Ỷ mạnh thua đau
Chú gấu không lồ đã ngã quay
Thần thoại Hy Lạp đổi vần xoay
Vênh vang ỷ mạnh khoe mình lớn
Biểu diễn xem thường kẻ dưới tay
Cứ ngỡ đùa chơi ta cũng thắng
Nào ngờ thất trận mới chua cay
Một lần ngã gục trăm lần nhớ
Ỷ mạnh cho nên mới thế này.
Ngày thi đấu cuối cùng của bảng A đã chính thức khép lại đầy bất ngờ đã xảy ra. Nga bị loại còn Hy lạp nhận vé đi vào tứ kết.
Nga bất ngờ bị loại dù đang đứng đầu bảng:
Sau 2 vòng đấu, Nga cho thấy họ là ứng cử viên số 1 cho việc giành ngôi đầu bảng A chung cuộc khi thể hiện một lối đá mạnh mẽ, sắc sảo và rất ấn tượng. Thắng CH Czech 4-1 ở ngày ra quân.
Hòa với Ba Lan ở loạt trận thứ 2, những điều đó càng khiến người ta tin việc Nga lấy ngôi đầu bảng A chung cuộc và giành vé vào tứ kết dễ như là lấy đồ trong túi. Thế nhưng chỉ vì xem thường Đôi Hy Lạp, mà cái giá phải trả quá đắt là 0-1. và tụt xuống vị trí thứ 3 trên Bảng Xếp Hạng.
Có lẽ nào Hy Lạp lại làm nên kỳ tích như giải EURO 2004?
EURO 2004, Hy Lạp bị đánh giá là đội lót đường, góp mặt cho vui, Hy Lạp đã bất ngờ lên ngôi vô địch. Cái dáng vẻ lầm lũi, cục mịch nhưng chắc chắn pha một chút tinh quái ngày nào lại được họ tái hiện ở kỳ EURO này. Hòa trận ra quân, thua trận kế tiếp, chẳng ai nghĩ với cái khởi đầu ấy, Hy Lạp lại có thể đi tiếp. Thế nhưng đội banh của Hy Lạp hôm nay đã làm nên điều thú vị bất ngờ khi thắng Nga ở trận đấu cuối cùng để leo lên vị trí số 2 chung cuộc. Hy Lạp có mặt ở tứ kết, đó chắc chắn là bất ngờ lớn đầu tiên của EURO 2012.
Karagounis đưa Hy Lạp vào tứ kết còn mình ngồi xem
Giorgos Karagounis đã trở thành người hùng của Hy Lạp khi đưa đội banh ở xứ sở của các vị thần vào vòng tứ kết EURO 2012 bằng cú đá vàng ở gần cuối hiệp 1. Đó là một pha chớp thời cơ tuyệt vời và cú làm bàn chính xác của tiền vệ đã 35 tuổi này. Thế nhưng niềm vui cho Karagounis và cho người hâm mộ anh đã không trọn vẹn bởi chiếc thẻ vàng ở hiệp 2 đã khiến cầu thủ này mất cơ hội đá trận tứ kết vì đã nhận 2 thẻ vàng. Mất tiền vệ đội trưởng đầy kinh nghiệm này, sức mạnh của Hy Lạp chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều.
Chuyện thần thoại Hy Lạp: Sự trêu ngươi nên tự chuốc lấy
Trong tiếng Anh, từ “trêu ngươi” – “tantalise” bắt nguồn từ một cái tên trong thần thoại Hy Lạp. Đó là Tantalus, một kẻ đầy lòng tham đã bất chấp đạo đức để lấy lòng những vị thần trên đỉnh Olympus. Rồi chính vị thần Zeus đã nhìn thấy những hành vi ấy, nên phạt gã suốt đời phải đứng trong một bể nước, dưới một cành cây đầy quả ngọt.
Cái bể nước sẽ tự vơi xuống khi Tantalus cúi xuống uống nước. Cái cành cây sẽ tự vươn lên khi hắn với lấy quả. Đó là nghĩa của từ “trêu ngươi”.
Hôm qua, sẽ rất dễ để nói rằng Hy Lạp trêu ngươi Nga. Nhưng thật ra, chính thực lực của Nga đã trêu ngươi họ. Trên không tới, thấp không thông. Họ tấn công chỉ để đe dọa tính mạng những chú chim bồ câu Warsaw. Họ phòng ngự chỉ để trao cơ hội cho Giorgos Karagounis trở thành người hùng, nên cuối cùng Nga đã ngả gục trước Hy lạp.
Chắc không phải ngẫu nhiên mà thần Zeus phạt Tantalus bằng sự trêu ngươi: hắn là một kẻ tham lam. Người ta có quyền tự hỏi tại sao Nga lại ra sức với lấy quả ngọt? Cứ tấn công quyết liệt, trong khi có thể chơi từ tốn và đi tiếp với một kết quả hòa. Đặc biệt là khi ai cũng hiểu phản công là sở trường của Hy Lạp.
Có phải họ quá bị cám dỗ bởi hình ảnh của một kẻ chinh phạt vĩ đại, họ quá tham lam với những lời tán tụng không?
Đêm qua, chính Nga mới là nhân vật của một câu chuyện thần thoại Hy Lạp, là hiện thân của ngụ ngôn – những kẻ bị trêu ngươi bởi sự kiêu ngạo, thiếu thiếu khiêm nhường của mình.
Còn Hy Lạp là kẻ đã đứng dậy bằng cách trung thành với con đường đã chọn khiêm nhường và nhẫn nại.
Câu chuyện này luôn có giá trị với mỗi con người của chúng ta.
Chúng ta hãy luôn nhớ lấy và cầu xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta luôn biết khiêm nhường.
Đây cũng là điều răn thứ nhất của Hội thánh dạy ta: Thứ nhất: khiêm nhường chớ kiêu ngạo.
Chú gấu không lồ đã ngã quay
Thần thoại Hy Lạp đổi vần xoay
Vênh vang ỷ mạnh khoe mình lớn
Biểu diễn xem thường kẻ dưới tay
Cứ ngỡ đùa chơi ta cũng thắng
Nào ngờ thất trận mới chua cay
Một lần ngã gục trăm lần nhớ
Ỷ mạnh cho nên mới thế này.
Ngày thi đấu cuối cùng của bảng A đã chính thức khép lại đầy bất ngờ đã xảy ra. Nga bị loại còn Hy lạp nhận vé đi vào tứ kết.
Nga bất ngờ bị loại dù đang đứng đầu bảng:
Sau 2 vòng đấu, Nga cho thấy họ là ứng cử viên số 1 cho việc giành ngôi đầu bảng A chung cuộc khi thể hiện một lối đá mạnh mẽ, sắc sảo và rất ấn tượng. Thắng CH Czech 4-1 ở ngày ra quân.
Hòa với Ba Lan ở loạt trận thứ 2, những điều đó càng khiến người ta tin việc Nga lấy ngôi đầu bảng A chung cuộc và giành vé vào tứ kết dễ như là lấy đồ trong túi. Thế nhưng chỉ vì xem thường Đôi Hy Lạp, mà cái giá phải trả quá đắt là 0-1. và tụt xuống vị trí thứ 3 trên Bảng Xếp Hạng.
Có lẽ nào Hy Lạp lại làm nên kỳ tích như giải EURO 2004?
EURO 2004, Hy Lạp bị đánh giá là đội lót đường, góp mặt cho vui, Hy Lạp đã bất ngờ lên ngôi vô địch. Cái dáng vẻ lầm lũi, cục mịch nhưng chắc chắn pha một chút tinh quái ngày nào lại được họ tái hiện ở kỳ EURO này. Hòa trận ra quân, thua trận kế tiếp, chẳng ai nghĩ với cái khởi đầu ấy, Hy Lạp lại có thể đi tiếp. Thế nhưng đội banh của Hy Lạp hôm nay đã làm nên điều thú vị bất ngờ khi thắng Nga ở trận đấu cuối cùng để leo lên vị trí số 2 chung cuộc. Hy Lạp có mặt ở tứ kết, đó chắc chắn là bất ngờ lớn đầu tiên của EURO 2012.
Karagounis đưa Hy Lạp vào tứ kết còn mình ngồi xem
Giorgos Karagounis đã trở thành người hùng của Hy Lạp khi đưa đội banh ở xứ sở của các vị thần vào vòng tứ kết EURO 2012 bằng cú đá vàng ở gần cuối hiệp 1. Đó là một pha chớp thời cơ tuyệt vời và cú làm bàn chính xác của tiền vệ đã 35 tuổi này. Thế nhưng niềm vui cho Karagounis và cho người hâm mộ anh đã không trọn vẹn bởi chiếc thẻ vàng ở hiệp 2 đã khiến cầu thủ này mất cơ hội đá trận tứ kết vì đã nhận 2 thẻ vàng. Mất tiền vệ đội trưởng đầy kinh nghiệm này, sức mạnh của Hy Lạp chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều.
Chuyện thần thoại Hy Lạp: Sự trêu ngươi nên tự chuốc lấy
Trong tiếng Anh, từ “trêu ngươi” – “tantalise” bắt nguồn từ một cái tên trong thần thoại Hy Lạp. Đó là Tantalus, một kẻ đầy lòng tham đã bất chấp đạo đức để lấy lòng những vị thần trên đỉnh Olympus. Rồi chính vị thần Zeus đã nhìn thấy những hành vi ấy, nên phạt gã suốt đời phải đứng trong một bể nước, dưới một cành cây đầy quả ngọt.
Cái bể nước sẽ tự vơi xuống khi Tantalus cúi xuống uống nước. Cái cành cây sẽ tự vươn lên khi hắn với lấy quả. Đó là nghĩa của từ “trêu ngươi”.
Hôm qua, sẽ rất dễ để nói rằng Hy Lạp trêu ngươi Nga. Nhưng thật ra, chính thực lực của Nga đã trêu ngươi họ. Trên không tới, thấp không thông. Họ tấn công chỉ để đe dọa tính mạng những chú chim bồ câu Warsaw. Họ phòng ngự chỉ để trao cơ hội cho Giorgos Karagounis trở thành người hùng, nên cuối cùng Nga đã ngả gục trước Hy lạp.
Chắc không phải ngẫu nhiên mà thần Zeus phạt Tantalus bằng sự trêu ngươi: hắn là một kẻ tham lam. Người ta có quyền tự hỏi tại sao Nga lại ra sức với lấy quả ngọt? Cứ tấn công quyết liệt, trong khi có thể chơi từ tốn và đi tiếp với một kết quả hòa. Đặc biệt là khi ai cũng hiểu phản công là sở trường của Hy Lạp.
Có phải họ quá bị cám dỗ bởi hình ảnh của một kẻ chinh phạt vĩ đại, họ quá tham lam với những lời tán tụng không?
Đêm qua, chính Nga mới là nhân vật của một câu chuyện thần thoại Hy Lạp, là hiện thân của ngụ ngôn – những kẻ bị trêu ngươi bởi sự kiêu ngạo, thiếu thiếu khiêm nhường của mình.
Còn Hy Lạp là kẻ đã đứng dậy bằng cách trung thành với con đường đã chọn khiêm nhường và nhẫn nại.
Câu chuyện này luôn có giá trị với mỗi con người của chúng ta.
Chúng ta hãy luôn nhớ lấy và cầu xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta luôn biết khiêm nhường.
Đây cũng là điều răn thứ nhất của Hội thánh dạy ta: Thứ nhất: khiêm nhường chớ kiêu ngạo.