Lời Chúa trong Đời Sống Giáo Hội
Gặp gỡ lời Chúa trong Sách Thánh
Nếu phụng vụ quả thực là nơi ưu tuyển để công bố, lắng nghe và cử hành lời Chúa, thì cuộc gặp gỡ này quả thực cũng phải được chuẩn bị trong tâm hồn các tín hữu và sau đó được họ thâm hậu và hội nhập trên hết. Đời sống Kitô hữu được ghi dấu bằng cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, Đấng hằng kêu gọi ta bước chân theo Người. Vì thế, Thượng Hội Đồng thường hay nói tới sự quan trọng của việc chăm sóc mục vụ trong các cộng đồng Kitô Giáo như là khung cảnh thích đáng để cuộc hành trình cá nhân và cộng đoàn dựa trên lời Chúa có thể diễn ra và thực sự được dùng làm căn bản cho đời sống thiêng liêng của ta. Cùng với các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, tôi tha thiết hy vọng được thấy sự bừng nở “một mùa mới đầy yêu mến hơn đối với Sách Thánh nơi mọi thành phần Dân Chúa để việc đọc Sách Thánh một cách đầy cầu nguyện và đầy đức tin của họ, với thời gian, sẽ thâm hậu hóa mối liên hệ bản thân của họ với Chúa Giêsu” (248).
Suốt trong lịch sử Giáo Hội, nhiều vị thánh từng nói về nhu cầu phải hiểu biết Thánh Kinh để lớn mạnh trong tình yêu Chúa Kitô. Điều ấy rất rõ rệt nơi các Giáo Phụ. Trong tâm tình yêu mến lời Chúa của ngài, Thánh Giêrôm hay tự hỏi: “Làm sao người ta có thể sống mà không hiểu biết chi về Thánh Kinh, mà nhờ nó, ta mới biết được chính Chúa Kitô, Đấng vốn là sự sống của tín hữu?” (249). Ngài biết rõ rằng Thánh Kinh là phương tiện “nhờ đó, Thiên Chúa nói với tín hữu hàng ngày” (250). Lời khuyên ngài ngỏ với mệnh phụ Rôma là Leta về việc dưỡng dục con gái bà như sau: “Bà phải chắc chắn việc con bà mỗi ngày học một đoạn Sách Thánh… Việc cầu nguyện phải tiếp nối việc đọc, và việc đọc tiếp nối việc cầu nguyện… để ở chỗ đầy nữ trang và lụa là, cô ấy vẫn yêu mến Sách Thánh” (251). Lời khuyên của Thánh Giêrôm ngỏ với linh mục Nepotian cũng có thể áp dụng cho ta: “Hãy thường xuyên đọc Sách Thánh; thực vậy, Sách Thánh không bao giờ nên rời tay cha. Hãy học ở đó điều cha có nhiệm vụ phải dạy” (252). Ta hãy noi gương vị đại thánh này, người đã hiến cả đời để nghiên cứu Thánh Kinh và đã đem lại cho Giáo Hội bản dịch La Tinh, tức Bản Phổ Thông, cũng như gương của tất cả các thánh, những người vốn biến cuộc gặp gỡ Chúa Kitô thành trung tâm đời sống thiêng liêng của họ. Ta hãy canh tân các cố gắng của ta để hiểu sâu xa lời mà Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội của Người: nhờ thế, ta có thể vươn tới “tiêu chuẩn cao trong lối sống Kitô Giáo bình thường” (253), một lối sống từng được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đưa ra nhân dịp khởi đầu thiên niên kỷ thứ ba của Kitô Giáo, và vốn nhận được chất nuôi dưỡng bất biến từ việc chăm chú lắng nghe lời Chúa.
Để Thánh Kinh linh hứng hoạt động mục vụ
Cùng với các dòng trên, Thượng Hội Đồng cũng kêu gọi phải có một cam kết mục vụ nhằm nhấn mạnh tính trung tâm của lời Chúa trong đời sống Giáo Hội, và khuyến cáo việc tổ chức một việc “tông đồ Thánh Kinh” lớn hơn, không hẳn song song với các hình thức hoạt động mục vụ khác, nhưng như một phương tiện để Thánh Kinh linh hứng mọi hoạt động mục vụ (254). Việc này không có nghĩa hội họp thêm đây đó trong giáo xứ hay giáo phận, mà đúng hơn, nên soát lại các hoạt động bình thường của các cộng đoàn Kitô hữu nơi giáo xứ, trong các hiệp hội và phong trào, để xem xem chúng có thực sự quan tâm tới việc phát huy cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa Kitô hay không, Đấng vốn hiến thân cho ta trong lời của Người. Vì “dốt Thánh Kinh là dốt Chúa Kitô” (255), nên việc biến Thánh Kinh thành linh hứng cho mọi chương trình mục vụ bình thường hay bất thường sẽ dẫn người ta tới một ý thức lớn hơn về con người Chúa Kitô, Đấng đã mạc khải Chúa Cha và là sự viên mãn của mạc khải Thiên Chúa.
Vì thế, tôi khuyến khích các mục tử và tín hữu nhìn nhận tầm quan trọng của việc nhấn mạnh này đối với Thánh Kinh: đây cũng là cách tốt nhất để bàn tới một số vấn đề mục vụ từng được thảo luận tại Thượng Hội Đồng và có liên quan tới việc lan tràn các giáo phái đang phổ biến cách đọc Sách Thánh đầy méo mó và có tính cách thao túng. Nơi nào tín hữu không được trợ giúp để nhận biết Thánh Kinh theo đức tin của Giáo Hội và dựa vào truyền thống sống động của Giáo Hội, thì khoảng chân không về mục vụ này sẽ trở thành mảnh đất mầu mỡ để các thực tại như giáo phái bắt rễ. Cần phải dự trù việc chuẩn bị thích đáng để các linh mục và giáo dân có khả năng dạy dỗ Dân Chúa trong cách tiếp cận chân chính đối với Thánh Kinh.
Hơn nữa, như đã được đưa ra trong các phiên họp của Thượng Hội Đồng, điều tốt đẹp là hoạt động mục vụ cũng nên ủng hộ việc lớn mạnh của các cộng đồng nhỏ, “được các gia đình thành lập hay dựa trên các giáo xứ hoặc liên kết với một số phong trào trong Giáo Hội và các cộng đoàn tân lập” (256), là các thực thể có khả năng giúp ta cổ vũ việc huấn luyện, việc cầu nguyện và hiểu biết Thánh Kinh phù hợp với đức tin Giáo Hội.
Chiều kích Thánh Kinh của giáo lý
Một khía cạnh quan trọng trong hoạt động mục vụ của Giáo Hội, nếu được sử dụng một cách khôn ngoan, có thể giúp tái khám phá tính trung tâm của lời Chúa là giáo lý, là khoa cần liên tục đi đôi với hành trình đức tin của Dân Chúa, dưới các hình thức và trình độ khác nhau. Theo một nghĩa nào đó, mô tả của Thánh Luca (xem Lc 24:13-35) về các môn đệ gặp Chúa Giêsu trên đường Emmau đã đại biểu cho một mẫu mực giáo lý đặt trọng tâm vào “việc giải thích Thánh Kinh”, một giải thích mà chỉ một mình Chúa Giêsu mới ban cho được (xem Lc 24:27-28), vì Người cho thấy nó đã được nên trọn trong chính con người của Người (257). Như thế, niềm hy vọng chiến thắng trên mọi thất bại đã được tái sinh, làm cho các môn đệ trở thành các nhân chứng đầy xác tín và khả tín của Chúa Phục Sinh.
Cuốn Chỉ Dẫn Giáo Lý Tổng Quát chứa đựng nhiều hướng dẫn giá trị cho một nền giáo lý lấy hứng từ Thánh Kinh và tôi từng khuyến khích việc tham khảo các hướng dẫn này (258). Ở đây, tôi muốn trước hết và trên hết nhấn mạnh rằng giáo lý “phải được thấm nhuần não trạng (mindset), tinh thần và quan điểm của Thánh Kinh và Tin Mừng qua việc cần mẫn tiếp xúc với chính các bản văn; thế nhưng điều ầy cũng có nghĩa phải nhớ rằng giáo lý càng phong phú và có hiệu quả hơn nhờ đọc bản văn bằng tâm trí của Giáo Hội” (259), và bằng việc rút tỉa cảm hứng từ hai ngàn năm suy niệm và sống thực của Giáo Hội. Kiến thức về các nhân vật, các biến cố và các câu nói của Thánh Kinh vì thế nên được khuyến khích; việc này cũng có thể được phát huy bằng cách học thuộc lòng một cách sáng suốt một số đoạn văn đặc biệt có tính diễn cảm các mầu nhiệm Kitô Giáo. Các công trình giáo lý luôn bao hàm việc tiếp cận Thánh Kinh trong đức tin và trong Truyền Thống của Giáo Hội, để lời Thánh Kinh được nhận thức là sống động, giống như Chúa Kitô đang sống động ngày nay ở bất cư nơi nào có hai hay ba người tụ họp vì danh Người (Xem Mt 18:20). Giáo lý phải sinh động thông truyền lịch sử cứu rỗi và nội dung đức tin của Giáo Hội, và nhờ thế giúp mọi thành phần tín hữu nhận ra rằng lịch sử ấy cũng lả một phần cuộc sống của họ.
Ở đây, điều quan trọng là phải nhấn mạnh mối tương quan giữa Sách Thánh và Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, như cuốn Chỉ Dẫn Giáo Lý Tổng Quát đã nói rõ: “Thực vậy, Sách Thánh như ‘lời Thiên Chúa được viết dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần’, và Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, như biểu thức quan trọng hiện thời của Truyền Thống Sống Động trong Giáo Hội và là chuẩn mức chắc chắn cho việc giảng dạy đức tin, đều được kêu gọi nuôi dưỡng giáo lý trong Giáo Hội ngày nay, theo cách riêng và theo thẩm quyền chuyên biệt của chúng” (260).
Việc huấn luyện các Kitô hữu về Thánh Kinh
Để thực hiện được mục tiêu do Thượng Hội Đồng đưa ra, tức việc nhấn mạnh nhiều hơn tới Thánh Kinh trong sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội, mọi Kitô hữu, nhất là các giáo lý viên, cần tiếp nhận được một sự huấn luyện thích đáng. Như kinh nghiệm của Giáo Hội đã chứng minh: phương tiện giá trị nhất để đạt được mục đích vừa rồi là cần phải chú trọng tới hình thức tông đồ Thánh Kinh (biblical apostolate). Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng khuyến cáo rằng: nếu có thể, bằng cách sử dụng các cơ cấu học thuật hiện có, nên thiết lập ra các trung tâm huấn luyện để huấn luyện giáo dân và các nhà truyền giáo giúp họ hiểu, sống và công bố lời Chúa. Ngoài ra, nơi nào có thể, nên thiết lập ra các viện chuyên môn để nghiên cứu Thánh Kinh giúp cho các nhà chú giải nắm vững được một cái hiểu vững chắc về thần học và biết đánh giá chính xác các bối cảnh trong đó họ đang thi hành sứ mệnh của mình (261).
Sách Thánh trong các cuộc tụ họp đông đảo của Giáo Hội
Trong một loạt các sáng kiến có thể áp dụng, Thượng Hội Đồng có gợi ý rằng trong các cuộc tụ họp cấp giáo phận, cấp quốc gia hay cấp quốc tế, cần phải nhấn mạnh nhiều hơn tới tầm quan trọng của lời Chúa, tới việc chăm chú lắng nghe lời ấy, và tới việc đọc Thánh Kinh một cách đầy đức tin và cầu nguyện. Trong các Đại Hội Thánh Thể, ở cấp quốc gia cũng như cấp quốc tế, trong các Ngày Giới Trẻ Thế Giới và các cuộc tụ họp khác, điều đáng ca ngợi là dành nhiều chỗ hơn để cử hành lời Chúa và nhiều thời khắc hơn để huấn luyện dựa vào Thánh Kinh (262).
Lời Chúa và ơn gọi
Khi nhấn mạnh tới lời mời nội tại của đức tin hướng tới một mối tương quan mỗi ngày một sâu đậm hơn với Chúa Kitô, lời Thiên Chúa ở giữa chúng ta, Thượng Hội Đồng cũng nhấn mạnh rằng lời này đích thân mời gọi mỗi người chúng ta, mạc khải cho ta thấy: chính đời sống ta là một ơn gọi của Thiên Chúa. Nói cách khác, càng lớn lên trong mối tương quan bản thân với Chúa Giêsu, ta càng hiểu ra rằng Người đang kêu gọi ta nên thánh trong và qua các chọn lựa dứt khoát mà ta đã dùng để đáp lại tình yêu của Người trong đời ta, qua việc nhận lấy các trách nhiệm và thừa tác vụ góp phần vào việc xây dựng Giáo Hội. Đó là lý do tại sao Thượng Hội Đồng hay khuyến khích mọi Kitô hữu lớn lên trong mối tương quan của họ với lời Chúa, không những chỉ vì Phép Rửa của họ mà còn phù hợp với ơn gọi bước vào các bậc sống khác nhau nữa. Ở đây, ta đụng tới một trong các điểm then chốt trong giáo huấn của Công Đồng Vatican II, là điểm nhấn mạnh rằng mỗi thành phần tín hữu đều được kêu gọi nên thánh tùy theo bậc sống của mình (263). Ơn gọi nên thánh của ta được chính Sách Thánh mạc khải: “Hãy thánh thiện như Ta là Đấng thánh thiện” (Lv 11:44; 19:2; 20:7). Còn Thánh Phaolô thì nhấn mạnh tới căn bản Kitô học của ơn gọi này: trong Chúa Kitô, Chúa Cha “đã chọn ta trước khi dựng nên thế giới, để ta trở nên thánh thiện và không tì vết trước mặt Người” (Eph 1:4). Lời chào mà Thánh Phaolô ngỏ với các anh chị em của ngài tại cộng đoàn Rôma có thể được coi như ngỏ với mỗi người chúng ta: “Với mọi người Chúa thương, những người vốn được gọi là thánh: ơn thánh và bình an của Chúa Cha và của Chúa Giêsu Kitô ở cùng anh chị em!” (Rm 1:7)
a) Các thừa tác viên được thụ phong và lời Chúa
Trước nhất, tôi muốn nói với các thừa tác viên được thụ phong của Giáo Hội, để nhắc nhở họ lời tuyên bố của Thượng Hội Đồng rằng: “lời Chúa là điều không thể miễn chước trong việc đào luyện tâm hồn một mục tử tốt và là thừa tác viên của lời Chúa” (264). Các giám mục, linh mục và phó tế khó có thể nghĩ rằng họ có thể sống thực ơn kêu gọi và sứ vụ của mình mà không cần một cam kết dứt khoát và đổi mới đối với việc nên thánh, mà một trong các trụ cột của nó là việc tiếp xúc với lời Chúa.
Đối với những vị được kêu gọi vào hàng giám mục, những vị vốn là sứ giả có thẩm quyền hơn hết của lời Chúa, tôi muốn nhắc lại lời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Pastores Gregis của ngài. Đối với việc nuôi dưỡng và tiến triển của đời sống thiêng liêng, các giám mục phải luôn đặt “lên hàng đầu việc đọc và suy niệm lời Chúa. Mọi giám mục phải phó thác và cảm thấy mình được phó thác cho ‘Thiên Chúa và cho lời ân sủng của Người, là lời có tính xây dựng và ban cho anh em được hưởng phần gia tài cùng với tất cả những người đã được thánh hiến’ (Cv 20:32). Trước khi trở nên người chuyển giao lời Chúa, giám mục phải cùng với các linh mục của mình, và quả cũng như mọi thành phần tín hữu và như chính Giáo Hội, trở thành người lắng nghe lời Chúa. Ngài phải cư ngụ ‘bên trong’ lời Chúa và tự để mình được lời Chúa che chở và nuôi dưỡng như thể bởi lòng mẹ vậy” (265). Với mọi anh em giám mục của tôi, tôi xin khuyên anh em nên đích thân năng đọc và nghiên cứu Sách Thánh, theo gương Đức Maria, Virgo Audiens (Nữ Trinh lắng nghe) và là Nữ Vương Các Tông Đồ.
Với các linh mục nữa, tôi xin nhắc lại lời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Pastores Dabo Vobis, từng tuyên bố rằng “Linh mục trước hết là thừa tác viên của lời Chúa, được thánh hiến và sai đi để loan báo Tin Mừng Nước Trời cho mọi người, kêu gọi mọi người vâng theo đức tin và dẫn dắt tín hữu tới việc hiểu biết và tham dự mỗi ngày một hơn vào sự thông hiệp mầu nhiệm Thiên Chúa, như đã được mạc khải và thông truyền cho ta nơi Chúa Kitô. Vì lý do đó, linh mục phải trước nhất khai triển một sự thân quen cao độ với lời Chúa. Có kiến thức về các khía cạnh ngữ học và chú giải của Thánh Kinh chưa đủ, dù cần thiết. Linh mục còn cần tiếp cận lời Chúa với một tâm hồn ngoan ngoãn và năng cầu nguyện, để lời ấy vào sâu trong tư tưởng, trong xúc cảm của ngài và tạo ra một cái nhìn mới ở trong ngài, tức “tâm trí Chúa Kitô” (1 Cor 2:16)” (266). Thành thử, lời của linh mục, các quyết định và tác phong của ngài phải càng ngày càng trở nên một phản ảnh, một công bố và một nhân chứng của Tin Mừng; “Chỉ khi nào ngài ‘cư ngụ’trong lời Chúa, linh mục mới trở nên môn đệ hoàn hảo của Chúa. Chỉ lúc đó, ngài mới biết chân lý và thực sự tự do” (267).
Tóm lại, ơn gọi linh mục đòi ta phải được thánh hiến "trong chân lý”. Chúa Giêsu tuyên bố rõ điều đó về các môn đệ của Người: “Xin Cha thánh hóa chúng trong chân lý; lời Cha là chân lý. Như Cha đã sai con đến thế gian, con cũng sai chúng vào thế gian như vậy” (Ga 17:17-18). Theo một nghĩa, môn đệ “được kéo vào vòng thân mật với Thiên Chúa nhờ biết dìm mình trong lời của Người. Có thể nói được rằng lời Thiên Chúa là bể tắm thanh tẩy, là sức mạnh sáng tạo thay đổi các môn đệ và làm họ thuộc về Thiên Chúa” (268). Và vì Chúa Kitô là chính Lời Thiên Chúa đã thành xác phàm (Ga 1:14), là “Chân Lý” (Ga 14:6), nên lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha, “Xin Cha thánh hóa chúng trong chân lý”, có một ý nghĩa hết sức sâu xa: “Xin Cha biến chúng nên một với Con, Đấng Kitô. Xin Cha cột chúng chặt lại với Con. Xin Cha kéo chúng vào trong Con. Vì chỉ có một linh mục trong Giao Ước Mới, là chính Chúa Giêsu Kitô” (269). Các linh mục vì thế cần lớn mạnh không ngừng trong ý thức của mình về thực tại này.
Tôi cũng muốn đề cấp tới vị trí của lời Chúa trong đời sống những người được kêu gọi vào hàng phó tế, không những như bước cuối cùng tiến tới chức linh mục, nhưng cả như một phục vụ vĩnh viễn. Cuốn Chỉ Dẫn Đối Với Hàng Phó Tế Vĩnh Viễn có tuyên bố rằng “căn tính thần học của phó tế rõ ràng cung cấp cho ta nhiều nét trong nền linh đạo chuyên biệt này, một nền linh đạo được chủ yếu trình bày như nền linh đạo phục vụ. Mẫu mực tuyệt hảo chính là Chúa Kitô như một người tôi tớ, sống hoàn toàn để phục vụ Thiên Chúa, vì lợi ích của nhân loại” (270). Theo viễn tượng này, người ta thấy, trong các chiều kích khác nhau của thừa tác vụ phó tế, “yếu tố riêng trong linh đạo phó tế chính là lời Chúa, lời mà phó tế được kêu gọi làm người giảng giải có thẩm quyền, tin điều ông giảng, dạy điều ông tin, và sống điều ông dạy” (271). Do đó, tôi khuyên các phó tế nuôi dưỡng đời sống mình bằng việc đọc Sách Thánh một cách đầy lòng tin, đi đôi với nghiên cứu và cầu nguyện. Họ nên được dẫn khởi vào “Sách Thánh và việc giải thích đúng đắn về nó; vào mối tương quan giữa Thánh Kinh và Thánh Truyền; cách riêng vào việc sử dụng Sách Thánh trong việc giảng giải, trong việc giáo lý và trong sinh hoạt mục vụ nói chung” (272).
b) Lời Chúa và các ứng viên chịu chức thánh
Thượng Hội Đồng gán một tầm quan trọng đặc biệt cho vai trò quyết định mà lời Chúa phải có trong đời sống thiêng liêng của các ứng viên lãnh nhận thừa tác vụ linh mục: “Các ứng viên chịu chức linh mục phải học biết yêu mến lời Chúa. Sách Thánh, do đó, phải là linh hồn của việc đào luyện thần học, và phải nhấn mạnh tới tác động qua lại không thể miễn chước giữa chú giải, thần học, linh đạo và sứ vụ” (273). Những ai đang mong mỏi lãnh thừa tác vụ linh mục đều được mời gọi bước vào mối liên hệ có tính bản thân sâu sắc đối với lời Chúa, nhất là trong việc đọc lời Chúa (lectio divina), để mối liên hệ này, ngược lại, sẽ nuôi dưỡng ơn gọi của họ: Chính trong ánh sáng và sức mạnh của lời Chúa mà ơn gọi chuyên biệt của ta được biện phân và trân quí, yêu mến và bước theo, mà sứ vụ riêng của ta được thực thi, qua việc nuôi dưỡng tâm hồn ta bằng tư tưởng của Chúa, ngõ hầu đức tin, như lời đáp trả của ta đối với lời Chúa, trở nên tiêu chuẩn mới để phán đoán và đánh giá con người cũng như sự vật, biến cố cũng như vấn đề (274).
Một lưu tâm như thế đối với việc đọc Thánh Kinh một cách đầy cầu nguyện, bất cứ cách nào, cũng không được dẫn tới một lưỡng phân đối với việc học tập chú giải vốn là một phần trong diễn trình đào luyện. Thượng Hội Đồng khuyên nên giúp các chủng sinh để họ nhìn thấy mối tương quan giữa việc học hỏi về Thánh Kinh và việc cầu nguyện bằng Thánh Kinh. Học hỏi về Thánh Kinh phải dẫn tới một ý thức lớn hơn về mầu nhiệm mạc khải thánh và phát huy một thái độ đáp trả trong cầu nguyện với Chúa là Đấng đang nói với ta. Ngược lại, một đời sống cầu nguyện chân chính nhất định sẽ nuôi dưỡng trong tâm hồn các ứng viên một niềm khát khao biết Chúa nhiều hơn, Đấng đã dùng lời của Người mà tự mạc khải như tình yêu vô hạn. Do đó, phải thận trọng hết sức để bảo đảm rằng các chủng sinh luôn luôn vun sới tính hỗ tương ấy giữa việc học hỏi và việc cầu nguyện trong đời sống họ. Để đạt được mục tiêu này, cần phải dẫn nhập các ứng viên vào việc học hỏi Sách Thánh bằng các phương pháp thiên về phương thức tổng hợp này.
c) Lời Chúa và đời sống tận hiến
Đối với đời sống tận hiến, trước nhất Thượng Hội Đồng nhắc nhở rằng đời sống ấy “phát sinh từ việc nghe lời Chúa và chấp nhận Tin Mừng làm qui luật sống” (275). Một đời sống tận hiến cho việc bước theo Chúa Kitô trong đức thanh tịnh, khó nghèo và vâng lời, do đó, trở thành “một cuộc chú giải lời Chúa cách sống động” (276). Chúa Thánh Thần, mà trong Người Sách Thánh đã được viết ra, cũng là một Chúa Thánh Thần đã soi sáng “lời Chúa bằng một ánh sáng mới cho các vị sáng lập nam nữ. Mọi đặc sủng và mọi qui luật đều nẩy sinh từ nó và tìm cách diễn tả nó” (277), do đó, đã mở ra những nẻo đường mới cho lối sống Kitô giáo đánh dấu bằng tính triệt để của Tin Mừng.
Ở đây, tôi muốn nhắc tới điều này là truyền thống vĩ đại của đan viện luôn coi việc suy niệm lời Chúa là một phần chủ yếu trong linh đạo chuyên biệt của mình, nhất là dưới hình thức đọc lời Chúa (lectio divina). Hiện nay cũng thế, cả biểu thức cũ lẫn biểu thức mới của việc tận hiến chuyên biệt đều được kêu gọi trở thành trường dạy cách sống liêng thiêng chân chính, nơi Sách Thánh được đọc theo Chúa Thánh Thần trong lòng Giáo Hội, vì lợi ích của toàn thể Dân Chúa. Do đó, Thượng Hội Đồng khuyên các cộng đồng sống đời tận hiến luôn dự trù việc giảng dạy vững chắc về cách đọc Sách Thánh trong đức tin (278).
Một lần nữa, tôi muốn nhắc lại sự ân cần và lòng biết ơn mà Thượng Hội Đồng đã phát biểu đối với các hình thức sống chiêm niệm mà đặc sủng chuyên biệt là dành phần lớn ngày sống cho việc bắt chước Mẹ Thiên Chúa, Đấng đã chuyên chăm suy gẫm lời nói và việc làm của Con mình (xem Lc 2:19, 51) và Maria làng Bêtania, người đã ngồi dưới chân Chúa và chăm chú lắng nghe lời Người (xem Lc 10:38). Tôi nghĩ cách riêng tới các đan sĩ và nữ tu dòng kín, những người nhờ cách biệt với thế gian đã được kết hợp mật thiết hơn với Chúa Kitô, trái tim của thế giới. Hơn bao giờ hết, Giáo Hội cần nhiều chứng nhân nam nữ quyết tâm “không đặt điều gì trước tình yêu Chúa Kitô” (279). Thế giới ngày nay thường quá ngụp lặn trong các sinh hoạt bên ngoài đến liều mình mất hết hướng đi. Các tu sĩ chiêm niệm nam nữ, qua đời sống cầu nguyện, chăm chú lắng nghe và suy niệm lời Chúa của mình, nhắc nhở ta rằng con người không chỉ sống nguyên bởi cơm bánh mà còn bằng mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra” (xem Mt 4:4). Như thế, mọi tín hữu nên ý thức cách rõ ràng rằng hình thức sống này “cho thế giới ngày nay thấy rõ điều gì là điều quan trọng nhất, đúng ra, là điều duy nhất cần thiết: chỉ có một lý do tối hậu làm cho đời sống đáng sống, đó là Thiên Chúa và tình yêu khôn lường của Người” (280).
d) Lời Chúa và người giáo dân
Thượng Hội Đồng hay nói tới giáo dân và cám ơn họ về hoạt động quảng đại của họ trong việc loan truyền Tin Mừng trong nhiều khung cảnh của cuộc sống hàng ngày, tại nơi làm việc và tại học đường, trong gia đình và trong môi trường giáo dục (281). Vốn bắt nguồn từ Phép Rửa, trách nhiệm này cần được khai triển qua lối sống Kitô Giáo mỗi ngày một ý thức hơn, một lối sống có khả năng “giải thích được lý do của niềm hy vọng” trong ta (xem 1Pr 3:15). Trong Tin Mừng Thánh Mátthêu, Chúa Giêsu chỉ rõ rằng “cánh đồng là thế giới, còn hạt giống tốt là con cái Nước Trời” (13:38). Những lời này áp dụng một cách đặc biệt cho hàng ngũ giáo dân Kitô Giáo, những người sống thực ơn gọi chuyên biệt nên thánh của họ bằng một cuộc sống trong Chúa Thánh Thần, được phát biểu “cách đặc biệt qua việc họ dấn thân vào việc thế sự và tham gia các sinh hoạt trần thế” (282). Cần phải huấn luyện để người giáo dân biện phân được ý Chúa qua việc làm quen với lời của Người, được đọc và học tập trong Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của các mục tử hợp pháp của Giáo Hội. Họ có thể nhận được sự huấn luyện này trong các trường linh đạo lớn của Giáo Hội, tất cả các trường này đều đặt cơ sở trên Sách Thánh. Bất cứ ở đâu có thể, các giáo phận cũng nên tạo cơ hội để liên tục huấn luyện các giáo dân đang được trao phó các trách nhiệm chuyên biệt trong Giáo Hội (283).
Gặp gỡ lời Chúa trong Sách Thánh
Nếu phụng vụ quả thực là nơi ưu tuyển để công bố, lắng nghe và cử hành lời Chúa, thì cuộc gặp gỡ này quả thực cũng phải được chuẩn bị trong tâm hồn các tín hữu và sau đó được họ thâm hậu và hội nhập trên hết. Đời sống Kitô hữu được ghi dấu bằng cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, Đấng hằng kêu gọi ta bước chân theo Người. Vì thế, Thượng Hội Đồng thường hay nói tới sự quan trọng của việc chăm sóc mục vụ trong các cộng đồng Kitô Giáo như là khung cảnh thích đáng để cuộc hành trình cá nhân và cộng đoàn dựa trên lời Chúa có thể diễn ra và thực sự được dùng làm căn bản cho đời sống thiêng liêng của ta. Cùng với các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, tôi tha thiết hy vọng được thấy sự bừng nở “một mùa mới đầy yêu mến hơn đối với Sách Thánh nơi mọi thành phần Dân Chúa để việc đọc Sách Thánh một cách đầy cầu nguyện và đầy đức tin của họ, với thời gian, sẽ thâm hậu hóa mối liên hệ bản thân của họ với Chúa Giêsu” (248).
Suốt trong lịch sử Giáo Hội, nhiều vị thánh từng nói về nhu cầu phải hiểu biết Thánh Kinh để lớn mạnh trong tình yêu Chúa Kitô. Điều ấy rất rõ rệt nơi các Giáo Phụ. Trong tâm tình yêu mến lời Chúa của ngài, Thánh Giêrôm hay tự hỏi: “Làm sao người ta có thể sống mà không hiểu biết chi về Thánh Kinh, mà nhờ nó, ta mới biết được chính Chúa Kitô, Đấng vốn là sự sống của tín hữu?” (249). Ngài biết rõ rằng Thánh Kinh là phương tiện “nhờ đó, Thiên Chúa nói với tín hữu hàng ngày” (250). Lời khuyên ngài ngỏ với mệnh phụ Rôma là Leta về việc dưỡng dục con gái bà như sau: “Bà phải chắc chắn việc con bà mỗi ngày học một đoạn Sách Thánh… Việc cầu nguyện phải tiếp nối việc đọc, và việc đọc tiếp nối việc cầu nguyện… để ở chỗ đầy nữ trang và lụa là, cô ấy vẫn yêu mến Sách Thánh” (251). Lời khuyên của Thánh Giêrôm ngỏ với linh mục Nepotian cũng có thể áp dụng cho ta: “Hãy thường xuyên đọc Sách Thánh; thực vậy, Sách Thánh không bao giờ nên rời tay cha. Hãy học ở đó điều cha có nhiệm vụ phải dạy” (252). Ta hãy noi gương vị đại thánh này, người đã hiến cả đời để nghiên cứu Thánh Kinh và đã đem lại cho Giáo Hội bản dịch La Tinh, tức Bản Phổ Thông, cũng như gương của tất cả các thánh, những người vốn biến cuộc gặp gỡ Chúa Kitô thành trung tâm đời sống thiêng liêng của họ. Ta hãy canh tân các cố gắng của ta để hiểu sâu xa lời mà Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội của Người: nhờ thế, ta có thể vươn tới “tiêu chuẩn cao trong lối sống Kitô Giáo bình thường” (253), một lối sống từng được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đưa ra nhân dịp khởi đầu thiên niên kỷ thứ ba của Kitô Giáo, và vốn nhận được chất nuôi dưỡng bất biến từ việc chăm chú lắng nghe lời Chúa.
Để Thánh Kinh linh hứng hoạt động mục vụ
Cùng với các dòng trên, Thượng Hội Đồng cũng kêu gọi phải có một cam kết mục vụ nhằm nhấn mạnh tính trung tâm của lời Chúa trong đời sống Giáo Hội, và khuyến cáo việc tổ chức một việc “tông đồ Thánh Kinh” lớn hơn, không hẳn song song với các hình thức hoạt động mục vụ khác, nhưng như một phương tiện để Thánh Kinh linh hứng mọi hoạt động mục vụ (254). Việc này không có nghĩa hội họp thêm đây đó trong giáo xứ hay giáo phận, mà đúng hơn, nên soát lại các hoạt động bình thường của các cộng đoàn Kitô hữu nơi giáo xứ, trong các hiệp hội và phong trào, để xem xem chúng có thực sự quan tâm tới việc phát huy cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa Kitô hay không, Đấng vốn hiến thân cho ta trong lời của Người. Vì “dốt Thánh Kinh là dốt Chúa Kitô” (255), nên việc biến Thánh Kinh thành linh hứng cho mọi chương trình mục vụ bình thường hay bất thường sẽ dẫn người ta tới một ý thức lớn hơn về con người Chúa Kitô, Đấng đã mạc khải Chúa Cha và là sự viên mãn của mạc khải Thiên Chúa.
Vì thế, tôi khuyến khích các mục tử và tín hữu nhìn nhận tầm quan trọng của việc nhấn mạnh này đối với Thánh Kinh: đây cũng là cách tốt nhất để bàn tới một số vấn đề mục vụ từng được thảo luận tại Thượng Hội Đồng và có liên quan tới việc lan tràn các giáo phái đang phổ biến cách đọc Sách Thánh đầy méo mó và có tính cách thao túng. Nơi nào tín hữu không được trợ giúp để nhận biết Thánh Kinh theo đức tin của Giáo Hội và dựa vào truyền thống sống động của Giáo Hội, thì khoảng chân không về mục vụ này sẽ trở thành mảnh đất mầu mỡ để các thực tại như giáo phái bắt rễ. Cần phải dự trù việc chuẩn bị thích đáng để các linh mục và giáo dân có khả năng dạy dỗ Dân Chúa trong cách tiếp cận chân chính đối với Thánh Kinh.
Hơn nữa, như đã được đưa ra trong các phiên họp của Thượng Hội Đồng, điều tốt đẹp là hoạt động mục vụ cũng nên ủng hộ việc lớn mạnh của các cộng đồng nhỏ, “được các gia đình thành lập hay dựa trên các giáo xứ hoặc liên kết với một số phong trào trong Giáo Hội và các cộng đoàn tân lập” (256), là các thực thể có khả năng giúp ta cổ vũ việc huấn luyện, việc cầu nguyện và hiểu biết Thánh Kinh phù hợp với đức tin Giáo Hội.
Chiều kích Thánh Kinh của giáo lý
Một khía cạnh quan trọng trong hoạt động mục vụ của Giáo Hội, nếu được sử dụng một cách khôn ngoan, có thể giúp tái khám phá tính trung tâm của lời Chúa là giáo lý, là khoa cần liên tục đi đôi với hành trình đức tin của Dân Chúa, dưới các hình thức và trình độ khác nhau. Theo một nghĩa nào đó, mô tả của Thánh Luca (xem Lc 24:13-35) về các môn đệ gặp Chúa Giêsu trên đường Emmau đã đại biểu cho một mẫu mực giáo lý đặt trọng tâm vào “việc giải thích Thánh Kinh”, một giải thích mà chỉ một mình Chúa Giêsu mới ban cho được (xem Lc 24:27-28), vì Người cho thấy nó đã được nên trọn trong chính con người của Người (257). Như thế, niềm hy vọng chiến thắng trên mọi thất bại đã được tái sinh, làm cho các môn đệ trở thành các nhân chứng đầy xác tín và khả tín của Chúa Phục Sinh.
Cuốn Chỉ Dẫn Giáo Lý Tổng Quát chứa đựng nhiều hướng dẫn giá trị cho một nền giáo lý lấy hứng từ Thánh Kinh và tôi từng khuyến khích việc tham khảo các hướng dẫn này (258). Ở đây, tôi muốn trước hết và trên hết nhấn mạnh rằng giáo lý “phải được thấm nhuần não trạng (mindset), tinh thần và quan điểm của Thánh Kinh và Tin Mừng qua việc cần mẫn tiếp xúc với chính các bản văn; thế nhưng điều ầy cũng có nghĩa phải nhớ rằng giáo lý càng phong phú và có hiệu quả hơn nhờ đọc bản văn bằng tâm trí của Giáo Hội” (259), và bằng việc rút tỉa cảm hứng từ hai ngàn năm suy niệm và sống thực của Giáo Hội. Kiến thức về các nhân vật, các biến cố và các câu nói của Thánh Kinh vì thế nên được khuyến khích; việc này cũng có thể được phát huy bằng cách học thuộc lòng một cách sáng suốt một số đoạn văn đặc biệt có tính diễn cảm các mầu nhiệm Kitô Giáo. Các công trình giáo lý luôn bao hàm việc tiếp cận Thánh Kinh trong đức tin và trong Truyền Thống của Giáo Hội, để lời Thánh Kinh được nhận thức là sống động, giống như Chúa Kitô đang sống động ngày nay ở bất cư nơi nào có hai hay ba người tụ họp vì danh Người (Xem Mt 18:20). Giáo lý phải sinh động thông truyền lịch sử cứu rỗi và nội dung đức tin của Giáo Hội, và nhờ thế giúp mọi thành phần tín hữu nhận ra rằng lịch sử ấy cũng lả một phần cuộc sống của họ.
Ở đây, điều quan trọng là phải nhấn mạnh mối tương quan giữa Sách Thánh và Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, như cuốn Chỉ Dẫn Giáo Lý Tổng Quát đã nói rõ: “Thực vậy, Sách Thánh như ‘lời Thiên Chúa được viết dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần’, và Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, như biểu thức quan trọng hiện thời của Truyền Thống Sống Động trong Giáo Hội và là chuẩn mức chắc chắn cho việc giảng dạy đức tin, đều được kêu gọi nuôi dưỡng giáo lý trong Giáo Hội ngày nay, theo cách riêng và theo thẩm quyền chuyên biệt của chúng” (260).
Việc huấn luyện các Kitô hữu về Thánh Kinh
Để thực hiện được mục tiêu do Thượng Hội Đồng đưa ra, tức việc nhấn mạnh nhiều hơn tới Thánh Kinh trong sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội, mọi Kitô hữu, nhất là các giáo lý viên, cần tiếp nhận được một sự huấn luyện thích đáng. Như kinh nghiệm của Giáo Hội đã chứng minh: phương tiện giá trị nhất để đạt được mục đích vừa rồi là cần phải chú trọng tới hình thức tông đồ Thánh Kinh (biblical apostolate). Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng khuyến cáo rằng: nếu có thể, bằng cách sử dụng các cơ cấu học thuật hiện có, nên thiết lập ra các trung tâm huấn luyện để huấn luyện giáo dân và các nhà truyền giáo giúp họ hiểu, sống và công bố lời Chúa. Ngoài ra, nơi nào có thể, nên thiết lập ra các viện chuyên môn để nghiên cứu Thánh Kinh giúp cho các nhà chú giải nắm vững được một cái hiểu vững chắc về thần học và biết đánh giá chính xác các bối cảnh trong đó họ đang thi hành sứ mệnh của mình (261).
Sách Thánh trong các cuộc tụ họp đông đảo của Giáo Hội
Trong một loạt các sáng kiến có thể áp dụng, Thượng Hội Đồng có gợi ý rằng trong các cuộc tụ họp cấp giáo phận, cấp quốc gia hay cấp quốc tế, cần phải nhấn mạnh nhiều hơn tới tầm quan trọng của lời Chúa, tới việc chăm chú lắng nghe lời ấy, và tới việc đọc Thánh Kinh một cách đầy đức tin và cầu nguyện. Trong các Đại Hội Thánh Thể, ở cấp quốc gia cũng như cấp quốc tế, trong các Ngày Giới Trẻ Thế Giới và các cuộc tụ họp khác, điều đáng ca ngợi là dành nhiều chỗ hơn để cử hành lời Chúa và nhiều thời khắc hơn để huấn luyện dựa vào Thánh Kinh (262).
Lời Chúa và ơn gọi
Khi nhấn mạnh tới lời mời nội tại của đức tin hướng tới một mối tương quan mỗi ngày một sâu đậm hơn với Chúa Kitô, lời Thiên Chúa ở giữa chúng ta, Thượng Hội Đồng cũng nhấn mạnh rằng lời này đích thân mời gọi mỗi người chúng ta, mạc khải cho ta thấy: chính đời sống ta là một ơn gọi của Thiên Chúa. Nói cách khác, càng lớn lên trong mối tương quan bản thân với Chúa Giêsu, ta càng hiểu ra rằng Người đang kêu gọi ta nên thánh trong và qua các chọn lựa dứt khoát mà ta đã dùng để đáp lại tình yêu của Người trong đời ta, qua việc nhận lấy các trách nhiệm và thừa tác vụ góp phần vào việc xây dựng Giáo Hội. Đó là lý do tại sao Thượng Hội Đồng hay khuyến khích mọi Kitô hữu lớn lên trong mối tương quan của họ với lời Chúa, không những chỉ vì Phép Rửa của họ mà còn phù hợp với ơn gọi bước vào các bậc sống khác nhau nữa. Ở đây, ta đụng tới một trong các điểm then chốt trong giáo huấn của Công Đồng Vatican II, là điểm nhấn mạnh rằng mỗi thành phần tín hữu đều được kêu gọi nên thánh tùy theo bậc sống của mình (263). Ơn gọi nên thánh của ta được chính Sách Thánh mạc khải: “Hãy thánh thiện như Ta là Đấng thánh thiện” (Lv 11:44; 19:2; 20:7). Còn Thánh Phaolô thì nhấn mạnh tới căn bản Kitô học của ơn gọi này: trong Chúa Kitô, Chúa Cha “đã chọn ta trước khi dựng nên thế giới, để ta trở nên thánh thiện và không tì vết trước mặt Người” (Eph 1:4). Lời chào mà Thánh Phaolô ngỏ với các anh chị em của ngài tại cộng đoàn Rôma có thể được coi như ngỏ với mỗi người chúng ta: “Với mọi người Chúa thương, những người vốn được gọi là thánh: ơn thánh và bình an của Chúa Cha và của Chúa Giêsu Kitô ở cùng anh chị em!” (Rm 1:7)
a) Các thừa tác viên được thụ phong và lời Chúa
Trước nhất, tôi muốn nói với các thừa tác viên được thụ phong của Giáo Hội, để nhắc nhở họ lời tuyên bố của Thượng Hội Đồng rằng: “lời Chúa là điều không thể miễn chước trong việc đào luyện tâm hồn một mục tử tốt và là thừa tác viên của lời Chúa” (264). Các giám mục, linh mục và phó tế khó có thể nghĩ rằng họ có thể sống thực ơn kêu gọi và sứ vụ của mình mà không cần một cam kết dứt khoát và đổi mới đối với việc nên thánh, mà một trong các trụ cột của nó là việc tiếp xúc với lời Chúa.
Đối với những vị được kêu gọi vào hàng giám mục, những vị vốn là sứ giả có thẩm quyền hơn hết của lời Chúa, tôi muốn nhắc lại lời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Pastores Gregis của ngài. Đối với việc nuôi dưỡng và tiến triển của đời sống thiêng liêng, các giám mục phải luôn đặt “lên hàng đầu việc đọc và suy niệm lời Chúa. Mọi giám mục phải phó thác và cảm thấy mình được phó thác cho ‘Thiên Chúa và cho lời ân sủng của Người, là lời có tính xây dựng và ban cho anh em được hưởng phần gia tài cùng với tất cả những người đã được thánh hiến’ (Cv 20:32). Trước khi trở nên người chuyển giao lời Chúa, giám mục phải cùng với các linh mục của mình, và quả cũng như mọi thành phần tín hữu và như chính Giáo Hội, trở thành người lắng nghe lời Chúa. Ngài phải cư ngụ ‘bên trong’ lời Chúa và tự để mình được lời Chúa che chở và nuôi dưỡng như thể bởi lòng mẹ vậy” (265). Với mọi anh em giám mục của tôi, tôi xin khuyên anh em nên đích thân năng đọc và nghiên cứu Sách Thánh, theo gương Đức Maria, Virgo Audiens (Nữ Trinh lắng nghe) và là Nữ Vương Các Tông Đồ.
Với các linh mục nữa, tôi xin nhắc lại lời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Pastores Dabo Vobis, từng tuyên bố rằng “Linh mục trước hết là thừa tác viên của lời Chúa, được thánh hiến và sai đi để loan báo Tin Mừng Nước Trời cho mọi người, kêu gọi mọi người vâng theo đức tin và dẫn dắt tín hữu tới việc hiểu biết và tham dự mỗi ngày một hơn vào sự thông hiệp mầu nhiệm Thiên Chúa, như đã được mạc khải và thông truyền cho ta nơi Chúa Kitô. Vì lý do đó, linh mục phải trước nhất khai triển một sự thân quen cao độ với lời Chúa. Có kiến thức về các khía cạnh ngữ học và chú giải của Thánh Kinh chưa đủ, dù cần thiết. Linh mục còn cần tiếp cận lời Chúa với một tâm hồn ngoan ngoãn và năng cầu nguyện, để lời ấy vào sâu trong tư tưởng, trong xúc cảm của ngài và tạo ra một cái nhìn mới ở trong ngài, tức “tâm trí Chúa Kitô” (1 Cor 2:16)” (266). Thành thử, lời của linh mục, các quyết định và tác phong của ngài phải càng ngày càng trở nên một phản ảnh, một công bố và một nhân chứng của Tin Mừng; “Chỉ khi nào ngài ‘cư ngụ’trong lời Chúa, linh mục mới trở nên môn đệ hoàn hảo của Chúa. Chỉ lúc đó, ngài mới biết chân lý và thực sự tự do” (267).
Tóm lại, ơn gọi linh mục đòi ta phải được thánh hiến "trong chân lý”. Chúa Giêsu tuyên bố rõ điều đó về các môn đệ của Người: “Xin Cha thánh hóa chúng trong chân lý; lời Cha là chân lý. Như Cha đã sai con đến thế gian, con cũng sai chúng vào thế gian như vậy” (Ga 17:17-18). Theo một nghĩa, môn đệ “được kéo vào vòng thân mật với Thiên Chúa nhờ biết dìm mình trong lời của Người. Có thể nói được rằng lời Thiên Chúa là bể tắm thanh tẩy, là sức mạnh sáng tạo thay đổi các môn đệ và làm họ thuộc về Thiên Chúa” (268). Và vì Chúa Kitô là chính Lời Thiên Chúa đã thành xác phàm (Ga 1:14), là “Chân Lý” (Ga 14:6), nên lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha, “Xin Cha thánh hóa chúng trong chân lý”, có một ý nghĩa hết sức sâu xa: “Xin Cha biến chúng nên một với Con, Đấng Kitô. Xin Cha cột chúng chặt lại với Con. Xin Cha kéo chúng vào trong Con. Vì chỉ có một linh mục trong Giao Ước Mới, là chính Chúa Giêsu Kitô” (269). Các linh mục vì thế cần lớn mạnh không ngừng trong ý thức của mình về thực tại này.
Tôi cũng muốn đề cấp tới vị trí của lời Chúa trong đời sống những người được kêu gọi vào hàng phó tế, không những như bước cuối cùng tiến tới chức linh mục, nhưng cả như một phục vụ vĩnh viễn. Cuốn Chỉ Dẫn Đối Với Hàng Phó Tế Vĩnh Viễn có tuyên bố rằng “căn tính thần học của phó tế rõ ràng cung cấp cho ta nhiều nét trong nền linh đạo chuyên biệt này, một nền linh đạo được chủ yếu trình bày như nền linh đạo phục vụ. Mẫu mực tuyệt hảo chính là Chúa Kitô như một người tôi tớ, sống hoàn toàn để phục vụ Thiên Chúa, vì lợi ích của nhân loại” (270). Theo viễn tượng này, người ta thấy, trong các chiều kích khác nhau của thừa tác vụ phó tế, “yếu tố riêng trong linh đạo phó tế chính là lời Chúa, lời mà phó tế được kêu gọi làm người giảng giải có thẩm quyền, tin điều ông giảng, dạy điều ông tin, và sống điều ông dạy” (271). Do đó, tôi khuyên các phó tế nuôi dưỡng đời sống mình bằng việc đọc Sách Thánh một cách đầy lòng tin, đi đôi với nghiên cứu và cầu nguyện. Họ nên được dẫn khởi vào “Sách Thánh và việc giải thích đúng đắn về nó; vào mối tương quan giữa Thánh Kinh và Thánh Truyền; cách riêng vào việc sử dụng Sách Thánh trong việc giảng giải, trong việc giáo lý và trong sinh hoạt mục vụ nói chung” (272).
b) Lời Chúa và các ứng viên chịu chức thánh
Thượng Hội Đồng gán một tầm quan trọng đặc biệt cho vai trò quyết định mà lời Chúa phải có trong đời sống thiêng liêng của các ứng viên lãnh nhận thừa tác vụ linh mục: “Các ứng viên chịu chức linh mục phải học biết yêu mến lời Chúa. Sách Thánh, do đó, phải là linh hồn của việc đào luyện thần học, và phải nhấn mạnh tới tác động qua lại không thể miễn chước giữa chú giải, thần học, linh đạo và sứ vụ” (273). Những ai đang mong mỏi lãnh thừa tác vụ linh mục đều được mời gọi bước vào mối liên hệ có tính bản thân sâu sắc đối với lời Chúa, nhất là trong việc đọc lời Chúa (lectio divina), để mối liên hệ này, ngược lại, sẽ nuôi dưỡng ơn gọi của họ: Chính trong ánh sáng và sức mạnh của lời Chúa mà ơn gọi chuyên biệt của ta được biện phân và trân quí, yêu mến và bước theo, mà sứ vụ riêng của ta được thực thi, qua việc nuôi dưỡng tâm hồn ta bằng tư tưởng của Chúa, ngõ hầu đức tin, như lời đáp trả của ta đối với lời Chúa, trở nên tiêu chuẩn mới để phán đoán và đánh giá con người cũng như sự vật, biến cố cũng như vấn đề (274).
Một lưu tâm như thế đối với việc đọc Thánh Kinh một cách đầy cầu nguyện, bất cứ cách nào, cũng không được dẫn tới một lưỡng phân đối với việc học tập chú giải vốn là một phần trong diễn trình đào luyện. Thượng Hội Đồng khuyên nên giúp các chủng sinh để họ nhìn thấy mối tương quan giữa việc học hỏi về Thánh Kinh và việc cầu nguyện bằng Thánh Kinh. Học hỏi về Thánh Kinh phải dẫn tới một ý thức lớn hơn về mầu nhiệm mạc khải thánh và phát huy một thái độ đáp trả trong cầu nguyện với Chúa là Đấng đang nói với ta. Ngược lại, một đời sống cầu nguyện chân chính nhất định sẽ nuôi dưỡng trong tâm hồn các ứng viên một niềm khát khao biết Chúa nhiều hơn, Đấng đã dùng lời của Người mà tự mạc khải như tình yêu vô hạn. Do đó, phải thận trọng hết sức để bảo đảm rằng các chủng sinh luôn luôn vun sới tính hỗ tương ấy giữa việc học hỏi và việc cầu nguyện trong đời sống họ. Để đạt được mục tiêu này, cần phải dẫn nhập các ứng viên vào việc học hỏi Sách Thánh bằng các phương pháp thiên về phương thức tổng hợp này.
c) Lời Chúa và đời sống tận hiến
Đối với đời sống tận hiến, trước nhất Thượng Hội Đồng nhắc nhở rằng đời sống ấy “phát sinh từ việc nghe lời Chúa và chấp nhận Tin Mừng làm qui luật sống” (275). Một đời sống tận hiến cho việc bước theo Chúa Kitô trong đức thanh tịnh, khó nghèo và vâng lời, do đó, trở thành “một cuộc chú giải lời Chúa cách sống động” (276). Chúa Thánh Thần, mà trong Người Sách Thánh đã được viết ra, cũng là một Chúa Thánh Thần đã soi sáng “lời Chúa bằng một ánh sáng mới cho các vị sáng lập nam nữ. Mọi đặc sủng và mọi qui luật đều nẩy sinh từ nó và tìm cách diễn tả nó” (277), do đó, đã mở ra những nẻo đường mới cho lối sống Kitô giáo đánh dấu bằng tính triệt để của Tin Mừng.
Ở đây, tôi muốn nhắc tới điều này là truyền thống vĩ đại của đan viện luôn coi việc suy niệm lời Chúa là một phần chủ yếu trong linh đạo chuyên biệt của mình, nhất là dưới hình thức đọc lời Chúa (lectio divina). Hiện nay cũng thế, cả biểu thức cũ lẫn biểu thức mới của việc tận hiến chuyên biệt đều được kêu gọi trở thành trường dạy cách sống liêng thiêng chân chính, nơi Sách Thánh được đọc theo Chúa Thánh Thần trong lòng Giáo Hội, vì lợi ích của toàn thể Dân Chúa. Do đó, Thượng Hội Đồng khuyên các cộng đồng sống đời tận hiến luôn dự trù việc giảng dạy vững chắc về cách đọc Sách Thánh trong đức tin (278).
Một lần nữa, tôi muốn nhắc lại sự ân cần và lòng biết ơn mà Thượng Hội Đồng đã phát biểu đối với các hình thức sống chiêm niệm mà đặc sủng chuyên biệt là dành phần lớn ngày sống cho việc bắt chước Mẹ Thiên Chúa, Đấng đã chuyên chăm suy gẫm lời nói và việc làm của Con mình (xem Lc 2:19, 51) và Maria làng Bêtania, người đã ngồi dưới chân Chúa và chăm chú lắng nghe lời Người (xem Lc 10:38). Tôi nghĩ cách riêng tới các đan sĩ và nữ tu dòng kín, những người nhờ cách biệt với thế gian đã được kết hợp mật thiết hơn với Chúa Kitô, trái tim của thế giới. Hơn bao giờ hết, Giáo Hội cần nhiều chứng nhân nam nữ quyết tâm “không đặt điều gì trước tình yêu Chúa Kitô” (279). Thế giới ngày nay thường quá ngụp lặn trong các sinh hoạt bên ngoài đến liều mình mất hết hướng đi. Các tu sĩ chiêm niệm nam nữ, qua đời sống cầu nguyện, chăm chú lắng nghe và suy niệm lời Chúa của mình, nhắc nhở ta rằng con người không chỉ sống nguyên bởi cơm bánh mà còn bằng mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra” (xem Mt 4:4). Như thế, mọi tín hữu nên ý thức cách rõ ràng rằng hình thức sống này “cho thế giới ngày nay thấy rõ điều gì là điều quan trọng nhất, đúng ra, là điều duy nhất cần thiết: chỉ có một lý do tối hậu làm cho đời sống đáng sống, đó là Thiên Chúa và tình yêu khôn lường của Người” (280).
d) Lời Chúa và người giáo dân
Thượng Hội Đồng hay nói tới giáo dân và cám ơn họ về hoạt động quảng đại của họ trong việc loan truyền Tin Mừng trong nhiều khung cảnh của cuộc sống hàng ngày, tại nơi làm việc và tại học đường, trong gia đình và trong môi trường giáo dục (281). Vốn bắt nguồn từ Phép Rửa, trách nhiệm này cần được khai triển qua lối sống Kitô Giáo mỗi ngày một ý thức hơn, một lối sống có khả năng “giải thích được lý do của niềm hy vọng” trong ta (xem 1Pr 3:15). Trong Tin Mừng Thánh Mátthêu, Chúa Giêsu chỉ rõ rằng “cánh đồng là thế giới, còn hạt giống tốt là con cái Nước Trời” (13:38). Những lời này áp dụng một cách đặc biệt cho hàng ngũ giáo dân Kitô Giáo, những người sống thực ơn gọi chuyên biệt nên thánh của họ bằng một cuộc sống trong Chúa Thánh Thần, được phát biểu “cách đặc biệt qua việc họ dấn thân vào việc thế sự và tham gia các sinh hoạt trần thế” (282). Cần phải huấn luyện để người giáo dân biện phân được ý Chúa qua việc làm quen với lời của Người, được đọc và học tập trong Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của các mục tử hợp pháp của Giáo Hội. Họ có thể nhận được sự huấn luyện này trong các trường linh đạo lớn của Giáo Hội, tất cả các trường này đều đặt cơ sở trên Sách Thánh. Bất cứ ở đâu có thể, các giáo phận cũng nên tạo cơ hội để liên tục huấn luyện các giáo dân đang được trao phó các trách nhiệm chuyên biệt trong Giáo Hội (283).