LM. Lombardi đang phát biểu với giới báo chí quốc tế tại Phòng Thông Tin Báo Chí Tòa Thánh về việc Tòa Thánh sẽ bổ nhiệm một Đại diện của Tòa Thánh Không Thường Trú cho Việt Nam. |
Phiên họp Vòng hai của Nhóm Công Tác Hỗn hợp Tòa Thánh Vatican và đại diện chính phủ Việt Nam đã diễn ra trong hai ngày 23 và 24/06/2010 và cũng để tiếp nối các công việcx của phiên họp Vòng một đã diễn ra ngày 17/02/2009 tại Hà Nội. Đồng chủ tọa các vòng họp là Đức Ông Ettore Balestreto, Thứ Trưởng Bộ Quan Hệ với Các Quốc Gia của Tòa Thánh và Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Cường.
Trong suốt các phiên họp trong tuần này, Đại Diện của Tòa Thánh đã yêu cầu nhiều quyền tự do hơn nữa cho người Công Giáo Việt Nam " để cho Giáo Hội có thể tham gia một cách có hiệu qủa trong việc phát triển đất nước, đặc biệt trong các lãnh vực đạo đức thiêng liêng, giáo dục, y tế, xã hội và bác ái."
Mặc dù không được đề cập và biểu hiện rõ trong Thông Cáo Báo Chí Chung của Toà Thánh Vatican về phiên họp vòng hai lần này, đó là việc các Giáo Phận Địa phương tại Việt Nam đã và đang yêu cầu một cách hòa bình để đòi hoàn trả lại các tài sản và đất đai của Giáo Hội sở hữu đã bị chế độ Cộng Sản Việt Nam tước đoạt sau khi họ cướp chính quyền vào năm 1945. Các buổi canh thức cầu nguyện và biểu tình ngồi do những tín hữu Công giáo địa phương tổ chức đã bị An ninh Cảnh Sát Việt Nam dùng các chiến thuật hù dọa, đánh đập và bắt giữ.
Ngay khi vừa kết thúc các phiên họp Vòng hai, đoàn đại biểu Việt Nam đã trả lời về yêu cầu mở rộng tự do cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bằng cách nêu ra rằng chính phủ Việt Nam" với chính sách nhất quán tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo cũng như có các điều khoản pháp lý để đảm bảo việc thực thi các chính sách này " Thông Cáo Báo chí Chung trích thuật lại như vậy (sic).
Hai bên cũng bày tỏ sự cảm ơn đến "những bước phát triển tích cực" kể từ phiên họp Vòng thứ nhất cho đến hôm nay, nêu bật lên tầm quan trọng của buổi thăm viếng của Chủ Tịch nước Việt Nam ông Nguyễn Minh Triết và tiếp kiến Đức Thánh Cha Benedicto XVI vào tháng Mười Hai năm 2009 được coi như là thành công mặc dù đã không đạt được quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và Việt Nam.
Sau "các buổi thảo luận chuyên sâu và toàn diện về các quan hệ ngoại giao song phương" tuần này, hai đoàn đại diện đã đồng ý rằng " để đào sâu hơn nữa quan hệ giữa Toà Thánh và Việt nam, cũng như các mối liên kết giữa Tòa Thánh Vatican và Các Giáo hội Công Giáo địa phương Việt Nam... như là thể hiện bước đầu tiên, một Đại diện Không Thường trú của Tòa Thánh cho Việt Nam sẽ được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm."
Phát Ngôn Viên của Toà Thánh Linh Mục Federico Lombardi SJ đã đích thân trao Thông Cáo Chung Báo Chí của Toà Thánh cho giới báo chí và đồng thời nhấn mạnh rằng đây thực qủa là " một bước tiến có ý nghĩa rất quan trọng" về việc phát triển các quan hệ tốt hơn.
Tuy nhiên; Linh Mục Phát Ngôn Viên Tòa Thánh đã giải thích rằng, chức vị mới này không hình thành nên các quan hệ ngoại giao toàn diện và đầy đủ giữa hai bên Toà Thánh Vatican và Việt Nam, vì chức vị mới này không phải là một vị Sứ Thần hay không phải là vị Khâm Sứ Thường Trực tại Việt Nam. Linh Mục Giám Đốc Thông Tin Báo Chí kiêm Phát Ngôn Viên của Tòa Thánh Vatican lập lại một lần nữa rằng chức vị Đại diện sẽ được chính Đức Thánh Cha chính thức bổ nhiệm và sẽ là " bước đi mở đường" giữa Toà Thánh Vatican và Việt Nam, một cách có hiệu qủa, đại diện cho Đức Thánh Cha trong các quan hệ.
Linh Mục Phát Ngôn Viên nhấn mạnh rằng, ở điểm này và tại thời điểm này, chưa có sự đề nghị hay bổ nhiệm chính thức nào được đưa ra.
Cũng theo Thông Cáo Báo chí Chung của Tòa Thánh, suốt trong tiến trình hai ngày họp của phiên Vòng Hai vừa qua - hai bên cũng nêu rõ là " đang khuyến khích các việc phát triển" trong đời sống Công Giáo tiến hành tại Việt Nam, đặc biệt liên quan đến việc trọng thể kính mừng Năm Thánh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã đưọc khởi sự từ tháng 11 năm 2009. Năm Thánh này để Kỷ niệm 350 Năm thành lập Hai Đại Diện Tông Tòa đầu tiên tại Việt Nam (1659-2009) và kỷ niệm 50 Năm thiết lập Hàng Giáo phẩm Công Giáo Việt Nam (1960-2010).
Cũng tại buổi kết thúc Phiên họp Vòng Hai, Đoàn Đại biểu Hai Bên Toà Thánh Vatican và Việt Nam đồng ý rằng Phiên họp Vòng thứ Ba sẽ được tổ chức tại Việt Nam ở một thời điểm chưa được quyết định.