JAKARTA - Giao tranh quyết liệt nổ ra tại tỉnh Aceh với các vụ đụng độ được cho là đẫm máu nhất kể từ khi quân đội Indonesia mở chiến dịch tấn công tiêu diệt phiến quân ly khai
Một phát ngôn nhân của Phong trào Tự do Aceh (Gam) nói rằng 13 người trong đó có 10 thường dân thiệt mạng trong một đợt tấn công tại thị trấn Bireuen.
Phát ngôn nhân của giới quân đội Indonesia xác nhận rằng chiến dịch đang được triển khai tại vùng này nhưng không nói về chi tiết.
Các cuộc tọa đàm hòa bình đổ bể vào tuần trước đã chấm dứt thỏa thuận ngưng bắn kéo dài được năm tháng.
Cán cân lực lượng
Lính Gam: 5,000 Lính Indonesia: 28,000 Cảnh sát Indonesia: 10,000
Chính phủ vào hôm thứ Hai tuyên bố lệnh giới nghiêm và nói sẽ mở chiến dịch tấn công toàn diện chống lại Phong trào Tự do Aceh
Có hơn 150 trường học bị đốt tại tỉnh Aceh và bên này đổ lỗi cho bên kia đã phá hoại. Các quan chức nói rằng hàng chục ngàn học sinh đã không thể tới trường.
Diễn biến trước đó
Chiến dịch tấn công được bắt đầu sau khi Tổng thống Megawati Sukarnoputri ban hành thiết quân luật tại tỉnh Aceh sau khi tọa đàm hòa bình vào phút chót tại Tokyo không thành.
Bà Megawati Sukarnoputri nói việc phe nổi dậy từ chối không chịu bỏ yêu cầu đòi độc lập đã kéo dài 27 năm nay khiến bà không có sự lựa chọn nào khác.
Các cuộc hội đàm cốt để cứu vãn thỏa thuận hòa bình được ký vào tháng Mười Hai năm ngoái theo đó cho phiến quân có quyền tự trị có giới hạn.
Jakarta đổ lỗi cho Phong Trào Aceh Tự do tiếp tục đòi độc lập.
Thế nhưng các nhà hòa giải tại Trung tâm Henry Dunant đóng tại Thụy Sĩ cho hay Chính phủ Indonesia cũng có thể góp phần làm đổ bể tiến trình hòa bình do việc áp đặt thêm các điều kiện đối với phiến quân.
Các vụ đụng độ giữa phiến quân và quân đội Indonesia trong vòng 26 năm qua đã làm hơn 10,000 người chết.
Mặt trận quân sự thay thế ngoại giao
Quân đội Indonesia đã di chuyển nhanh chóng và rất công khai chống lại phiến quân tại tỉnh Aceh, sau khi các cuộc hoà đàm hôm Chủ Nhật thất bại tại Nhật Bản.
Chỉ vài giờ sau khi các cuộc đàm phán đổ vỡ, hàng trăm lính đã tới phía Tây tỉnh Aceh, trong lúc truyền thông của cả thế giới theo dõi.
Một p̣hát ngôn nhân quân sự cho biết họ đã bắn rocket vào một nơi được mô tả là căn cứ cố thủ gần thủ phủ của tỉnh là Banda Aceh, và ba trận phục kích đã diễn ra ở phía đông khu vực này.
Marty Natalegawa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói các cuộc hoà đàm đã đổ vỡ bởi vì sự bướng bỉnh của Phong trào Aceh Tự do, GAM.
Ông nói là ''chính p̣hủ đã đầu tư rất nhiều vào quá trình đối thoại, nhưng đối thoại không phải là mục đích''.
Ông nói là ''đối thoại chỉ là phương tiện để đạt được mục đích, tức là phục hồi được hoà bình cho Aceh và cho những người dân thường tại đây có được cuộc sống bình thường trở lại''
Còn về phần mình, lãnh đạo phe ly khai, Mahmoud Malik, khi nói chuyện với báo giới sau khi các cuộc hoà đàm đổ vỡ, đã đổ lỗi trực tiếp cho chính phủ Indonesia, mà ông nói là không hề muốn một giải pháp hoà bình.
Ông nói là ''đây là mong muốn của chính phủ Indonesia, muốn tiếp tục cuộc chiến đối với người dân Aceh như họ đã từng tuyên bố rất nhiều lần trong vài tháng qua, và đây là cách mà họ luôn dùng để giải quyết vấn đề của mình: đó là bạo lực''(bbc)
Một phát ngôn nhân của Phong trào Tự do Aceh (Gam) nói rằng 13 người trong đó có 10 thường dân thiệt mạng trong một đợt tấn công tại thị trấn Bireuen.
Phát ngôn nhân của giới quân đội Indonesia xác nhận rằng chiến dịch đang được triển khai tại vùng này nhưng không nói về chi tiết.
Các cuộc tọa đàm hòa bình đổ bể vào tuần trước đã chấm dứt thỏa thuận ngưng bắn kéo dài được năm tháng.
Cán cân lực lượng
Lính Gam: 5,000 Lính Indonesia: 28,000 Cảnh sát Indonesia: 10,000
Chính phủ vào hôm thứ Hai tuyên bố lệnh giới nghiêm và nói sẽ mở chiến dịch tấn công toàn diện chống lại Phong trào Tự do Aceh
Có hơn 150 trường học bị đốt tại tỉnh Aceh và bên này đổ lỗi cho bên kia đã phá hoại. Các quan chức nói rằng hàng chục ngàn học sinh đã không thể tới trường.
Diễn biến trước đó
Chiến dịch tấn công được bắt đầu sau khi Tổng thống Megawati Sukarnoputri ban hành thiết quân luật tại tỉnh Aceh sau khi tọa đàm hòa bình vào phút chót tại Tokyo không thành.
Bà Megawati Sukarnoputri nói việc phe nổi dậy từ chối không chịu bỏ yêu cầu đòi độc lập đã kéo dài 27 năm nay khiến bà không có sự lựa chọn nào khác.
Các cuộc hội đàm cốt để cứu vãn thỏa thuận hòa bình được ký vào tháng Mười Hai năm ngoái theo đó cho phiến quân có quyền tự trị có giới hạn.
Jakarta đổ lỗi cho Phong Trào Aceh Tự do tiếp tục đòi độc lập.
Thế nhưng các nhà hòa giải tại Trung tâm Henry Dunant đóng tại Thụy Sĩ cho hay Chính phủ Indonesia cũng có thể góp phần làm đổ bể tiến trình hòa bình do việc áp đặt thêm các điều kiện đối với phiến quân.
Các vụ đụng độ giữa phiến quân và quân đội Indonesia trong vòng 26 năm qua đã làm hơn 10,000 người chết.
Mặt trận quân sự thay thế ngoại giao
Quân đội Indonesia đã di chuyển nhanh chóng và rất công khai chống lại phiến quân tại tỉnh Aceh, sau khi các cuộc hoà đàm hôm Chủ Nhật thất bại tại Nhật Bản.
Chỉ vài giờ sau khi các cuộc đàm phán đổ vỡ, hàng trăm lính đã tới phía Tây tỉnh Aceh, trong lúc truyền thông của cả thế giới theo dõi.
Một p̣hát ngôn nhân quân sự cho biết họ đã bắn rocket vào một nơi được mô tả là căn cứ cố thủ gần thủ phủ của tỉnh là Banda Aceh, và ba trận phục kích đã diễn ra ở phía đông khu vực này.
Marty Natalegawa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói các cuộc hoà đàm đã đổ vỡ bởi vì sự bướng bỉnh của Phong trào Aceh Tự do, GAM.
Ông nói là ''chính p̣hủ đã đầu tư rất nhiều vào quá trình đối thoại, nhưng đối thoại không phải là mục đích''.
Ông nói là ''đối thoại chỉ là phương tiện để đạt được mục đích, tức là phục hồi được hoà bình cho Aceh và cho những người dân thường tại đây có được cuộc sống bình thường trở lại''
Còn về phần mình, lãnh đạo phe ly khai, Mahmoud Malik, khi nói chuyện với báo giới sau khi các cuộc hoà đàm đổ vỡ, đã đổ lỗi trực tiếp cho chính phủ Indonesia, mà ông nói là không hề muốn một giải pháp hoà bình.
Ông nói là ''đây là mong muốn của chính phủ Indonesia, muốn tiếp tục cuộc chiến đối với người dân Aceh như họ đã từng tuyên bố rất nhiều lần trong vài tháng qua, và đây là cách mà họ luôn dùng để giải quyết vấn đề của mình: đó là bạo lực''(bbc)