Một tin vui vừa đến với tôi. Đó là nhà thờ Rạch Dơi ở Campuchia mà tôi đã đến thăm vào cuối năm 2010, sắp hoàn tất công trình xây dựng. Nhân đây, tôi xin được kể lại chuyến đi sang Campuchia để du lịch và làm công tác từ thiện khá thú vị này.
Xem hình ảnh
Một ngày đẹp trời tháng 11 năm 2010, tôi gọi điện cho một linh mục hạt trưởng để trao đổi một vài công việc, bỗng cha hỏi tôi: “Chị có muốn có đi Campuchia, rồi nhân tiện làm việc bác ái không?”. Quí vị biết rồi đấy, con người “di động” của tôi làm sao mà từ chối một chuyến đi như thế, nên tôi trả lời ngay: “Oh yah, con đi ạ!”
Đoàn tham quan có chín linh mục thuộc giáo phận Sài Gòn, một cha ở GP Phú Cường, một sơ người Việt ở Hàn Quốc về, hai giáo dân và tôi. Tôi rất yên tâm khi được đi chung với “các đấng các bậc” như thế. Tất cả thành viên của đoàn cùng chung tiền làm từ thiện dưới sự điều động của cha quản hạt. Thật tình mà nói, nếu muốn tìm hiểu đi du lịch Campuchia là như thế nào thì chỉ cần gõ vào “công cụ tìm kiếm Google” là biết ngay, thế nên tôi chỉ xin kể lại những lần dừng chân ở các nhà thờ và công việc bác ái mà cả đoàn đã thực hiện trong bốn ngày trên đất nước Campuchia.
Ngày đầu tiên là đi xe từ sáng đến chiều tối; hai ngày sau đi tham quan cảnh đẹp, đền đài; ngày sau cùng thì mới làm công việc từ thiện. Trong bốn ngày chúng tôi được ghé thăm năm nhà thờ.
Đầu tiên là nhà thờ bằng gỗ trên Biển Hồ Tonle Sap. Đứng trong lòng nhà thờ, cả đoàn thực hiện phút cầu nguyện, đọc kinh. Nhà thờ này là nơi sinh hoạt tôn giáo của những giáo dân sống trên Biển Hồ. Mỗi tháng có linh mục đến dâng lễ một lần. Còn đời sống người giáo dân ở Tonlesap này lại là cả câu chuyện dài.
Nhìn những căn nhà trên Tonlesap, ai cũng có thể thoáng buồn vì cảnh sống trên sông nước, huống chi là những người đồng đạo. Một tháng chỉ được dự lễ một lần và chỉ tụ họp đọc kinh ngày Chúa nhật, không biết lòng sốt sắng của giáo dân ở đây có đủ ấm không so với cái lạnh trên biển hồ này?
Tiếp đến là nhà thờ Chợ Nhỏ của Trung tâm Công giáo. Vì trời tối nên tôi không quan sát được toàn cảnh. Thật may, một linh mục người Pháp ra tiếp đoàn nên chúng tôi được nghe giải thích về nơi này. Được lên lầu, nơi có cung thánh bày trí đặc biệt với hàng chữ của tiếng Khmer, bên dưới có những cái chiếu dành cho giáo dân được xếp gọn gàng và lạ mắt. Ở tầng trệt thì đúng kiến trúc một nhà thờ. Nếu muốn biết về tình hình giáo dân ở đây thì khá dài dòng, phải tìm hiểu sinh hoạt tôn giáo nói chung ở Campuchia này. Thí dụ như có những bài báo trên mạng nói rất chi tiết như bài “Giáo Hội Công Giáo tại Căm Bốt” của Radio Veritas Asia …
Đến ngày sau cùng trên đất Chúa tháp, chúng tôi mới thực sự làm công việc từ thiện ở bốn nhà thờ đã được chọn với lời hẹn trước.
Sáng sớm, chúng tôi lên ghe đi khoảng 1 km trên sông để vào nhà thờ Hố Trư. Đây là nhà thờ mà cha Trương Bửu Diệp từng làm phó xứ khoảng hai ba năm gì đó, trước khi về vùng Cà Mau của Việt Nam phục vụ và tử đạo. Mấy ông biện và một số thiếu nhi đón đoàn trên rẻo đất ven sông trông thấy mà thương. Sau đó tất cả cùng vào chào Chúa, rồi văn nghệ do các em trong giáo xứ trình diễn, rồi tặng quà…mọi việc diễn ra nhịp nhàng vì đã có quí thầy của một tu đoàn sắp xếp, tiếp đón. Ngồi ở một hai ghế đá ngoài sân tôi trao đổi với một vài giáo dân thì được biết họ ở đây khá lâu, từ đời cha ông. Còn giáo dân cao tuổi thì ngại nói về lý do vì sao sống ở nơi buồn tẻ trên đất khách quê người này.
Sau đó, chúng tôi đến nhà thờ Vạn Lịch. Đây là nhà thờ mới khánh thành vào năm 2010 nên rất khang trang. Các em không phải chen chúc mà được ngồi trên nền gạch bóng loáng. Nhà thờ đáp ứng được sinh hoạt tôn giáo của cộng đoàn sáu bày trăm người. Ở đây mỗi tháng chỉ có một thánh lễ do các cha có quốc tịch khác nhau như Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Việt Nam, Ý…đến dâng lễ theo sự sắp xếp của giáo hạt. Giáo dân vùng này làm nghề bắt cá, mua bán ve chai, bán cà phê, làm mướn…Vì họ không có đất nên chẳng có làm ruộng rẫy gì và đôi khi vì nghèo đói quá nhiều người ngoại đạo vướng tệ nạn xã hội như bán bia ôm, trộm cắp. Nhà thờ to đẹp là nhờ quí thầy vận động ân nhân khắp nơi mà thôi.
Thương nhất là nhà thờ Rạch Dơi. Nhà thờ bằng gỗ bé xíu, có đài Đức Mẹ bằng đá trông ngồ ngộ. Đầu nhà thờ sát với mé sông mà bên bờ đang có nguy cơ sạt lở. Gần đó là một trường học, ngoài cơ sở chính còn có dãy nhà lá vách tôn bên trong làm ba lớp học. Ở đây người dân nghèo “rõ ràng”, còn các em mặc đẹp là do quí thầy xin được đồng phục. Nhìn các đại diện gia đình đến nhận qua thì hiểu rằng ở đây đã có nếp sinh hoạt tốt.
Nhà thờ gần được xây xong. Nếu được mời sang dự lễ khánh thành, hẳn là tôi cũng sẽ hăng say đi y như lần đầu vậy! Kể ra quí thầy giỏi thật, mới xây nhà thờ Vạn Lịch, năm nay đã xây xong nhà thờ Rạch Dơi!
Sau cùng là nhà thờ Hố Gai. Gọi như thế là vì trước đây có nhiều gai dại. Nhà thờ lọt thỏm giữa khu dân cư nên không có tầm nhìn xa. Đường vào nhà thờ này có nhiều dân cư ở hai bên con đường nhỏ. Nhìn nhà của họ có thể đánh giá nếp sống ở đây nghèo, không được sạch lắm. (Nhưng theo cái nhìn riêng của tôi thì vẫn còn khá hơn nhưng người dân sống ở dọc hai bên đường, tính từ cửa khẩu Mộc Bài đến Xiêm Riệp, sao họ nghèo khổ quá! Chỉ có trường học và chùa là tươm tất, sạch đẹp). Chúng tôi vào thăm, ngồi ăn bắp, uống nước, còn quà thì nhờ quí thầy phát.
Chuyến đi này, ngoài những quà trao tay người nghèo, đoàn còn trao đến quí thầy một số đô-la tiền mặt khá lớn, khả dĩ có thể làm được việc này việc nọ
Nhìn chung thì bốn nhà thờ này đều được các thầy trong một tu đoàn chăm sóc nên nếp sinh hoạt có phần giống nhau, dù ở mức độ nào thì cũng bộc lộ được nỗ lực truyền giáo của tu đoàn nói riêng, của Giáo hội nói chung, trên đất nước Campuchia còn nhiều khốn khó này. Sự có mặt của quí thầy thật là cần thiết cho tám trăm em thiếu nhi ở đây và số giáo dân của bốn nhà thờ.
Nhớ lại chuyến đi du lịch kết hợp làm công tác từ thiện này, lòng tôi vẫn còn thấy vui vui. Từ ngày ấy đến nay, qua các phương tiện truyền thông, tôi thấy nhiều người nghèo khổ ở Philippines, Lào, Ấn Độ…mà lòng tôi cứ đau đáu buồn. Ước gì có nhiều cánh tay nối dài đến những nơi cùng khổ mà trợ giúp những người khốn cùng để thế giới này đẹp hơn.
Xem hình ảnh
Một ngày đẹp trời tháng 11 năm 2010, tôi gọi điện cho một linh mục hạt trưởng để trao đổi một vài công việc, bỗng cha hỏi tôi: “Chị có muốn có đi Campuchia, rồi nhân tiện làm việc bác ái không?”. Quí vị biết rồi đấy, con người “di động” của tôi làm sao mà từ chối một chuyến đi như thế, nên tôi trả lời ngay: “Oh yah, con đi ạ!”
Đoàn tham quan có chín linh mục thuộc giáo phận Sài Gòn, một cha ở GP Phú Cường, một sơ người Việt ở Hàn Quốc về, hai giáo dân và tôi. Tôi rất yên tâm khi được đi chung với “các đấng các bậc” như thế. Tất cả thành viên của đoàn cùng chung tiền làm từ thiện dưới sự điều động của cha quản hạt. Thật tình mà nói, nếu muốn tìm hiểu đi du lịch Campuchia là như thế nào thì chỉ cần gõ vào “công cụ tìm kiếm Google” là biết ngay, thế nên tôi chỉ xin kể lại những lần dừng chân ở các nhà thờ và công việc bác ái mà cả đoàn đã thực hiện trong bốn ngày trên đất nước Campuchia.
Ngày đầu tiên là đi xe từ sáng đến chiều tối; hai ngày sau đi tham quan cảnh đẹp, đền đài; ngày sau cùng thì mới làm công việc từ thiện. Trong bốn ngày chúng tôi được ghé thăm năm nhà thờ.
Đầu tiên là nhà thờ bằng gỗ trên Biển Hồ Tonle Sap. Đứng trong lòng nhà thờ, cả đoàn thực hiện phút cầu nguyện, đọc kinh. Nhà thờ này là nơi sinh hoạt tôn giáo của những giáo dân sống trên Biển Hồ. Mỗi tháng có linh mục đến dâng lễ một lần. Còn đời sống người giáo dân ở Tonlesap này lại là cả câu chuyện dài.
Nhìn những căn nhà trên Tonlesap, ai cũng có thể thoáng buồn vì cảnh sống trên sông nước, huống chi là những người đồng đạo. Một tháng chỉ được dự lễ một lần và chỉ tụ họp đọc kinh ngày Chúa nhật, không biết lòng sốt sắng của giáo dân ở đây có đủ ấm không so với cái lạnh trên biển hồ này?
Tiếp đến là nhà thờ Chợ Nhỏ của Trung tâm Công giáo. Vì trời tối nên tôi không quan sát được toàn cảnh. Thật may, một linh mục người Pháp ra tiếp đoàn nên chúng tôi được nghe giải thích về nơi này. Được lên lầu, nơi có cung thánh bày trí đặc biệt với hàng chữ của tiếng Khmer, bên dưới có những cái chiếu dành cho giáo dân được xếp gọn gàng và lạ mắt. Ở tầng trệt thì đúng kiến trúc một nhà thờ. Nếu muốn biết về tình hình giáo dân ở đây thì khá dài dòng, phải tìm hiểu sinh hoạt tôn giáo nói chung ở Campuchia này. Thí dụ như có những bài báo trên mạng nói rất chi tiết như bài “Giáo Hội Công Giáo tại Căm Bốt” của Radio Veritas Asia …
Đến ngày sau cùng trên đất Chúa tháp, chúng tôi mới thực sự làm công việc từ thiện ở bốn nhà thờ đã được chọn với lời hẹn trước.
Sáng sớm, chúng tôi lên ghe đi khoảng 1 km trên sông để vào nhà thờ Hố Trư. Đây là nhà thờ mà cha Trương Bửu Diệp từng làm phó xứ khoảng hai ba năm gì đó, trước khi về vùng Cà Mau của Việt Nam phục vụ và tử đạo. Mấy ông biện và một số thiếu nhi đón đoàn trên rẻo đất ven sông trông thấy mà thương. Sau đó tất cả cùng vào chào Chúa, rồi văn nghệ do các em trong giáo xứ trình diễn, rồi tặng quà…mọi việc diễn ra nhịp nhàng vì đã có quí thầy của một tu đoàn sắp xếp, tiếp đón. Ngồi ở một hai ghế đá ngoài sân tôi trao đổi với một vài giáo dân thì được biết họ ở đây khá lâu, từ đời cha ông. Còn giáo dân cao tuổi thì ngại nói về lý do vì sao sống ở nơi buồn tẻ trên đất khách quê người này.
Sau đó, chúng tôi đến nhà thờ Vạn Lịch. Đây là nhà thờ mới khánh thành vào năm 2010 nên rất khang trang. Các em không phải chen chúc mà được ngồi trên nền gạch bóng loáng. Nhà thờ đáp ứng được sinh hoạt tôn giáo của cộng đoàn sáu bày trăm người. Ở đây mỗi tháng chỉ có một thánh lễ do các cha có quốc tịch khác nhau như Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Việt Nam, Ý…đến dâng lễ theo sự sắp xếp của giáo hạt. Giáo dân vùng này làm nghề bắt cá, mua bán ve chai, bán cà phê, làm mướn…Vì họ không có đất nên chẳng có làm ruộng rẫy gì và đôi khi vì nghèo đói quá nhiều người ngoại đạo vướng tệ nạn xã hội như bán bia ôm, trộm cắp. Nhà thờ to đẹp là nhờ quí thầy vận động ân nhân khắp nơi mà thôi.
Thương nhất là nhà thờ Rạch Dơi. Nhà thờ bằng gỗ bé xíu, có đài Đức Mẹ bằng đá trông ngồ ngộ. Đầu nhà thờ sát với mé sông mà bên bờ đang có nguy cơ sạt lở. Gần đó là một trường học, ngoài cơ sở chính còn có dãy nhà lá vách tôn bên trong làm ba lớp học. Ở đây người dân nghèo “rõ ràng”, còn các em mặc đẹp là do quí thầy xin được đồng phục. Nhìn các đại diện gia đình đến nhận qua thì hiểu rằng ở đây đã có nếp sinh hoạt tốt.
Nhà thờ gần được xây xong. Nếu được mời sang dự lễ khánh thành, hẳn là tôi cũng sẽ hăng say đi y như lần đầu vậy! Kể ra quí thầy giỏi thật, mới xây nhà thờ Vạn Lịch, năm nay đã xây xong nhà thờ Rạch Dơi!
Sau cùng là nhà thờ Hố Gai. Gọi như thế là vì trước đây có nhiều gai dại. Nhà thờ lọt thỏm giữa khu dân cư nên không có tầm nhìn xa. Đường vào nhà thờ này có nhiều dân cư ở hai bên con đường nhỏ. Nhìn nhà của họ có thể đánh giá nếp sống ở đây nghèo, không được sạch lắm. (Nhưng theo cái nhìn riêng của tôi thì vẫn còn khá hơn nhưng người dân sống ở dọc hai bên đường, tính từ cửa khẩu Mộc Bài đến Xiêm Riệp, sao họ nghèo khổ quá! Chỉ có trường học và chùa là tươm tất, sạch đẹp). Chúng tôi vào thăm, ngồi ăn bắp, uống nước, còn quà thì nhờ quí thầy phát.
Chuyến đi này, ngoài những quà trao tay người nghèo, đoàn còn trao đến quí thầy một số đô-la tiền mặt khá lớn, khả dĩ có thể làm được việc này việc nọ
Nhìn chung thì bốn nhà thờ này đều được các thầy trong một tu đoàn chăm sóc nên nếp sinh hoạt có phần giống nhau, dù ở mức độ nào thì cũng bộc lộ được nỗ lực truyền giáo của tu đoàn nói riêng, của Giáo hội nói chung, trên đất nước Campuchia còn nhiều khốn khó này. Sự có mặt của quí thầy thật là cần thiết cho tám trăm em thiếu nhi ở đây và số giáo dân của bốn nhà thờ.
Nhớ lại chuyến đi du lịch kết hợp làm công tác từ thiện này, lòng tôi vẫn còn thấy vui vui. Từ ngày ấy đến nay, qua các phương tiện truyền thông, tôi thấy nhiều người nghèo khổ ở Philippines, Lào, Ấn Độ…mà lòng tôi cứ đau đáu buồn. Ước gì có nhiều cánh tay nối dài đến những nơi cùng khổ mà trợ giúp những người khốn cùng để thế giới này đẹp hơn.