Suy tư CN 14 TN Năm C:
TRUYỀN GIÁO CÒN CHĂNG THAO THỨC?
(Lc 10, 1–12. 17–20).
Khi sai các môn đệ đi Truyền giáo, Chúa Giêsu tha thiết: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ mùa gặt sai thợ đến gặt lúa của ngài”.
Lần khác Chúa thao thức: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong lửa ấy bùng lên” (Lc 12,49).
Và trên Thánh giá Người khắc khoải: “Ta khát” (Ga 19,28).
Điều Chúa Giêsu tha thiết khi sai các Môn đệ đi thực tập Truyền giáo, thao thức khi còn tại thế và khắc khoải trong những giây phút hấp hối trên Thánh giá bây giờ thế nào?
Có đến 2000 năm rồi Tin Mừng Cứu độ là Chúa Giêsu đã đến trần gian nhưng người tin nhận Chúa Giêsu vẫn ở mức khiêm tốn, rất khiêm tốn. Nhân loại đã bước qua thiên niên kỷ thứ ba cả thập niên rồi, hoạt động Truyền giáo của Giáo Hội xem ra vẫn ở những bước chập chững khởi đầu, nghĩa là nhiệm vụ cần phải hoàn tất xem ra còn xa lắm (x. Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Thế, s.1).
Xin đơn cử vài con số thống kê: Châu á, cái nôi sinh ra Kitô giáo thế mà lại là nơi ít người được đón nhận Tin Mừng Cứu độ nhất thế giới, tỉ lệ thấp nhất trong các châu lục: 3,05% người Công Giáo; Châu âu từng có thời Kitô giới, Kitô hữu Công Giáo cũng chưa quá bán, xấp xỉ 40%, tệ hơn còn có xu hướng giảm (- 0,1%)….
Nhìn tổng thế, tín hữu thuộc Giáo Hội Công Giáo chỉ chiếm hơn 17%, con số mà quy ra điểm đánh giá học lực (hệ số 10) thì thuộc loại quá kém (dưới 2), chứ không được xếp loại yếu. Nếu tính chung cả Kitô giáo (Tin Lành, Chính Thống, Anh giáo) tỉ lệ cũng chỉ đạt khoản 2,1 tỉ người trong gần 7 tỉ người trên thế giới, chiếm khoảng 1/3 dân số. Điểm đạt vẫn chưa vượt ngưỡng trung bình (50%). Nghĩa là Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế vẫn còn là người xa lạ đối với hơn 4 tỉ người[1].
Trước một hiện trạng xem ra đáng buồn nhưng chúng ta không bi quan, trái lại càng thêm lý do thúc đẩy, hăng say dấn thân loan báo Tin Mừng, sống đời chứng nhân. Điều này càng cho thấy vai trò và tính khẩn thiết đối của Kitô hữu Giáo dân tham gia vào sứ vụ Truyền giáo ngay tại thế.
Công đồng Vaticanô II (1962-1965) nhờ biết về nguồn Tông truyền đã tái khám phá lại bản chất Giáo Hội là Truyền giáo (x.TG 2). Truyền giáo không đơn giản thực hiện lời mời gọi “hãy đi rao giảng cho các dân tộc” của Chúa Giêsu nhưng chính là bản chất của Giáo Hội, liên hệ trực tiếp đến tồn vong của Giáo Hội, của mỗi người Kitô hữu.
Cha Gómez, Giáo sư chuyên về Truyền giáo học nói: “Truyền giáo không phải là một bổn phận nhưng là một chức năng trong cơ thể Giáo Hội”. Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt diễn giải câu này: “bổn phận thì có thể làm hay không làm. Không làm thì lỗi trách nhiệm nhưng không ảnh hưởng tới sự sống. Còn chức năng thuộc về sự sống cơ thể. Một chức năng không hoàn thành sẽ làm tổn thương cơ thể, sẽ làm suy giảm sự sống cơ thể”[2].
Cùng với toàn thể Giáo Hội, khi lành nhận Bí tích Rửa Tội mỗi Kitô hữu Giáo dân đều được mời gọi tham gia vào sứ vụ Cứu thế của Đức Kitô qua hoạt động Tông đồ - Truyền giáo. Chúng ta thực thi sứ vụ Truyền giáo bằng đời sống chứng nhân Tin mừng ngay chính tại môi trường mình sống, trong mọi lĩnh vực nhân sinh: xã hội, văn hóa, kinh tế, giáo dục,…,. Với ý ngay lành, tham gia Truyền giáo dù ở bình diện nào cũng đem lại cho cho ta nhiều an vui đích thực, đời sống thăng hoa, dẫu có trực diện không ít thách đố, lắm hy sinh, có khi đổ máu đào (x.TG, s.24b).
Nói rõ hơn
Ơn gọi Tông đồ - Truyền giáo của Kitô hữu Giáo dân trong môi trường thế tục. Xã hội ngày nay có nhiều thách đố, đồng thời cũng lắm cơ hội cho Truyền giáo. "Hơn bao giờ hết, hôm nay Giáo Hội có cơ hội thuận tiện để đưa Phúc Âm đến cho tất cả mọi người, mọi dân tộc, qua chứng nhân cuộc sống, hoặc bằng lời nói” (x.SVĐCT, s.92).
Điều quan trọng, Giáo dân ý thức đây là nhiệm vụ cao cả, là đang làm cho ý định Cứu độ của Thiên Chúa ngày càng lan tới tất cả mọi người ở mọi nơi và mọi thời đại … “Vì thế, giáo dân có thể và phải có một hoạt động cao quí là truyền bá Phúc Âm cho thế giới, cả lúc họ bận tâm lo lắng những việc trần thế” (x. GH 33-35). Từ ý thức đến hành động Truyền giáo vẫn là một khoảng cách xa. Để nối kết khoảng cách này Giáo dân Truyền giáo cần có lực đẩy say mê Chúa Giêsu và luôn gắn bó mật thiết với Người trong Giáo Hội nhờ Chúa Thánh Thần.
Theo Chúa là để tiếp tục sứ vụ Truyền giáo của Chúa. Đức Giêsu – Kitô Phục sinh chính thức trao sứ vụ dêm Tin mừng Cứu độ cho Giáo Hội, cho mỗi người chúng ta khi lành nhận Bí tích Rửa Tội: Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em… anh em hãy đi rao giảng muôn dân, làm Phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần; dạy cho họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con.
Ngày 11.10 vừa qua, trong bài giảng Khai mạc Năm Đức Tin (11.10. 2012 – 24.11.2013), Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho thấy rõ sống Năm Đức Tin gắn liền tái Truyền giảng Tin mừng. Ngài nói: ‘Ngày nay hơn bao giờ hết, rao giảng Tin Mừng có nghĩa là làm chứng một cuộc sống mới, được Thiên Chúa biến đổi, và chỉ đường’[3].
Để hoạt động truyền giáo gặt hái nhiều hoa trái, Chúa Giêsu căn dặn cho các Môn đệ không được mang gì đi đường: lương thực, bao bị, tiền bạc…
Chúa muốn người Môn đệ Truyền giáo phải biết từ bỏ mọi sự, không dính bén với những của cải vật chất, để qua đó họ hoàn toàn phó thác đời sống của mình cho Chúa.
Đấy là đời sống thanh thoát, không để cho những thú vui, của cải vật chất hay những băn khoăn lo lắng làm vướng bận bước chân truyền giáo của mình.
Giữa một xã hội đang trần tục hoá, xu thế hưởng thụ, sống ích kỷ, nhất là sự giả dối lan tràn sống thanh thoát quả là một thách đố.
Trong hồi ký Ai lên Xứ Lạng của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên là Giám mục giáo phận Lạnh Sơn có kể câu truyện ông Ký dân tộc Nùng sống Đức tin đầy cảm phục. Nhà còn mỗi mình cậu, lúc 8 tuổi để khỏi chết yểu như các anh chị, mẹ bất đắc dĩ cho cậu Rửa Tội theo Đạo…
Lạ lùng nhất phải kể là ơn Đức tin Chúa đã ban cho cậu bé. Khi đến tuổi trưởng thành, ông cương quyết giữ Đạo, đòi lập bàn thờ. Mẹ can: “mẹ để con đi Đạo là cốt cho con khỏi chết thôi. Giờ con đã khỏe mạnh thế này, thì cần gì phải giữ nữa”. Ông nói: “Mình đã tin cái Chúa thì phải tin cho thật. Đã đi Đạo thì phải giữ cho tròn. Nếu mẹ không bằng lòng, con sẽ ra ở riêng để làm bàn thờ, vì con đã tin cái Chúa”…
Ông làm Bàn thờ đơn giản: một tấm ván nhỏ đóng lên bức vách đặt ngay giữa nhà, lấy than viết mấy chữ “Tôi tin Thiên Chúa Ba Ngôi”, dưới bàn để cây nến và quyển sách kinh in năm 1902.
Cả xã người dân tộc này không ai có Đạo nên mọi người chễ giễu ông: “bàn thờ nhà mày chẳng có bát hương, chẳng có tổ tiên, giống như bàn bán thịt lợn vậy”, rồi mọi người tẩy chay ông… Nhưng ông không giận, vẫn nhiệt tình đóng góp vào việc chung... Làng xóm thấy rõ gia đình ông sống tốt, được ơn “cái Chúa” che chở nên rất kính.
Ông dạy con cháu: “mình đã tin thì phải tin cho thật. Tin cho suốt đời. Đời cha truyền cho đời con. Đời con truyền qua đời cháu, cho Đức tin vững bền mãi”…Thời thế loạn lạc, bao năm ông không được gặp Linh mục đến khi được gặp, hỏi ông muốn gì nhất, ông giản dị: “tôi chỉ muốn lâu lâu được cái Lễ ở đây, để dân làng biết cái Chúa thương người như thế nào”.
Đức Tổng Giám mục Giuse nói về ông: “gặp ông tôi học hỏi được ở nơi ông rất nhiều. Ông chẳng được học giáo lý, 60 năm không gặp Linh mục tu sĩ, không tham dự Thánh lễ, không có cộng đoàn nâng đỡ, phải chống trả với gia đình, với làng xóm và với cả ma quỷ, thế mà Đức tin của ông vẫn son sắt. Một Đức tin rất đơn sơ nhưng trong suốt và vững vàng không gì lay chuyển được. Đức tin không ngăn cách ông với dân làng. Trái lại thúc đẩy ông sống tốt hơn với hàng xóm. Không chờ người đến dạy Đạo, ông tự mình dạy Đạo cho con cháu chỉ bằng với niềm tin đơn thành của ông, với một vài dấu chỉ tối thiểu như làm dấu Thánh giá, với những thực hành tối thiểu như đọc kinh sớm tối. Đặc biệt với cảm nghiệm được tình thương của Chúa và đem hết đời mình đáp lại tình thương đó, ông đã đi vào cái cốt lõi của Đạo, đã đạt tới trình độ tu đức sâu xa, đáng cho ta học hỏi, noi gương”.
Ông Ký quả là gương sáng là sứ giả truyền giáo, sống chứng nhân Tin mừng.
Tôi giật mình và xấu hổ trước ông Ký.
Tôi hơn ông, nếu không muốn nói vượt trội hơn ông về các phương diện vật chất, học hành, điều kiện sống Đạo…
Thế mà sống Truyền giáo, tôi không đang là học trò của ông.
Phải chăng Cuộc sống bộn bề làm tôi đang mất dần ý thức tính bản chất của đời sống Đạo- Truyền giáo?
Liệu chăng tôi còn thao thức Truyền giáo, ?
Linh mục Đaminh Hương Quất
--------------------------------------------------------------------------------
[1] x. Giuse Nguyễn Thành Long, Tuần lễ cầu nguyện cho các Kitô hữu Hiệp nhất từ 18-25 tháng 01 (2011),
http://vietcatholic.net/Media/TuanLeHiepNhat2011.pdf.
Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo, Tâm hồn Tông đồ, http://www.tinvuixuanloc/truyengiao.vn.
[2] x. TGM Giuse Nhô Quan Kiệt, đtd, tr.35-36.
[3] x. Đức Thánh Cha Khai Mạc Năm Đức tin, http://vietvatican.net/
TRUYỀN GIÁO CÒN CHĂNG THAO THỨC?
(Lc 10, 1–12. 17–20).
Khi sai các môn đệ đi Truyền giáo, Chúa Giêsu tha thiết: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ mùa gặt sai thợ đến gặt lúa của ngài”.
Lần khác Chúa thao thức: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong lửa ấy bùng lên” (Lc 12,49).
Và trên Thánh giá Người khắc khoải: “Ta khát” (Ga 19,28).
Điều Chúa Giêsu tha thiết khi sai các Môn đệ đi thực tập Truyền giáo, thao thức khi còn tại thế và khắc khoải trong những giây phút hấp hối trên Thánh giá bây giờ thế nào?
Có đến 2000 năm rồi Tin Mừng Cứu độ là Chúa Giêsu đã đến trần gian nhưng người tin nhận Chúa Giêsu vẫn ở mức khiêm tốn, rất khiêm tốn. Nhân loại đã bước qua thiên niên kỷ thứ ba cả thập niên rồi, hoạt động Truyền giáo của Giáo Hội xem ra vẫn ở những bước chập chững khởi đầu, nghĩa là nhiệm vụ cần phải hoàn tất xem ra còn xa lắm (x. Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Thế, s.1).
Xin đơn cử vài con số thống kê: Châu á, cái nôi sinh ra Kitô giáo thế mà lại là nơi ít người được đón nhận Tin Mừng Cứu độ nhất thế giới, tỉ lệ thấp nhất trong các châu lục: 3,05% người Công Giáo; Châu âu từng có thời Kitô giới, Kitô hữu Công Giáo cũng chưa quá bán, xấp xỉ 40%, tệ hơn còn có xu hướng giảm (- 0,1%)….
Nhìn tổng thế, tín hữu thuộc Giáo Hội Công Giáo chỉ chiếm hơn 17%, con số mà quy ra điểm đánh giá học lực (hệ số 10) thì thuộc loại quá kém (dưới 2), chứ không được xếp loại yếu. Nếu tính chung cả Kitô giáo (Tin Lành, Chính Thống, Anh giáo) tỉ lệ cũng chỉ đạt khoản 2,1 tỉ người trong gần 7 tỉ người trên thế giới, chiếm khoảng 1/3 dân số. Điểm đạt vẫn chưa vượt ngưỡng trung bình (50%). Nghĩa là Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế vẫn còn là người xa lạ đối với hơn 4 tỉ người[1].
Trước một hiện trạng xem ra đáng buồn nhưng chúng ta không bi quan, trái lại càng thêm lý do thúc đẩy, hăng say dấn thân loan báo Tin Mừng, sống đời chứng nhân. Điều này càng cho thấy vai trò và tính khẩn thiết đối của Kitô hữu Giáo dân tham gia vào sứ vụ Truyền giáo ngay tại thế.
Công đồng Vaticanô II (1962-1965) nhờ biết về nguồn Tông truyền đã tái khám phá lại bản chất Giáo Hội là Truyền giáo (x.TG 2). Truyền giáo không đơn giản thực hiện lời mời gọi “hãy đi rao giảng cho các dân tộc” của Chúa Giêsu nhưng chính là bản chất của Giáo Hội, liên hệ trực tiếp đến tồn vong của Giáo Hội, của mỗi người Kitô hữu.
Cha Gómez, Giáo sư chuyên về Truyền giáo học nói: “Truyền giáo không phải là một bổn phận nhưng là một chức năng trong cơ thể Giáo Hội”. Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt diễn giải câu này: “bổn phận thì có thể làm hay không làm. Không làm thì lỗi trách nhiệm nhưng không ảnh hưởng tới sự sống. Còn chức năng thuộc về sự sống cơ thể. Một chức năng không hoàn thành sẽ làm tổn thương cơ thể, sẽ làm suy giảm sự sống cơ thể”[2].
Cùng với toàn thể Giáo Hội, khi lành nhận Bí tích Rửa Tội mỗi Kitô hữu Giáo dân đều được mời gọi tham gia vào sứ vụ Cứu thế của Đức Kitô qua hoạt động Tông đồ - Truyền giáo. Chúng ta thực thi sứ vụ Truyền giáo bằng đời sống chứng nhân Tin mừng ngay chính tại môi trường mình sống, trong mọi lĩnh vực nhân sinh: xã hội, văn hóa, kinh tế, giáo dục,…,. Với ý ngay lành, tham gia Truyền giáo dù ở bình diện nào cũng đem lại cho cho ta nhiều an vui đích thực, đời sống thăng hoa, dẫu có trực diện không ít thách đố, lắm hy sinh, có khi đổ máu đào (x.TG, s.24b).
Nói rõ hơn
Ơn gọi Tông đồ - Truyền giáo của Kitô hữu Giáo dân trong môi trường thế tục. Xã hội ngày nay có nhiều thách đố, đồng thời cũng lắm cơ hội cho Truyền giáo. "Hơn bao giờ hết, hôm nay Giáo Hội có cơ hội thuận tiện để đưa Phúc Âm đến cho tất cả mọi người, mọi dân tộc, qua chứng nhân cuộc sống, hoặc bằng lời nói” (x.SVĐCT, s.92).
Điều quan trọng, Giáo dân ý thức đây là nhiệm vụ cao cả, là đang làm cho ý định Cứu độ của Thiên Chúa ngày càng lan tới tất cả mọi người ở mọi nơi và mọi thời đại … “Vì thế, giáo dân có thể và phải có một hoạt động cao quí là truyền bá Phúc Âm cho thế giới, cả lúc họ bận tâm lo lắng những việc trần thế” (x. GH 33-35). Từ ý thức đến hành động Truyền giáo vẫn là một khoảng cách xa. Để nối kết khoảng cách này Giáo dân Truyền giáo cần có lực đẩy say mê Chúa Giêsu và luôn gắn bó mật thiết với Người trong Giáo Hội nhờ Chúa Thánh Thần.
Theo Chúa là để tiếp tục sứ vụ Truyền giáo của Chúa. Đức Giêsu – Kitô Phục sinh chính thức trao sứ vụ dêm Tin mừng Cứu độ cho Giáo Hội, cho mỗi người chúng ta khi lành nhận Bí tích Rửa Tội: Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em… anh em hãy đi rao giảng muôn dân, làm Phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần; dạy cho họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con.
Ngày 11.10 vừa qua, trong bài giảng Khai mạc Năm Đức Tin (11.10. 2012 – 24.11.2013), Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho thấy rõ sống Năm Đức Tin gắn liền tái Truyền giảng Tin mừng. Ngài nói: ‘Ngày nay hơn bao giờ hết, rao giảng Tin Mừng có nghĩa là làm chứng một cuộc sống mới, được Thiên Chúa biến đổi, và chỉ đường’[3].
Để hoạt động truyền giáo gặt hái nhiều hoa trái, Chúa Giêsu căn dặn cho các Môn đệ không được mang gì đi đường: lương thực, bao bị, tiền bạc…
Chúa muốn người Môn đệ Truyền giáo phải biết từ bỏ mọi sự, không dính bén với những của cải vật chất, để qua đó họ hoàn toàn phó thác đời sống của mình cho Chúa.
Đấy là đời sống thanh thoát, không để cho những thú vui, của cải vật chất hay những băn khoăn lo lắng làm vướng bận bước chân truyền giáo của mình.
Giữa một xã hội đang trần tục hoá, xu thế hưởng thụ, sống ích kỷ, nhất là sự giả dối lan tràn sống thanh thoát quả là một thách đố.
Trong hồi ký Ai lên Xứ Lạng của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên là Giám mục giáo phận Lạnh Sơn có kể câu truyện ông Ký dân tộc Nùng sống Đức tin đầy cảm phục. Nhà còn mỗi mình cậu, lúc 8 tuổi để khỏi chết yểu như các anh chị, mẹ bất đắc dĩ cho cậu Rửa Tội theo Đạo…
Lạ lùng nhất phải kể là ơn Đức tin Chúa đã ban cho cậu bé. Khi đến tuổi trưởng thành, ông cương quyết giữ Đạo, đòi lập bàn thờ. Mẹ can: “mẹ để con đi Đạo là cốt cho con khỏi chết thôi. Giờ con đã khỏe mạnh thế này, thì cần gì phải giữ nữa”. Ông nói: “Mình đã tin cái Chúa thì phải tin cho thật. Đã đi Đạo thì phải giữ cho tròn. Nếu mẹ không bằng lòng, con sẽ ra ở riêng để làm bàn thờ, vì con đã tin cái Chúa”…
Ông làm Bàn thờ đơn giản: một tấm ván nhỏ đóng lên bức vách đặt ngay giữa nhà, lấy than viết mấy chữ “Tôi tin Thiên Chúa Ba Ngôi”, dưới bàn để cây nến và quyển sách kinh in năm 1902.
Cả xã người dân tộc này không ai có Đạo nên mọi người chễ giễu ông: “bàn thờ nhà mày chẳng có bát hương, chẳng có tổ tiên, giống như bàn bán thịt lợn vậy”, rồi mọi người tẩy chay ông… Nhưng ông không giận, vẫn nhiệt tình đóng góp vào việc chung... Làng xóm thấy rõ gia đình ông sống tốt, được ơn “cái Chúa” che chở nên rất kính.
Ông dạy con cháu: “mình đã tin thì phải tin cho thật. Tin cho suốt đời. Đời cha truyền cho đời con. Đời con truyền qua đời cháu, cho Đức tin vững bền mãi”…Thời thế loạn lạc, bao năm ông không được gặp Linh mục đến khi được gặp, hỏi ông muốn gì nhất, ông giản dị: “tôi chỉ muốn lâu lâu được cái Lễ ở đây, để dân làng biết cái Chúa thương người như thế nào”.
Đức Tổng Giám mục Giuse nói về ông: “gặp ông tôi học hỏi được ở nơi ông rất nhiều. Ông chẳng được học giáo lý, 60 năm không gặp Linh mục tu sĩ, không tham dự Thánh lễ, không có cộng đoàn nâng đỡ, phải chống trả với gia đình, với làng xóm và với cả ma quỷ, thế mà Đức tin của ông vẫn son sắt. Một Đức tin rất đơn sơ nhưng trong suốt và vững vàng không gì lay chuyển được. Đức tin không ngăn cách ông với dân làng. Trái lại thúc đẩy ông sống tốt hơn với hàng xóm. Không chờ người đến dạy Đạo, ông tự mình dạy Đạo cho con cháu chỉ bằng với niềm tin đơn thành của ông, với một vài dấu chỉ tối thiểu như làm dấu Thánh giá, với những thực hành tối thiểu như đọc kinh sớm tối. Đặc biệt với cảm nghiệm được tình thương của Chúa và đem hết đời mình đáp lại tình thương đó, ông đã đi vào cái cốt lõi của Đạo, đã đạt tới trình độ tu đức sâu xa, đáng cho ta học hỏi, noi gương”.
Ông Ký quả là gương sáng là sứ giả truyền giáo, sống chứng nhân Tin mừng.
Tôi giật mình và xấu hổ trước ông Ký.
Tôi hơn ông, nếu không muốn nói vượt trội hơn ông về các phương diện vật chất, học hành, điều kiện sống Đạo…
Thế mà sống Truyền giáo, tôi không đang là học trò của ông.
Phải chăng Cuộc sống bộn bề làm tôi đang mất dần ý thức tính bản chất của đời sống Đạo- Truyền giáo?
Liệu chăng tôi còn thao thức Truyền giáo, ?
Linh mục Đaminh Hương Quất
--------------------------------------------------------------------------------
[1] x. Giuse Nguyễn Thành Long, Tuần lễ cầu nguyện cho các Kitô hữu Hiệp nhất từ 18-25 tháng 01 (2011),
http://vietcatholic.net/Media/TuanLeHiepNhat2011.pdf.
Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo, Tâm hồn Tông đồ, http://www.tinvuixuanloc/truyengiao.vn.
[2] x. TGM Giuse Nhô Quan Kiệt, đtd, tr.35-36.
[3] x. Đức Thánh Cha Khai Mạc Năm Đức tin, http://vietvatican.net/