NEW YORK - Đây là lần thứ hai Liên Hiệp Quốc và Campuchia đàm phán để tìm ra công thức cho việc xử án những nhân vật bị buộc tội diệt chủng dưới thời Khmer Đỏ.
Ba năm trước, một ý tưởng bất thường được hai bên đồng ý với nhau: sẽ có một tòa án bao gồm ba quan tòa Campuchia và hai quan tòa nước ngoài.
Để có phán quyết cuối cùng sẽ cần sự đồng ý của ít nhất một quan tòa nước ngoài.
Các nhóm nhân quyền quốc tế đã phản đối vì họ cho rằng các quan tòa Campuchia thiếu cả kinh nghiệm lẫn sự độc lập nên không thể duy trì chuẩn mực công lý tối thiểu.
Khi nhà lãnh đạo Campuchia ông Hun Sen, người cũng từng là sĩ quan Khmer Đỏ, yêu cầu có thêm thay đổi trong các điều kiện của tòa án, điều này có vẻ xác nhận các lo ngại rằng vị thủ tướng Campuchia không muốn cho phép những phiên tòa thật sự độc lập diễn ra.
Đàm phán không dễ dàng
Năm ngoái, Liên Hiệp Quốc rút ra khỏi bàn đàm phán.
Nhưng sau đó, dưới sức ép của Hoa Kỳ và nhiều nước khác, nhà thương thuyết của Liên Hiệp Quốc Hans Correll bị buộc phải quay lại và tái tục đàm phán với giới chức Campuchia.
Các nước gây sức ép nói rằng điều quan trọng nhất là làm sao các nạn nhân của Khmer Đỏ được nhìn thấy những lãnh đạo còn sống bị đưa ra tòa, ngay cả nếu tiến trình tố tụng không hoàn hảo.
Các nhà quan sát cho rằng có thể chỉ một số những nhân vật lớn tuổi của Khmer Đỏ sẽ bị xét xử. Và sẽ mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, trước khi bắt đầu các phiên tòa. (bbc)
Ba năm trước, một ý tưởng bất thường được hai bên đồng ý với nhau: sẽ có một tòa án bao gồm ba quan tòa Campuchia và hai quan tòa nước ngoài.
Để có phán quyết cuối cùng sẽ cần sự đồng ý của ít nhất một quan tòa nước ngoài.
Các nhóm nhân quyền quốc tế đã phản đối vì họ cho rằng các quan tòa Campuchia thiếu cả kinh nghiệm lẫn sự độc lập nên không thể duy trì chuẩn mực công lý tối thiểu.
Khi nhà lãnh đạo Campuchia ông Hun Sen, người cũng từng là sĩ quan Khmer Đỏ, yêu cầu có thêm thay đổi trong các điều kiện của tòa án, điều này có vẻ xác nhận các lo ngại rằng vị thủ tướng Campuchia không muốn cho phép những phiên tòa thật sự độc lập diễn ra.
Đàm phán không dễ dàng
Năm ngoái, Liên Hiệp Quốc rút ra khỏi bàn đàm phán.
Nhưng sau đó, dưới sức ép của Hoa Kỳ và nhiều nước khác, nhà thương thuyết của Liên Hiệp Quốc Hans Correll bị buộc phải quay lại và tái tục đàm phán với giới chức Campuchia.
Các nước gây sức ép nói rằng điều quan trọng nhất là làm sao các nạn nhân của Khmer Đỏ được nhìn thấy những lãnh đạo còn sống bị đưa ra tòa, ngay cả nếu tiến trình tố tụng không hoàn hảo.
Các nhà quan sát cho rằng có thể chỉ một số những nhân vật lớn tuổi của Khmer Đỏ sẽ bị xét xử. Và sẽ mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, trước khi bắt đầu các phiên tòa. (bbc)