Washington, 14/2/2012 - Phó Chủ tịch Tập Cận Bình của cộng sản Tàu đang được xem là ngôi sao sáng giá của đất nước hơn tỷ dân và là một trong những người lãnh đạo kế nghiệp chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại đây.
Cuộc viếng thăm Mỹ của ông sẽ là viên gạch lót đường quan trọng cho tương lai tươi sáng sau này tại quốc nội lẫn quốc ngoại. Với chủ trương cải thiện lòng tin của Mỹ để xây dựng quan hệ hai bên và nhất là tiếp cận mối quan hệ trực tiếp với tổng thống Barack Obama.
Chuyến đi của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình lại đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm nối lại quan hệ Mỹ - Tàu dưới thời TT Richard Nixon, lúc ông đến thăm Tàu.
Tuy nhiên đường đi của phó chủ tịch Tập Cận Bình sang Mỹ đang gặp nhiều rào cản cần phải san bằng.
- Hôm 06 tháng 2, một quan lớn cộng sản Tàu, ông Vương Lập Quân, Phó Thị trưởng Thành Đô được cho là mát dây, lên cơn bấn loạn thần kinh bất ngờ đột nhập vào tòa lãnh sự Mỹ đòi lục soát khám xét. Vụ này đang làm lên cơn sốt trong giới ngoại giao tại Tàu trong những ngày qua.
- Tiếp theo, vào sáng nay, 14/2 hãng thông tấn DPA đưa tin: "Sau vụ tự thiêu: Những người phò Tây Tạng biểu tình ở Mỹ", bản tin này được loan đi nhanh chóng trên toàn cầu, các tờ báo lớn đều cho đăng tải.
Các vụ tự thiêu của các tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng nhằm phản đối sự đàn áp của chính quyển Bắc Kinh đang gia tăng nhanh chóng trên quê hương của họ. Hôm 11/2 một Ni Cô trẻ Phật Giáo đã tự thiêu và được giới truyền thông quốc tế theo dõi tường thuật chi tiết. Vụ việc tự thiêu này được xem là một thông điệp khẩn cấp gửi đến phó chủ tịch Tập Cận Bình lúc đặt chân đến Mỹ. Đây cũng chính là ngòi châm cho những người Phò Tây Tạng đến Washington biểu tình phàn đối trước Tòa Bạch Ốc.
Hãng thông tấn DPA nhận định cuộc biểu tình này có thể để làm lu mờ chuyến thăm của nhà lãnh đạo tương lai Tập Cận Bình đến Mỹ.
Nhóm biểu tình kêu gọi chính phủ Mỹ vận động cho một sự thay đổi nơi ông Tập Cận Bình về chính sách cai trị hà khắc tại Tây Tạng. Những nhà hoạt động vào hôm thứ Hai, 13/2 đã công bố một biểu ngữ lớn "Tập Cận Bình: Tây Tạng sẽ Tự Do" đưọc treo dưới chân cầu Arlington-Memorial bắc qua sông Potomac tại thủ đô Washington.
Trong khi đó thủ tướng Ôn Gia Bảo mạnh mẽ bênh vực việc đàn áp những cuộc biểu tình của người Tây Tạng và tự thiêu. Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu - Tàu tại Bắc Kinh hôm thứ Ba ông Ôn Gia Bảo đã chỉ trích "một số nhỏ các nhà sư" kích động lật đổ sự phát triển ở các vùng Tây Tạng. Tây Tạng là "một phần không thể tách rời của Tàu". Người Tây Tạng là "anh em của chúng tôi" (Sic!), ông Ôn cho biết tường tận như thế.
Hiệp hội cho những quốc gia bị đàn áp (GfbV) hôm thứ Ba kêu gọi đến chủ Chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu, ông Jose Manuel Barroso, để thảo luận về tình hình đáng báo động ở Tây Tạng tại hội nghị thượng đỉnh EU – Tàu. "Tình hình đàn áp về nhân quyền không được bỏ qua, cho dù nhiều người Châu Âu hy vọng để được trợ giúp cụ thể của Tàu trong việc hỗ trợ đồng Euro", chuyên gia tư vấn GfbV về Á Châu, ông Ulrich Delius cho biết. "Chính sách cứng rắn của Tàu thúc đẩy các cuộc biểu tình của người dân Tây Tạng. Châu Âu không thể tiếp tục thờ ơ với điều này, bởi vì chính quyền cộng sản Tàu gia tăng đàn áp và giam giữ người biểu tình ở Tây Tạng nhiều hơn".
Cuộc tự thiêu mới đây, một thày tu trẻ Lobsang Gyatso, 19 tuổi Lobsang Gyatso thuộc tu viện Kirti vào thứ hai, 13/2 đổ xăng trên người và châm lửa trên trục phố chính của Aba (tỉnh Tứ Xuyên), tin tức này được loan đi từ chính quyền lưu vong của người Tây Tạng và Chiến dịch hành động của nhóm quốc tế cho Tây Tạng (ICT). Cho đến hôm nay thế giới chưa biết về số phận của thày tu trẻ Lobsang Gyatso.
Lực lượng an ninh của Tàu đã dập tắt ngọn lửa và "đánh đập dã man" người tự thiêu. Hai người Tây Tạng khác muốn giúp đỡ vị tu sĩ trẻ này cũng đã bị công an đánh đập. Các phương tiện truyền thông nhà nước Tàu xác nhận vụ tự thiêu. "Cảnh sát vội vã tới dập tắt ngọn lửa và đã đưa ông đến một bệnh viện địa phương," theo Tân Hoa Xã.
Gần 200 người Tây Tạng đã biểu tình tại Yushu (Jyekundo) ở tỉnh Thanh Hải chống lại sự cai trị của Tàu, các nhóm Tây Tạng lưu vong đưa tin. Tại thủ đô Lhasa của Tây Tạng, theo bản tin của đài Á Châu Tự Do, chính quyền đã bắt giữ nhà khảo cứu văn hóa Dawa Dorje, khi ông tổ chức một hội nghị về ca nhạc và văn hóa Tây Tạng.
Cuộc biểu tình chống lại các hành động của Tàu trong 1 năm đã có 20 vị tu sĩ Phật Giáo tự thiêu. Chính phủ lưu vong Tây Tạng tại Dharamsala, Ấn Độ cho thấy một dấu hiệu của sự tuyệt vọng ngày càng gia tăng tại Tibet. Ít khi xảy ra một vụ tự thiêu với một Ni Cô, vào thứ bảy 11/2. Nữ tu sĩ trẻ 19 tuổi này đã chết trong lúc tự thiêu tại Aba. Lực lượng an ninh của cộng sản Tàu kiểm soát, truy tìm và lùng soát người Tây Tạng tại các rào chắn trong thành phố trong suốt thời gian qua, lúc Phó Chủ tịch Tập Cận Bình xuất ngoại.
Tin tức về các vụ tự thiêu xảy được loan đi đến Mỹ và Âu Châu như một thông điệp cảnh báo cho Phó Chủ tịch Tập Cận Bình trong thời gian đến Washington và các cuộc thảo luận thượng đỉnh giữa Âu Châu – Tàu tại Bắc Kinh với sự tham gia của Hội đồng Chủ tịch EU Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso vào thứ Ba, 14/2.
Tờ "Washington Post" nhận định: "Không có dấu hiệu cho thấy cộng sản Tàu có được một người giống như Mikhail Gorbachev" để có một cái nhìn của nhà cải cách nhiệt thành. TT Obama về phần mình, hôm nay cố gắng đi đến từng điểm một mà trước đây đã làm cho quan hệ giữa hai cường quốc luôn căng thẳng và xấu đi, nói cách khác những điều ấy luôn nằm bên sân chơi của Tàu như:
- hạn chế thương mại cho các công ty Mỹ nhập vào nội địa Tàu;
- tỷ giá tiền tệ đánh giá thấp một cách giả tạo của Tàu để giúp xuất khẩu cho nhiều;
- thiếu sự bảo vệ về sở hữu trí tuệ;
- quyền của con người tại Tàu bi vi phạm nghiêm trọng;
- thi đua vũ trang của Bắc Kinh ở châu Á và thông báo của Mỹ về sự hiện diện quân đội Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương;
- Tàu phủ quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về nghị quyết về Syria.
Vì vậy, TT Obama cảnh báo nhẹ nhàng theo cách ngoại giao: ông hoan nghênh sự "trỗi dậy hòa bình" của Tàu trên thế giới. Tuy nhiên, khi có nhiều quyền lực và sự giàu có, nhưng cũng có nghĩa phải gánh lấy "trách nhiệm nhiều hơn". Mỹ muốn làm việc với Tàu để đảm bảo rằng tất cả mọi người giữ được các luật lệ đi đường của hệ thống kinh tế toàn cầu.
Cũng trong vấn đề nhân quyền TT Obama bày tỏ, tuy nhiên không chỉ trích trực tiếp đến Phó Chủ tịch Tập Cận Bình: "Về các vấn đề quan trọng như nhân quyền, chúng tôi sẽ tiếp tục nhấn mạnh những gì chúng tôi nghĩ là quan trọng và công nhận những nguyện vọng và quyền của tất cả mọi người." Trái ngược lại ông Tập Cận Bình tuyên truyền cho biết cộng sản Tàu đã thực hiện trong 30 năm qua tiến bộ rất lớn về mặt nhân quyền: "Tất nhiên luôn luôn có chỗ cho sự cải tiến." Tàu sẵn sàng làm việc với Mỹ và các nước khác để tiến hành các cuộc đàm phán xây dựng về đề tài này.
Giới truyền thông đang đặt câu hỏi lớn: không biết vấn đề Tây Tạng sẽ đi đến đâu ngoài sự đàn áp và vẫn sẽ tiếp diễn những cảnh tự thiêu của người Tây Tạng để chống đối.
Trong nỗi tuyệt vọng của người Tây Tạng, chắc chắn số người tự thiêu không dừng ở con số 20 cho đến lúc cộng đồng thế giới tự do phải lớn tiếng lên án chế độ độc tài và đàn áp của cộng sản Tàu.
Chuyến đi của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình lại đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm nối lại quan hệ Mỹ - Tàu dưới thời TT Richard Nixon, lúc ông đến thăm Tàu.
Tuy nhiên đường đi của phó chủ tịch Tập Cận Bình sang Mỹ đang gặp nhiều rào cản cần phải san bằng.
- Hôm 06 tháng 2, một quan lớn cộng sản Tàu, ông Vương Lập Quân, Phó Thị trưởng Thành Đô được cho là mát dây, lên cơn bấn loạn thần kinh bất ngờ đột nhập vào tòa lãnh sự Mỹ đòi lục soát khám xét. Vụ này đang làm lên cơn sốt trong giới ngoại giao tại Tàu trong những ngày qua.
- Tiếp theo, vào sáng nay, 14/2 hãng thông tấn DPA đưa tin: "Sau vụ tự thiêu: Những người phò Tây Tạng biểu tình ở Mỹ", bản tin này được loan đi nhanh chóng trên toàn cầu, các tờ báo lớn đều cho đăng tải.
Các vụ tự thiêu của các tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng nhằm phản đối sự đàn áp của chính quyển Bắc Kinh đang gia tăng nhanh chóng trên quê hương của họ. Hôm 11/2 một Ni Cô trẻ Phật Giáo đã tự thiêu và được giới truyền thông quốc tế theo dõi tường thuật chi tiết. Vụ việc tự thiêu này được xem là một thông điệp khẩn cấp gửi đến phó chủ tịch Tập Cận Bình lúc đặt chân đến Mỹ. Đây cũng chính là ngòi châm cho những người Phò Tây Tạng đến Washington biểu tình phàn đối trước Tòa Bạch Ốc.
Hãng thông tấn DPA nhận định cuộc biểu tình này có thể để làm lu mờ chuyến thăm của nhà lãnh đạo tương lai Tập Cận Bình đến Mỹ.
Nhóm biểu tình kêu gọi chính phủ Mỹ vận động cho một sự thay đổi nơi ông Tập Cận Bình về chính sách cai trị hà khắc tại Tây Tạng. Những nhà hoạt động vào hôm thứ Hai, 13/2 đã công bố một biểu ngữ lớn "Tập Cận Bình: Tây Tạng sẽ Tự Do" đưọc treo dưới chân cầu Arlington-Memorial bắc qua sông Potomac tại thủ đô Washington.
Trong khi đó thủ tướng Ôn Gia Bảo mạnh mẽ bênh vực việc đàn áp những cuộc biểu tình của người Tây Tạng và tự thiêu. Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu - Tàu tại Bắc Kinh hôm thứ Ba ông Ôn Gia Bảo đã chỉ trích "một số nhỏ các nhà sư" kích động lật đổ sự phát triển ở các vùng Tây Tạng. Tây Tạng là "một phần không thể tách rời của Tàu". Người Tây Tạng là "anh em của chúng tôi" (Sic!), ông Ôn cho biết tường tận như thế.
Hiệp hội cho những quốc gia bị đàn áp (GfbV) hôm thứ Ba kêu gọi đến chủ Chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu, ông Jose Manuel Barroso, để thảo luận về tình hình đáng báo động ở Tây Tạng tại hội nghị thượng đỉnh EU – Tàu. "Tình hình đàn áp về nhân quyền không được bỏ qua, cho dù nhiều người Châu Âu hy vọng để được trợ giúp cụ thể của Tàu trong việc hỗ trợ đồng Euro", chuyên gia tư vấn GfbV về Á Châu, ông Ulrich Delius cho biết. "Chính sách cứng rắn của Tàu thúc đẩy các cuộc biểu tình của người dân Tây Tạng. Châu Âu không thể tiếp tục thờ ơ với điều này, bởi vì chính quyền cộng sản Tàu gia tăng đàn áp và giam giữ người biểu tình ở Tây Tạng nhiều hơn".
Cuộc tự thiêu mới đây, một thày tu trẻ Lobsang Gyatso, 19 tuổi Lobsang Gyatso thuộc tu viện Kirti vào thứ hai, 13/2 đổ xăng trên người và châm lửa trên trục phố chính của Aba (tỉnh Tứ Xuyên), tin tức này được loan đi từ chính quyền lưu vong của người Tây Tạng và Chiến dịch hành động của nhóm quốc tế cho Tây Tạng (ICT). Cho đến hôm nay thế giới chưa biết về số phận của thày tu trẻ Lobsang Gyatso.
Lực lượng an ninh của Tàu đã dập tắt ngọn lửa và "đánh đập dã man" người tự thiêu. Hai người Tây Tạng khác muốn giúp đỡ vị tu sĩ trẻ này cũng đã bị công an đánh đập. Các phương tiện truyền thông nhà nước Tàu xác nhận vụ tự thiêu. "Cảnh sát vội vã tới dập tắt ngọn lửa và đã đưa ông đến một bệnh viện địa phương," theo Tân Hoa Xã.
Gần 200 người Tây Tạng đã biểu tình tại Yushu (Jyekundo) ở tỉnh Thanh Hải chống lại sự cai trị của Tàu, các nhóm Tây Tạng lưu vong đưa tin. Tại thủ đô Lhasa của Tây Tạng, theo bản tin của đài Á Châu Tự Do, chính quyền đã bắt giữ nhà khảo cứu văn hóa Dawa Dorje, khi ông tổ chức một hội nghị về ca nhạc và văn hóa Tây Tạng.
Cuộc biểu tình chống lại các hành động của Tàu trong 1 năm đã có 20 vị tu sĩ Phật Giáo tự thiêu. Chính phủ lưu vong Tây Tạng tại Dharamsala, Ấn Độ cho thấy một dấu hiệu của sự tuyệt vọng ngày càng gia tăng tại Tibet. Ít khi xảy ra một vụ tự thiêu với một Ni Cô, vào thứ bảy 11/2. Nữ tu sĩ trẻ 19 tuổi này đã chết trong lúc tự thiêu tại Aba. Lực lượng an ninh của cộng sản Tàu kiểm soát, truy tìm và lùng soát người Tây Tạng tại các rào chắn trong thành phố trong suốt thời gian qua, lúc Phó Chủ tịch Tập Cận Bình xuất ngoại.
Tin tức về các vụ tự thiêu xảy được loan đi đến Mỹ và Âu Châu như một thông điệp cảnh báo cho Phó Chủ tịch Tập Cận Bình trong thời gian đến Washington và các cuộc thảo luận thượng đỉnh giữa Âu Châu – Tàu tại Bắc Kinh với sự tham gia của Hội đồng Chủ tịch EU Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso vào thứ Ba, 14/2.
Tờ "Washington Post" nhận định: "Không có dấu hiệu cho thấy cộng sản Tàu có được một người giống như Mikhail Gorbachev" để có một cái nhìn của nhà cải cách nhiệt thành. TT Obama về phần mình, hôm nay cố gắng đi đến từng điểm một mà trước đây đã làm cho quan hệ giữa hai cường quốc luôn căng thẳng và xấu đi, nói cách khác những điều ấy luôn nằm bên sân chơi của Tàu như:
- hạn chế thương mại cho các công ty Mỹ nhập vào nội địa Tàu;
- tỷ giá tiền tệ đánh giá thấp một cách giả tạo của Tàu để giúp xuất khẩu cho nhiều;
- thiếu sự bảo vệ về sở hữu trí tuệ;
- quyền của con người tại Tàu bi vi phạm nghiêm trọng;
- thi đua vũ trang của Bắc Kinh ở châu Á và thông báo của Mỹ về sự hiện diện quân đội Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương;
- Tàu phủ quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về nghị quyết về Syria.
Vì vậy, TT Obama cảnh báo nhẹ nhàng theo cách ngoại giao: ông hoan nghênh sự "trỗi dậy hòa bình" của Tàu trên thế giới. Tuy nhiên, khi có nhiều quyền lực và sự giàu có, nhưng cũng có nghĩa phải gánh lấy "trách nhiệm nhiều hơn". Mỹ muốn làm việc với Tàu để đảm bảo rằng tất cả mọi người giữ được các luật lệ đi đường của hệ thống kinh tế toàn cầu.
Cũng trong vấn đề nhân quyền TT Obama bày tỏ, tuy nhiên không chỉ trích trực tiếp đến Phó Chủ tịch Tập Cận Bình: "Về các vấn đề quan trọng như nhân quyền, chúng tôi sẽ tiếp tục nhấn mạnh những gì chúng tôi nghĩ là quan trọng và công nhận những nguyện vọng và quyền của tất cả mọi người." Trái ngược lại ông Tập Cận Bình tuyên truyền cho biết cộng sản Tàu đã thực hiện trong 30 năm qua tiến bộ rất lớn về mặt nhân quyền: "Tất nhiên luôn luôn có chỗ cho sự cải tiến." Tàu sẵn sàng làm việc với Mỹ và các nước khác để tiến hành các cuộc đàm phán xây dựng về đề tài này.
Giới truyền thông đang đặt câu hỏi lớn: không biết vấn đề Tây Tạng sẽ đi đến đâu ngoài sự đàn áp và vẫn sẽ tiếp diễn những cảnh tự thiêu của người Tây Tạng để chống đối.
Trong nỗi tuyệt vọng của người Tây Tạng, chắc chắn số người tự thiêu không dừng ở con số 20 cho đến lúc cộng đồng thế giới tự do phải lớn tiếng lên án chế độ độc tài và đàn áp của cộng sản Tàu.