I. THÁNH CA
1. Khái niệm.
- Theo huấn thị về âm nhạc trong phụng vụ, ngày 5/3/1967: "Thánh nhạc là loại âm nhạc được sáng tác để thờ phượng Thiên Chúa, nên phải biểu lộ sự thánh thiện và diễn tả được hình thức nghệ thuật cao.
- Thánh ca hay thánh nhạc là loại hình âm nhạc dùng trong Thánh lễ, trong nhà thờ, trong các lễ nghi Công Giáo cũng như trong các sinh hoạt đạo đức của người Kitô hữu. Thánh nhạc trước hết phải đáp ứng những yêu cầu về tính chất, luật lệ và nghệ thuật của bộ môn âm nhạc nói chung. Ngoài ra, Thánh nhạc còn phải hội đủ ba điều kiện là: Thánh thiện, nghệ thuật và phổ quát.
2. Phân biệt Thánh nhạc, nhạc đạo và nhạc đời.
2.1. Thánh nhạc: Huấn thị số 4b phân loại Thánh nhạc như sau:
- Bình ca Gregorio.
- Các hình thức nhạc đa âm cổ điển và hiện đại.
- Nhạc soạn cho quản cầm và các nhạc khí khác được công nhận.
- Các ca khúc bình dân, phụng vụ và tôn giáo.
Riêng loại này được phân chia thành 3 loại:
- Phụng ca: Là những bài Thánh ca được dùng trong phụng vụ, có 2 nhóm: Thánh ca thuộc về nghi thức phụng vụ: Vinh danh, Ðáp ca, Alleluia… và Thánh ca đi kèm nghi thức phụng vụ: Ca nhậäp lễ, dââng lễ…
- Thánh ca: Là những bài mà lời ca không phải là bản văn phụng vụ, nhưng đã được giáo quyền chuẩn nhận cho hát trong phụng vụ.
- Giáo ca: là những bài diễn tả chân lý trong đạo, được sử dụng ngoài phụng vụ như trong các buổi tĩnh tâm, giờ giáo lý, sinh hoạt tôn giáo…
2.2. Nhạc đạo: Là các loại nhạc dùng trong các lễ hội của các tôn giáo khác nhau và mang những nội dung, ý nghĩa riêng của mỗi tôn giáo.
2.3. Nhạc đời: Là loại nhạc dùng trong đời sống cá nhân và xã hội như: nhạc trữ tình, du ca, hát ru, đồng dao, lý, hò, vè… Những bài hát nói về lao động, về quê hương đất nước …
II. PHỤNG VỤ
1. Khái niệm
- Phụng vụ, theo nguồn gốc, có nghĩa là "việc công khai". Theo truyền thống Kitô giáo, danh từ này chỉ:"Dân Thiên Chúa tham dự vào công trình của Thiên Chúa".
- Tân Ước sử dụng từ "phụng vụ" không những để chỉ nghi lễ phụng thờ Thiên Chúa mà còn nói lên việc rao giảng Tin mừng và việc thực thi bác ái. Trong mọi trường họp, phụng vụ nhắm đến 2 mục tiêu rõ ràng là phục vụ Thiên Chúa và con người.
- Sách Giáo lý Công Giáo định nghĩa: " phụng vụ là việc tôn thờ chính thức của toàn thể Hội thánh, để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi và thánh hoa con người. Phụng vụ gồm: Thánh lễ, các bí tích và Kinh thần tụng".
- Công đồng VaticanoII công bố hiến chế phụng vụ thánh như sau:"Phụng vụ là hiện tại hoá giao ước mới (mầu nhiệm vượt qua), do cộng đoàn Hội thánh thực hiện qua Ðức Kitô là Ðấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, trong Chúa Thánh Thần, dưới những dấu chỉ hữu hiệu bên ngoài và theo phẩm trật hợp pháp".
2. Thánh ca trong phụng vụ
- Michel Veuthy trong cuốn "Họp nhau cử hành phụng vụ" tập I có viết như sau:"Nếu lời nói là chủ yếu trong cử hành phụng vụ Kitô giáo, thì ca hát sẽ mang lại cho lời nói một chiều kích mới, vì sẽ thêm cho lời nói sức rung cảm và khả năng hiệp thông của cộng đồng, nhịp điệu và sức diễn tả lời ca sẽ mang lại cho lời nói một sức toả sáng mới".
- Hiến chế phụng vụ thánh của Công đồng VaticanoII số 112, 113 khẳng định:"Truyền thống âm nhạc của toàn thể Giáo Hội đã kiến tạo nên một kho tàng vô giá, vượt hẳn mọi nghệ thuật khác, nhất là vì điệu nhạc thánh đi kèm với lời ca, góp phần cần thiết hoặc trọn vẹn trong phụng vụ trọng thể.
- Huấn thị âm nhạc trong phụng vụ đã nêu lên:"Lễ nghi phụng vụ sẽ mang hình thức cao quý hơn khi được cử hành kèm theo ca hát, mỗi khi thừa tác viên chu toàn đúng nhiệm vụ của mình và khi có dân chúng tham dự"
- Trong thông điệp Mediator Dei, Ðức giáo hoàng PioX đã nhận định: "Thánh nhạc là phần cần thiết của phụng vụ. Do đó, thánh ca giữ vai trò cần thiết trong phụng vụ của Giáo Hội".
Tóm lại: Aâm nhạc phụng vụ phải đáp ứng những đòi hỏi cốt yếu và chuyên biệt của phụng vụ, phải gắng liền với những bản văn mà âm nhạc muốn trình bày, phải phù hợp với mùa và thời khắc phụng vụ, phải tương ứng với những cử chỉ mà nghi thức đề ra.
Thật vậy, các mùa phụng vu khác nhau đòi hỏi một hình thể âm nhạc phụng vụ riêng, có khả năng làm xuất hiện lần lượt bản chất riêng của từng nghi thức rõ rệt, khi thì công bố những kỳ công của Thiên Chúa, khi thì biểu lộ những tâm tình ngợi khen, cầu khẩn, có cả những kinh nghiệm hạnh phúc và nỗi đau của con người nhưng nhờ đức tin vẫn một lòng trông cậy
Vì thế, khi cử hành phụng vụ nếu biết khéo léo vận dụng sức mạnh huyền diệu của âm nhạc thì hiệu quả thiêng liêng sẽ gia tăng. Với hình thức ca hát lời cầu nguyện cùa con người được diễn tả cách sâu sắc và thâm thuý hơn, tính phẩm trật hiệp nhất và sự trang trọng cũng sẽ dễ dàng đạt được nhờ tính nghệ thuật trong thánh ca, khi mỗi thành phần tham dự phụng vụ đều cùng chung một tâm tình thờ phượng Thiên Chúa.
III. NGHỆ THUẬT ÐIỀU KHIỂN
1. Ca trưởng – những điều cần biết
Ca đoàn là một tổ chức tinh thần có tính cách đặc biệt về cơ cấu tổ chức, mục tiêu hướng đến, tinh thần trách nhiệm và các mối tương quan… vì thế người đứng đầu tổ chức này cũng mang một phận vụ đặc biệt.
- Cần có kiến thức về chuyên môn: Nhạc lý, thanh nhạc, đàn, kỹ thuật chỉ huy hợp xướng và nghệ thuật điều khiển … Cũng như kiến thức tổng quát, nghĩa là kiến thức của các ngành liên quan để hỗ trợ cho kiến thức chuyên môn: ngôn ngữ, tâm lý giáo dục, văn hoá…
- Người ca trưởng phải am hiểu một cách cơ bản về Giáo lý Công Giáo để có thể sửa sai những ngôn từ không phù hợp hoặc sai về tín lý nếu muốn hát bài hát đó. Ðiều rất cần thiết và quan trọng là phải nắm thật vững về kiến thức phụng vụ để có thể hiểu biết được đường hướng của Giáo Hội và điều khiển ca đoàn hát đúng phụng vụ và các lễ nghi theo các mùa phụng vụ trong năm. (VD: Mùa vọng không thể hát những bài của mùa giáng sinh hay mùa chay… dù đó là những bài có những tâm tình thờ phượng, ăn năn sám hối… như nhau).
- Phải có tinh thần trách nhiệm và đam mê công việc, vì như thế người ca trưởng mới có khả năng sáng tạo tìm tòi những cái mới thích nghi với thời đại nhưng vẫn đúng đường hướng mà Giáo Hội mong muốn.
- Phải có đạo đức và tư cách của một người lãnh đạo…
2. Kỹ thuật tập hát
- Hát đúng nhạc điệu, nhịp điệu, nhạc sắc
- Tập lấy hơi đúng chỗ, đúng lúc.
- Hát rõ lời ca, thể hiện nhạc điệu mạnh nhẹ theo nét nhạc và ý nghĩa của lời ca.
- Hát với tâm tình thờ phượng…
3. Nghệ thuật điều khiển
3.1. Thánh ca là một loại hình nghệ thuật đặc biệt
Khác với loại hình nghệ thuật thông thường, Thánh ca tự bản chất là một tác phẩm nghệ thuật thánh, nên Thánh ca cũng nằm trong loại hình nghệ thuật thánh. Vì:
- Các nghệ sĩ sử dụng chất liệu chính từ Thánh Kinh, tìm nguồn cảm hứng từ Thánh Kinh và sáng tác Thánh ca theo sự soi sáng, hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Nên, bản chất Thánh ca và việc hát Thánh ca là loại hình nghệ thuật thánh.
- Chính Chúa Thánh Thần tác động và biến đổi tâm hồn các tín hữu qua việc hát Thánh ca để tôn vinh Thiên Chúa, chứ không phải do bản thân bài Thánh ca, hoặc do nghệ thuật điều khiển của ca trưởng hay do ca đoàn hát.
3.2. Ðiều khiển Thánh ca - loại hình nghệ thuật đặc biệt.
Khác với kỹ thuật tập hát là ca trưởng vận dụng khả năng chuyên môn của mình giúp cho ca viên chỉ hát đúng mà thôi, còn hồn của một bài Thánh ca tuỳ thuộc vào nghệ thuật điều khiển của người ca trưởng. Vì, điều khiển là một nghệ thuật, nên không chỉ hát đúng mà còn phải hay, phải thánh thiện, phải đạt đến mức độ cầu nguyện, tôn thờ và có giá trị phụng vụ. Do vậy, để đạt được những giá trị này cách sung mãn, người ca trưởng cần xác định bậc thang giá trị:
- Trong Thánh lễ nhân vật quan trọng là ai, Thiên Chúa, cộng đoàn hay ca đoàn…?
- Ðiều khiển ca đoàn với tâm tình nào, thờ phượng Thiên Chúa, giúp cộng đoàn cầu nguyện hay biểu diễn, phô trương…?
- Thánh lễ quan trọng hay việc hát Thánh ca quan trọng…?
3.3. Theo quan điểm của Giáo Hội
Thánh ca trong Thánh lễ, tuy không đóng vai trò chủ yếu và quan trọng hơn Thánh lễ, nhưng Thánh ca có chỗ đứng và vai trò đặc biệt trong Thánh lễ, vì là phương tiện để ca ngợi và tôn vinh TC.
- Dù là phương thức hữu hiệu thì Thánh ca hay Thánh lễ cũng không quan trọng bằng con người nói chung và người tín hữu nói riêng. vì nếu không có con người thì cho dù những lời kinh, lời ca hay nhất, có giá trị nhất cũng trở thành một "bản văn chết". Vì con người là tác phẩm hoàn hảo nhất, vĩ đại nhất và nghệ thuật nhất mà Thiên Chúa đã sáng tạo nên. Do đó, không có nghệ thuật nào có giá trị cho bằng con người. Có thể nói, người tín hữu là một "bản văn sống động" mà TC đã viết nên tình yêu của Ngài, đồng thời người Kitô hữu cũng là "bản văn" mang dấu ấn của Chúa Thánh Linh để cho thời đại hôm nay đọc, nơi đó, họ thấy được TC là tình yêu.
- Vì thế, mọi hình thức thờ phượng, ca hát, hoạt động nghệ thuật thánh đều phải bắt nguồn từ Chúa Thánh Linh. Do đó, người ca trưởng cần ý thức rằng, kiến thức chuyên môn, tài năng, óc sáng tạo… và các bài Thánh ca chỉ là những chất liệu vật chất. Chúa Thánh Thần mới là "hồn" của Thánh ca.
- Dĩ nhiên con người không hơn TC nhưng giá trị của con người ở chỗ giống hình ảnh của Thiên Chúa. Nói như thế, để người ca trưởng và ca đoàn phải hết sức tôn trọng cộng đoàn trong việc hát Thánh ca trong phụng vụ. Nghĩa là phải tôn trọng giá trị tâm tinh của cộng đoàn (người tham dự).
Khi xác định được bậc thang giá trị như trên, chắc hẳn người ca trưởng khi điều khiển ca đoàn sẽ mang tâm tư, tình cảm, thái độ của Giáo Hội, của cộng đoàn và mang hồn sống, hơi thở của Chúa Thánh Linh, chứ không phải của cá nhân ca trưởng hay chỉ là một nhóm nhỏ là ca đoàn. Khi đó, việc hát Thánh ca sẽ mang giá trị cứu độ vĩnh cửu.
1. Khái niệm.
- Theo huấn thị về âm nhạc trong phụng vụ, ngày 5/3/1967: "Thánh nhạc là loại âm nhạc được sáng tác để thờ phượng Thiên Chúa, nên phải biểu lộ sự thánh thiện và diễn tả được hình thức nghệ thuật cao.
- Thánh ca hay thánh nhạc là loại hình âm nhạc dùng trong Thánh lễ, trong nhà thờ, trong các lễ nghi Công Giáo cũng như trong các sinh hoạt đạo đức của người Kitô hữu. Thánh nhạc trước hết phải đáp ứng những yêu cầu về tính chất, luật lệ và nghệ thuật của bộ môn âm nhạc nói chung. Ngoài ra, Thánh nhạc còn phải hội đủ ba điều kiện là: Thánh thiện, nghệ thuật và phổ quát.
2. Phân biệt Thánh nhạc, nhạc đạo và nhạc đời.
2.1. Thánh nhạc: Huấn thị số 4b phân loại Thánh nhạc như sau:
- Bình ca Gregorio.
- Các hình thức nhạc đa âm cổ điển và hiện đại.
- Nhạc soạn cho quản cầm và các nhạc khí khác được công nhận.
- Các ca khúc bình dân, phụng vụ và tôn giáo.
Riêng loại này được phân chia thành 3 loại:
- Phụng ca: Là những bài Thánh ca được dùng trong phụng vụ, có 2 nhóm: Thánh ca thuộc về nghi thức phụng vụ: Vinh danh, Ðáp ca, Alleluia… và Thánh ca đi kèm nghi thức phụng vụ: Ca nhậäp lễ, dââng lễ…
- Thánh ca: Là những bài mà lời ca không phải là bản văn phụng vụ, nhưng đã được giáo quyền chuẩn nhận cho hát trong phụng vụ.
- Giáo ca: là những bài diễn tả chân lý trong đạo, được sử dụng ngoài phụng vụ như trong các buổi tĩnh tâm, giờ giáo lý, sinh hoạt tôn giáo…
2.2. Nhạc đạo: Là các loại nhạc dùng trong các lễ hội của các tôn giáo khác nhau và mang những nội dung, ý nghĩa riêng của mỗi tôn giáo.
2.3. Nhạc đời: Là loại nhạc dùng trong đời sống cá nhân và xã hội như: nhạc trữ tình, du ca, hát ru, đồng dao, lý, hò, vè… Những bài hát nói về lao động, về quê hương đất nước …
II. PHỤNG VỤ
1. Khái niệm
- Phụng vụ, theo nguồn gốc, có nghĩa là "việc công khai". Theo truyền thống Kitô giáo, danh từ này chỉ:"Dân Thiên Chúa tham dự vào công trình của Thiên Chúa".
- Tân Ước sử dụng từ "phụng vụ" không những để chỉ nghi lễ phụng thờ Thiên Chúa mà còn nói lên việc rao giảng Tin mừng và việc thực thi bác ái. Trong mọi trường họp, phụng vụ nhắm đến 2 mục tiêu rõ ràng là phục vụ Thiên Chúa và con người.
- Sách Giáo lý Công Giáo định nghĩa: " phụng vụ là việc tôn thờ chính thức của toàn thể Hội thánh, để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi và thánh hoa con người. Phụng vụ gồm: Thánh lễ, các bí tích và Kinh thần tụng".
- Công đồng VaticanoII công bố hiến chế phụng vụ thánh như sau:"Phụng vụ là hiện tại hoá giao ước mới (mầu nhiệm vượt qua), do cộng đoàn Hội thánh thực hiện qua Ðức Kitô là Ðấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, trong Chúa Thánh Thần, dưới những dấu chỉ hữu hiệu bên ngoài và theo phẩm trật hợp pháp".
2. Thánh ca trong phụng vụ
- Michel Veuthy trong cuốn "Họp nhau cử hành phụng vụ" tập I có viết như sau:"Nếu lời nói là chủ yếu trong cử hành phụng vụ Kitô giáo, thì ca hát sẽ mang lại cho lời nói một chiều kích mới, vì sẽ thêm cho lời nói sức rung cảm và khả năng hiệp thông của cộng đồng, nhịp điệu và sức diễn tả lời ca sẽ mang lại cho lời nói một sức toả sáng mới".
- Hiến chế phụng vụ thánh của Công đồng VaticanoII số 112, 113 khẳng định:"Truyền thống âm nhạc của toàn thể Giáo Hội đã kiến tạo nên một kho tàng vô giá, vượt hẳn mọi nghệ thuật khác, nhất là vì điệu nhạc thánh đi kèm với lời ca, góp phần cần thiết hoặc trọn vẹn trong phụng vụ trọng thể.
- Huấn thị âm nhạc trong phụng vụ đã nêu lên:"Lễ nghi phụng vụ sẽ mang hình thức cao quý hơn khi được cử hành kèm theo ca hát, mỗi khi thừa tác viên chu toàn đúng nhiệm vụ của mình và khi có dân chúng tham dự"
- Trong thông điệp Mediator Dei, Ðức giáo hoàng PioX đã nhận định: "Thánh nhạc là phần cần thiết của phụng vụ. Do đó, thánh ca giữ vai trò cần thiết trong phụng vụ của Giáo Hội".
Tóm lại: Aâm nhạc phụng vụ phải đáp ứng những đòi hỏi cốt yếu và chuyên biệt của phụng vụ, phải gắng liền với những bản văn mà âm nhạc muốn trình bày, phải phù hợp với mùa và thời khắc phụng vụ, phải tương ứng với những cử chỉ mà nghi thức đề ra.
Thật vậy, các mùa phụng vu khác nhau đòi hỏi một hình thể âm nhạc phụng vụ riêng, có khả năng làm xuất hiện lần lượt bản chất riêng của từng nghi thức rõ rệt, khi thì công bố những kỳ công của Thiên Chúa, khi thì biểu lộ những tâm tình ngợi khen, cầu khẩn, có cả những kinh nghiệm hạnh phúc và nỗi đau của con người nhưng nhờ đức tin vẫn một lòng trông cậy
Vì thế, khi cử hành phụng vụ nếu biết khéo léo vận dụng sức mạnh huyền diệu của âm nhạc thì hiệu quả thiêng liêng sẽ gia tăng. Với hình thức ca hát lời cầu nguyện cùa con người được diễn tả cách sâu sắc và thâm thuý hơn, tính phẩm trật hiệp nhất và sự trang trọng cũng sẽ dễ dàng đạt được nhờ tính nghệ thuật trong thánh ca, khi mỗi thành phần tham dự phụng vụ đều cùng chung một tâm tình thờ phượng Thiên Chúa.
III. NGHỆ THUẬT ÐIỀU KHIỂN
1. Ca trưởng – những điều cần biết
Ca đoàn là một tổ chức tinh thần có tính cách đặc biệt về cơ cấu tổ chức, mục tiêu hướng đến, tinh thần trách nhiệm và các mối tương quan… vì thế người đứng đầu tổ chức này cũng mang một phận vụ đặc biệt.
- Cần có kiến thức về chuyên môn: Nhạc lý, thanh nhạc, đàn, kỹ thuật chỉ huy hợp xướng và nghệ thuật điều khiển … Cũng như kiến thức tổng quát, nghĩa là kiến thức của các ngành liên quan để hỗ trợ cho kiến thức chuyên môn: ngôn ngữ, tâm lý giáo dục, văn hoá…
- Người ca trưởng phải am hiểu một cách cơ bản về Giáo lý Công Giáo để có thể sửa sai những ngôn từ không phù hợp hoặc sai về tín lý nếu muốn hát bài hát đó. Ðiều rất cần thiết và quan trọng là phải nắm thật vững về kiến thức phụng vụ để có thể hiểu biết được đường hướng của Giáo Hội và điều khiển ca đoàn hát đúng phụng vụ và các lễ nghi theo các mùa phụng vụ trong năm. (VD: Mùa vọng không thể hát những bài của mùa giáng sinh hay mùa chay… dù đó là những bài có những tâm tình thờ phượng, ăn năn sám hối… như nhau).
- Phải có tinh thần trách nhiệm và đam mê công việc, vì như thế người ca trưởng mới có khả năng sáng tạo tìm tòi những cái mới thích nghi với thời đại nhưng vẫn đúng đường hướng mà Giáo Hội mong muốn.
- Phải có đạo đức và tư cách của một người lãnh đạo…
2. Kỹ thuật tập hát
- Hát đúng nhạc điệu, nhịp điệu, nhạc sắc
- Tập lấy hơi đúng chỗ, đúng lúc.
- Hát rõ lời ca, thể hiện nhạc điệu mạnh nhẹ theo nét nhạc và ý nghĩa của lời ca.
- Hát với tâm tình thờ phượng…
3. Nghệ thuật điều khiển
3.1. Thánh ca là một loại hình nghệ thuật đặc biệt
Khác với loại hình nghệ thuật thông thường, Thánh ca tự bản chất là một tác phẩm nghệ thuật thánh, nên Thánh ca cũng nằm trong loại hình nghệ thuật thánh. Vì:
- Các nghệ sĩ sử dụng chất liệu chính từ Thánh Kinh, tìm nguồn cảm hứng từ Thánh Kinh và sáng tác Thánh ca theo sự soi sáng, hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Nên, bản chất Thánh ca và việc hát Thánh ca là loại hình nghệ thuật thánh.
- Chính Chúa Thánh Thần tác động và biến đổi tâm hồn các tín hữu qua việc hát Thánh ca để tôn vinh Thiên Chúa, chứ không phải do bản thân bài Thánh ca, hoặc do nghệ thuật điều khiển của ca trưởng hay do ca đoàn hát.
3.2. Ðiều khiển Thánh ca - loại hình nghệ thuật đặc biệt.
Khác với kỹ thuật tập hát là ca trưởng vận dụng khả năng chuyên môn của mình giúp cho ca viên chỉ hát đúng mà thôi, còn hồn của một bài Thánh ca tuỳ thuộc vào nghệ thuật điều khiển của người ca trưởng. Vì, điều khiển là một nghệ thuật, nên không chỉ hát đúng mà còn phải hay, phải thánh thiện, phải đạt đến mức độ cầu nguyện, tôn thờ và có giá trị phụng vụ. Do vậy, để đạt được những giá trị này cách sung mãn, người ca trưởng cần xác định bậc thang giá trị:
- Trong Thánh lễ nhân vật quan trọng là ai, Thiên Chúa, cộng đoàn hay ca đoàn…?
- Ðiều khiển ca đoàn với tâm tình nào, thờ phượng Thiên Chúa, giúp cộng đoàn cầu nguyện hay biểu diễn, phô trương…?
- Thánh lễ quan trọng hay việc hát Thánh ca quan trọng…?
3.3. Theo quan điểm của Giáo Hội
Thánh ca trong Thánh lễ, tuy không đóng vai trò chủ yếu và quan trọng hơn Thánh lễ, nhưng Thánh ca có chỗ đứng và vai trò đặc biệt trong Thánh lễ, vì là phương tiện để ca ngợi và tôn vinh TC.
- Dù là phương thức hữu hiệu thì Thánh ca hay Thánh lễ cũng không quan trọng bằng con người nói chung và người tín hữu nói riêng. vì nếu không có con người thì cho dù những lời kinh, lời ca hay nhất, có giá trị nhất cũng trở thành một "bản văn chết". Vì con người là tác phẩm hoàn hảo nhất, vĩ đại nhất và nghệ thuật nhất mà Thiên Chúa đã sáng tạo nên. Do đó, không có nghệ thuật nào có giá trị cho bằng con người. Có thể nói, người tín hữu là một "bản văn sống động" mà TC đã viết nên tình yêu của Ngài, đồng thời người Kitô hữu cũng là "bản văn" mang dấu ấn của Chúa Thánh Linh để cho thời đại hôm nay đọc, nơi đó, họ thấy được TC là tình yêu.
- Vì thế, mọi hình thức thờ phượng, ca hát, hoạt động nghệ thuật thánh đều phải bắt nguồn từ Chúa Thánh Linh. Do đó, người ca trưởng cần ý thức rằng, kiến thức chuyên môn, tài năng, óc sáng tạo… và các bài Thánh ca chỉ là những chất liệu vật chất. Chúa Thánh Thần mới là "hồn" của Thánh ca.
- Dĩ nhiên con người không hơn TC nhưng giá trị của con người ở chỗ giống hình ảnh của Thiên Chúa. Nói như thế, để người ca trưởng và ca đoàn phải hết sức tôn trọng cộng đoàn trong việc hát Thánh ca trong phụng vụ. Nghĩa là phải tôn trọng giá trị tâm tinh của cộng đoàn (người tham dự).
Khi xác định được bậc thang giá trị như trên, chắc hẳn người ca trưởng khi điều khiển ca đoàn sẽ mang tâm tư, tình cảm, thái độ của Giáo Hội, của cộng đoàn và mang hồn sống, hơi thở của Chúa Thánh Linh, chứ không phải của cá nhân ca trưởng hay chỉ là một nhóm nhỏ là ca đoàn. Khi đó, việc hát Thánh ca sẽ mang giá trị cứu độ vĩnh cửu.