Kolkata (Ấn Độ), 15 Tháng Tư 2011 (UCANEWS) - Lãnh đạo Giáo Hội đang mong đợi một sự thay đổi chính quyền tại tiểu bang phía đông của West Bengal, nơi mà chế độ cộng sản đã cai trị trong hơn ba thập kỷ qua.
Khoảng 56 triệu người được quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử gồm 6 giai đoạn, bắt đầu từ ngày 18 Tháng Tư, để bầu ra 294 thành viên hội đồng lập pháp tiểu bang. Giai đoạn cuối cùng là ngày 10 Tháng Năm, và kết quả sẽ công bố ba ngày sau đó.
"Chúng tôi muốn những nhà lãnh đạo sẽ đưa chúng tôi tiến về phía trước, được giải thoát và người dân được định hướng", Cha Santanam Irudaya Raj - thành viên của Hội đồng linh mục Tổng Giáo Phận Calcutta nhận xét.
Tổng Giáo Phận này quyết giữ lại tên cũ là Calcutta thay vì tên mới Kolkata do liên minh do Đảng Cộng sản Ấn Độ (Marxist) bây giờ đặt cho thủ phủ của tiểu bang.
"Chính quyền chủ nghĩa Marx đã được nắm quyền quá lâu và đây là thời điểm họ phải giao cho một đảng khác", Cha Raj nhận xét. Theo Cha, đang có những "dấu hiệu đầy đủ" để chỉ sự thay đổi có ở trong tầm tay.
Đức Tổng Giám Mục Lucas Sirkar của Calcutta nói rằng, nhà nước yêu cầu các nhà lãnh đạo phải làm việc theo hiến pháp và hy sinh quan tâm đến lợi ích của nhân dân. Ngài hy vọng chính phủ mới sẽ tập trung vào giáo dục, cơ hội việc làm, cải thiện các cơ sở chăm sóc sức khỏe không phân biệt đối xử.
Gracy Sundar - một nữ tu tỉnh Dòng Thánh Giá Chị nói rằng chị không thấy hy vọng nhiều ở hai mặt trận chính trong cuộc đấu đá. Đại hội Trinamool của Bộ trưởng đường sắt liên bang là liên minh cầm quyền đối lập. Tuy nhiên, chị hoanh nghênh sự cạnh tranh giữa hai bên vì "nó cần thiết để nhà nước tiến về phía trước".
Eugene Gonsalves - Chủ tịch Hiệp hội Công giáo của Bengal thì cho rằng, nếu chính phủ mới là của "những người không xứng đáng" thì họ có thể phải đối mặt với những thách thức. "Lúc mà họ đã có bài học trong công việc, thì đó sẽ là thời điểm họ phải rút lui", ông nói thêm.
Gonsalves nói rằng Kitô hữu chỉ chiếm có 1.5% dân số nên họ mong đợi chính phủ mới bảo vệ quyền thiểu số vốn được bảo đảm trong hiến pháp Ấn Độ. "Các cộng đồng Kitô giáo trong tiểu bang bị bỏ rơi trong mọi lĩnh vực", ông nói.
Nhưng Cha Reginald Fernandes - giám đốc Seva Kendra, một trung tâm phục vụ xã hội của Tổng Giáo Phận Calcutta thì không lạc quan trước cơ hội của sự thay đổi. Cha nói, "Sự thay đổi sẽ không giải quyết được tất cả các vấn đề trong tiểu bang. Nó chỉ có thể mở ra sự thay đổi bề ngoài".
Vị linh mục này lo lắng là bởi vì tình trạng bất ổn ở quận Midnapore West - điểm nóng của chủ nghĩa Mao Trạch Đông. Theo Cha, chỉ có các sáng kiến hòa bình của người dân mới có thể giải quyết vấn đề và Giáo Hội sẽ tham gia phong trào như vậy. Quận này sẽ bầu cử vào Tháng Bẩy.
Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Sirkar đã yêu cầu các giáo xứ và các tổ chức Giáo hội cầu nguyện "để củng cố đời sống truyền giáo ở khu vực Midnapore".
Cha Shyam Charan Mandi - một linh mục giáo xứ trên địa bàn quận cho biết, mọi người muốn được cứu khỏi sự ngột ngạt mà họ phải chịu đựng từ các nhà lãnh đạo chính trị hiện nay.
Khoảng 56 triệu người được quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử gồm 6 giai đoạn, bắt đầu từ ngày 18 Tháng Tư, để bầu ra 294 thành viên hội đồng lập pháp tiểu bang. Giai đoạn cuối cùng là ngày 10 Tháng Năm, và kết quả sẽ công bố ba ngày sau đó.
"Chúng tôi muốn những nhà lãnh đạo sẽ đưa chúng tôi tiến về phía trước, được giải thoát và người dân được định hướng", Cha Santanam Irudaya Raj - thành viên của Hội đồng linh mục Tổng Giáo Phận Calcutta nhận xét.
Tổng Giáo Phận này quyết giữ lại tên cũ là Calcutta thay vì tên mới Kolkata do liên minh do Đảng Cộng sản Ấn Độ (Marxist) bây giờ đặt cho thủ phủ của tiểu bang.
"Chính quyền chủ nghĩa Marx đã được nắm quyền quá lâu và đây là thời điểm họ phải giao cho một đảng khác", Cha Raj nhận xét. Theo Cha, đang có những "dấu hiệu đầy đủ" để chỉ sự thay đổi có ở trong tầm tay.
Đức Tổng Giám Mục Lucas Sirkar của Calcutta nói rằng, nhà nước yêu cầu các nhà lãnh đạo phải làm việc theo hiến pháp và hy sinh quan tâm đến lợi ích của nhân dân. Ngài hy vọng chính phủ mới sẽ tập trung vào giáo dục, cơ hội việc làm, cải thiện các cơ sở chăm sóc sức khỏe không phân biệt đối xử.
Gracy Sundar - một nữ tu tỉnh Dòng Thánh Giá Chị nói rằng chị không thấy hy vọng nhiều ở hai mặt trận chính trong cuộc đấu đá. Đại hội Trinamool của Bộ trưởng đường sắt liên bang là liên minh cầm quyền đối lập. Tuy nhiên, chị hoanh nghênh sự cạnh tranh giữa hai bên vì "nó cần thiết để nhà nước tiến về phía trước".
Eugene Gonsalves - Chủ tịch Hiệp hội Công giáo của Bengal thì cho rằng, nếu chính phủ mới là của "những người không xứng đáng" thì họ có thể phải đối mặt với những thách thức. "Lúc mà họ đã có bài học trong công việc, thì đó sẽ là thời điểm họ phải rút lui", ông nói thêm.
Gonsalves nói rằng Kitô hữu chỉ chiếm có 1.5% dân số nên họ mong đợi chính phủ mới bảo vệ quyền thiểu số vốn được bảo đảm trong hiến pháp Ấn Độ. "Các cộng đồng Kitô giáo trong tiểu bang bị bỏ rơi trong mọi lĩnh vực", ông nói.
Nhưng Cha Reginald Fernandes - giám đốc Seva Kendra, một trung tâm phục vụ xã hội của Tổng Giáo Phận Calcutta thì không lạc quan trước cơ hội của sự thay đổi. Cha nói, "Sự thay đổi sẽ không giải quyết được tất cả các vấn đề trong tiểu bang. Nó chỉ có thể mở ra sự thay đổi bề ngoài".
Vị linh mục này lo lắng là bởi vì tình trạng bất ổn ở quận Midnapore West - điểm nóng của chủ nghĩa Mao Trạch Đông. Theo Cha, chỉ có các sáng kiến hòa bình của người dân mới có thể giải quyết vấn đề và Giáo Hội sẽ tham gia phong trào như vậy. Quận này sẽ bầu cử vào Tháng Bẩy.
Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Sirkar đã yêu cầu các giáo xứ và các tổ chức Giáo hội cầu nguyện "để củng cố đời sống truyền giáo ở khu vực Midnapore".
Cha Shyam Charan Mandi - một linh mục giáo xứ trên địa bàn quận cho biết, mọi người muốn được cứu khỏi sự ngột ngạt mà họ phải chịu đựng từ các nhà lãnh đạo chính trị hiện nay.