Việc cổ vũ và bảo vệ tự do tôn giáo đã và đang nhanh chóng trở thành ưu tiên hàng đầu của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ. Các đe dọa đối với quyền căn bản này rất phổ quát, trầm trọng và còn đang lan rộng, cả ở trong nước lẫn ở ngoại quốc. Các giám mục Công Giáo của Hoa Kỳ đang hết sức lưu ý tới xu hướng này và chúng tôi đã đáp ứng bằng cách bênh vực các nguyên tắc của chúng ta, giáo dục bằng sự kiện và trên hết với lời cầu nguyện.
Điểm chính của cố gắng này là (chiến dịch) Mười Bốn Đêm Cho Tự Do (The Fortnight for Freedom), tức hai tuần tập chú vào tự do tôn giáo. Hai tuần này bắt đầu và chấm dứt vào các ngày lễ nghỉ giầu ý nghĩa trong truyền thống Công Giáo và truyền thống Hoa Kỳ về tự do tôn giáo tức vọng lễ tử đạo của hai Thánh Thomas More và John Fisher (21 June), và Ngày Độc Lập. Hai tuần lễ này cũng bắt đầu và chấm dứt bằng một Thánh Lễ, vốn là nguồn và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu. Giữa hai Thánh lễ ấy, các giáo phận và các giáo xứ khắp nước đang bảo trợ các nhóm học hỏi, các cuộc rước, các buổi cầu nguyện liên phái và hàng loạt các sinh hoạt có tính sáng tạo khác nhằm cổ vũ một cái hiểu tốt hơn về tự do tôn giáo.
Với Hai Tuần hàng năm này cũng như các sinh hoạt khác của Ủy Ban Đặc Nhiệm về Tự Do Tôn Giáo của HĐGM Hoa Kỳ, các giám mục đang gieo mầm cho một phong trào về tự do tôn giáo. Với thời gian thích hợp, và với sự hộ giúp của Chúa, phong trào này nhất định sẽ gặt hái được thành quả nơi hàng ngũ giáo dân trong các lãnh vực chính sách và luật lệ, dưới hình thức các đạo luật, các qui định và tài phán có tính bảo vệ hơn.
Nếu người Công Giáo may mắn, ta có thể thấy một số thành quả này sớm hơn, nhưng đại thể, chúng ta nhắm một phương thức dài hạn hơn. Vì chúng ta không chỉ đương đầu với một đe dọa đơn độc cần một giải pháp chuyên biệt, mà là cả một phức thể các đe dọa khác nhau có cùng những nguyên nhân sâu xa hơn. Trong cố gắng dài hạn này, trách vụ trung tâm của các giám mục là truyền bá giáo huấn của Giáo Hội về tự do tôn giáo.
Hạt giống của Phong Trào
Trong “Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo” ( In “Dignitatis Humanae”), Công Đồng Vatican II rất đúng khi tuyên bố rằng “con người nhân bản có quyền hưởng tự do tôn giáo”, nghĩa là: mọi người “không bị cưỡng bức bởi bất cứ cá nhân nào hay nhóm xã hội nào hoặc quyền lực nhân bản nào, khiến họ phải hành động trái với các niềm tin riêng của họ, bất kể trong chốn tư riêng hay nơi công cộng, bất kể một mình hay trong liên hợp với người khác, trong các giới hạn chính đáng”.
Các vị giáo hoàng liên tiếp vốn tái khẳng định cam kết của Giáo Hội đối với nguyên tắc này. Viết cho Tổng Thư Ký LHQ năm 1978, Tân Giáo Hoàng vừa được bầu lên là Đức Gioan Phaolô II xác quyết rằng tự do tôn giáo “là nền tảng của mọi quyền tự do khác và được liên kết chặt chẽ với tất cả các quyền tự do này vì chính phẩm giá của con người nhân bản”. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng nhấn mạnh tới tính tối thượng của nó. Nói với ngoại giao đoàn hồi Tháng Giêng năm 2012, Đức Bênêđíctô gọi tự do tôn giáo là “quyền đầu tiên trong các nhân quyền, vì nó phát biểu thực tại nền tảng nhất của con người”. Rồi, trong cuộc tông du Lebanon sau đó trong cùng năm, Đức Bênêđíctô mô tả tự do tôn giáo là “quyền thánh thiêng và bất khả chuyển nhượng” và là “tuyệt đỉnh của mọi quyền tự do khác”.
Gần đây nhất, trước đám đông 200,000 người tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô vào đêm Vọng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nồng nàn ôm hôn Paul Bhatti, em trai Shahbaz Bhatti, viên chức chính phủ Pakistan bị ám sát năm 2011 sau khi thúc đẩy việc sửa đổi các đạo luật chống lộng ngôn. Đức Phanxicô tuyên bố rằng “Ta phải cổ vũ tự do tôn giáo cho mọi người… Mọi người nam nữ phải được tự do tuyên xưng đức tin của mình, bất kể đức tin đó là gì”. Cùng ngày, Đức Thánh Cha đã nêu lên vấn đề tự do tôn giáo trong cuộc gặp mặt với Thủ Tướng Angela Merkel của Đức.
Các thách đố xa gần
Các huấn giáo của giáo hoàng trên đây không bỗng nhiên mà có, nhưng đã nói lên một quan tâm vốn đang lớn mạnh. Một phúc trình công bố hồi Tháng Chín năm 2012 của Nghị Hội về Tôn Giáo và Đời Sống Công thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Pew đã phân tích sự vi phạm các niềm tin và thực hành tôn giáo khắp thế giới. Phúc trình này cho hay 75 phần trăm dân số thế giới đang sống tại các quốc gia nơi mà các chính phủ, các nhóm xã hội hay các cá nhân đang hạn chế khả năng tự do thực hành đức tin của người dân.
Người Hoa Kỳ may mắn không phải đương đầu với loại bách hại tôn giáo có tính bạo lực vốn thấy ở nhiều quốc gia, như Ai Cập, I-rắc và Miến Điện, đó là chỉ kể một vài điển hình gần đây. Hoa Kỳ vốn thừa hưởng một truyền thống lâu dài được pháp luật mạnh mẽ bảo vệ tự do tôn giáo, từ các điều khoản về tôn giáo của Đệ Nhất Tu Chính Án và Đạo Luật Phục Hồi Tự Do Tôn Giáo ở cấp liên bang, tới các đạo luật tương tự ở cấp tiểu bang. Tuy nhiên, gần đây, truyền thống này đã và đang bị thách thức bằng những hành động mà dù không bi đát như những gì đang xẩy ra tại các quốc gia khác, nhưng vẫn kéo theo những áp chế ngược với lương tâm. Thí dụ, ta đã thấy khuynh hướng đang gây xáo trộn trong việc rút gọn tự do tôn giáo, khiến nó chỉ còn là tự do thờ phượng bên trong bốn bức tường nhà thờ, hội đường hay đền thờ. Lối nhìn này được phát biểu trong các luật lệ nhằm chỉ bảo vệ các nơi thờ phượng khỏi bị áp chế ngược với lương tâm, trong khi để mặc các các người và các nhóm tôn giáo phải chịu sự áp chế như thế.
Mọi người có thiện chí phải chống lại khuynh hướng trên. Dù tự do tôn giáo chắc chắn có bao gồm tự do thờ phượng, nó cũng bao gồm cả quyền của người ta được tự do đem đức tin của mình ra sống thực bất chấp họ đóng vai trò gì trong xã hội, trong các thừa tác vụ phục dịch xã hội và nơi thương trường, hay trong văn hóa và khu vực công. Các niềm tin tôn giáo, những thứ vốn lên khuôn trọn cuộc sống ta, cả bên trong lẫn bên ngoài đền thánh, chính là các viên đá góc của rất nhiều chính nghĩa lớn lao, từ việc hủy bỏ chính sách nô lệ, tới quyền bỏ phiếu của phụ nữ và phong trào dân quyền. Dù tiếng nói của Mục Sư Martin Luther King Jr. vang lên từ tòa giảng Nhà Thờ Baptist Ebenezer, nhưng nó cũng đã vang lên tại các con phố của Birmingham, Selma và Washington, D.C. Tự do tôn giáo đích thực bao gồm tự do được công bố và thực hành đức tin tôn giáo, không chỉ nơi tư riêng mà cả nơi công cộng nữa.
Các hậu quả trong đời thực
Các hạn chế tự do tôn giáo gần đây tại Hoa Kỳ đã và đang ảnh hưởng tới các bệnh viện, trường học, đại học, các kinh doanh do gia đình sở hữu và các tín hữu cá nhân muốn sống thực Tin Mừng. Thí dụ, một vài tiểu bang đã thông qua các đạo luật ngăn cấm các hành động bị ngành lập pháp tiểu bang coi là “chứa chấp” các di dân không có giấy tờ nhưng đều là những hành động được Giáo Hội coi như bác ái và chăm sóc mục vụ Kitô Giáo căn bản đối với di dân.
Tại Alabama, các giám mục Công Giáo, cùng với các giám mục Episcopal và Methodist đã đệ đơn chống lại các đạo luật ấy. May mắn, các tòa liên bang vừa ngăn cản một số các đạo luật lầm lẫn này, dù vì những lý do khác, nhưng Giáo Hội vẫn tiếp tục cảnh giác để sứ vụ cung cấp thực phẩm, nhà ở và các chăm sóc khác cho bất cứ ai cần đến không trở thành một vi phạm hình sự.
Nạn nhân việc buôn bán người cũng đang đau khổ trong bàn tay của chủ nghĩa duy tục cực đoan. Sở Di Dân và Tị Nạn của các Giám Mục Hoa Kỳ đã tạo được một tiếng tăm rất tốt như là người cung cấp dịch vụ có nhiều chuyên môn lâu đời trong việc tích cực phục vụ các nạn nhân của cảnh nô lệ hiện đại. Năm 2006, Sở đã bắt đầu quản trị một chương trình của liên bang nhằm cung cấp việc quản trị sâu sắc từng trường hợp một (case management) cho số người dễ bị thương tổn nhất này.
Nhưng vào năm 2011, bất chấp nhiều năm quản trị xuất sắc, chính phủ liên bang đã thay đổi khế ước để buộc Sở này phải làm dễ việc ngừa thai và phá thai như điều kiện duy trì khế ước. Cho dù đơn của cơ quan Công Giáo này được các nhà đánh giá độc lập với chính phủ phê điểm khách quan cao hơn nhiều so với hai tổ chức nạp đơn khác, nhưng đơn ấy vẫn bị bác vì đã bác bỏ, không chịu vi phạm giáo huấn Công Giáo. Như thế, không những Sở Di Dân và Tị Nạn bị loại khỏi chương trình của chính phủ vì niềm tin tôn giáo của mình, mà các nạn nhân của việc buôn bán người cũng bị từ khước việc phục vụ của những “nhà thầu” có khả năng nhất.
Chỉ thị gây tranh cãi
Chỉ thị (mandate) của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản có lẽ là đe dọa nổi tiếng và gây tranh cãi hơn cả đối với tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ ngày nay. Đây là đòi hỏi, được áp đặt bằng qui định của ngành hành pháp dưới đạo luật cải tổ chăm sóc y tế năm 2010. Chỉ thị này đòi gần như mọi chủ nhân toàn quốc, trong đó có các cơ sở bác ái, bệnh viện và trường học tôn giáo, phải tài trợ hay làm dễ cả các việc như triệt sản, ngừa thai và phá thai trong các khế ước bảo hiểm cho nhân viên và con cái họ, cũng như việc giáo dục và huấn đạo nhằm cổ vũ các việc trên.
Chỉ có các nơi thờ phượng và các khu vực sát cạnh các nơi ấy là được miễn chước, được coi là chủ nhân tôn giáo. Thoạt đầu, Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản đề nghị định nghĩa “các chủ nhân tôn giáo” bằng một qui định phức tạp, nhưng nay họ đã đề nghị một qui định đơn giản hơn. Nhưng trong cả hai đề nghị, việc miễn chước rất hạn hẹp và chỉ phản ảnh quan điểm hiện hành đã nhắc trên đây tức coi tự do tôn giáo chỉ là tự do thờ phượng không hơn không kém.
Ta đang tiến tới gần ngày 1 tháng 8, 2013, ngày chỉ thị trên trở thành hiệu lực đối với các thừa tác phục vụ không thể thiếu của ta. Các cơ chế này rõ ràng có tính tôn giáo và rõ ràng sử dụng nhân viên, ấy thế mà vẫn bị Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản coi không phải là chủ nhân tôn giáo. Bởi thế, các thừa tác đó không được miễn chước, chỉ được “thỏa hiệp” (accommodated). Trong khi phức tạp và chưa hoàn bị trong một số khía cạnh, thỏa hiệp này còn gặp ít nhất hai vấn đề chính sau đây: thứ nhất, khi các chủ nhân “được thỏa hiệp” cung cấp cho nhân viên họ một khế ước bảo hiểm sức khỏe tổng quát không bao gồm các mục có vấn đề nêu trên, họ cũng phải cung cấp cho nhân viên một “phiếu không tốn tiền” để họ được bảo hiểm riêng về các mục đó; thứ hai, ít nhất trong một số trường hợp, chủ nhân “được thỏa hiệp” sẽ trợ cấp các “phiếu không tốn tiền” kia qua tiền đóng bảo hiểm. Như thế, dù qui định được đề nghị này đòi các công ty bảo hiểm phải chứng thực rằng họ không buộc các chủ nhân phải trả phí khoản cho việc bảo hiểm ngừa thai, thì trên thực tế các chủ nhân cũng đã phải “gián tiếp” tài trợ cho việc bảo hiểm ngừa thai rồi.
Chủ nhân nào cưỡng lại việc bắt buộc phải làm dễ và/hoặc tài trợ các mục hàng và dịch vụ đi ngược lại giáo huấn Giáo Hội sẽ phải trả những món tiền phạt rất nặng nề. Nếu họ từ chối không cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên, họ sẽ bị phạt tới 2,000 dollars cho mỗi nhân viên mỗi năm; nếu họ tiếp tục cung cấp cho nhân viên những khế ước bảo hiểm tuyệt vời nhưng không có các điều khoản bị họ phản đối, họ sẽ bị phạt 100 dollars cho mỗi nhân viên mỗi ngày.
Buộc định nghĩa lại ‘hôn nhân’
Thách thức duy nhất lớn lao hơn đối với tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ có lẽ sẽ là phán quyết của Tối Cao Pháp Viện nhằm tái định nghĩa hôn nhân hợp pháp để bao gồm các người sống trong các mối liên hệ đồng tính, biến nó thành một vấn đề thuộc luật hiến pháp liên bang. Nếu điều này thực sự xẩy ra, thì trong mọi phạm vi của luật pháp, trong đó các thừa tác vụ của Giáo Hội hay các doanh nghiệp đặt căn bản trên đức tin bị qui định bởi luật lệ, và trong đó, tư cách hôn nhân là điều đáng kể như trong việc làm, nhà ở, giáo dục, nhận con nuôi và nhiều lãnh vực khác nữa, thì nhà nước sẽ buộc Giáo Hội phải coi là có gia đình những người mà Giáo Hội không thể coi như thế. Còn nếu các tổ chức này phản kháng, thì các chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương sẽ phạt họ bằng cách thu hồi giấy phép hay giấy công nhận chính thức (accreditation), các khế ước với chính phủ của họ và các phúc lợi cũng như việc được lui tới các cơ sở công cộng. Bất chấp sự kiện Giáo Hội mạnh mẽ khẳng nhận phẩm giá bình đẳng của mọi người, không phân biệt xu hướng tính dục, việc Công Giáo dựa vào nguyên tắc mà bác bỏ, không coi các mối liên hệ đồng tính là “hôn nhân”, vẫn bị trừng phạt như là cuồng tín rành rành.
Như thế, ta sẽ thấy tại khắp nước điều ta đã thấy tại các tiểu bang từng định nghĩa lại hôn nhân. Các cơ quan bác ái Công Giáo đăng ký tại Quận Columbia và Illinois nào từ chối không chịu trao trẻ em cho các cặp đồng tính sẽ bị loại ra ngoài các dịch vụ nhận con nuôi ngay lập tức sau khi hôn nhân được tái định nghĩa hoặc các cuộc kết hợp dân sự được thiết lập. Tại Massachusetts, các thẩm phán hòa giải (justice of peace) hiện đang phải cử hành các cuộc “hôn nhân” đồng tính, cho dù bị tôn giáo hay luân lý phản đối, nếu không sẽ bị kiện về tội kỳ thị. Gần đây hơn, Delaware minh nhiên áp đặt cùng một đòi hỏi như thế khi định nghĩa lại hôn nhân. Tại các tiểu bang khác, chủ nhân các cơ sở kinh doanh gia đình nào cung cấp các dịch vụ cưới xin như chụp hình và cung cấp bông đã bị các cặp đồng tính thưa kiện, thậm chí cả các bộ trưởng tư pháp tiểu bang nữa, khi họ từ khước không tham dự các buổi lễ cưới xin của người đồng tính.
Với Hai Tuần Lễ của chúng ta, ngày có hiệu lực của chỉ thị Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản chỉ còn khoảng một tháng. Và Tối Cao Pháp Viện chắc chắn sẽ ra phán quyết cho hai vụ “cưới xin” đồng tính trong Hai Tuần Lễ này. Hai thời điểm chủ yếu ấy đối với tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ, và có lẽ do quan phòng, chúng rất gần với Hai Tuần Lễ của chúng ta, sẽ giúp minh họa việc cần đến Hai Tuần Lễ này một cách liên tục. Riêng Hai Tuần Lễ mà thôi sẽ không, và sẽ không thể, giải quyết được những vấn đề nghiêm trọng về tự do tôn giáo, nhưng nó có thể giúp ta làm chậm đà phát triển của chúng và đặt nền móng cho việc giải quyết chúng ở các thế hệ sắp đến.
William E. Lori, TGM Baltimore, đăng trên tạp chí America, 1-8 tháng 7, 2013. Ngài là chủ tịch Ủy Ban Đặc Nhiệm của HĐGM Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo.
Điểm chính của cố gắng này là (chiến dịch) Mười Bốn Đêm Cho Tự Do (The Fortnight for Freedom), tức hai tuần tập chú vào tự do tôn giáo. Hai tuần này bắt đầu và chấm dứt vào các ngày lễ nghỉ giầu ý nghĩa trong truyền thống Công Giáo và truyền thống Hoa Kỳ về tự do tôn giáo tức vọng lễ tử đạo của hai Thánh Thomas More và John Fisher (21 June), và Ngày Độc Lập. Hai tuần lễ này cũng bắt đầu và chấm dứt bằng một Thánh Lễ, vốn là nguồn và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu. Giữa hai Thánh lễ ấy, các giáo phận và các giáo xứ khắp nước đang bảo trợ các nhóm học hỏi, các cuộc rước, các buổi cầu nguyện liên phái và hàng loạt các sinh hoạt có tính sáng tạo khác nhằm cổ vũ một cái hiểu tốt hơn về tự do tôn giáo.
Với Hai Tuần hàng năm này cũng như các sinh hoạt khác của Ủy Ban Đặc Nhiệm về Tự Do Tôn Giáo của HĐGM Hoa Kỳ, các giám mục đang gieo mầm cho một phong trào về tự do tôn giáo. Với thời gian thích hợp, và với sự hộ giúp của Chúa, phong trào này nhất định sẽ gặt hái được thành quả nơi hàng ngũ giáo dân trong các lãnh vực chính sách và luật lệ, dưới hình thức các đạo luật, các qui định và tài phán có tính bảo vệ hơn.
Nếu người Công Giáo may mắn, ta có thể thấy một số thành quả này sớm hơn, nhưng đại thể, chúng ta nhắm một phương thức dài hạn hơn. Vì chúng ta không chỉ đương đầu với một đe dọa đơn độc cần một giải pháp chuyên biệt, mà là cả một phức thể các đe dọa khác nhau có cùng những nguyên nhân sâu xa hơn. Trong cố gắng dài hạn này, trách vụ trung tâm của các giám mục là truyền bá giáo huấn của Giáo Hội về tự do tôn giáo.
Hạt giống của Phong Trào
Trong “Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo” ( In “Dignitatis Humanae”), Công Đồng Vatican II rất đúng khi tuyên bố rằng “con người nhân bản có quyền hưởng tự do tôn giáo”, nghĩa là: mọi người “không bị cưỡng bức bởi bất cứ cá nhân nào hay nhóm xã hội nào hoặc quyền lực nhân bản nào, khiến họ phải hành động trái với các niềm tin riêng của họ, bất kể trong chốn tư riêng hay nơi công cộng, bất kể một mình hay trong liên hợp với người khác, trong các giới hạn chính đáng”.
Các vị giáo hoàng liên tiếp vốn tái khẳng định cam kết của Giáo Hội đối với nguyên tắc này. Viết cho Tổng Thư Ký LHQ năm 1978, Tân Giáo Hoàng vừa được bầu lên là Đức Gioan Phaolô II xác quyết rằng tự do tôn giáo “là nền tảng của mọi quyền tự do khác và được liên kết chặt chẽ với tất cả các quyền tự do này vì chính phẩm giá của con người nhân bản”. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng nhấn mạnh tới tính tối thượng của nó. Nói với ngoại giao đoàn hồi Tháng Giêng năm 2012, Đức Bênêđíctô gọi tự do tôn giáo là “quyền đầu tiên trong các nhân quyền, vì nó phát biểu thực tại nền tảng nhất của con người”. Rồi, trong cuộc tông du Lebanon sau đó trong cùng năm, Đức Bênêđíctô mô tả tự do tôn giáo là “quyền thánh thiêng và bất khả chuyển nhượng” và là “tuyệt đỉnh của mọi quyền tự do khác”.
Gần đây nhất, trước đám đông 200,000 người tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô vào đêm Vọng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nồng nàn ôm hôn Paul Bhatti, em trai Shahbaz Bhatti, viên chức chính phủ Pakistan bị ám sát năm 2011 sau khi thúc đẩy việc sửa đổi các đạo luật chống lộng ngôn. Đức Phanxicô tuyên bố rằng “Ta phải cổ vũ tự do tôn giáo cho mọi người… Mọi người nam nữ phải được tự do tuyên xưng đức tin của mình, bất kể đức tin đó là gì”. Cùng ngày, Đức Thánh Cha đã nêu lên vấn đề tự do tôn giáo trong cuộc gặp mặt với Thủ Tướng Angela Merkel của Đức.
Các thách đố xa gần
Các huấn giáo của giáo hoàng trên đây không bỗng nhiên mà có, nhưng đã nói lên một quan tâm vốn đang lớn mạnh. Một phúc trình công bố hồi Tháng Chín năm 2012 của Nghị Hội về Tôn Giáo và Đời Sống Công thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Pew đã phân tích sự vi phạm các niềm tin và thực hành tôn giáo khắp thế giới. Phúc trình này cho hay 75 phần trăm dân số thế giới đang sống tại các quốc gia nơi mà các chính phủ, các nhóm xã hội hay các cá nhân đang hạn chế khả năng tự do thực hành đức tin của người dân.
Người Hoa Kỳ may mắn không phải đương đầu với loại bách hại tôn giáo có tính bạo lực vốn thấy ở nhiều quốc gia, như Ai Cập, I-rắc và Miến Điện, đó là chỉ kể một vài điển hình gần đây. Hoa Kỳ vốn thừa hưởng một truyền thống lâu dài được pháp luật mạnh mẽ bảo vệ tự do tôn giáo, từ các điều khoản về tôn giáo của Đệ Nhất Tu Chính Án và Đạo Luật Phục Hồi Tự Do Tôn Giáo ở cấp liên bang, tới các đạo luật tương tự ở cấp tiểu bang. Tuy nhiên, gần đây, truyền thống này đã và đang bị thách thức bằng những hành động mà dù không bi đát như những gì đang xẩy ra tại các quốc gia khác, nhưng vẫn kéo theo những áp chế ngược với lương tâm. Thí dụ, ta đã thấy khuynh hướng đang gây xáo trộn trong việc rút gọn tự do tôn giáo, khiến nó chỉ còn là tự do thờ phượng bên trong bốn bức tường nhà thờ, hội đường hay đền thờ. Lối nhìn này được phát biểu trong các luật lệ nhằm chỉ bảo vệ các nơi thờ phượng khỏi bị áp chế ngược với lương tâm, trong khi để mặc các các người và các nhóm tôn giáo phải chịu sự áp chế như thế.
Mọi người có thiện chí phải chống lại khuynh hướng trên. Dù tự do tôn giáo chắc chắn có bao gồm tự do thờ phượng, nó cũng bao gồm cả quyền của người ta được tự do đem đức tin của mình ra sống thực bất chấp họ đóng vai trò gì trong xã hội, trong các thừa tác vụ phục dịch xã hội và nơi thương trường, hay trong văn hóa và khu vực công. Các niềm tin tôn giáo, những thứ vốn lên khuôn trọn cuộc sống ta, cả bên trong lẫn bên ngoài đền thánh, chính là các viên đá góc của rất nhiều chính nghĩa lớn lao, từ việc hủy bỏ chính sách nô lệ, tới quyền bỏ phiếu của phụ nữ và phong trào dân quyền. Dù tiếng nói của Mục Sư Martin Luther King Jr. vang lên từ tòa giảng Nhà Thờ Baptist Ebenezer, nhưng nó cũng đã vang lên tại các con phố của Birmingham, Selma và Washington, D.C. Tự do tôn giáo đích thực bao gồm tự do được công bố và thực hành đức tin tôn giáo, không chỉ nơi tư riêng mà cả nơi công cộng nữa.
Các hậu quả trong đời thực
Các hạn chế tự do tôn giáo gần đây tại Hoa Kỳ đã và đang ảnh hưởng tới các bệnh viện, trường học, đại học, các kinh doanh do gia đình sở hữu và các tín hữu cá nhân muốn sống thực Tin Mừng. Thí dụ, một vài tiểu bang đã thông qua các đạo luật ngăn cấm các hành động bị ngành lập pháp tiểu bang coi là “chứa chấp” các di dân không có giấy tờ nhưng đều là những hành động được Giáo Hội coi như bác ái và chăm sóc mục vụ Kitô Giáo căn bản đối với di dân.
Tại Alabama, các giám mục Công Giáo, cùng với các giám mục Episcopal và Methodist đã đệ đơn chống lại các đạo luật ấy. May mắn, các tòa liên bang vừa ngăn cản một số các đạo luật lầm lẫn này, dù vì những lý do khác, nhưng Giáo Hội vẫn tiếp tục cảnh giác để sứ vụ cung cấp thực phẩm, nhà ở và các chăm sóc khác cho bất cứ ai cần đến không trở thành một vi phạm hình sự.
Nạn nhân việc buôn bán người cũng đang đau khổ trong bàn tay của chủ nghĩa duy tục cực đoan. Sở Di Dân và Tị Nạn của các Giám Mục Hoa Kỳ đã tạo được một tiếng tăm rất tốt như là người cung cấp dịch vụ có nhiều chuyên môn lâu đời trong việc tích cực phục vụ các nạn nhân của cảnh nô lệ hiện đại. Năm 2006, Sở đã bắt đầu quản trị một chương trình của liên bang nhằm cung cấp việc quản trị sâu sắc từng trường hợp một (case management) cho số người dễ bị thương tổn nhất này.
Nhưng vào năm 2011, bất chấp nhiều năm quản trị xuất sắc, chính phủ liên bang đã thay đổi khế ước để buộc Sở này phải làm dễ việc ngừa thai và phá thai như điều kiện duy trì khế ước. Cho dù đơn của cơ quan Công Giáo này được các nhà đánh giá độc lập với chính phủ phê điểm khách quan cao hơn nhiều so với hai tổ chức nạp đơn khác, nhưng đơn ấy vẫn bị bác vì đã bác bỏ, không chịu vi phạm giáo huấn Công Giáo. Như thế, không những Sở Di Dân và Tị Nạn bị loại khỏi chương trình của chính phủ vì niềm tin tôn giáo của mình, mà các nạn nhân của việc buôn bán người cũng bị từ khước việc phục vụ của những “nhà thầu” có khả năng nhất.
Chỉ thị gây tranh cãi
Chỉ thị (mandate) của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản có lẽ là đe dọa nổi tiếng và gây tranh cãi hơn cả đối với tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ ngày nay. Đây là đòi hỏi, được áp đặt bằng qui định của ngành hành pháp dưới đạo luật cải tổ chăm sóc y tế năm 2010. Chỉ thị này đòi gần như mọi chủ nhân toàn quốc, trong đó có các cơ sở bác ái, bệnh viện và trường học tôn giáo, phải tài trợ hay làm dễ cả các việc như triệt sản, ngừa thai và phá thai trong các khế ước bảo hiểm cho nhân viên và con cái họ, cũng như việc giáo dục và huấn đạo nhằm cổ vũ các việc trên.
Chỉ có các nơi thờ phượng và các khu vực sát cạnh các nơi ấy là được miễn chước, được coi là chủ nhân tôn giáo. Thoạt đầu, Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản đề nghị định nghĩa “các chủ nhân tôn giáo” bằng một qui định phức tạp, nhưng nay họ đã đề nghị một qui định đơn giản hơn. Nhưng trong cả hai đề nghị, việc miễn chước rất hạn hẹp và chỉ phản ảnh quan điểm hiện hành đã nhắc trên đây tức coi tự do tôn giáo chỉ là tự do thờ phượng không hơn không kém.
Ta đang tiến tới gần ngày 1 tháng 8, 2013, ngày chỉ thị trên trở thành hiệu lực đối với các thừa tác phục vụ không thể thiếu của ta. Các cơ chế này rõ ràng có tính tôn giáo và rõ ràng sử dụng nhân viên, ấy thế mà vẫn bị Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản coi không phải là chủ nhân tôn giáo. Bởi thế, các thừa tác đó không được miễn chước, chỉ được “thỏa hiệp” (accommodated). Trong khi phức tạp và chưa hoàn bị trong một số khía cạnh, thỏa hiệp này còn gặp ít nhất hai vấn đề chính sau đây: thứ nhất, khi các chủ nhân “được thỏa hiệp” cung cấp cho nhân viên họ một khế ước bảo hiểm sức khỏe tổng quát không bao gồm các mục có vấn đề nêu trên, họ cũng phải cung cấp cho nhân viên một “phiếu không tốn tiền” để họ được bảo hiểm riêng về các mục đó; thứ hai, ít nhất trong một số trường hợp, chủ nhân “được thỏa hiệp” sẽ trợ cấp các “phiếu không tốn tiền” kia qua tiền đóng bảo hiểm. Như thế, dù qui định được đề nghị này đòi các công ty bảo hiểm phải chứng thực rằng họ không buộc các chủ nhân phải trả phí khoản cho việc bảo hiểm ngừa thai, thì trên thực tế các chủ nhân cũng đã phải “gián tiếp” tài trợ cho việc bảo hiểm ngừa thai rồi.
Chủ nhân nào cưỡng lại việc bắt buộc phải làm dễ và/hoặc tài trợ các mục hàng và dịch vụ đi ngược lại giáo huấn Giáo Hội sẽ phải trả những món tiền phạt rất nặng nề. Nếu họ từ chối không cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên, họ sẽ bị phạt tới 2,000 dollars cho mỗi nhân viên mỗi năm; nếu họ tiếp tục cung cấp cho nhân viên những khế ước bảo hiểm tuyệt vời nhưng không có các điều khoản bị họ phản đối, họ sẽ bị phạt 100 dollars cho mỗi nhân viên mỗi ngày.
Buộc định nghĩa lại ‘hôn nhân’
Thách thức duy nhất lớn lao hơn đối với tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ có lẽ sẽ là phán quyết của Tối Cao Pháp Viện nhằm tái định nghĩa hôn nhân hợp pháp để bao gồm các người sống trong các mối liên hệ đồng tính, biến nó thành một vấn đề thuộc luật hiến pháp liên bang. Nếu điều này thực sự xẩy ra, thì trong mọi phạm vi của luật pháp, trong đó các thừa tác vụ của Giáo Hội hay các doanh nghiệp đặt căn bản trên đức tin bị qui định bởi luật lệ, và trong đó, tư cách hôn nhân là điều đáng kể như trong việc làm, nhà ở, giáo dục, nhận con nuôi và nhiều lãnh vực khác nữa, thì nhà nước sẽ buộc Giáo Hội phải coi là có gia đình những người mà Giáo Hội không thể coi như thế. Còn nếu các tổ chức này phản kháng, thì các chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương sẽ phạt họ bằng cách thu hồi giấy phép hay giấy công nhận chính thức (accreditation), các khế ước với chính phủ của họ và các phúc lợi cũng như việc được lui tới các cơ sở công cộng. Bất chấp sự kiện Giáo Hội mạnh mẽ khẳng nhận phẩm giá bình đẳng của mọi người, không phân biệt xu hướng tính dục, việc Công Giáo dựa vào nguyên tắc mà bác bỏ, không coi các mối liên hệ đồng tính là “hôn nhân”, vẫn bị trừng phạt như là cuồng tín rành rành.
Như thế, ta sẽ thấy tại khắp nước điều ta đã thấy tại các tiểu bang từng định nghĩa lại hôn nhân. Các cơ quan bác ái Công Giáo đăng ký tại Quận Columbia và Illinois nào từ chối không chịu trao trẻ em cho các cặp đồng tính sẽ bị loại ra ngoài các dịch vụ nhận con nuôi ngay lập tức sau khi hôn nhân được tái định nghĩa hoặc các cuộc kết hợp dân sự được thiết lập. Tại Massachusetts, các thẩm phán hòa giải (justice of peace) hiện đang phải cử hành các cuộc “hôn nhân” đồng tính, cho dù bị tôn giáo hay luân lý phản đối, nếu không sẽ bị kiện về tội kỳ thị. Gần đây hơn, Delaware minh nhiên áp đặt cùng một đòi hỏi như thế khi định nghĩa lại hôn nhân. Tại các tiểu bang khác, chủ nhân các cơ sở kinh doanh gia đình nào cung cấp các dịch vụ cưới xin như chụp hình và cung cấp bông đã bị các cặp đồng tính thưa kiện, thậm chí cả các bộ trưởng tư pháp tiểu bang nữa, khi họ từ khước không tham dự các buổi lễ cưới xin của người đồng tính.
Với Hai Tuần Lễ của chúng ta, ngày có hiệu lực của chỉ thị Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản chỉ còn khoảng một tháng. Và Tối Cao Pháp Viện chắc chắn sẽ ra phán quyết cho hai vụ “cưới xin” đồng tính trong Hai Tuần Lễ này. Hai thời điểm chủ yếu ấy đối với tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ, và có lẽ do quan phòng, chúng rất gần với Hai Tuần Lễ của chúng ta, sẽ giúp minh họa việc cần đến Hai Tuần Lễ này một cách liên tục. Riêng Hai Tuần Lễ mà thôi sẽ không, và sẽ không thể, giải quyết được những vấn đề nghiêm trọng về tự do tôn giáo, nhưng nó có thể giúp ta làm chậm đà phát triển của chúng và đặt nền móng cho việc giải quyết chúng ở các thế hệ sắp đến.
William E. Lori, TGM Baltimore, đăng trên tạp chí America, 1-8 tháng 7, 2013. Ngài là chủ tịch Ủy Ban Đặc Nhiệm của HĐGM Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo.