CỘNG ĐOÀN BẮC ĐỨC ỦY LẠO BỆNH NHÂN PHONG
TRẠI QỦA CẢM BẮC NINH VÀO MÙA CHAY 2010
Hà Nội-Bắc Ninh - Trại Quả Cảm, chiều thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2010 chúng tôi tới Trại Phong Quả Cảm Bắc Ninh làm công tác ủy lạo vào Mùa Chay 2010, như thường lệ đây là cuộc đi chuyển tải lòng yêu thương do các giáo dân Cộng Đoàn vùng Bắc Đức tài trợ qua Cha Paul Phạm Văn Tuấn phụ trách, lần này biết chúng tôi làm công tác này một đôi vợ chồng trẻ ẩn danh tại Hà Nội dịp kỷ niệm 1 năm ngày cưới cũng ủng hộ 2.000.000đ thêm cho phái đoàn.
Bước qua năm thứ ba làm công tác ủy lạo Trại Qủa Cảm, danh gọi “Cộng Đoàn Bắc Đức” đối với bệnh nhân Phong đã trở nên thân quen - khởi đầu cha Tuấn và các Bạn Trẻ VN từ Đức đích thân đến Quả Cảm vào hè 2008, chính vì thế mà các bệnh nhân ở đây đã gọi là “Gia đình Bắc Đức“. Hôm nay chúng tôi muốn tới sớm hơn những lần trước để có nhiều thời gian thăm hỏi các bệnh nhân và tìm hiểu thêm về sinh hoạt cuộc sống tại đây như thế nào vì những lần trước chúng tôi đến nơi vì trời đã tối (chúng tôi chỉ tổ chức đi được vào ngày thường và sau giờ làm việc văn phòng). Thời tiết hôm nay khá tốt so với những người Phong còn mạnh khoẻ nhưng với những bệnh nhân đau yếu thì giá rét vẫn làm cho lạnh lắm. Thoát khỏi Thành phố “phồn hoa” với những ồn ào náo nhiệt và pha chút những bụi bặm thế gian, tới Quả Cảm trên vùng núi xa xa mới thấy được bầu không khí trong lành và yên tĩnh mà ở thành phố không thể có được.
Xem hình ủy lạo bệnh nhân
Chúng tôi đỗ xe ở góc sân và thả bộ ra xem các con em của những bệnh nhân đang tập xe đạp dưới những hàng cây trong sân. Ở một góc của khu điều trị có 1 “phòng thể thao 3 không” không mái che, không cửa ra vào, tường không còn nguyên vẹn và trong cảnh hoang tàn ấy đã trở thành một nơi tập luyện thể thao. Chính giữa sân có duy nhất 1 cái bàn đã siêu vẹo để chơi bóng bàn, đấy là nơi thể thao giải trí duy nhất của các bệnh nhân, tuy nhiên nhìn họ chơi với nhau rất vui tươi và hào hứng.
Bỗng chốc tiếng loa phóng thanh vang nên từ nhà văn hoá làm vỡ tan bầu khí khí yên lặng vào buổi xế chiều: “Xin mời quý Ông Bà và các cháu thiếu nhi chúng ta tập chung về nhà văn hoá để đón đoàn ủy lạo”. Đang đứng thăm hỏi với một cụ Bà năm nay đã ngoài 75 tuổi ở cuối dãy nhà tôi suýt bật cười thành tiếng vì nghe đến danh từ “đón đoàn” bởi hôm nay tôi tới đây có một mình với một tài xế xe tải. Dù chỉ là một đoàn nhỏ nhưng hôm nay chúng tôi đã “chở” tới đây tình cảm thương mến của cả một Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam trong vùng Bắc Đức cách xa đến nửa vòng trái đất, tôi chợt nghĩ từ “đón đoàn” cũng đúng đấy chứ! Những dãy nhà của các bệnh nhân nằm bao bọc xung quanh nhà văn hoá với khoảng cách xa nhất chỉ 300 mét trở lại nhưng phải mất đến 10 phút thì mọi người mới tập trung đầy đủ được, bởi những thân thể bệnh nhân lớn tuổi không còn đủ chân, tay, những bàn chân, bàn tay không còn đủ ngón, những tấm lưng đã còng được chống đỡ bởi một cành cây đơn sơ thì không thể di chuyển nhanh hơn được.
Riêng tôi vẫn tự nhìn nhận mình là “văn nói hơn văn viết” nhưng hôm nay đứng trước 146 bệnh nhân phong trại Quả Cảm tôi không thể nói được hết những suy nghĩ muốn chia sẻ của tôi với các bệnh nhân, cổ tôi đã nghẹn ngào khi nhận ra trước mặt tôi là những người đang thay tôi mang Thập Giá mà có lẽ chính tôi không mang vác nổi. Sơ Xuân, một người phụ nữ đơn sơ và nhân hậu đã thay mặt các bệnh nhân gửi lời cám ơn và chúc sức khoẻ đến cha Paul Phạm Văn Tuấn, quý vị ân nhân Cộng Đoàn vùng Bắc Đức đã liên lỷ giúp đỡ chia sẻ với các bệnh nhân phong trại Quả Cảm trong suốt thời gian qua. Sơ Xuân cũng nhắn nhủ các bệnh nhân rằng dù quý Ông Bà và anh chị em trong trại Phong thuộc các tôn giáo khác nhau, nhưng mỗi người cũng phải luôn nhớ tới và cầu nguyện cho quý vị ân nhân theo cách riêng của mình, bởi chính quý vị ân nhân đã cố gắng san sẻ cho dù đôi khi họ cũng có những khó khăn trong cuộc sống và điều quan trọng hơn nữa là những đóng góp ấy đem đến đây một ngọn gió tinh thần mạnh mẽ để giúp mỗi người đẩy lùi được ốm đau bệnh tật và cái đói lạnh để cuộc sống ngày một vui tươi hơn.
Đứng nhìn những Ông, Bà được cho là “mạnh khoẻ“ nhất đại diện cho tổ/nhóm lên phía trên nhận mì tôm về phát lại cho mỗi người 30 gói, lại thấy mấy em thiếu nhi cũng lon ton chen vào giúp đỡ, có em đã bê thùng mì che lấp cả mặt nhưng cứ thế vui tươi đi vội vã mà va vào mấy em khác ngã lăn ra và la í ới rồi lại bò dậy tươi cười đi tiếp. Một bầu không khí thật vui tươi nhộn nhịp, trong ánh mắt mỗi người toát nên niềm hạnh phúc khiến chúng tôi cũng cảm thấy hạnh phúc theo và quên hẳn đi mọi lo âu đời thường.
Ngoài trời đã tối hẳn, mọi người “trở về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv 126:5). Gánh lúa của chúng tôi hôm nay là niềm vui được chia sẻ với các bệnh nhân qua những gói mì, đó là niềm hạnh phúc tâm hồn cho chúng tôi. Chúng tôi thầm cảm tạ Thiên Chúa, cám ơn quý vị - những tấm lòng hảo tâm từ Cộng Đoàn Bắc Đức đã cho đi mà chúng tôi lại được đón nhận. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha rất nhân từ sẽ trả công bội hậu cho qúy vị và ban tràn đầy hồng ân xuống trên mỗi người.
Một nỗi trăn trở nhỏ của chuyến đi ủy lạo: Do đang thi công đoạn đường dẫn từ quốc lộ 5 lên cầu Vĩnh Tuy, làn đường xe đã được phân lại tạm thời mà chúng tôi và rất nhiều xe khác nữa không biết nên đã đi vào và kết quả là chúng tôi được „anh hùng núp“ (công an) vẫy vào lập "biên bản miệng với khung hình phạt 200.000đ" (hơn 10 đô la). Rõ khổ, đi làm việc thiện giúp đỡ những người nghèo hèn ốm yếu lại phải nuôi thêm… những kẻ mạnh khoẻ béo tốt!
Kính chúc cha Paul Phạm Văn Tuấn, quý vị ân nhân, quý cộng đoàn Bắc Đức dồi dào sức khoẻ, ơn bình an và một Mùa Chay 2010 thánh đức.
TRẠI QỦA CẢM BẮC NINH VÀO MÙA CHAY 2010
Hà Nội-Bắc Ninh - Trại Quả Cảm, chiều thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2010 chúng tôi tới Trại Phong Quả Cảm Bắc Ninh làm công tác ủy lạo vào Mùa Chay 2010, như thường lệ đây là cuộc đi chuyển tải lòng yêu thương do các giáo dân Cộng Đoàn vùng Bắc Đức tài trợ qua Cha Paul Phạm Văn Tuấn phụ trách, lần này biết chúng tôi làm công tác này một đôi vợ chồng trẻ ẩn danh tại Hà Nội dịp kỷ niệm 1 năm ngày cưới cũng ủng hộ 2.000.000đ thêm cho phái đoàn.
Bước qua năm thứ ba làm công tác ủy lạo Trại Qủa Cảm, danh gọi “Cộng Đoàn Bắc Đức” đối với bệnh nhân Phong đã trở nên thân quen - khởi đầu cha Tuấn và các Bạn Trẻ VN từ Đức đích thân đến Quả Cảm vào hè 2008, chính vì thế mà các bệnh nhân ở đây đã gọi là “Gia đình Bắc Đức“. Hôm nay chúng tôi muốn tới sớm hơn những lần trước để có nhiều thời gian thăm hỏi các bệnh nhân và tìm hiểu thêm về sinh hoạt cuộc sống tại đây như thế nào vì những lần trước chúng tôi đến nơi vì trời đã tối (chúng tôi chỉ tổ chức đi được vào ngày thường và sau giờ làm việc văn phòng). Thời tiết hôm nay khá tốt so với những người Phong còn mạnh khoẻ nhưng với những bệnh nhân đau yếu thì giá rét vẫn làm cho lạnh lắm. Thoát khỏi Thành phố “phồn hoa” với những ồn ào náo nhiệt và pha chút những bụi bặm thế gian, tới Quả Cảm trên vùng núi xa xa mới thấy được bầu không khí trong lành và yên tĩnh mà ở thành phố không thể có được.
Xem hình ủy lạo bệnh nhân
Chúng tôi đỗ xe ở góc sân và thả bộ ra xem các con em của những bệnh nhân đang tập xe đạp dưới những hàng cây trong sân. Ở một góc của khu điều trị có 1 “phòng thể thao 3 không” không mái che, không cửa ra vào, tường không còn nguyên vẹn và trong cảnh hoang tàn ấy đã trở thành một nơi tập luyện thể thao. Chính giữa sân có duy nhất 1 cái bàn đã siêu vẹo để chơi bóng bàn, đấy là nơi thể thao giải trí duy nhất của các bệnh nhân, tuy nhiên nhìn họ chơi với nhau rất vui tươi và hào hứng.
Bỗng chốc tiếng loa phóng thanh vang nên từ nhà văn hoá làm vỡ tan bầu khí khí yên lặng vào buổi xế chiều: “Xin mời quý Ông Bà và các cháu thiếu nhi chúng ta tập chung về nhà văn hoá để đón đoàn ủy lạo”. Đang đứng thăm hỏi với một cụ Bà năm nay đã ngoài 75 tuổi ở cuối dãy nhà tôi suýt bật cười thành tiếng vì nghe đến danh từ “đón đoàn” bởi hôm nay tôi tới đây có một mình với một tài xế xe tải. Dù chỉ là một đoàn nhỏ nhưng hôm nay chúng tôi đã “chở” tới đây tình cảm thương mến của cả một Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam trong vùng Bắc Đức cách xa đến nửa vòng trái đất, tôi chợt nghĩ từ “đón đoàn” cũng đúng đấy chứ! Những dãy nhà của các bệnh nhân nằm bao bọc xung quanh nhà văn hoá với khoảng cách xa nhất chỉ 300 mét trở lại nhưng phải mất đến 10 phút thì mọi người mới tập trung đầy đủ được, bởi những thân thể bệnh nhân lớn tuổi không còn đủ chân, tay, những bàn chân, bàn tay không còn đủ ngón, những tấm lưng đã còng được chống đỡ bởi một cành cây đơn sơ thì không thể di chuyển nhanh hơn được.
Riêng tôi vẫn tự nhìn nhận mình là “văn nói hơn văn viết” nhưng hôm nay đứng trước 146 bệnh nhân phong trại Quả Cảm tôi không thể nói được hết những suy nghĩ muốn chia sẻ của tôi với các bệnh nhân, cổ tôi đã nghẹn ngào khi nhận ra trước mặt tôi là những người đang thay tôi mang Thập Giá mà có lẽ chính tôi không mang vác nổi. Sơ Xuân, một người phụ nữ đơn sơ và nhân hậu đã thay mặt các bệnh nhân gửi lời cám ơn và chúc sức khoẻ đến cha Paul Phạm Văn Tuấn, quý vị ân nhân Cộng Đoàn vùng Bắc Đức đã liên lỷ giúp đỡ chia sẻ với các bệnh nhân phong trại Quả Cảm trong suốt thời gian qua. Sơ Xuân cũng nhắn nhủ các bệnh nhân rằng dù quý Ông Bà và anh chị em trong trại Phong thuộc các tôn giáo khác nhau, nhưng mỗi người cũng phải luôn nhớ tới và cầu nguyện cho quý vị ân nhân theo cách riêng của mình, bởi chính quý vị ân nhân đã cố gắng san sẻ cho dù đôi khi họ cũng có những khó khăn trong cuộc sống và điều quan trọng hơn nữa là những đóng góp ấy đem đến đây một ngọn gió tinh thần mạnh mẽ để giúp mỗi người đẩy lùi được ốm đau bệnh tật và cái đói lạnh để cuộc sống ngày một vui tươi hơn.
Đứng nhìn những Ông, Bà được cho là “mạnh khoẻ“ nhất đại diện cho tổ/nhóm lên phía trên nhận mì tôm về phát lại cho mỗi người 30 gói, lại thấy mấy em thiếu nhi cũng lon ton chen vào giúp đỡ, có em đã bê thùng mì che lấp cả mặt nhưng cứ thế vui tươi đi vội vã mà va vào mấy em khác ngã lăn ra và la í ới rồi lại bò dậy tươi cười đi tiếp. Một bầu không khí thật vui tươi nhộn nhịp, trong ánh mắt mỗi người toát nên niềm hạnh phúc khiến chúng tôi cũng cảm thấy hạnh phúc theo và quên hẳn đi mọi lo âu đời thường.
Ngoài trời đã tối hẳn, mọi người “trở về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv 126:5). Gánh lúa của chúng tôi hôm nay là niềm vui được chia sẻ với các bệnh nhân qua những gói mì, đó là niềm hạnh phúc tâm hồn cho chúng tôi. Chúng tôi thầm cảm tạ Thiên Chúa, cám ơn quý vị - những tấm lòng hảo tâm từ Cộng Đoàn Bắc Đức đã cho đi mà chúng tôi lại được đón nhận. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha rất nhân từ sẽ trả công bội hậu cho qúy vị và ban tràn đầy hồng ân xuống trên mỗi người.
Một nỗi trăn trở nhỏ của chuyến đi ủy lạo: Do đang thi công đoạn đường dẫn từ quốc lộ 5 lên cầu Vĩnh Tuy, làn đường xe đã được phân lại tạm thời mà chúng tôi và rất nhiều xe khác nữa không biết nên đã đi vào và kết quả là chúng tôi được „anh hùng núp“ (công an) vẫy vào lập "biên bản miệng với khung hình phạt 200.000đ" (hơn 10 đô la). Rõ khổ, đi làm việc thiện giúp đỡ những người nghèo hèn ốm yếu lại phải nuôi thêm… những kẻ mạnh khoẻ béo tốt!
Kính chúc cha Paul Phạm Văn Tuấn, quý vị ân nhân, quý cộng đoàn Bắc Đức dồi dào sức khoẻ, ơn bình an và một Mùa Chay 2010 thánh đức.