại hội lên trang Web VietCatholic hầu cung ứng món ăn tinh thần lành mạnh và bổ ích cho độc giả, nay tôi đã trở lại Roma nghỉ ngơi ít ngày.
Tôi về lại Roma với mục đích trước hết là thăm viếng mộ Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận mà trong dịp công bố kết thúc cuộc điều tra cấp giáo phận án phong chân phước ĐHY Nguyễn Văn Thuận vào ngày 5-7 tôi đã không về được, và nhân tiện thăm số bạn bè từng học một thời với nhau tại Roma trong những thập niên trước.
Một trong những người bạn đồng môn nối khố từ khi còn học Tiểu chủng viện cho đến nay là Cha Trần Mạnh Duyệt. Ngài hiện là giám đốc Foyer Phát Diệm ở Roma. Chúng tôi quen biết nhau từ năm 1957 khi cùng bước vào đời tu cho đến khi du học và cùng chịu chức linh mục ở Roma vào năm 1971. Suốt thời gian dài gần 50 năm Cha Duyệt vẫn ở Roma và chuyên về giáo sử học, cho nên có người nói, không hòn đá nào ở thành phố Roma mà ngài không lật lên để coi cho biết sự tích của nó.
Sau khi vừa đặt chân tới Roma, việc đầu tiên tôi thực hiện là đã rủ Cha Duyệt, Cha Đinh Công Lịch (GP Phát Diệm hiện đang du học giáo luật tại học viện Giáo hoàng Gioan XIII), thầy Vũ Đức Vượng (đang làm việc giúp cha Duyệt) và một vài khách hành hương ở trọ trong Foyer đến viếng mộ của Đức cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận và cầu nguyện trước mộ của Ngài với một tâm tình tri ân và cảm mến dạt dào.
Hiện nay mộ của Ngài được đặt tại một bàn thờ bên hông phía phải của nhà thờ Santa Maria della Scala, nhà thờ này được xây từ năm 1593 tới năm 1610 mới xong. Gọi là Scala (cầu thang) vì trong nhà thờ có ảnh tượng Madonna della Scala. Nhà thờ nằm trong khu vực cổ của Roma gọi là Trastevere. Người Roma sống trong khu vực này rất hãnh diện và cho rằng chỉ có họ mới là dân Roma thực thụ, còn những khu khác là Roma lai-căng. Khu này có những phố xá cổ xưa, và đâu đâu cũng thấy có những quán ăn thật đặc biệt và truyền thống, quán xinh xinh bé nhỏ, có khi có những quầy ghế bầy ngay ra đường. Dân sành điệu ở Roma muốn ăn một bữa tối trong khung cảnh truyền thống theo mốt Roma phải tới đây nhắm nháp.
Nhà thờ Maria della Scala nằm gần kề với Văn phòng của Ủy Ban Giáo hoàng về Công Lý và Hòa Bình khi Đức cố Hồng Y Phanxicô còn đặc trách và cũng chính là nhà thờ được trao cho ngài khi ngài lãnh mũ Hồng Y.
Khi bước vào nhà thờ này ta thấy ngay một khung cảnh trang nghiêm cầu nguyện, nhìn vào bên phải thấy ngay một bàn thờ có để một hình Đức Hồng Y Phanxicô cỡ lớn hơn người thật, và ngay trên bàn thờ có ghi chú: Nơi đây ĐHY F.X. Nguyễn văn Thuận an nghỉ (Hic Jacet Card. F.X. Nguyễn Văn Thuận (17-4-1928 – 16-9-2002).
Ngay bao-lơn qùi cầu nguyện có những cuốn sách giới thiệu về Đức Hồng Y bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và những tấm hình của ngài ở phía đàng sau có những lời kinh, để cho dân chúng đến cầu nguyện (được lấy miễn phí).
Nếu để ý chúng ta sẽ thấy bàn thờ đối diện với bàn thờ ĐHY là bàn thờ kính thánh Têrêsa Hài Đồng ở dưới có để một bức tượng của chị thánh Têrêsa nằm ngủ giống như người thật.
Tôi có duyên cơ và mắc một món nợ ân tình rất lớn đối với Đức cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận. Kể từ khi Ngài sang Roma mà không được về lại quê hương nữa, rồi tiếp theo trong chuyến thăm viếng Hoa Kỳ lần đầu tiên Ngai tới miền Nam California, tôi và nhà văn Công Giáo Quyên Di được hân hạnh tháp tùng Ngài đi gặp gỡ nhiều nơi và nhất là giới thiệu Ngài với Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ. Trong một cuộc tâm tình và trao đổi những kinh nghiệm tù đầy của ngài cùng với anh Quyên Di, hôm đó tôi vẫn còn nhớ rõ những gì ngài nói với tôi: “Cha Nghị, cha nên tiếp tục dấn thân cho công tác truyền thông Công Giáo vì đây là một phần mục vụ rất quan trọng hầu sứ điệp chân chính của Giáo Hội được đến với nhiều người và cũng là phương tiện rất hữu hiệu bênh vực cho những người yếu kém hay bị đối xử bất công, những người bị tước đi nhân quyền, mất tự do tôn giáo, nhất là trong hoàn cảnh của Giáo Hội Việt Nam rất cần có một tiếng nói.”
Thời gian sau đó, qua nhiều dịp Ngài sang thăm viếng Hoa Kỳ, hay khi tôi có dịp sang Roma tham dự đại hội, hay khi Ngài được bổ nhiệm làm Hồng Y, tôi đều đến thăm Ngài và được ngài cho ngủ tại Văn Phòng của Ngài ở Roma, và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau được ngài dành cho các cuộc phỏng vấn và ghi video cho một số chương trình TV về những năm tù đầy của Ngài. Chính ngài cũng đã đọc và ghi âm cuốn sách “Hai Chiếc Bánh và Năm Con Cá” và đích thân trao cho tôi để làm CD phát hành. Ngoài ra tôi và anh Quyên Di còn cộng tác làm chung một số chương trình về cuộc đời của Ngài.
Nói về ĐHY F.X. Nguyễn Văn Thuận, một người mà ai đã từng gặp đều yêu mến và cảm phục vì lối sống đơn sơ chân thành, với lòng đạo đức chân chính, và cách giao tế thật tinh tế và đi sâu vào lòng người… nói về Ngài thì không bao giờ hết chuyện… Tôi còn giữ nhiều cuốn phim ghi hình phỏng vấn ngài trực tiếp về cuộc sống, kinh nghiệm tù đầy, quan điểm chính trị, và phản ứng của ngài về cái chết của nhưng người thân nhất trong gia đình… hy vọng khi nào có thì giờ nhiều hơn, tôi sẽ sắp xếp và edit lại cho mạch lạc hoàn thành một DVD về cuộc đời Ngài, và trong một dịp nào thuận tiện sẽ giới thiệu về tấm gương nhân đức của một vị anh hùng Việt Nam mà nhiều người trên thế giới đã từng ngưỡng mộ.
Lần này về Roma “tình cờ” tôi lại gặp lại một số anh em linh mục, những người bấy lâu nay, bằng cách này hay cách khác, tôi đã từng cộng tác trong các công việc chung như Đức ông Nguyễn văn Tài của Đài Veritas bên Manila, đức ông Nguyễn văn Phương thuộc bộ Truyền giáo, đức ông Hoàng Minh Thắng của đài Vatican.
Sau khi tôi viếng mộ ĐHY Thuận thì được biết Đức ông Nguyễn văn Tài cũng đến viếng mộ, nên chúng tôi đã có dịp gặp gỡ hàn huyên chuyện trên trời dưới đất, kể cả những chuyện đang xẩy ra tại Giáo Hội Việt Nam. Đức ông Tài và chúng tôi -- những linh mục đang làm truyền thông ở hải ngoại -- khoảng mười mấy năm về trước đã thành lập ra Liên Hiệp Truyền thông Công Giáo Việt Nam. Gặp nhau là nói tới những kỷ niệm của thời gian cùng thời học với nhau ở Roma, là trao đổi và chia sẻ sự hiểu biết và nhận định của nhau về hiện tình đất nước và Giáo Hội Việt Nam. Những chia sẻ rất thực tế nhờ những tiếp xúc và trao đổi với nhiều người, chúng tôi có những nguồn tin khác nhau, và khi tổng hợp lại chúng đã cho phép chúng tôi có một sự hiểu biết thiết thực và mạch lạc hơn về tình hình Giáo Hội, về cơ chế, về các vị lãnh đạo đang điều khiển con thuyền Giáo Hội, những yếu kém và những thành công, những mong ước, thảo thức và dự tính của Giáo Hội Việt nam. Chúng tôi nhận thấy hãy còn mối căng thẳng trong cuộc “đối thoại” giữa Giáo Hội và Chính quyền CSVN… Một vấn đề mà chúng tôi quan tâm chung là trong mấy năm gần đây người ta đã gài người vào trong một số tổ chức Công Giáo. Chúng tôi chỉ ra vài nhân vật trong giới truyền thông Công Giáo, và thấy xuất hiện những thành phần phản gián nhằm mục đích cung cấp thông tin sai lệch, gây chia rẽ, với mục đích đánh phá Giáo Hội Công Giáo và thành phần lãnh đạo, tạo thêm hố sâu nghi kỵ và tạo bất ổn hầu triệt hạ sự đoàn kết của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Cuộc nói chuyện rất cởi mở và có nhiều chi tiết rất bổ ích cho sứ mạng của chúng tôi trong việc truyền thông chính xác và hiệu lực.
Riêng vai trò của Đức ông Tài là Giám đốc đài Veritas Á châu, Ngài cho biết hiện nay đang cho thâu hẹp lại các chương trình phát thanh gồm nhiều ngôn ngữ của đài, như ngôn ngữ như Ấn độ, Indonesia, Thái Lan, v.v… các chương trình phát thanh đó đã chuyển về quốc gia của họ, riêng chỉ còn một số ngôn ngữ như Trung Hoa, Việt Nam và Miến điện… thì cần một thời gian nữa mới chuyển tiếp được.
Không hẹn mà hò, tôi lại có dịp gặp Đức ông Nguyễn văn Phương mà trên 40 năm đã phục vụ trong Bộ Truyền giáo đặc trách về Đông Nam Á. Chỉ còn vài tháng nữa đức ông sẽ nghỉ hưu sau bao nhiều năm thi hành nhiệm vụ của mình – tuy chức tước không lớn, nhưng tầm quan trọng vị thế của đức ông đối với Giáo Hội Việt Nam có thể nói là rất sâu rộng – nói một cách khác trong những năm liên hệ giữa Vatican và chính quyền CSVN còn bí tắc thì vai trò của đức ông Phương chính là tai mắt của Giáo triều Roma và sự bổ nhiệm thành phần chủ chăn Việt Nam có mối giây sâu sắc liên hệ từ văn phòng này.
Trong bữa cơm thân mật tại nhà Foyer, chúng tôi có dịp ôn lại những kỉ niệm xa xưa khi Đức ông học ở trường Thánh Phêrô ở Roma còn tôi học tại trường Urbano. Biết bao nhiêu câu truyện vui cười về người này nhân vật kia, những người đã từng sống ở Roma thời đó. Và một vài biến cố trong thời gian Đức ông ở trong phái đoàn “thương thuyết” với Hà Nội… Được chia sẻ một vài nhận định và kinh nghiệm của đức ông về thời cuộc, nó phản ảnh tầm quan trọng của vấn đề giữa đất nước và Giáo Hội.
Cuối cùng tôi cũng không thể không nhắc tới một câu nói, mà cả 10 năm về trước, đức ông Phương đã cho tôi biết: “Cha Nghị, cha làm gì với VietCatholic mà đến nỗi cả mấy lần sang Hà nội họ đều nhắc khéo chúng tôi là Tòa Thánh phải làm cách nào đóng lại VietCatholic…” Kỳ đó cũng như bây giờ nhắc lại kỉ niệm này, tôi đáp lại bằng tiếng cười vang vọng…
Lại thêm một bất ngờ khác tôi cũng gặp được Đức ông Hoàng Minh Thắng trong một bữa cơm chiều tại nhà Foyer. Ngài Thắng đã công tác với cha Đức Anh tại Đài phát thanh Vatican phần Việt Ngữ trong nhiều năm qua. Anh em gặp gỡ chia sẻ với nhau về kinh nghiệm làm truyền thông. Nhưng vui nhất là nói lại những chuyện xưa, về những chủng sinh, linh mục và tu sĩ nam nữ đã từng học tại Roma, những người còn sống và những người đã qua đời.
Kiểm điểm lại suốt bằng ấy năm thấy rằng khung trời Roma này đã đào tạo ra biết bao nhiêu “thợ gặt cho cánh đồng của Chúa” nếu kể từ thời thập niên 1960 cho tới nay đã có cả ngàn linh mục và tu sĩ nam nữ người Việt Nam sang tu học tại Giáo đô của Giáo Hội. Đây là một thành phần đáng kể được hấp thụ truyền thống chính tông của Vatican trong nhiều bộ môn khác nhau và được giáo dục, tu học, giao tế, chia sẻ kinh nghiệm, cùng ăn cùng làm với các thành phần đa dạng, đủ ngôn ngữ, mọi mầu da và biết bao nhiêu sắc thái văn hóa khác nhau của Giáo Hội hoàn vũ trong các đại học giáo hoàng ở Roma. Đó chính là kho tàng qúy hóa cho một Giáo Hội hiệp thông, huynh đệ, và hợp tác chung. Đó chính là được sống trong một Giáo Hội mà khi đọc kinh Tin Kính chúng ta tuyển xưng: “một Giáo Hội Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo, và Tông truyền”.
Một vị cuối cùng tôi đi kính viếng đó là Chân Phước Gioan Phaolo II mà Đức Phanxicô mới tuyên bố là sẽ phong thánh cho Ngài vào ngày 29.4.2014 tới đây. Suốt nhiều năm trong cuộc đời linh mục tôi được sống dưới triều đại Giáo hoàng của Ngài. Hơn thế tôi còn được diễm phúc gặp và bắt tay ngài đến 4 lần: 1 lần dẫn phái đoàn hành hương Việt Nam tới Roma và được ngài lưu ý tiến tới bắt tay chào phái đoàn trước đền thờ Thánh Phêrô, 1 lần được vào dâng lễ buổi sáng cùng với Đức Cha Nhật khi Đức ông Thụ còn làm thư ký, 1 lần gặp trong Uỷ Ban Tổ chức phong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và một lần vào chính dip phong thánh TĐVN. Không chỉ vì những kỉ niệm riêng tư tuyệt với đó mà tôi kính mến Đức John Paul II, nhưng mà chính là con người của Ngài luôn tỏ ra một sức sống mãnh liệt qua giảng thuyết, qua tiếp xúc và qua những biến cố canh tân ngài tạo nên trong Giáo Hội.
Không chỉ được tiếp cận với Ngài qua con người bằng xương bằng thịt, nhưng qua công tác truyền thông, tôi đã dịch và tiếp cận với những bài giảng và các diễn từ của Ngài, thành ra được thấm nhuồn đường hướng tu đức của Ngài. Nhất nữa khi ngài qua đời tôi đã tham dự lễ an táng, và trong khi thực hiện một cuốn DVD về cuộc đời của Ngài tôi đã có dịp thông đạt, gần gũi và yêu mến ngài hơn.
Thật là một vinh phúc biết bao khi được biết và sống dưới sự hướng dẫn của một vị Giáo hoàng vĩ đại như Đức Gioan Phaolô II.
Một trong những người bạn đồng môn nối khố từ khi còn học Tiểu chủng viện cho đến nay là Cha Trần Mạnh Duyệt. Ngài hiện là giám đốc Foyer Phát Diệm ở Roma. Chúng tôi quen biết nhau từ năm 1957 khi cùng bước vào đời tu cho đến khi du học và cùng chịu chức linh mục ở Roma vào năm 1971. Suốt thời gian dài gần 50 năm Cha Duyệt vẫn ở Roma và chuyên về giáo sử học, cho nên có người nói, không hòn đá nào ở thành phố Roma mà ngài không lật lên để coi cho biết sự tích của nó.
Sau khi vừa đặt chân tới Roma, việc đầu tiên tôi thực hiện là đã rủ Cha Duyệt, Cha Đinh Công Lịch (GP Phát Diệm hiện đang du học giáo luật tại học viện Giáo hoàng Gioan XIII), thầy Vũ Đức Vượng (đang làm việc giúp cha Duyệt) và một vài khách hành hương ở trọ trong Foyer đến viếng mộ của Đức cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận và cầu nguyện trước mộ của Ngài với một tâm tình tri ân và cảm mến dạt dào.
Hiện nay mộ của Ngài được đặt tại một bàn thờ bên hông phía phải của nhà thờ Santa Maria della Scala, nhà thờ này được xây từ năm 1593 tới năm 1610 mới xong. Gọi là Scala (cầu thang) vì trong nhà thờ có ảnh tượng Madonna della Scala. Nhà thờ nằm trong khu vực cổ của Roma gọi là Trastevere. Người Roma sống trong khu vực này rất hãnh diện và cho rằng chỉ có họ mới là dân Roma thực thụ, còn những khu khác là Roma lai-căng. Khu này có những phố xá cổ xưa, và đâu đâu cũng thấy có những quán ăn thật đặc biệt và truyền thống, quán xinh xinh bé nhỏ, có khi có những quầy ghế bầy ngay ra đường. Dân sành điệu ở Roma muốn ăn một bữa tối trong khung cảnh truyền thống theo mốt Roma phải tới đây nhắm nháp.
Nhà thờ Maria della Scala nằm gần kề với Văn phòng của Ủy Ban Giáo hoàng về Công Lý và Hòa Bình khi Đức cố Hồng Y Phanxicô còn đặc trách và cũng chính là nhà thờ được trao cho ngài khi ngài lãnh mũ Hồng Y.
Khi bước vào nhà thờ này ta thấy ngay một khung cảnh trang nghiêm cầu nguyện, nhìn vào bên phải thấy ngay một bàn thờ có để một hình Đức Hồng Y Phanxicô cỡ lớn hơn người thật, và ngay trên bàn thờ có ghi chú: Nơi đây ĐHY F.X. Nguyễn văn Thuận an nghỉ (Hic Jacet Card. F.X. Nguyễn Văn Thuận (17-4-1928 – 16-9-2002).
Ngay bao-lơn qùi cầu nguyện có những cuốn sách giới thiệu về Đức Hồng Y bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và những tấm hình của ngài ở phía đàng sau có những lời kinh, để cho dân chúng đến cầu nguyện (được lấy miễn phí).
Nếu để ý chúng ta sẽ thấy bàn thờ đối diện với bàn thờ ĐHY là bàn thờ kính thánh Têrêsa Hài Đồng ở dưới có để một bức tượng của chị thánh Têrêsa nằm ngủ giống như người thật.
Tôi có duyên cơ và mắc một món nợ ân tình rất lớn đối với Đức cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận. Kể từ khi Ngài sang Roma mà không được về lại quê hương nữa, rồi tiếp theo trong chuyến thăm viếng Hoa Kỳ lần đầu tiên Ngai tới miền Nam California, tôi và nhà văn Công Giáo Quyên Di được hân hạnh tháp tùng Ngài đi gặp gỡ nhiều nơi và nhất là giới thiệu Ngài với Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ. Trong một cuộc tâm tình và trao đổi những kinh nghiệm tù đầy của ngài cùng với anh Quyên Di, hôm đó tôi vẫn còn nhớ rõ những gì ngài nói với tôi: “Cha Nghị, cha nên tiếp tục dấn thân cho công tác truyền thông Công Giáo vì đây là một phần mục vụ rất quan trọng hầu sứ điệp chân chính của Giáo Hội được đến với nhiều người và cũng là phương tiện rất hữu hiệu bênh vực cho những người yếu kém hay bị đối xử bất công, những người bị tước đi nhân quyền, mất tự do tôn giáo, nhất là trong hoàn cảnh của Giáo Hội Việt Nam rất cần có một tiếng nói.”
Thời gian sau đó, qua nhiều dịp Ngài sang thăm viếng Hoa Kỳ, hay khi tôi có dịp sang Roma tham dự đại hội, hay khi Ngài được bổ nhiệm làm Hồng Y, tôi đều đến thăm Ngài và được ngài cho ngủ tại Văn Phòng của Ngài ở Roma, và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau được ngài dành cho các cuộc phỏng vấn và ghi video cho một số chương trình TV về những năm tù đầy của Ngài. Chính ngài cũng đã đọc và ghi âm cuốn sách “Hai Chiếc Bánh và Năm Con Cá” và đích thân trao cho tôi để làm CD phát hành. Ngoài ra tôi và anh Quyên Di còn cộng tác làm chung một số chương trình về cuộc đời của Ngài.
Nói về ĐHY F.X. Nguyễn Văn Thuận, một người mà ai đã từng gặp đều yêu mến và cảm phục vì lối sống đơn sơ chân thành, với lòng đạo đức chân chính, và cách giao tế thật tinh tế và đi sâu vào lòng người… nói về Ngài thì không bao giờ hết chuyện… Tôi còn giữ nhiều cuốn phim ghi hình phỏng vấn ngài trực tiếp về cuộc sống, kinh nghiệm tù đầy, quan điểm chính trị, và phản ứng của ngài về cái chết của nhưng người thân nhất trong gia đình… hy vọng khi nào có thì giờ nhiều hơn, tôi sẽ sắp xếp và edit lại cho mạch lạc hoàn thành một DVD về cuộc đời Ngài, và trong một dịp nào thuận tiện sẽ giới thiệu về tấm gương nhân đức của một vị anh hùng Việt Nam mà nhiều người trên thế giới đã từng ngưỡng mộ.
Lần này về Roma “tình cờ” tôi lại gặp lại một số anh em linh mục, những người bấy lâu nay, bằng cách này hay cách khác, tôi đã từng cộng tác trong các công việc chung như Đức ông Nguyễn văn Tài của Đài Veritas bên Manila, đức ông Nguyễn văn Phương thuộc bộ Truyền giáo, đức ông Hoàng Minh Thắng của đài Vatican.
Cuộc nói chuyện rất cởi mở và có nhiều chi tiết rất bổ ích cho sứ mạng của chúng tôi trong việc truyền thông chính xác và hiệu lực.
Riêng vai trò của Đức ông Tài là Giám đốc đài Veritas Á châu, Ngài cho biết hiện nay đang cho thâu hẹp lại các chương trình phát thanh gồm nhiều ngôn ngữ của đài, như ngôn ngữ như Ấn độ, Indonesia, Thái Lan, v.v… các chương trình phát thanh đó đã chuyển về quốc gia của họ, riêng chỉ còn một số ngôn ngữ như Trung Hoa, Việt Nam và Miến điện… thì cần một thời gian nữa mới chuyển tiếp được.
Trong bữa cơm thân mật tại nhà Foyer, chúng tôi có dịp ôn lại những kỉ niệm xa xưa khi Đức ông học ở trường Thánh Phêrô ở Roma còn tôi học tại trường Urbano. Biết bao nhiêu câu truyện vui cười về người này nhân vật kia, những người đã từng sống ở Roma thời đó. Và một vài biến cố trong thời gian Đức ông ở trong phái đoàn “thương thuyết” với Hà Nội… Được chia sẻ một vài nhận định và kinh nghiệm của đức ông về thời cuộc, nó phản ảnh tầm quan trọng của vấn đề giữa đất nước và Giáo Hội.
Cuối cùng tôi cũng không thể không nhắc tới một câu nói, mà cả 10 năm về trước, đức ông Phương đã cho tôi biết: “Cha Nghị, cha làm gì với VietCatholic mà đến nỗi cả mấy lần sang Hà nội họ đều nhắc khéo chúng tôi là Tòa Thánh phải làm cách nào đóng lại VietCatholic…” Kỳ đó cũng như bây giờ nhắc lại kỉ niệm này, tôi đáp lại bằng tiếng cười vang vọng…
Kiểm điểm lại suốt bằng ấy năm thấy rằng khung trời Roma này đã đào tạo ra biết bao nhiêu “thợ gặt cho cánh đồng của Chúa” nếu kể từ thời thập niên 1960 cho tới nay đã có cả ngàn linh mục và tu sĩ nam nữ người Việt Nam sang tu học tại Giáo đô của Giáo Hội. Đây là một thành phần đáng kể được hấp thụ truyền thống chính tông của Vatican trong nhiều bộ môn khác nhau và được giáo dục, tu học, giao tế, chia sẻ kinh nghiệm, cùng ăn cùng làm với các thành phần đa dạng, đủ ngôn ngữ, mọi mầu da và biết bao nhiêu sắc thái văn hóa khác nhau của Giáo Hội hoàn vũ trong các đại học giáo hoàng ở Roma. Đó chính là kho tàng qúy hóa cho một Giáo Hội hiệp thông, huynh đệ, và hợp tác chung. Đó chính là được sống trong một Giáo Hội mà khi đọc kinh Tin Kính chúng ta tuyển xưng: “một Giáo Hội Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo, và Tông truyền”.
Không chỉ được tiếp cận với Ngài qua con người bằng xương bằng thịt, nhưng qua công tác truyền thông, tôi đã dịch và tiếp cận với những bài giảng và các diễn từ của Ngài, thành ra được thấm nhuồn đường hướng tu đức của Ngài. Nhất nữa khi ngài qua đời tôi đã tham dự lễ an táng, và trong khi thực hiện một cuốn DVD về cuộc đời của Ngài tôi đã có dịp thông đạt, gần gũi và yêu mến ngài hơn.
Thật là một vinh phúc biết bao khi được biết và sống dưới sự hướng dẫn của một vị Giáo hoàng vĩ đại như Đức Gioan Phaolô II.