Trong hội nghị tại Vatican kéo dài từ 27 tới 28 tháng 5 vừa qua về chủ đề “Tính Trung Tâm Của Việc Săn Sóc Người Ta Trong Việc Ngăn Ngừa Và Chữa Trị Các Bệnh do HIV/AIDS Gây Ra”, Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại các văn phòng LHQ ở Geneva, đã đọc một bài diễn văn, nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo là “Định chế duy nhất trợ giúp người ta cách gần gũi và cụ thể. Tựa đề bài diễn văn là: “Vai trò quốc tế của Giáo Hội Công Giáo trong việc phòng ngừa và điều trị HIV/AIDS”. Đức Tổng Giám Mục trình bày các điểm sau đây
1. Từ đầu thập niên 1980, khi nạn đại dịch AIDS mới được nhận diện lần thứ nhất, việc dấn thân tức khắc của nhiều dòng tu, nhiều cơ quan Caritas giáo phận và quốc gia cũng như nhiều định chế khác được Giáo Hội Công Giáo linh hứng để đáp ứng các nhu cầu y tế, xã hội và mục vụ của những người đang sống và đang hấp hối vì những bệnh liên quan đến AIDS đã được nhiều người biết đến và lên tài liệu. Bởi thế, không ai ngạc nhiên khi thấy Tòa Thánh, và các cơ quan quốc tế có liên hệ với Giáo Hội hết sức quan tâm tới việc chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết thấu đáo trong nỗ lực hoàn cầu lúc ấy đang ló dạng nhằm phối hợp các giải pháp y tế công cộng để giải quyết các thách thức do HIV và AIDS đặt ra. Phái đoàn Đại Diện Tòa Thánh tại Geneva theo dõi việc thiết lập Chương Trình AIDS Hoàn Cầu (GPA) của Cơ Quan Y Tế Thế Giới. Xét vì tính ưu tiên phải có đối với nạn dịch này, năm 1987, Caritas Quốc Tế đã thường xuyên tham dự các cuộc họp tại Ủy Ban Quản Trị của GPA và đôi khi được vị giám đốc đầu tiên của nó là Dr. Jonathan Mann cũng như nhân viên của ông tham khảo liên quan tới “các bài học học được” trong lãnh vực này của các tổ chức Công Giáo đang phục vụ người bệnh và người hấp hối cũng như các thân nhân sống sót của họ. Có thể nói các nhạy cảm của Dr. Mann đối với nhân quyền và các yếu tố xã hội của hiện tượng tràn lan càng ngày càng nhiều HIV đã chịu ảnh hưởng nhờ việc ông tham khảo các chương trình liên quan tới Giáo Hội. Các chương trình này nhìn tình thế theo lối toàn bộ (holistic), bao gồm mọi chiều kích xã hội, kinh tế, xúc cảm và tâm linh của người đang sống với hay chịu ảnh hưởng của HIV, hơn là chỉ nhìn theo khía cạnh y khoa hay khoa học.
Từ ngày thiết lập ra UNAIDS vào năm 1995, như một Chương Trình Phối Hợp có sự đồng bảo trợ của 10 cơ quan LHQ khác nhau, Tòa Thánh cũng như một số cơ quan được Giáo Hội Công Giáo linh hứng như Caritas Quốc Tế, Cơ Quan Viện Trợ Công Giáo, và cơ quan Associazione Papa Giovanni XXIII đã tham dự, với tư cách quan sát viên, các hội nghị bán niên của Hội Đồng Phối Hợp Các Chương Trình UNAIDS. Cũng thế, các cơ cấu Công Giáo này còn được mời gọi góp phần vào nhiều Nhóm Làm Việc khác nhau, các guồng máy hoạch định, và khai triển chính sách cũng như các hướng dẫn thực hành, không những của UNAIDS mà còn của nhiều cơ quan khác nữa.
Năm 2006, Caritas Quốc Tế, được sự khuyến khích của Sứ Bộ Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh cạnh LHQ và các Cơ Quan Chuyên Biệt tại Geneva, đã cộng tác với UNAIDS và Tổ Chức Y Tế Thế Giới để triệu tập khoảng 70 đại diện các cơ quan chịu ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo sẵn sàng dấn thân tìm các giải pháp hoàn cầu cho nạn dịch HIV và AIDS. Trong dịp này, cuộc đối thoại trong sáng và cởi mở đã diễn ra giữa các thợ “làm vườn nho” của một số chương trình phòng ngừa, chữa trị và săn sóc HIV tại các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh của những nước nghèo nàn và các viên chức của các cơ quan LHQ nói trên. Cuộc họp này đã đẩy xa rất nhiều cái hiểu của các chuyên viên y tế công liên quan tới chiều sâu rộng trong giải pháp của Giáo Hội trước nạn đại dịch này, và đã mở cửa cho việc hợp tác giữa Giáo Hội, chính phủ và cơ quan quốc tế trên bình diện miền, quốc gia và địa phương.
Bước quan trọng khác làm người ta hiểu biết hơn hoạt động quốc tế của Giáo Hội trong phạm vi chống AIDS đã trở nên dễ dàng nhờ các phúc trình chi tiết về các hoạt động ở Miền Nam Châu Phi (Được UNAIDS ấn hành làm phúc trình Thực Hành Hay Nhất), về Dự Án Mơ Ước (Dream Project) nhằm ngăn ngừa việc truyền HIV từ mẹ sang con (Được WHO ấn hành làm phúc trình Thực Hành Hay Nhất), về cuộc điều tra do Ủy Ban Y Tế Hỗn Hợp của Hiệp Hội Các Bề Trên Cả thực hiện nhằm thăm dò các giải pháp đối với HIV/AIDS của các dòng tu trên khắp thế giới, và của những dự án quốc gia có tính chi tiết do Hội Nghị Chuyên Đề Của Các Hội Đồng Giám Mục Châu Phi Và Madagascar thực hiện tại cấp miền, và do Các Hội Đồng Giám Mục tại các quốc gia như Ấn Độ, Kenya, Thái Lan, và Miến Điện thực hiện ở cấp quốc gia. Những cuộc nghiên cứu này làm nổi bật sự đóng góp to lớn của Giáo Hội vào phạm vi này, cụ thể trong các lãnh vực như phòng ngừa, săn sóc, chữa trị, các dịch vụ cho trẻ mồ côi và các trẻ em yếu kém, bênh vực, gầy dựng khả năng, suy tư thần học, chăm sóc mục vụ, và can dự liên tôn. Các thông tin và chiến lược căn bản về việc cổ vũ thực thi các lãnh vực hoạt động này của Giáo Hội đã được trình bày rõ ràng trong ấn phẩm tựa là “Huấn Luyện Mục Vụ Để Đáp Ứng HIV/AIDS", do Caritas Quốc Tế khai triển. Cuốn sách này khởi đầu được nhà Xuất Bản Pauline Châu Phi ấn hành, nhưng hiện nay được in bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
2. Tòa Thánh cũng đã cố gắng theo dõi việc thiết lập cũng như các chính sách và hoạt động của Qũy Hoàn Cầu Chống AIDS, Bệnh Lao và Sốt Rét. Bất kể gánh nặng săn sóc đáng kể và có ý nghĩa cao mà hiện Giáo Hội Công Giáo đang phải gánh vác đối với ba thứ bệnh dịch đang đe dọa gia đình nhân loại trong thời đại này (1), trên thực tế, chỉ một phần rất nhỏ của qũy này đã được phân phối cho các tổ chức tôn giáo mà thôi. Theo một cuộc nghiên cứu năm 2008 về đề tài này, các tổ chức tôn giáo chỉ nhận được 5.4% các cấp khoản của Qũy này (2). Dù vậy, các chương trình do Giáo Hội Công Giáo bảo trợ sử dụng khá thành công các cấp khoản nhỏ nhoi đó. Người ta hy vọng Tiến Sĩ Christoph Benn, người sẽ là diễn giả trong cuộc Hội Nghị này, sẽ cập nhật hóa các dữ kiện trên. Có điều cần ghi nhận là: Một số cơ quan tài trợ quốc tế vẫn không muốn yểm trợ các cố gắng của các tôn giáo trong cuộc chiến đấu chống HIV và AIDS.
3. Giờ đây, ta hãy xét tới các lãnh vực trong đó, Tòa Thánh và các tổ chức do Giáo Hội Công Giáo linh hứng đã ảnh hưởng khá lớn đối với các chính sách và thực hành hoàn cầu liên quan tới bệnh dịch này. Trong mọi trường hợp, các hoạt động như thế đều được thực thi theo đúng sứ mệnh tổng quát của Giáo Hội trong ba chiều kích huấn quyền, bác ái và mục vụ. Phần lớn các năng lực giáo dục và chuyên môn đươc tập trung vào lãnh vực phòng ngừa và lây lan siêu vi khuẩn HIV. Nhiều chính phủ, cơ quan y tế công, và ngay cả các cơ quan LHQ, cũng thích cổ vũ phương thức giải quyết cho nhanh (quick fix) nhưng không trọn vẹn, như chỉ chú trọng tới việc cổ động và phân phối túi cao xu (condoms). Ngược lại, Giáo Hội Công Giáo nhấn mạnh đến các chiến lược phòng ngừa phù hợp với giáo huấn của mình về nhân phẩm, về sự thánh thiện của hôn nhân, và nhu cầu phải thực thi trách nhiệm trong các liên hệ thân mật hợp nhân bản, qua việc tuân giữ tiết dục bên ngoài hôn nhân và trung thành hỗ tương và vĩnh viễn trong hôn nhân. Điều này từng khiến người ta hiểu lầm cho rằng Giáo Hội Công Giáo làm trở ngại việc phòng ngừa HIV và phải “chịu tội” đối với hàng triệu cái chết do AIDS gây ra. Chúng ta rất biết ơn trước sự can đảm và khôn ngoan của các chuyên gia như Tiến Sĩ Edward C. Green, người đã chứng tỏ một cách có bằng chứng rằng phương thức cổ vũ việc thay đổi tác phong hướng về các liên hệ tính dục có trách nhiệm quả hữu hiệu hơn phương thức cổ vũ bao cao xu, nếu nói về việc giảm thiểu các trường hợp mắc HIV mới (3).
Về phương diện này, Các Sứ Bộ Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh cả ở Geneva lẫn ở New York đều đã nhiều lần nhấn mạnh tới chủ đề trách nhiệm trong các liên hệ liên bản ngã này trong các hội nghị của UNAIDS, của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, và nhiều Phiên Họp Đặc Biệt về AIDS do Đại Hội Đồng LHQ triệu tập trong các năm 2001, 2006, 2008 và sẽ được triệu tập trong tháng 6 năm nay. Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã minh hoạ giá trị lâu bền và bất biến này trong bài diễn văn hồi tháng 11 năm 1989 với Hội Nghị về AIDS do Hội Đồng Giáo Hoàng Về Các Nhân Viên Chăm Sóc Y Tế: “… Giáo Hội, vốn là người giải thích chắc chắn Lề Luật của Thiên Chúa và là ‘chuyên viên về nhân tính’, quan tâm không những đến việc đưa ra hàng loạt chữ ‘không’ đối với một số mẫu tác phong đặc thù, mà trên hết còn lưu tâm đến việc đề nghị một lối sống hoàn toàn có ý nghĩa đối với con người” (4). Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI hiện nay, trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Đức Peter Seewald, sau này in thành sách tựa là “Ánh Sáng Thế Gian, Đức Giáo Hoàng, Giáo Hội, và Các Dấu Chỉ Thời Đại” cũng đã khẳng định lại cùng một giáo huấn trên: “… ta không thể giải quyết vấn đề bằng cách phân phối bao cao xu. Cần phải làm nhiều hơn thế. Ta phải đứng bên người ta, phải hướng dẫn và giúp đỡ họ; và phải làm việc đó cả trước lẫn sau khi họ mắc bệnh”.
4. Giáo Hội không chỉ giới hạn sự chú ý của mình vào giáo huấn phòng ngừa HIV; Giáo Hội còn dấn thân vào việc vận động để loại bỏ sự kỳ thị chống lại những người đang sống với hay đang bị ảnh hưởng bởi HIV, nhất là việc loại bỏ họ hay đẩy họ ra bên lề dựa vào ý niệm lệch lạc cho rằng AIDS là hình phật do Chúa gửi tới. Như thế, lời của Hội Đồng Giám Mục Nam Châu Phi viết năm 2001 đã có nhiều tiếng vang trong các giáo huấn có tính huấn quyền của các vị giám mục tại nhiều quốc gia khác: “Không bao giờ được coi AIDS là hình phạt Chúa gửi tới. Người luôn muốn ta được khỏe mạnh chứ không chết vì AIDS. Đối với chúng ta, đây là một dấu chỉ thời đại thách thức mọi người thay đổi nội tâm và bước theo Chúa Kitô trong thừa tác vụ chữa lành, xót thương và yêu thương” (5).
5. Được linh hứng bởi Mệnh Lệnh Tin Mừng phải dành ưu tiên cho nhu cầu người nghèo và người yếu kém, Giáo Hội nhất quán gióng lên tiếng nói của mình để chỉ rõ và nhấn mạnh tới một giải pháp công chính đối với việc phân chia không công bằng các tài nguyên hiện có cho một đáp ứng hoàn cầu đối với nạn dịch HIV. Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phát biểu mối quan tâm khẩn cấp của ngài đối với vấn đề này trong bức thư gửi cho Kofi Annan, Tổng Thư Ký lúc bấy giờ của LHQ, nhân dịp Phiên Họp Đặc Biệt đầu tiên của LHQ về AIDS năm 2001. Ngài nhắc lại lời của Công Đồng Vatican II liên quan đến đích chung của của cải (6) và sau đó đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết sau: “Nhân khoản cầm cố (mortgage) xã hội này, vốn bao gồm trong luật lệ quốc tế qua việc khẳng định: mọi cá nhân đều có quyền được hưởng sức khỏe, tôi yêu cầu các quốc gia giầu có đáp ứng các nhu cầu của các bệnh nhân HIV/AIDS tại các quốc gia nghèo khó bằng mọi phương thế hiện có, để những người đàn ông và đàn bà đang khốn khổ trong thân xác và linh hồn này nhận được các thuốc men họ cần để tự chữa trị mình” (7).
Một lần nữa, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tái khẳng định các quan tâm y hệt như trên vào năm 2006, trong bài diễn văn gửi các tham dự viên của Hội Nghị Quốc Tế lần thứ 21 do Hội Đồng Giáo Hoàng Về Mục Vụ Chăm Sóc Y Tế, khi ngài nhấn mạnh đến “… tầm quan trọng của việc hợp tác với các bộ phận công để công bằng xã hội được thực thi trong lãnh vực điều trị nhạy cảm này” và việc chăm sóc các chứng bệnh hay lây như HIV và lao phổi cũng như nhu cầu “phân phối công bằng các tài nguyên nghiên cứu và điều trị, cũng như cổ vũ các tiêu chuẩn sống có thể giúp ngăn ngừa được việc mắc bệnh và giới hạn việc truyền bá các chứng bệnh ấy (8).
Để bảo đảm các lời trên được đem ra thi hành, Tòa Thánh, cũng như nhiều tổ chức quốc tế chịu ảnh hưởng Công Giáo, như Caritas Quốc Tế, Associazione Papa Giovanni XXIII, Văn Phòng Trẻ Em Công Giáo Quốc Tế, và nhiều dòng tu có đại diện tại LHQ, đã theo dõi một cách cẩn thận và cung cấp nhiều đóng góp cho các diễn trình của LHQ nhằm cổ vũ tính mềm dẻo trong việc áp dụng quyền tư hữu trí thức, cổ vũ việc dành quyền phổ quát được ngăn ngừa, chữa trị, chăm sóc và yểm trợ cho những người đang sống với hay đang chịu ảnh hưởng của nạn dịch HIV và các chứng bệnh khác; phải bảo đảm để họ sớm được chẩn bệnh và chữa trị các chứng bệnh này mà không gây hại cho trẻ em (child-friendly).
6. Giáo Hội không bao giờ sao lãng sứ mệnh chủ yếu của mình trong tư cách Mục Tử của Dân Chúa. Bởi thế, Tòa Thánh luôn nhấn mạnh tới các nhu cầu thiêng liêng của người ta trong các can thiệp của mình tại LHQ và các diễn đàn liên chính phủ khác. Trong Hiến Chương của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, câu định nghĩa về y tế vượt quá các can thiệp y khoa và nhân tố quyết định xã hội để bao gồm luôn “tình trạng khỏe mạnh đầy đủ về thể lý, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là việc không có bệnh hay tàn tật” (9). Trong nhận định của mình về “việc cổ vũ và bảo vệ mọi nhân quyền: quyền dân sự, quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền xã hội và văn hóa, trong đó có quyền được phát triển” trong Phiên Họp Thứ Bẩy của Hội Đồng Nhân Quyền, phái đoàn của Tòa Thánh cũng đã nhìn nhận “nhu cầu phải bảo đảm việc người ta có thể nhận được sự trợ giúp tâm linh trong các điều kiện có thể giúp họ được vui hưởng quyền y tế” (10). Phái đoàn cũng mượn dịp này nêu vấn đề với chủ trương trong Tường Trình Của Phúc Trình Viên Đặc Biệt Về Quyền Của Mọi Người Được Hưởng Tiêu Chuẩn Cao Nhất Về Sức Khỏe Thể Lý Và Tinh Thần, một chủ trương cho rằng “ít có nhân quyền nào là tuyệt đối” (11). và đã nhấn mạnh rằng “không được thỏa hiệp hay thương lượng gì về quyền sống của người ta từ lúc tượng thai cho tới lúc chết cách tự nhiên, hay đối với khả năng họ được hưởng phẩm giá do quyền này đưa lại” (12).
7. Để kết luận, Đức TGM Tomasi tin rằng Đức Thánh Cha từng tóm tắt chủ đề ta đang bàn một cách rõ ràng, chắc chắn, nên xin trích dẫn chính lời của ngài nói với nhà báo Peter Seewald: “… Giáo Hội làm nhiều hơn bất cứ người nào khác. Tôi tin chắc điều đó. Vì Giáo Hội là định chế duy nhất giúp người ta một cách gần gũi và cụ thể, với việc phòng ngừa, giáo dục, trợ giúp, cố vấn, và đồng hành. Và vì Giáo Hội không thua ai trong việc điều trị rất nhiều… (người đang sống với hay đang bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS), đặc biệt các trẻ em mắc AIDS” (13).
Hành động hữu hiệu do Giáo Hội Công Giáo vận động để đáp ứng nạn đại dịch HIV hoàn cầu đã thực sự chăm sóc cho nhiều người và nêu gương sáng điển hình. Một tin mừng phụ trội nữa là việc công bố mới đây liên quan tới tính hữu hiệu của việc điều trị gọi là chống lại việc tái hồi của siêu vi khuẩn (anti-retroviral) bằng cách dùng một lúc tới 2 hay 3 thứ thuốc khác nhau vừa để kéo dài mạng sống vừa để cải thiện phẩm chất cuộc sống của những người đang sống với siêu vi khuẩn, và tính hiệu năng của việc điều trị này để ngăn ngừa việc lan tràn HIV. Tuy nhiên, sự thật vẫn là: đường còn rất dài: 33 triệu người trên khắp thế giới đang phải sống với HIV; cứ mỗi người được điều trị bằng phương pháp “anti-retroviral”, ta lại có 2 người mới mắc siêu vi khuẩn, tức 7,100 người mỗi ngày; hiện nay, 10 triệu người cần được điều trị loại này chưa được điều trị như thế và một cuộc nghiên cứu mới đây do các cơ quan cung cấp tài trợ và trợ giúp kỹ thuật chịu ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo thực hiện đã công bố các tờ trình của các cơ quan bạn tại các nước ít thu nhập hoặc thu nhập trung bình rằng: các cắt giảm hay tài trợ quốc tế đã làm đình trệ đáng kể nhiều dự án điều trị quan trọng (14).
Giáo Hội, trong tư cách một cộng đồng đức tin, đức cậy và đức ái, không bao giờ dừng chân trong sứ mệnh phục vụ của mình, nhằm đặt mỗi một và mọi con người nhân bản vào tâm điểm của đáp ứng hoàn cầu đối với HIV, và dấn thân vào việc mạnh mẽ cổ vũ và hợp tác, ngõ hầu đoan chắc rằng tất cả những con người đó “được sống và sống trọn vẹn” (15).
Ghi chú
(1) Một nghiên cứu năm 2007 do Tổ Chức Y Tế Thế Giới và nhiều cơ quan khác thực hiện cho thấy khoảng từ 40% đến 70% việc chăm sóc y tế tại vùng Phi Châu Hạ Sahara là do các tổ chức tôn giáo đảm nhiệm.
(2) Phúc trình của Dr. Christoph Benn, Giám Đốc Đối Ngoại của Qũy Hoàn Cầu Chống AIDS, Bệnh Lao và Sốt Rét, tại Hội Nghị về “Tăng Gia Sự Can Dự Của Các Tổ Chức Tôn Giáo vào Các Diễn Trình Của Qũy Hoàn Cầu", họp tại Dar-Es-Salaam, Tháng Tư năm 2008.
(3) Edward C. Green và Allison Herling Ruark, “AIDS and the Churches: Making the Story Right Đúng”, tạp chí First Things, http://www.firstthings.com/article.php3?id_article=6172 ; Edward C. Green, Broken Promises: How the AIDS Establishment Has Betrayed the Developing World, ISBN 978-1-93-6227-00-6, Sausalito, California, USA: Poli-Point Press, LLC, 2011.
(4) Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Diễn Văn trước Hội Nghị Quốc Tế Lần Thứ Tư Của Hội Đồng Giáo Hoàng về Trợ Giúp Mục Vụ Cho Các Nhân Viên Y Tế, “Giáo Hội Đứng Trước Thánh Đố AIDS: Phòng Ngừa Xứng Với Con Người Nhân Bản và Trợ Giúp Trong Liên Kết Hoàn Toàn” ngày 15 tháng 11 năm 1989.
(5) Một Sứ Điệp Hy Vọng Của Các Giám Mục Công Giáo Gửi Dân Chúa tại Nam Phi, Botswana và Swaziland, 30 tháng 7 năm 2001.
(6) Gaudium et Spes, 7,1, cũng được Đức GH Gioan Phaolô II nhắc tới trong Centesimus Annus, 30.
(7) Sứ điệp của Đức GH Gioan Phaolô II gửi Tổng Thư Ký LHQ, nhân dịp Phiên Họp Đặc Biệt về AIDS của Đại Hội Đồng LHQ, 25-27 tháng 6 năm 2001.
(8) http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/november/documents/hf_ben-xvi_spe_20061124_pc-health_en.html
(9) Nhập Đề Hiến Chương Của Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã được Hội Nghị Y Tế Quốc Tế chấp thuận tại New York 19/6 tới 22/7 năm 1946; ngày 22/7 được 61 quốc gia ký nhận (Hồ Sơ Chính Thức, số 2, tr.100) và có hiệu lực từ ngày 7 tháng 4 năm 1948.
(10) Hiến Chương NHân Viên Chăm Sóc Y Tế, số 40, HĐGH về Chăm Sóc Y Tế, Vatican, 1995. http://www.healthpastoral.org/pdffiles/Charter_06_Chapter2.pdf
(11) Tài liệu A/HRC/7/11, 31 tháng 1 năm 2008, số 63.
(12) Can thiệp của Đức TGM Silvano M. Tomasi, Sứ Thần Tòa Thánh, Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại LHQ ở Geneva tham dự Phiên Họp Thứ 7 của HỘi Đồng Nhân Quyền, Mục 3 ngày 11 tháng 3 năm 2008.
(13) Đức Bênêđíctô XVI, Light of the World: The Pope, the Church, and the Signs of the Times - A Conversation with Peter Seewald, Ignatius Press 2010, ISBN # 9781586176068, các trang 117-119.
(14) “Duy trì Các Cam Kết Đối Với HIV và AIDS: Mọi Người Được Quyền Chữa Trị, Ngăn Ngừa, Chăm Sóc và Yểm Trợ”, Bản Quan Điểm của Hệ Thống HIV và AIDS Công Giáo” Tháng 4 năm 2001.
(15) Ga 10:10
1. Từ đầu thập niên 1980, khi nạn đại dịch AIDS mới được nhận diện lần thứ nhất, việc dấn thân tức khắc của nhiều dòng tu, nhiều cơ quan Caritas giáo phận và quốc gia cũng như nhiều định chế khác được Giáo Hội Công Giáo linh hứng để đáp ứng các nhu cầu y tế, xã hội và mục vụ của những người đang sống và đang hấp hối vì những bệnh liên quan đến AIDS đã được nhiều người biết đến và lên tài liệu. Bởi thế, không ai ngạc nhiên khi thấy Tòa Thánh, và các cơ quan quốc tế có liên hệ với Giáo Hội hết sức quan tâm tới việc chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết thấu đáo trong nỗ lực hoàn cầu lúc ấy đang ló dạng nhằm phối hợp các giải pháp y tế công cộng để giải quyết các thách thức do HIV và AIDS đặt ra. Phái đoàn Đại Diện Tòa Thánh tại Geneva theo dõi việc thiết lập Chương Trình AIDS Hoàn Cầu (GPA) của Cơ Quan Y Tế Thế Giới. Xét vì tính ưu tiên phải có đối với nạn dịch này, năm 1987, Caritas Quốc Tế đã thường xuyên tham dự các cuộc họp tại Ủy Ban Quản Trị của GPA và đôi khi được vị giám đốc đầu tiên của nó là Dr. Jonathan Mann cũng như nhân viên của ông tham khảo liên quan tới “các bài học học được” trong lãnh vực này của các tổ chức Công Giáo đang phục vụ người bệnh và người hấp hối cũng như các thân nhân sống sót của họ. Có thể nói các nhạy cảm của Dr. Mann đối với nhân quyền và các yếu tố xã hội của hiện tượng tràn lan càng ngày càng nhiều HIV đã chịu ảnh hưởng nhờ việc ông tham khảo các chương trình liên quan tới Giáo Hội. Các chương trình này nhìn tình thế theo lối toàn bộ (holistic), bao gồm mọi chiều kích xã hội, kinh tế, xúc cảm và tâm linh của người đang sống với hay chịu ảnh hưởng của HIV, hơn là chỉ nhìn theo khía cạnh y khoa hay khoa học.
Từ ngày thiết lập ra UNAIDS vào năm 1995, như một Chương Trình Phối Hợp có sự đồng bảo trợ của 10 cơ quan LHQ khác nhau, Tòa Thánh cũng như một số cơ quan được Giáo Hội Công Giáo linh hứng như Caritas Quốc Tế, Cơ Quan Viện Trợ Công Giáo, và cơ quan Associazione Papa Giovanni XXIII đã tham dự, với tư cách quan sát viên, các hội nghị bán niên của Hội Đồng Phối Hợp Các Chương Trình UNAIDS. Cũng thế, các cơ cấu Công Giáo này còn được mời gọi góp phần vào nhiều Nhóm Làm Việc khác nhau, các guồng máy hoạch định, và khai triển chính sách cũng như các hướng dẫn thực hành, không những của UNAIDS mà còn của nhiều cơ quan khác nữa.
Năm 2006, Caritas Quốc Tế, được sự khuyến khích của Sứ Bộ Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh cạnh LHQ và các Cơ Quan Chuyên Biệt tại Geneva, đã cộng tác với UNAIDS và Tổ Chức Y Tế Thế Giới để triệu tập khoảng 70 đại diện các cơ quan chịu ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo sẵn sàng dấn thân tìm các giải pháp hoàn cầu cho nạn dịch HIV và AIDS. Trong dịp này, cuộc đối thoại trong sáng và cởi mở đã diễn ra giữa các thợ “làm vườn nho” của một số chương trình phòng ngừa, chữa trị và săn sóc HIV tại các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh của những nước nghèo nàn và các viên chức của các cơ quan LHQ nói trên. Cuộc họp này đã đẩy xa rất nhiều cái hiểu của các chuyên viên y tế công liên quan tới chiều sâu rộng trong giải pháp của Giáo Hội trước nạn đại dịch này, và đã mở cửa cho việc hợp tác giữa Giáo Hội, chính phủ và cơ quan quốc tế trên bình diện miền, quốc gia và địa phương.
Bước quan trọng khác làm người ta hiểu biết hơn hoạt động quốc tế của Giáo Hội trong phạm vi chống AIDS đã trở nên dễ dàng nhờ các phúc trình chi tiết về các hoạt động ở Miền Nam Châu Phi (Được UNAIDS ấn hành làm phúc trình Thực Hành Hay Nhất), về Dự Án Mơ Ước (Dream Project) nhằm ngăn ngừa việc truyền HIV từ mẹ sang con (Được WHO ấn hành làm phúc trình Thực Hành Hay Nhất), về cuộc điều tra do Ủy Ban Y Tế Hỗn Hợp của Hiệp Hội Các Bề Trên Cả thực hiện nhằm thăm dò các giải pháp đối với HIV/AIDS của các dòng tu trên khắp thế giới, và của những dự án quốc gia có tính chi tiết do Hội Nghị Chuyên Đề Của Các Hội Đồng Giám Mục Châu Phi Và Madagascar thực hiện tại cấp miền, và do Các Hội Đồng Giám Mục tại các quốc gia như Ấn Độ, Kenya, Thái Lan, và Miến Điện thực hiện ở cấp quốc gia. Những cuộc nghiên cứu này làm nổi bật sự đóng góp to lớn của Giáo Hội vào phạm vi này, cụ thể trong các lãnh vực như phòng ngừa, săn sóc, chữa trị, các dịch vụ cho trẻ mồ côi và các trẻ em yếu kém, bênh vực, gầy dựng khả năng, suy tư thần học, chăm sóc mục vụ, và can dự liên tôn. Các thông tin và chiến lược căn bản về việc cổ vũ thực thi các lãnh vực hoạt động này của Giáo Hội đã được trình bày rõ ràng trong ấn phẩm tựa là “Huấn Luyện Mục Vụ Để Đáp Ứng HIV/AIDS", do Caritas Quốc Tế khai triển. Cuốn sách này khởi đầu được nhà Xuất Bản Pauline Châu Phi ấn hành, nhưng hiện nay được in bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
2. Tòa Thánh cũng đã cố gắng theo dõi việc thiết lập cũng như các chính sách và hoạt động của Qũy Hoàn Cầu Chống AIDS, Bệnh Lao và Sốt Rét. Bất kể gánh nặng săn sóc đáng kể và có ý nghĩa cao mà hiện Giáo Hội Công Giáo đang phải gánh vác đối với ba thứ bệnh dịch đang đe dọa gia đình nhân loại trong thời đại này (1), trên thực tế, chỉ một phần rất nhỏ của qũy này đã được phân phối cho các tổ chức tôn giáo mà thôi. Theo một cuộc nghiên cứu năm 2008 về đề tài này, các tổ chức tôn giáo chỉ nhận được 5.4% các cấp khoản của Qũy này (2). Dù vậy, các chương trình do Giáo Hội Công Giáo bảo trợ sử dụng khá thành công các cấp khoản nhỏ nhoi đó. Người ta hy vọng Tiến Sĩ Christoph Benn, người sẽ là diễn giả trong cuộc Hội Nghị này, sẽ cập nhật hóa các dữ kiện trên. Có điều cần ghi nhận là: Một số cơ quan tài trợ quốc tế vẫn không muốn yểm trợ các cố gắng của các tôn giáo trong cuộc chiến đấu chống HIV và AIDS.
3. Giờ đây, ta hãy xét tới các lãnh vực trong đó, Tòa Thánh và các tổ chức do Giáo Hội Công Giáo linh hứng đã ảnh hưởng khá lớn đối với các chính sách và thực hành hoàn cầu liên quan tới bệnh dịch này. Trong mọi trường hợp, các hoạt động như thế đều được thực thi theo đúng sứ mệnh tổng quát của Giáo Hội trong ba chiều kích huấn quyền, bác ái và mục vụ. Phần lớn các năng lực giáo dục và chuyên môn đươc tập trung vào lãnh vực phòng ngừa và lây lan siêu vi khuẩn HIV. Nhiều chính phủ, cơ quan y tế công, và ngay cả các cơ quan LHQ, cũng thích cổ vũ phương thức giải quyết cho nhanh (quick fix) nhưng không trọn vẹn, như chỉ chú trọng tới việc cổ động và phân phối túi cao xu (condoms). Ngược lại, Giáo Hội Công Giáo nhấn mạnh đến các chiến lược phòng ngừa phù hợp với giáo huấn của mình về nhân phẩm, về sự thánh thiện của hôn nhân, và nhu cầu phải thực thi trách nhiệm trong các liên hệ thân mật hợp nhân bản, qua việc tuân giữ tiết dục bên ngoài hôn nhân và trung thành hỗ tương và vĩnh viễn trong hôn nhân. Điều này từng khiến người ta hiểu lầm cho rằng Giáo Hội Công Giáo làm trở ngại việc phòng ngừa HIV và phải “chịu tội” đối với hàng triệu cái chết do AIDS gây ra. Chúng ta rất biết ơn trước sự can đảm và khôn ngoan của các chuyên gia như Tiến Sĩ Edward C. Green, người đã chứng tỏ một cách có bằng chứng rằng phương thức cổ vũ việc thay đổi tác phong hướng về các liên hệ tính dục có trách nhiệm quả hữu hiệu hơn phương thức cổ vũ bao cao xu, nếu nói về việc giảm thiểu các trường hợp mắc HIV mới (3).
Về phương diện này, Các Sứ Bộ Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh cả ở Geneva lẫn ở New York đều đã nhiều lần nhấn mạnh tới chủ đề trách nhiệm trong các liên hệ liên bản ngã này trong các hội nghị của UNAIDS, của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, và nhiều Phiên Họp Đặc Biệt về AIDS do Đại Hội Đồng LHQ triệu tập trong các năm 2001, 2006, 2008 và sẽ được triệu tập trong tháng 6 năm nay. Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã minh hoạ giá trị lâu bền và bất biến này trong bài diễn văn hồi tháng 11 năm 1989 với Hội Nghị về AIDS do Hội Đồng Giáo Hoàng Về Các Nhân Viên Chăm Sóc Y Tế: “… Giáo Hội, vốn là người giải thích chắc chắn Lề Luật của Thiên Chúa và là ‘chuyên viên về nhân tính’, quan tâm không những đến việc đưa ra hàng loạt chữ ‘không’ đối với một số mẫu tác phong đặc thù, mà trên hết còn lưu tâm đến việc đề nghị một lối sống hoàn toàn có ý nghĩa đối với con người” (4). Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI hiện nay, trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Đức Peter Seewald, sau này in thành sách tựa là “Ánh Sáng Thế Gian, Đức Giáo Hoàng, Giáo Hội, và Các Dấu Chỉ Thời Đại” cũng đã khẳng định lại cùng một giáo huấn trên: “… ta không thể giải quyết vấn đề bằng cách phân phối bao cao xu. Cần phải làm nhiều hơn thế. Ta phải đứng bên người ta, phải hướng dẫn và giúp đỡ họ; và phải làm việc đó cả trước lẫn sau khi họ mắc bệnh”.
4. Giáo Hội không chỉ giới hạn sự chú ý của mình vào giáo huấn phòng ngừa HIV; Giáo Hội còn dấn thân vào việc vận động để loại bỏ sự kỳ thị chống lại những người đang sống với hay đang bị ảnh hưởng bởi HIV, nhất là việc loại bỏ họ hay đẩy họ ra bên lề dựa vào ý niệm lệch lạc cho rằng AIDS là hình phật do Chúa gửi tới. Như thế, lời của Hội Đồng Giám Mục Nam Châu Phi viết năm 2001 đã có nhiều tiếng vang trong các giáo huấn có tính huấn quyền của các vị giám mục tại nhiều quốc gia khác: “Không bao giờ được coi AIDS là hình phạt Chúa gửi tới. Người luôn muốn ta được khỏe mạnh chứ không chết vì AIDS. Đối với chúng ta, đây là một dấu chỉ thời đại thách thức mọi người thay đổi nội tâm và bước theo Chúa Kitô trong thừa tác vụ chữa lành, xót thương và yêu thương” (5).
5. Được linh hứng bởi Mệnh Lệnh Tin Mừng phải dành ưu tiên cho nhu cầu người nghèo và người yếu kém, Giáo Hội nhất quán gióng lên tiếng nói của mình để chỉ rõ và nhấn mạnh tới một giải pháp công chính đối với việc phân chia không công bằng các tài nguyên hiện có cho một đáp ứng hoàn cầu đối với nạn dịch HIV. Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phát biểu mối quan tâm khẩn cấp của ngài đối với vấn đề này trong bức thư gửi cho Kofi Annan, Tổng Thư Ký lúc bấy giờ của LHQ, nhân dịp Phiên Họp Đặc Biệt đầu tiên của LHQ về AIDS năm 2001. Ngài nhắc lại lời của Công Đồng Vatican II liên quan đến đích chung của của cải (6) và sau đó đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết sau: “Nhân khoản cầm cố (mortgage) xã hội này, vốn bao gồm trong luật lệ quốc tế qua việc khẳng định: mọi cá nhân đều có quyền được hưởng sức khỏe, tôi yêu cầu các quốc gia giầu có đáp ứng các nhu cầu của các bệnh nhân HIV/AIDS tại các quốc gia nghèo khó bằng mọi phương thế hiện có, để những người đàn ông và đàn bà đang khốn khổ trong thân xác và linh hồn này nhận được các thuốc men họ cần để tự chữa trị mình” (7).
Một lần nữa, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tái khẳng định các quan tâm y hệt như trên vào năm 2006, trong bài diễn văn gửi các tham dự viên của Hội Nghị Quốc Tế lần thứ 21 do Hội Đồng Giáo Hoàng Về Mục Vụ Chăm Sóc Y Tế, khi ngài nhấn mạnh đến “… tầm quan trọng của việc hợp tác với các bộ phận công để công bằng xã hội được thực thi trong lãnh vực điều trị nhạy cảm này” và việc chăm sóc các chứng bệnh hay lây như HIV và lao phổi cũng như nhu cầu “phân phối công bằng các tài nguyên nghiên cứu và điều trị, cũng như cổ vũ các tiêu chuẩn sống có thể giúp ngăn ngừa được việc mắc bệnh và giới hạn việc truyền bá các chứng bệnh ấy (8).
Để bảo đảm các lời trên được đem ra thi hành, Tòa Thánh, cũng như nhiều tổ chức quốc tế chịu ảnh hưởng Công Giáo, như Caritas Quốc Tế, Associazione Papa Giovanni XXIII, Văn Phòng Trẻ Em Công Giáo Quốc Tế, và nhiều dòng tu có đại diện tại LHQ, đã theo dõi một cách cẩn thận và cung cấp nhiều đóng góp cho các diễn trình của LHQ nhằm cổ vũ tính mềm dẻo trong việc áp dụng quyền tư hữu trí thức, cổ vũ việc dành quyền phổ quát được ngăn ngừa, chữa trị, chăm sóc và yểm trợ cho những người đang sống với hay đang chịu ảnh hưởng của nạn dịch HIV và các chứng bệnh khác; phải bảo đảm để họ sớm được chẩn bệnh và chữa trị các chứng bệnh này mà không gây hại cho trẻ em (child-friendly).
6. Giáo Hội không bao giờ sao lãng sứ mệnh chủ yếu của mình trong tư cách Mục Tử của Dân Chúa. Bởi thế, Tòa Thánh luôn nhấn mạnh tới các nhu cầu thiêng liêng của người ta trong các can thiệp của mình tại LHQ và các diễn đàn liên chính phủ khác. Trong Hiến Chương của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, câu định nghĩa về y tế vượt quá các can thiệp y khoa và nhân tố quyết định xã hội để bao gồm luôn “tình trạng khỏe mạnh đầy đủ về thể lý, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là việc không có bệnh hay tàn tật” (9). Trong nhận định của mình về “việc cổ vũ và bảo vệ mọi nhân quyền: quyền dân sự, quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền xã hội và văn hóa, trong đó có quyền được phát triển” trong Phiên Họp Thứ Bẩy của Hội Đồng Nhân Quyền, phái đoàn của Tòa Thánh cũng đã nhìn nhận “nhu cầu phải bảo đảm việc người ta có thể nhận được sự trợ giúp tâm linh trong các điều kiện có thể giúp họ được vui hưởng quyền y tế” (10). Phái đoàn cũng mượn dịp này nêu vấn đề với chủ trương trong Tường Trình Của Phúc Trình Viên Đặc Biệt Về Quyền Của Mọi Người Được Hưởng Tiêu Chuẩn Cao Nhất Về Sức Khỏe Thể Lý Và Tinh Thần, một chủ trương cho rằng “ít có nhân quyền nào là tuyệt đối” (11). và đã nhấn mạnh rằng “không được thỏa hiệp hay thương lượng gì về quyền sống của người ta từ lúc tượng thai cho tới lúc chết cách tự nhiên, hay đối với khả năng họ được hưởng phẩm giá do quyền này đưa lại” (12).
7. Để kết luận, Đức TGM Tomasi tin rằng Đức Thánh Cha từng tóm tắt chủ đề ta đang bàn một cách rõ ràng, chắc chắn, nên xin trích dẫn chính lời của ngài nói với nhà báo Peter Seewald: “… Giáo Hội làm nhiều hơn bất cứ người nào khác. Tôi tin chắc điều đó. Vì Giáo Hội là định chế duy nhất giúp người ta một cách gần gũi và cụ thể, với việc phòng ngừa, giáo dục, trợ giúp, cố vấn, và đồng hành. Và vì Giáo Hội không thua ai trong việc điều trị rất nhiều… (người đang sống với hay đang bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS), đặc biệt các trẻ em mắc AIDS” (13).
Hành động hữu hiệu do Giáo Hội Công Giáo vận động để đáp ứng nạn đại dịch HIV hoàn cầu đã thực sự chăm sóc cho nhiều người và nêu gương sáng điển hình. Một tin mừng phụ trội nữa là việc công bố mới đây liên quan tới tính hữu hiệu của việc điều trị gọi là chống lại việc tái hồi của siêu vi khuẩn (anti-retroviral) bằng cách dùng một lúc tới 2 hay 3 thứ thuốc khác nhau vừa để kéo dài mạng sống vừa để cải thiện phẩm chất cuộc sống của những người đang sống với siêu vi khuẩn, và tính hiệu năng của việc điều trị này để ngăn ngừa việc lan tràn HIV. Tuy nhiên, sự thật vẫn là: đường còn rất dài: 33 triệu người trên khắp thế giới đang phải sống với HIV; cứ mỗi người được điều trị bằng phương pháp “anti-retroviral”, ta lại có 2 người mới mắc siêu vi khuẩn, tức 7,100 người mỗi ngày; hiện nay, 10 triệu người cần được điều trị loại này chưa được điều trị như thế và một cuộc nghiên cứu mới đây do các cơ quan cung cấp tài trợ và trợ giúp kỹ thuật chịu ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo thực hiện đã công bố các tờ trình của các cơ quan bạn tại các nước ít thu nhập hoặc thu nhập trung bình rằng: các cắt giảm hay tài trợ quốc tế đã làm đình trệ đáng kể nhiều dự án điều trị quan trọng (14).
Giáo Hội, trong tư cách một cộng đồng đức tin, đức cậy và đức ái, không bao giờ dừng chân trong sứ mệnh phục vụ của mình, nhằm đặt mỗi một và mọi con người nhân bản vào tâm điểm của đáp ứng hoàn cầu đối với HIV, và dấn thân vào việc mạnh mẽ cổ vũ và hợp tác, ngõ hầu đoan chắc rằng tất cả những con người đó “được sống và sống trọn vẹn” (15).
Ghi chú
(1) Một nghiên cứu năm 2007 do Tổ Chức Y Tế Thế Giới và nhiều cơ quan khác thực hiện cho thấy khoảng từ 40% đến 70% việc chăm sóc y tế tại vùng Phi Châu Hạ Sahara là do các tổ chức tôn giáo đảm nhiệm.
(2) Phúc trình của Dr. Christoph Benn, Giám Đốc Đối Ngoại của Qũy Hoàn Cầu Chống AIDS, Bệnh Lao và Sốt Rét, tại Hội Nghị về “Tăng Gia Sự Can Dự Của Các Tổ Chức Tôn Giáo vào Các Diễn Trình Của Qũy Hoàn Cầu", họp tại Dar-Es-Salaam, Tháng Tư năm 2008.
(3) Edward C. Green và Allison Herling Ruark, “AIDS and the Churches: Making the Story Right Đúng”, tạp chí First Things, http://www.firstthings.com/article.php3?id_article=6172 ; Edward C. Green, Broken Promises: How the AIDS Establishment Has Betrayed the Developing World, ISBN 978-1-93-6227-00-6, Sausalito, California, USA: Poli-Point Press, LLC, 2011.
(4) Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Diễn Văn trước Hội Nghị Quốc Tế Lần Thứ Tư Của Hội Đồng Giáo Hoàng về Trợ Giúp Mục Vụ Cho Các Nhân Viên Y Tế, “Giáo Hội Đứng Trước Thánh Đố AIDS: Phòng Ngừa Xứng Với Con Người Nhân Bản và Trợ Giúp Trong Liên Kết Hoàn Toàn” ngày 15 tháng 11 năm 1989.
(5) Một Sứ Điệp Hy Vọng Của Các Giám Mục Công Giáo Gửi Dân Chúa tại Nam Phi, Botswana và Swaziland, 30 tháng 7 năm 2001.
(6) Gaudium et Spes, 7,1, cũng được Đức GH Gioan Phaolô II nhắc tới trong Centesimus Annus, 30.
(7) Sứ điệp của Đức GH Gioan Phaolô II gửi Tổng Thư Ký LHQ, nhân dịp Phiên Họp Đặc Biệt về AIDS của Đại Hội Đồng LHQ, 25-27 tháng 6 năm 2001.
(8) http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/november/documents/hf_ben-xvi_spe_20061124_pc-health_en.html
(9) Nhập Đề Hiến Chương Của Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã được Hội Nghị Y Tế Quốc Tế chấp thuận tại New York 19/6 tới 22/7 năm 1946; ngày 22/7 được 61 quốc gia ký nhận (Hồ Sơ Chính Thức, số 2, tr.100) và có hiệu lực từ ngày 7 tháng 4 năm 1948.
(10) Hiến Chương NHân Viên Chăm Sóc Y Tế, số 40, HĐGH về Chăm Sóc Y Tế, Vatican, 1995. http://www.healthpastoral.org/pdffiles/Charter_06_Chapter2.pdf
(11) Tài liệu A/HRC/7/11, 31 tháng 1 năm 2008, số 63.
(12) Can thiệp của Đức TGM Silvano M. Tomasi, Sứ Thần Tòa Thánh, Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại LHQ ở Geneva tham dự Phiên Họp Thứ 7 của HỘi Đồng Nhân Quyền, Mục 3 ngày 11 tháng 3 năm 2008.
(13) Đức Bênêđíctô XVI, Light of the World: The Pope, the Church, and the Signs of the Times - A Conversation with Peter Seewald, Ignatius Press 2010, ISBN # 9781586176068, các trang 117-119.
(14) “Duy trì Các Cam Kết Đối Với HIV và AIDS: Mọi Người Được Quyền Chữa Trị, Ngăn Ngừa, Chăm Sóc và Yểm Trợ”, Bản Quan Điểm của Hệ Thống HIV và AIDS Công Giáo” Tháng 4 năm 2001.
(15) Ga 10:10