Ngày 30/3/2010 linh mục Nguyễn Minh Dương nhận được “thông báo về những việc làm trái pháp luật của linh mục Nguyễn Minh Dương” do UBND huyện Quảng Trạch gửi. Đó là những việc làm nào và thông báo đó ra sao? Xin quí độc giả dành ít thời giờ đọc và suy gẫm.
Giáo xứ Vĩnh Phước, hạt Hoà Ninh, giáo phận Vinh, thuộc xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình hơn 50 năm không có linh mục quản nhiệm. Tháng 11 năm 2004 được Bề Trên giáo phận sai linh mục Nguyễn Minh Dương về coi sóc giáo xứ. Tại đây, linh mục G.B Nguyễn Minh Dương gặp không ít khó khăn về xây dựng đời sống tinh thần đã sa sút của bà con giáo dân cũng như cơ sở vật chất.
Theo dòng lịch sử, giáo xứ Vĩnh Phước là 1 trong 4 xứ đầu tiên của tỉnh Quảng Bình đón nhận hạt giống Tin Mừng của các vị thừa sai. Đất của nhà thờ Vĩnh Phước trước đây có đến hàng chục ngàn mét vuông. Nhưng với thời gian dài không có linh mục quản nhiệm nên nhà thờ đổ nát xuống cấp trầm trọng. Đất nhà thờ bị chính quyền mượn cho dân sản xuất rồi chiếm dụng xây trường mầm non, cấp cho dân làm nhà ở, mở đường làng băng qua làm cho đất sử dụng của nhà thờ còn lại khoảng 3000m2. Thấy được sự việc như vậy, năm 2005, linh mục Nguyễn Minh Dương cùng giáo dân Vĩnh Phước đã làm đơn (228 đơn của dân) xác nhận nguồn gốc đất nhà thờ gửi chính quyền các cấp đòi lại đất nhưng không được giải quyết. Vì thế cha quản xứ đã vận động những người xây nhà và sản xuất trên đất nhà thờ tự nguyện trả lại cho giáo xứ. Nhờ đó hiện nay giáo xứ có được khuôn viên rộng 6000m2. Với UBND huyện đó là chỉ đạo lấn chiếm đất đai mở rộng khuôn viên.
Bước chân đến một giáo xứ tan hoang, không có cơ sở vật chất để sinh hoạt, linh mục Nguyễn Minh Dương cùng giáo dân đã bắt tay xây tường rào khuôn viên, nhà ở, phòng cho giáo xứ sinh hoạt, con em học giáo lý. Nhất là nhà thờ, sau 20 ngày linh mục và giáo xứ gửi đơn và hồ sơ xin làm lại nhưng không được chính quyền trả lời bằng văn bản theo như luật định nên giáo dân Vĩnh Phước đã xây dựng lại nhà thờ vì không thể chờ đợi thêm nữa. Với UBND huyện đó là tổ chức xây dựng các công trình kiến trúc tôn giáo trái qui định pháp luật.
Về một xứ đạo sau 50 năm không có linh mục, thấy nhiều tệ nạn, bất công, dân phải chịu khổ cực nên cha Dương đã lên án những bất công, đấu tranh cho sự thật, cho quyền lợi của người dân. Cụ thể một số vấn đề như sau:
- Việc làm giấy chứng minh nhân dân. Chính quyền xã thông báo những người đúng tuổi đến chụp hình để làm chứng minh nhân dân. Dân đến rất đông nhưng cán bộ chỉ làm một ngày. Những người quá tuổi qui định biết được số phận của mình nên dùng tiền mua phiếu và được làm trước. Còn những người đúng tuổi qui định thì nghĩ rằng mình có quyền lợi nên ngồi đợi đến lượt. Nhưng cuối buổi phải về không vì đông quá, mà phiếu đã bán hết và chỉ làm một ngày. Và như thế đến năm sau những người này lại trở thành người quá tuổi qui định nên bị phạt mới được làm giấy chứng minh nhân dân. Vì lên tiếng đấu tranh nên linh mục Dương bị qui kết là tuyên truyền sai sự thật, làm ảnh hưởng xấu đến chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước
- Năm 2009, Thủ Tướng chính phủ cho người nghèo ăn tết, “mỗi người 200,000đ, mỗi gia đình nếu nhiều người thì không quá 1000,000đ”. Thế mà sau khi tết linh mục đã nhận được hơn 80 thẻ chứng nhận hộ nghèo không được hưởng chế độ hỗ trợ ăn tết của Thủ Tướng. Bên cạnh đó lại có những trường hợp không có thẻ chứng nhận người nghèo nhưng được nhận tiền hỗ trợ; có người nhận được tiền nhưng phải chia cho người khác. Lại có những người bị trích lại một ít để làm “quỹ vì người nghèo”. Vì lên tiếng đấu tranh nên linh mục Dương bị qui kết là tuyên truyền sai sự thật, làm ảnh hưởng xấu đến chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước.
- Cuối năm 2008, Thủ Tướng chính phủ quyết định hỗ trợ dầu cho các tàu thuyền đánh bắt hải sản. Dân làng Cồn sẻ có hơn 60 chiếc tàu lớn, hàng trăm chiếc thuyền đánh bắt hải sản. Thế mà chính quyền địa phương đã thu mỗi tàu, thuyền là 200 đến 300,000đ để làm thủ tục hưởng chế độ hỗ trợ dầu. Kết quả chỉ một số rất ít được tiền hỗ trợ, còn lại đa số không được tiền hỗ trợ dầu lại mất cả tiền nạp làm thủ tục luôn. Vì lên tiếng đấu tranh nên linh mục Dương bị qui kết là tuyên truyền sai sự thật, làm ảnh hưởng xấu đến chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước
- Dân làng Cồn sẻ hơn 3000 người sống trên một hòn đảo nhỏ, qua lại đất liền bằng một chiếc cầu tạm bằng gỗ tạp do dân góp làm. Cơn bão số 9 năm 2009 đã cuốn trôi, làm cho dân qua lại làm ăn sinh sống rất khó khăn và nguy hiểm. Nhất là con em phải bỏ học rất nhiều (hơn 60 em bỏ học trong năm học này). Thế mà chính quyền không quan tâm. Ban cán sự thôn chỉ xin chữ ký chứng nhận là cầu trôi, cần làm lại để đi xin kinh phí chổ khác về làm nhưng chủ tịch xã không cho lại còn bảo “về tự góp tiền làm cầu mà đi”. Cuối cùng giáo dân cùng linh mục góp tiền làm cầu cho dân đi nên bị kết tội “xây dựng không xin phép”.
- Các vụ việc như Thái Hà, Tam Toà, Loan Lý, Đồng Chiêm v.v…linh mục Dương đều lên tiếng hiệp thông, cung cấp thông tin cho giáo dân biết rõ sự thật, nên bị coi là tuyên truyền sai sự thật, làm ảnh hưởng xấu đến chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước.
Tháng 8 năm 2009, một kẻ côn đồ chặn đường để chém linh mục Dương bị phát hiện và bị bắt (trong người có dao) giao cho Công an nhưng Công an không giải quyết thấu tình đạt lý nên linh muc Dương “được” coi là bắt giữ và đánh người trái pháp luật.
Năm 2005, giáo xứ tổ chức ăn mừng lễ quan thầy giáo xứ. Chính quyền xã Quảng Lộc được mời và đồng ý tham dự, đến giờ, tiệc đã dọn đầy đủ nhưng đợi mãi không thấy cán bộ nào. Hội đồng giáo xứ gọi điện hỏi thì các cán bộ đều có lý do đột xuất, không một ai đến.
Noel năm 2007, Linh Mục nhận được công văn của huyện Quảng Trạch (giấy trắng mực đen, dấu đỏ) thông báo là 8 giờ sáng ngày 23/ 12 phái đoàn của Huỵên sẽ đến chúc mừng Noel nhưng linh mục và một cán bộ trong địa phương đợi đến 12 giờ không thấy.
Noel 2008, Linh Mục nhận được công văn (giấy trắng, mực đen, dấu đỏ) thông báo là ngày 23/ 12 đoàn của Huyện đến chúc mừng Noel nhưng 2giờ chiều ngày 22/12 đã đến mà không một thông báo đính chính nên không biết đường mà tiếp, nên linh mục Dương “được” coi là không tiếp các đoàn lãnh đạo tỉnh, huyện, xã.
Noel năm 2009, không được thông báo nào và đoàn cán bộ đến chúc mừng Noel và đã được Hội đồng giáo xứ tiếp mà không có linh mục nên được kể là không tiếp các đoàn lãnh đạo tĩnh, huyện, xã.
Nhiều lần chính quyền các cấp gửi giấy mời (cả giấy triệu tập) đi họp, làm việc nhưng linh mục Dương có một số lần không đi nên cũng được kể là nhiều lần không đến làm việc …. Mời là quyền của anh đi hay không là quyền của tôi chứ sao lại kết tội nhỉ?
Còn nữa, UBND huyện Quảng Trạch yêu cầu linh mục Dương “thực hiện sứ điệp mục vụ phù hợp với thư chung của Hội Đồng giám mục việt nam” thì không biết là thư nào đây? Thật không biết thục hiện theo thư chung nào để làm cho vừa ý của UBND huyện Quảng Trạch! có ai biết ý UBND huyện Quảng Trạch muốn thực hiện thư chung nào xin chỉ dùm.
Đôi bờ sông Gianh
Sau đây là bản thông báo “về những việc làm sai trái pháp luật của Linh mục Nguyễn Minh Dương”của UBND huyện Quảng Trạch.
Giáo xứ Vĩnh Phước, hạt Hoà Ninh, giáo phận Vinh, thuộc xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình hơn 50 năm không có linh mục quản nhiệm. Tháng 11 năm 2004 được Bề Trên giáo phận sai linh mục Nguyễn Minh Dương về coi sóc giáo xứ. Tại đây, linh mục G.B Nguyễn Minh Dương gặp không ít khó khăn về xây dựng đời sống tinh thần đã sa sút của bà con giáo dân cũng như cơ sở vật chất.
Theo dòng lịch sử, giáo xứ Vĩnh Phước là 1 trong 4 xứ đầu tiên của tỉnh Quảng Bình đón nhận hạt giống Tin Mừng của các vị thừa sai. Đất của nhà thờ Vĩnh Phước trước đây có đến hàng chục ngàn mét vuông. Nhưng với thời gian dài không có linh mục quản nhiệm nên nhà thờ đổ nát xuống cấp trầm trọng. Đất nhà thờ bị chính quyền mượn cho dân sản xuất rồi chiếm dụng xây trường mầm non, cấp cho dân làm nhà ở, mở đường làng băng qua làm cho đất sử dụng của nhà thờ còn lại khoảng 3000m2. Thấy được sự việc như vậy, năm 2005, linh mục Nguyễn Minh Dương cùng giáo dân Vĩnh Phước đã làm đơn (228 đơn của dân) xác nhận nguồn gốc đất nhà thờ gửi chính quyền các cấp đòi lại đất nhưng không được giải quyết. Vì thế cha quản xứ đã vận động những người xây nhà và sản xuất trên đất nhà thờ tự nguyện trả lại cho giáo xứ. Nhờ đó hiện nay giáo xứ có được khuôn viên rộng 6000m2. Với UBND huyện đó là chỉ đạo lấn chiếm đất đai mở rộng khuôn viên.
Bước chân đến một giáo xứ tan hoang, không có cơ sở vật chất để sinh hoạt, linh mục Nguyễn Minh Dương cùng giáo dân đã bắt tay xây tường rào khuôn viên, nhà ở, phòng cho giáo xứ sinh hoạt, con em học giáo lý. Nhất là nhà thờ, sau 20 ngày linh mục và giáo xứ gửi đơn và hồ sơ xin làm lại nhưng không được chính quyền trả lời bằng văn bản theo như luật định nên giáo dân Vĩnh Phước đã xây dựng lại nhà thờ vì không thể chờ đợi thêm nữa. Với UBND huyện đó là tổ chức xây dựng các công trình kiến trúc tôn giáo trái qui định pháp luật.
Về một xứ đạo sau 50 năm không có linh mục, thấy nhiều tệ nạn, bất công, dân phải chịu khổ cực nên cha Dương đã lên án những bất công, đấu tranh cho sự thật, cho quyền lợi của người dân. Cụ thể một số vấn đề như sau:
- Việc làm giấy chứng minh nhân dân. Chính quyền xã thông báo những người đúng tuổi đến chụp hình để làm chứng minh nhân dân. Dân đến rất đông nhưng cán bộ chỉ làm một ngày. Những người quá tuổi qui định biết được số phận của mình nên dùng tiền mua phiếu và được làm trước. Còn những người đúng tuổi qui định thì nghĩ rằng mình có quyền lợi nên ngồi đợi đến lượt. Nhưng cuối buổi phải về không vì đông quá, mà phiếu đã bán hết và chỉ làm một ngày. Và như thế đến năm sau những người này lại trở thành người quá tuổi qui định nên bị phạt mới được làm giấy chứng minh nhân dân. Vì lên tiếng đấu tranh nên linh mục Dương bị qui kết là tuyên truyền sai sự thật, làm ảnh hưởng xấu đến chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước
- Năm 2009, Thủ Tướng chính phủ cho người nghèo ăn tết, “mỗi người 200,000đ, mỗi gia đình nếu nhiều người thì không quá 1000,000đ”. Thế mà sau khi tết linh mục đã nhận được hơn 80 thẻ chứng nhận hộ nghèo không được hưởng chế độ hỗ trợ ăn tết của Thủ Tướng. Bên cạnh đó lại có những trường hợp không có thẻ chứng nhận người nghèo nhưng được nhận tiền hỗ trợ; có người nhận được tiền nhưng phải chia cho người khác. Lại có những người bị trích lại một ít để làm “quỹ vì người nghèo”. Vì lên tiếng đấu tranh nên linh mục Dương bị qui kết là tuyên truyền sai sự thật, làm ảnh hưởng xấu đến chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước.
- Cuối năm 2008, Thủ Tướng chính phủ quyết định hỗ trợ dầu cho các tàu thuyền đánh bắt hải sản. Dân làng Cồn sẻ có hơn 60 chiếc tàu lớn, hàng trăm chiếc thuyền đánh bắt hải sản. Thế mà chính quyền địa phương đã thu mỗi tàu, thuyền là 200 đến 300,000đ để làm thủ tục hưởng chế độ hỗ trợ dầu. Kết quả chỉ một số rất ít được tiền hỗ trợ, còn lại đa số không được tiền hỗ trợ dầu lại mất cả tiền nạp làm thủ tục luôn. Vì lên tiếng đấu tranh nên linh mục Dương bị qui kết là tuyên truyền sai sự thật, làm ảnh hưởng xấu đến chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước
- Dân làng Cồn sẻ hơn 3000 người sống trên một hòn đảo nhỏ, qua lại đất liền bằng một chiếc cầu tạm bằng gỗ tạp do dân góp làm. Cơn bão số 9 năm 2009 đã cuốn trôi, làm cho dân qua lại làm ăn sinh sống rất khó khăn và nguy hiểm. Nhất là con em phải bỏ học rất nhiều (hơn 60 em bỏ học trong năm học này). Thế mà chính quyền không quan tâm. Ban cán sự thôn chỉ xin chữ ký chứng nhận là cầu trôi, cần làm lại để đi xin kinh phí chổ khác về làm nhưng chủ tịch xã không cho lại còn bảo “về tự góp tiền làm cầu mà đi”. Cuối cùng giáo dân cùng linh mục góp tiền làm cầu cho dân đi nên bị kết tội “xây dựng không xin phép”.
- Các vụ việc như Thái Hà, Tam Toà, Loan Lý, Đồng Chiêm v.v…linh mục Dương đều lên tiếng hiệp thông, cung cấp thông tin cho giáo dân biết rõ sự thật, nên bị coi là tuyên truyền sai sự thật, làm ảnh hưởng xấu đến chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước.
Tháng 8 năm 2009, một kẻ côn đồ chặn đường để chém linh mục Dương bị phát hiện và bị bắt (trong người có dao) giao cho Công an nhưng Công an không giải quyết thấu tình đạt lý nên linh muc Dương “được” coi là bắt giữ và đánh người trái pháp luật.
Năm 2005, giáo xứ tổ chức ăn mừng lễ quan thầy giáo xứ. Chính quyền xã Quảng Lộc được mời và đồng ý tham dự, đến giờ, tiệc đã dọn đầy đủ nhưng đợi mãi không thấy cán bộ nào. Hội đồng giáo xứ gọi điện hỏi thì các cán bộ đều có lý do đột xuất, không một ai đến.
Noel năm 2007, Linh Mục nhận được công văn của huyện Quảng Trạch (giấy trắng mực đen, dấu đỏ) thông báo là 8 giờ sáng ngày 23/ 12 phái đoàn của Huỵên sẽ đến chúc mừng Noel nhưng linh mục và một cán bộ trong địa phương đợi đến 12 giờ không thấy.
Noel 2008, Linh Mục nhận được công văn (giấy trắng, mực đen, dấu đỏ) thông báo là ngày 23/ 12 đoàn của Huyện đến chúc mừng Noel nhưng 2giờ chiều ngày 22/12 đã đến mà không một thông báo đính chính nên không biết đường mà tiếp, nên linh mục Dương “được” coi là không tiếp các đoàn lãnh đạo tỉnh, huyện, xã.
Noel năm 2009, không được thông báo nào và đoàn cán bộ đến chúc mừng Noel và đã được Hội đồng giáo xứ tiếp mà không có linh mục nên được kể là không tiếp các đoàn lãnh đạo tĩnh, huyện, xã.
Nhiều lần chính quyền các cấp gửi giấy mời (cả giấy triệu tập) đi họp, làm việc nhưng linh mục Dương có một số lần không đi nên cũng được kể là nhiều lần không đến làm việc …. Mời là quyền của anh đi hay không là quyền của tôi chứ sao lại kết tội nhỉ?
Còn nữa, UBND huyện Quảng Trạch yêu cầu linh mục Dương “thực hiện sứ điệp mục vụ phù hợp với thư chung của Hội Đồng giám mục việt nam” thì không biết là thư nào đây? Thật không biết thục hiện theo thư chung nào để làm cho vừa ý của UBND huyện Quảng Trạch! có ai biết ý UBND huyện Quảng Trạch muốn thực hiện thư chung nào xin chỉ dùm.
Đôi bờ sông Gianh
Sau đây là bản thông báo “về những việc làm sai trái pháp luật của Linh mục Nguyễn Minh Dương”của UBND huyện Quảng Trạch.